Bạn đang xem bài viết Cần Bón Phân Đúng Và Đủ Cho Cây Ăn Trái được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cần bón phân đúng và đủ cho cây ăn trái
Muốn vườn cây ăn trái đạt năng suất, chất lượng, nhà vườn cần phối hợp nhiều biện pháp canh tác như quản lý dinh dưỡng, quản lý nước, bảo vệ thực vật, tỉa cành tạo tán, trong đó biện pháp quản lý dinh dưỡng là quan trọng nhất.
Cây ăn trái có 3 thời kỳ cần bón phân:
- Thời kỳ sau thu hoạch: việc bón phân vào thời kỳ này rất quan trọng vì nếu không thì cây không đủ dinh dưỡng để hồi phục. Năng suất trái cây phụ thuộc vào hiệu quả quang hợp, nên cần phải nhanh chóng cho cây ra nhiều đọt non, nhiều lá. Nếu vườn cây bình thường thì sử dụng tỷ lệ NPK 1:1:1, nếu vườn sinh trưởng kém, vườn vừa cho năng suất cao thì có thể sử dụng tỷ lệ NPK: 2:1:1 hoặc 3:1:1. Lượng phân bón ở giai đoạn này thường căn cứ vào đặc điểm của cây và năng suất trái vừa thu hoạch, nếu năng suất càng cao thì lượng bón phải càng nhiều.
- Thời kỳ chuẩn bị ra hoa:lúc này cây dinh dưỡng để lá và đọt vừa ra thành thục, tạo mầm hoa nên cần giảm tỷ lệ N mà tăng P hoặc K.
- Thời kỳ phát triển trái: thời kỳ này dài hay ngắn tùy cây, nhưng có thể chia làm 3 giai đoạn nhỏ:
+ Giai đoạn sau đậu trái: thường trong khoảng 1 tháng đầu sau đậu trái, lúc này trái lớn rất chậm nên không cần nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên cũng không thể thiếu vì nếu thiếu sẽ dễ gây rụng trái. Nếu có điều kiện nên sử dụng phân bón lá kết hợp với phân bón gốc có tỷ lệ NPK: 1:1:1.
+ Giai đoạn trái phát triển nhanh: lúc này trái cây sẽ lớn rất nhanh nên cần nhiều dinh dưỡng. Với những cây có trái ra tận đầu cùng của cành như nhãn, chôm chôm, xoài thì nên sử dụng tỷ lệ NPK: 1:1:1. Với những cây có trái nơi nách lá, cành, thân như cây có múi (bưởi, cam, quýt), mít, sầu riêng, dâu… thì cần hạn chế cây sinh đọt và lá mới nên cần tăng tỷ lệ K lên NPK: 2:2:3. Với những cây có giai đoạn sinh trưởng này ngắn (như nhãn) thì có thể chỉ bón 1 lần, nhưng những cây có thời gian giai đoạn này dài như cây có múi thì cần chia làm 2 – 3 lần bón.
+ Giai đoạn trái trưởng thành, chín: lúc này trái cây đã lớn hết cỡ và bước vào giai đoạn thành thục, chín, cây cần bón đủ K thì mới có mẫu mã trái đẹp, chất lượng. Tỷ lệ NPK lúc này thường là 1:1:2.
Những điều cần lưu ý khi kích thích cây ra hoa vụ nghịch:
– Nếu để cây ra hoa tự nhiên thì hoa ra không tập trung, năng suất thấp nên cây duy trì được sức khỏe bình thường, còn nếu cho ra hoa sớm thì hoa sẽ ra đồng loạt, đậu nhiều nên dễ gây hiện tượng suy kiệt do phải mang trái nhiều quá sức của cây. Bởi vậy câu hỏi đầu tiên nhà vườn phải trả lời là dự định bắt cây cho bao nhiêu trái để trên cơ sở đó mà xác định chính xác liều lượng kích thích, tránh hiện tượng hoa ra quá nhiều làm cho cây yếu đi. Việc xác định đó cũng sẽ đảm bảo cho việc bón phục hồi sau thu hoạch được đầy đủ.
– Sau khi đậu trái thì công việc tiếp theo là phải tỉa trái, tỉa sao cho số lượng trái để lại vừa với sức nuôi dưỡng của cây, nên tỉa trái làm 2 lần chỉ sao cho có năng suất và chất lượng cao nhất.
– Nhiều nhà vườn cho rằng trái cây ra nghịch vụ thường bị sượng có nguyên nhân từ phân bón. Trái cây bị sượng là do quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng về nuôi trái không đồng đều mà lý do là bởi cây bị ra đọt, lá mới. Để tránh hiện tượng này cần thiết phải không được bón dư thừa phân đạm và quản lý nước hợp lý, không để ướt (mưa phải dùng bạt che gốc) và cũng không bị khô quá. Tỷ lệ NPK cũng phụ thuộc vào loại cây, ví dụ như với nhãn, xoài có thể dùng tỷ lệ 1:1:1 nhưng với sầu riêng nên sử dụng tỷ lệ NPK: 2:2:3 và bổ sung thêm KNO3 phun lá.
Tuân thủ quy trình kỹ thuật
Để phòng ngừa các bệnh này, cần phải chuẩn bị ao nuôi đúng quy trình kỹ thuật ngay từ đầu, không thả nuôi mật độ quá cao, không sử dụng thức ăn bị mốc. Trong quá trình nuôi cần quản lý chặt chẽ các yếu tố môi trường, định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học làm sạch môi trường. Thay nước định kỳ và sử dụng hóa chất diệt khuẩn, nhất là trong những thời điểm nắng nóng hay mưa kéo dài. Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng quản lý môi trường tốt và bổ sung vitamin C, A, E và beta-glucan. Ngoài ra, việc sử dụng thức ăn kém chất lượng, bảo quản không tốt hay tôm thiếu thức ăn làm cho tôm không hấp thu đủ chất dinh dưỡng để tạo cơ thịt lấp đầy vỏ, hay môi trường nước ao xấu làm phát sinh các khí độc… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tôm giảm ăn, bỏ ăn hoặc làm cho tôm nuôi bị ốp dẫn đến tôm chậm lớn, sản lượng tôm giảm. Để hạn chế tình trạng này cần phải chọn loại thức ăn tốt, bảo quản đúng kỹ thuật, tính toán lại lượng thức ăn cho phù hợp và bổ sung premix vào thức ăn. Đồng thời cần kiểm tra lại các yếu tố thủy lý hóa môi trường ao nuôi và có biện pháp điều chỉnh các thông số môi trường về mức phù hợp để tôm sinh trưởng và phát triển tốt.
PGS.TS. Trần Văn Hậu – TS. Nguyễn Văn Hòa – Khoa học phổ thông, 04/05/2015
Bón Phân Hoá Học Cho Cây Ăn Trái Đúng Cách
Công ty Phân bón Long Phú Phân bón chuyên dụng cho cây ăn trái
Tại sao phải sử dụng và bón phân hoa học cho cây ăn trái?
Sau khi cây ăn trái cho trái đạt năng suất vụ mùa thì cây mất rất nhiều dưỡng chất cần thiết để tiếp tục sinh trưởng. Vì vậy Bà con cần phải bón phân hóa học cho cây ăn trái tùy thuộc vào những yếu tố sau đây:
Loại cây và tuổi của cây: Khi cây trồng bắt đầu có quả, lượng phân bón tăng lên dần khoảng 5-10%/năm cho đến khi cây cho trái ổn định.
Tùy vào năng suất vụ trước: Ở vụ mùa trước bà con đạt năng suất vụ mùa cao, cho hiệu suất kinh tế cao, vì vậy sau khi kết thúc vụ mùa cần phải bón phân nhiều hơn bình thường để giúp cây phục hồi sinh trưởng và phục hồi khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của bộ rễ.
Tuỳ vào Loại đất: Đất phèn cần được cung cấp nhiều hơn P, Ca. Mg, nhưng không cần bón thêm lưu huỳnh; Đất mặn cần bón nhiều hơn K, N, Ca. Đất nhiều cát cần bón nhiều K, Ca, Mg; Đất phù sa cổ cần bổ sung tất cả các chất dinh dưỡng; Đất nhiều hữu cơ cần bón nhiều Cu, Zn. 258
Theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây: Sau khi thu hoạch trái, trước khi ra hoa, sau khi đậu quả và quả phát triển.
Nên bón phân hoá học cho cây ăn trái ở vào thời điểm nào?
Sau khi cắt tỉa, xới đất thành băng xung quanh gốc theo hình chiếu của tán, rộng khoảng 50cm và sâu khoảng 10cm. Nếu liếp trồng hai hàng cây và cây đã giáp tán thì xới một băng dài ngay giữa liếp và những băng xương cá giữa 2 cây trên hàng. Tiến hành bón phân vào những băng đã xới. Ba dưỡng chất đa lượng N, P và K bón cho cây giai đoạn này có tỷ lệ N cao nhất (2:1,5:1). Sau khi bón phân phải tưới nước thường xuyên để cây ra đọt non.
Sử dụng phân bón cho cây trồng đúng cách mang lại năng suất trái cây cao cho bà con làm vườn
Địa chỉ cung cấp phân hoá học cho cây ăn trái tốt nhất
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất phân bón cho cây trồng Phân bón Long Phú là địa chỉ tin cậy của bà con nông dân. Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn tốt nhất phù hợp với từng loại cây trồng của bà con.
Chú Ý Bón Phân Cho Rau Ăn Trái
KHPTO – Theo khuyến cáo của GS. Nguyễn Thơ, phó chủ tịch Hội bảo vệ thực vật Việt Nam, không phải bón nhiều phân là tăng hiệu quả phân bón bởi nếu nền đất trồng không tốt, đất thoái hóa, nghèo hữu cơ, pH thấp…thì việc bón nhiều phân vô cơ cũng tăng chi phí mà hiệu quả không đạt bao nhiêu, thậm chí còn gây tác dụng ngược lại.
Trên một số cây rau ăn trái, khi cây suy yếu, nhiễm nấm bệnh, bị úng ngập… thì bón nhiều phân hóa học giai đoạn này càng làm tăng rủi ro và bệnh hại có nguy cơ nặng thêm.
Nhóm phân hóa học như DAP, NPK 20-20-15, NPK 16-16-8 thường được dùng cho rau ăn trái hoặc nhóm phân NPK có bổ sung vi lượng hay calci, Bo…; tuy nhiên, cần bón đúng thời điểm, đúng liều lượng mới phát huy hiệu quả tốt cho cây trồng.
Khi nền đất được chuẩn bị tốt, bón nhiều hữu cơ thì việc bón bổ sung phân hóa học phát huy hiệu quả cao hơn. Các cây thuộc họ bầu bí có thể trồng trên nhiều loại đất, tuy nhiên phát triển tốt nhất trên đất tơi xốp, độ phì cao, giàu dinh dưỡng, pH trong khoảng 6 – 7. Trước khi trồng, tiến hành cày xới, bón vôi bột rồi phơi ải đất trong khoảng thời gian tối thiểu 5 – 7 ngày để diệt mầm bệnh, nhất là các loại ấu trùng, sâu, nấm bệnh có trong đất. Bón phân lân, phân hữu cơ (phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ qua xử lý), bổ sung thêm mụn dừa, tro trấu, trấu mục vào mặt liếp trồng.
Bón phân đạm giúp cây phát triển thân, cành, lá. Giai đoạn cây nhỏ không nên bón trực tiếp nguyên hạt mà pha loãng phân vào nước tưới cho cây sẽ tăng hiệu quả hấp thu tốt hơn. Có thể sử dụng phân urê hay DAP, liều lượng 1 chén hòa tan 20 lít nước sạch, tưới quanh gốc, khoảng 3 – 5 ngày/lần. Nên tưới phân vào buổi tối, sáng hôm sau tưới thêm nước xả.
Khi cây bắt đầu lên giàn (bầu, bí, mướp, khổ qua…) thì bắt đầu bón thúc theo tỷ lệ: 3:1:1 (đạm – lân – kali), bổ sung phân trung vi lượng, acid Humit, Fluvic giúp cây tăng khả năng ra hoa, đậu trái. Trộn đều hỗn hợp: 3 chén lân, 1 chén đạm , 1 chén kali vào nhau rồi hòa tan trong bình 25 – 30 lít tưới quanh gốc.
Về sau có thể bón thúc bằng phân hạt không cần pha loãng, giai đoạn này bón phân phức NPK 20-20-15 hoặc NPK 16-16-8 để cân đối lượng đạm, lân, kali. Giai đoạn sinh trưởng cần nhiều đạm nhưng khi nuôi trái cần đạm và kali giúp cây đậu trái, tăng chất lượng trái thu hoạch.
Kỹ Thuật Bón Phân Npk Cho Cây Ăn Trái
Qua từng giai đoạn phát triển và sinh trưởng của cây ăn trái cây ăn trái, lượng phân bón NPK sẽ được bón thay đổi theo tỷ lệ thích hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây. Vì vậy, GFC tổng hợp nhu cầu dinh dưỡng và kỹ thuật bón phân NPK cho cây ăn trái như sau để giúp bà con đạt được hiệu quả cao trong canh tác.
1. Thời kỳ cây ăn trái còn nhỏ, chưa cho trái:
– Nhu cầu dinh dưỡng: cây cần nhiều phân lân và phân đạm để thúc đẩy cây đâm rễ, đâm chồi.
– Loại phân bón: cần tập trung bón nhiều phân đạm và lân cho cây. Ví dụ NPK 20-20-15, NPK Lotufert 15-30-15…
+ Phân lân: thực hiện bón lót, bón vào đầu hoặc cuối mùa mưa;
+ Phân đạm và phân kali: nên chia nhiều lần bón hoặc tưới, khi đọt lá đã già.
2. Đối với cây ăn trái trong giai đoạn cho trái, nên chia làm 4 lần bón chính, cụ thể:
– Nhu cầu dinh dưỡng: cần đầy đủ dinh dưỡng cần thiết để cây duy trì sức sống tươi tốt, chuẩn bị cho việc ra hoa, đậu trái.
– Phân bón: bón nhiều phân NPK với hàm lượng phân lân và kali cao và giảm phân đạm (bón thừa đạm sẽ khiến cho cây ra tược, khó ra hoa). Ví dụ: NPK Lotufert 15-30-15
– Nhu cầu dinh dưỡng: cây cần rất nhiều chất dinh dưỡng để duy trì và phát triển ổn định, nhằm tránh cho cây mất sức trong việc tập trung nuôi bông và nuôi trái
– Phân bón: bón phân NPK với lượng phân bón đầy đủ. Trong giai đoạn này, cây ăn trái cần nhiều đạm để giúp trái phát triển, đồng thời cần kali để tăng cường vận chuyển dinh dưỡng về nuôi trái, giúp đảm bảo năng suất, chất lượng trái. Ví dụ: NPK 15-5-25, NPK 19-9-19, NPK 20-10-10…
– Nhu cầu dinh dưỡng: Cần chất dinh dưỡng giúp trái cây tăng chất lượng, màu sắc, giúp trái ngon và đẹp mắt.
– Phân bón: tập trung bổ sung kali, lưu ý không bón đạm để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đặc biệt, có thể phun phân kali qua lá. Ví dụ: NPK Lotufert 10-0-46…
– Cách bón: Cách bón phân NPK thường được bón trong khoảng thời gian từ 1 – 2 tháng trước khi thu hoạch.
– Nhu cầu dinh dưỡng: cây cần phục hồi.
– Phân bón: cây cần nhiều đạm và lân để ra rễ, đâm chồi. Do đó, việc cung cấp đủ đạm và lân từ phân bón NPK sẽ giúp cây cho nhiều tược, tược mập mạnh….Ví dụ: NPK 20-20-15, NPK Lotufert 15-30-15…
3. Kỹ thuật bón phân NPK cho cây ăn trái đạt hiệu quả cho năng suất cao
Để giúp cây có thể hấp thu tối đa được nguồn dinh dưỡng có trong phân bón, bà con nên lưu ý bên cạnh yếu tố kết cấu đất, chất lượng phân bón còn phụ thuộc vào kỹ thuật bón phân.
– Không nên bón phân NPK khi trời quá nắng hoặc mưa to kéo dài.
– Nếu vùng đất không bằng phẳng bạn có thể rắc nhiều phân ở phía trên cao, nơi thấp rắc ít hơn sẽ tốt hơn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cần Bón Phân Đúng Và Đủ Cho Cây Ăn Trái trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!