Xu Hướng 10/2023 # Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Hồ Điệp # Top 13 Xem Nhiều | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Hồ Điệp # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Hồ Điệp được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc lan hồ điệp

Lan hồ điệp là loại lan có hoa rất lâu tàn, hoa rất dễ nở vì hầu như trong điều kiện thời tiết nào hoa cũng phát triển tốt. Không rực rỡ, lung linh như nhiều loại lan khác nhưng lan hồ điệp vẫn thu hút được giới trồng lan bởi vẻ đẹp quý phái và sang trọng mà lan hồ điệp đem lại.

– Chậu trồng lan hồ điệp nên chọn loại chậu nông và có màu trắng trong để cho rễ phát triển thuận lợi và giúp cây quang hợp.

– Gía thể trồng lan phải được chuẩn bị kỹ càng vì nó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây sau này. Gía thể cần được tơi xốp, thoáng khí, có khả năng giữ và thoát nước tốt. Một số loại giá thể bạn có thể dùng như: dớn trắng, xơ dừa, đá chân chu, than bùn, rễ quyết,..

– Giống trồng: Lan Hồ Điệp có thể nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô hoặc tách mầm, nếu chọn tách mầm từ các chậu lan lớn, mỗi phần chia ra khoảng 2-3 nhánh. Dùng dao sắc khử trùng bằng cồn, vết cắt cần gọn, sau cắt bôi vôi vào vết cắt cho nhanh lành sẹo.

2. Cách trồng

– Phần than củi bạn lấy để vào chậu lót bên dưới. Sau đó cho lớp xơ dừa đã xé nhỏ cho vào chậu rồi điều khiển cây đứng tư thế sao cho đúng ý mình. Tiếp theo, lấy phần xơ dừa con lại cho vào chậu đến cách miệng chậu khoảng 2cm, không cần nén mạnh xuống mà vỗ nhẹ xung quanh cho xơ dừa xuống đều.

– Nếu bạn trồng lan trên lan can, mái hiên, sân thượng thì nên trồng thêm các loại cây khác như mai chiếu thủy, nguyệt quế,… để giảm bớt sự nóng do bị ảnh hưởng của kết cấu bê tông, mái tôn,…

Thời gian đầu trồng bạn nên cung cấp đầy đủ lượng nước cho lan, nhiệt độ duy trì ổn định khoảng 23 độ C, đảm bảo thông gió tốt cho cây. Sau khi trồng được 1 tháng bạn không nên vội bón phân mà cần quan xác tình hình sinh trưởng của cây vì trong thời gian này rễ cây còn rất yếu.

Lan hồ điệp là loại cây rất cần ánh sáng để có thể phát triển tốt. Tránh cho cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào vì như thế lá của cây sẽ bị vàng, cháy thân lá và hoa tàn rất nhanh,… ảnh hưởng tới vẻ đẹp của hoa. Ánh sáng tốt nhất để lan hồ điệp phát triển nhanh là ánh mặt trời vào sáng sớm hoặc chiều tối. Ngoài ra bạn có thể đặt chậu cây ở những nơi có ánh sáng nhẹ như gần cửa sổ, phòng có gắn đèn chiếu sáng nhân tạo,…

Lan hồ điệp cần nhiệt độ ban ngày khoảng 18-29 độ C và ban đêm là 13-28 độ C. Nhiệt độ để cây có thể phát triển tốt nhất là 21-30 độ C. Vào mùa thu, cần phải duy trì nhiệt độ dưới 16 độ C cho cây trong khoảng 3 tuần khi hoa bắt đầu xuất hiện. Vì như thế sẽ giảm tình trạng rụng nụ khi nhiệt độ thời tiết thay đổi thất thường.

Độ ẩm phù hợp cho lan hồ điệp là từ 50-80%. Nếu độ ẩm thấp hơn thì cần tưới nước cho cây và đảm bảo môi trường xung quanh chậu trồng tốt. Ngược lại nếu độ ẩm cao hơn thì cần làm cây thoáng mát hơn.

Trong quá trình trồng lan hồ điệp cần tiến hành bón phân cho cây vì đây là điều rất quan trọng để cây phát triển tốt. Tăng cường lượng bón phân cho cây khi vào mùa hè và cây đang trong giai đoạn phát triển. Loại phân bón tốt nhất dành cho là NPK 14-14-14. Khi cây đang ra hoa thì nên sử dụng phân bón NPK 10-30-20 vì nó có chứa hàm lượng photpho cao hơn. Chú ý là luôn tưới nước cho cây đầy đủ trước khi bón phân và tránh bón lên lá cây làm cho lan bị cháy lá.

7. Phòng trừ sâu bệnh

Những loại sâu bệnh này sẽ bám vào lá thì cần loại bỏ chúng bằng cách lấy nước xà phòng hoặc thuốc trừ sâu nếu tình trạng đã quá nặng. Sau khi làm xong nên lấy một miếng vải mềm rửa sạch lại.

Ngoài ra các bệnh về vi nấm cũng là vấn đề đau đầu của người trồng lan hồ điệp. Để tránh tình trạng đó các bạn cần chú ý vệ sinh chậu cây trồng, lá cây và một trường xung quanh phải thật thoáng mát. Khi có dấu hiệu cây bị nhiễm bệnh cần cắt bỏ phần bị bệnh và đem chuyển sanh chậu trồng mới. Đem cây ra những nơi có ánh sáng yếu như hiên nhà, dưới tán cây có nhiệt độ khoảng 65 độ C để giúp cây có thể hồi phục tốt hơn.

8. Kích thích cho lan mau ra hoa

Hoa hồ điệp thường sẽ tàn vào khoảng 3 tháng. Để giúp cây mau ra hoa trở lại thì người trồng cần cắt bỏ toàn bộ cuống hoa, đặc biệt phương pháp này rất hiệu quả đối với cây có cuống hoa đã già và có màu nâu. Nếu cuống hoa còn màu xanh thì người trồng nên cắt một đốt trên cuống hoa. Cành được cắt bỏ có độ dài thường 10cm, cây sẽ ra một cành mới trong vòng khoảng 2-3 tuần tiếp theo.

Lan hồ điệp là cây có thời gian sống rất lâu, người trồng cần phải chăm sóc và thay chậu cho cây để có thể giúp cây phát triển tốt. Việc thay chậu cho cây là cần thiết vì có khi cây không sinh trưởng được trong chậu đang trồng hoặc giá thể bị phân hủy làm cho không khí không đủ để rễ cây có thể duy trì phát triển tốt được. Việc thay chậu cho cây có thể thực hiện trong 1 năm hoặc 2 năm một lần, nhưng thích hợp nhất là thay chậu vào mùa xuân.

Rễ cây phát triển lan ra sẽ phủ lên chậu và giá thể ở trong chậu làm bịt kín các khe hở giữa các rễ, không có khoảng trống giữa giá thể và rễ cây. Điểm bắt đầu của thân cây nên được giữ một đoạn ngắn ở dưới giá thể. Sau khi thay chậu, người trồng cần giữ cây trong bóng mát và tưới nước sau 3 ngày.

Wiki Cách Làm

Lan Hồ Điệp Cách Trồng Và Chăm Sóc

Lan Hồ điệp có tên khoa học là Phalaenopsis amabilis là loài lan có hoa lớn, đẹp, bền. Giống Phalaenopsis gồm 21 loài lan phát sinh, ưa nóng có ở bán đảo Mã Lai, Indônêxia, Philipin, các tỉnh phía Đông Ấn độ và Châu Úc.

Lan Hồ điệp Cách trồng và chăm sóc

Lan Hồ điệp được khám phá vào năm 1750, đầu tiên được ông Rumphius xác định dưới tên là Angraecum album. Đến năm 1753, Linné đổi lại là Epidendrum amabile và 1825, Blume, một nhà thực vật Hà Lan định danh một lần nữa là Phalaenopsis amabilis Bl., và tên đó được dùng cho đến ngày nay.

Nguồn gốc

Đây là giống gồm các loài có hoa lớn đẹp, cuống ngắn gom lại thành những chùm lỏng lẻo : đơn hay phân nhánh. Lá dài và cánh hoa phẳng, trải rộng, thường thì lá đài giống và gần bằng cánh hoa. Môi liên tục, có góc trục kéo dài, vì mang một điểm nhú nhỏ ở gốc, phiến bên trải rộng hay hướng lên một ít, phiến giữa trải ra nguyên vẹn hay có 2 phiến dài, hẹp và có dĩa, những bộ phận phụ có dạng thay đổi : trụ bán nguyệt dày ở bên trên, thẳng hay hơi cong.

Và vô số loài lan Hồ điệp lại đã được lai tạo. Người Tây phương cho rằng Hồ điệp là loài lan thông dụng và dễ trồng nhất cho những người mới bắt đầu chơi lan vì chúng tăng trưởng gọn chắc, dễ ra hoa, mùa hoa kéo dài, nhiều màu sắc, chịu đựng cao với ánh sáng yếu .

Với vẻ đẹp khó tin, chúng là phần thưởng cho những người trồng lan kinh nghiệm. Người Việt Nam thì ngược lại, dù là nhà vườn có nhiều năm kinh nghiệm đều quan niệm rằng đây là giống khó trồng nhất trong họ lan.

Quê hương của lan Hồ điệp là các nước của vùng Đông Nam á, rừng Việt Nam không có loài Phalaenopsis amabilis, chỉ có 5 loài tương tự được biết là Phaenopsis mannii, Phalaeopsis gibbosa, Phalaenopsis lobbi, Phalaenopsis fuscata và Phalaenopsis cornu-cervi. Tuy nhiên không thấy chúng được trồng phổ biến.

Càn cứ vào dữ kiện trên có thể kết luận rằng, điều kiện khí hậu Việt Nam rất thuận lợi cho sự sinh trường và phát triển của lan Hồ điệp.

Do đó tìm những nguyên nhân để giải thích sự thất bại của việc trồng lan Hồ điệp ở Việt Nam là điều phải suy nghĩ thận trọng. Vì đây là sơ cơ cho việc trồng thành công loài lan Hồ điệp trong tương lai.

Theo chúng tôi ở những nước phương Tây, tất cả các loài lan đều được trồng trong nhà kính, các yếu tố về khí hậu là lý tưởng, điều kiện vệ sinh được thực hiện một cách nghiêm túc, dinh dưỡng gồm những chất vô cơ không chứa những mầm gây bệnh.

Trong khi ở Việt Nam, qui trình trồng các loại lan chưa được phổ cập, kiến thức hiểu biết về sinh học chưa sâu, cộng với điều kiện nóng ẩm của xứ nhiệt đới là môi trường phát triển thích hợp của vô số mầm bệnh của nấm và virut, những cơn mưa nặng hạt rơi thẳng xuống lá và đọt non. Phân hữu cơ cũng là ổ bệnh với các bào tử nấm hại đồng thời lại thiếu thốn các loại thuốc trừ rêu.

Chúng tôi hy vọng rằng, sau khi tìm hiểu và thử nghiệm; bạn sẽ đồng ý với chúng tôi về ý niệm của người phương Tây : ” Hồ điệp là loại lan dễ trồng nhất và nếu dinh dưỡng đúng mức khi trưởng thành dường như cây sẽ ra hoa quanh năm” .

7.4.1 Nhiệt độ và ẩm độ : Hồ điệp là một loại lan của vùng nhiệt đới mà sự tăng trưởng của chúng chịu ảnh hưởng của 2 mùa nắng mưa rõ rệt. Tuy nhiên Hồ điệp chỉ xuất hiện ở các vùng rừng ẩm hoặc ven suối. Không có sự biến động đáng kể

về ẩm độ giữa mùa mưa và mùa khô nơi Hồ điệp sinh sống, vì thế cây lan Hồ điệp không có mùa nghỉ, mặc dù do sự bất lợi về thời tiết trong mùa khô.

Cây Hồ điệp có tăng trường chậm hơn chút ít so với mùa mưa trong điều kiện tự nhiên. Nhiệt độ lý tưởng tối thiểu từ 22ºC – 25ºC vào ban ngày và 18ºC vào ban đêm.

Tuy nhiên Hồ điệp là loài lan chịu nóng hơn đa số một số loài khác, do đó nó cũng có thể tăng trưởng khá tốt ở bất cứ nơi nào có nhiệt độ cao hơn tối đa 35ºC vào ban ngày và 25ºC vào ban đêm.

Điều lưu ý là nhiệt độ tối thiểu của ngày và đêm là giới hạn quan trọng của lan Hồ điệp. Theo nghiên cứu của De Vries (1953), cây Phalaellopsis schilleriana Ở Indonésia chỉ trổ hoa khi nhiệt độ ban đêm xuống dưới 21ºC.

Theo kết quả báo cáo của bà Trần Thanh Vân ( 1974), 2 loài Phalaenopsis alllabỉlis và P. sehilleriana dưới một năm tuổi trổ hoa trong khí hậu dài với điều kiện nhiệt độ 20ºC vào ban ngày và 17ºC vào ban đêm.

Ẩm độ tối thiểu cần thiết là 60ºC với điều kiện ẩm độ này đất nước ta đủ thỏa mãn với những yêu cầu tốt nhất vì đây là ẩm độ của những ngày thấp nhất trong mùa khô.

Ánh sáng:

Đây là loài lan có biên độ biến thiên khá rộng về ánh sáng, khoảng 5.000-15.000 1m/m2, ánh sáng hữu hiệu cho loài này ở 30%. Vì thế với giàn che có độ che sáng 70% là thích hợp.

Đây là loài lan duy nhất, chịu được ánh sáng yếu nhưng thực tế nhu cầu về ánh sáng của chúng cao hơn nhiều vì thế không nên đặt lan Hồ điệp vào chỗ quá râm mát. Ánh sáng rất cần thiết cho sự sinh trưởng và trổ hoa.

Hồ điệp với bộ lá màu xanh đậm chưa phải là một cây lý tưởng cho việc ra hoa, hơn nữa cây trồng trong điều kiện này có khả năng kháng bệnh kém. Cây lan dược đặt nơi có ánh sáng khuếch tán vừa phải với bộ lá màu xanh có ánh nhẹ màu vàng là tốt nhất.

Ở Việt Nam, nếu cây lan Hồ điệp được trồng với 12 giờ chiếu sáng trong ngày, trong đó khoảng 1 – 2 giờ cây nhận được ánh sáng trực tiếp, cây sẽ phát triển tốt.Ít trường hợp cây Hồ điệp bị chết vì nấng, trừ trường hợp bạn dể cây lan phơi nấng trực tiếp suốt quang kỳ 12 giờ chiếu sáng, cây sẽ bị những vết bỏng do cháy lá và đây là cửa ngõ cho sự xâm nhập của nấm bệnh và virus.

Tốt nhất là tạo cho Hồ điệp một ánh sáng gần như khuếch tán. Các loại tôn nhựa hoặc vải lưới ni- lông thưa 1mm được dùng với mục đích này quang kỳ 10-12 giờ chiếu sáng.

Nếu chỉ trồng với mục đích tiêu khiển có thể treo chúng ở mái hiên hoặc ban-công nhà với điều kiện ánh sáng hoàn toàn khuếch tán hoặc ánh sáng trực tiếp lên cây khoảng 2 giờ trong ngày cũng đạt được mục đích mong muốn.

Tưới nước:

Hồ điệp là loài đơn thân, không có giả hành nên không dự trữ nước, hơn nữa diện tích bốc hơi của bản lá khá lớn và chúng không có mùa nghỉ vì thế phải cung cấp cho không một lượng nước đầy đủ và thường xuyên trong suốt năm.

Trong mùa mưa mỗi ngày phải tưới cho chúng 2 lần, trừ những ngày có mưa, một lần vào 9 giờ sáng, một lần vào 3 giờ chiều. Tưới như vậy sẽ đảm bảo cây khô ráo khi trời tối vì đọng nước ở nách lá suốt đêm có thể gây ra sự thối rữa. Vào mùa nắng nên tưới cho chúng 1 ngày 3 lần.

Điều kiện thoát nước là tối quan trọng. Hồ điệp không thể chịu được một độ ẩm lắng đọng nhất là ban đêm, vì rất đễ tạo điều kiện cho bệnh thối rữa phát triển. Tốt nhất cứ ba ngày ta nên pha Dithane M45, Maneb, Captan vào trong nước tưới với nồng độ 1/400 để ngừa chứng bệnh nói trên. ồ Nên nhớ, Hồ điệp là loài lan với giá thể và nước tưới có ph khác thấp (PH=5,2) vì thế phải dùng axít phôtphoric để giảm ph của nước.

Ở nước ta, vào mùa mưa Hồ điệp tăng trưởng mạnh hơn, nhưng những giọt mưa nặng hạt cũng không kém phần nguy hiểm vì thế đa số các loại Hồ điệp bị chết do những cơn mưa đầu mùa. Đây cũng là một hình thức tưới của thiên nhiên mà ta không kiểm soát được.

Do đó để ngừa tình trạng trên, mái giàn che Hồ điệp nên dùng những tấm tôn nhựa xanh, như vậy sẽ loại trừ những trận mưa không cần thiết và tạo được những tia sáng khuếch tán rất lý tưởng.

Vào mùa khô, ta vẫn duy trì mức độ tưới đều đặn như trong mùa mưa, vì lúc này ẩm độ trong không khí giảm xuống rõ rệt. Do đó, sự tăng số lần tưới nhằm mục đích tạo cho cây tăng trưởng liên tục.

Nếu cây có trạng thái thiếu nước, ủ rũ bạn nên chuyển cây sang vị trí khác hoặc tăng số lần tưới lên. Một lần tưới bổ sung vào giữa trưa trong mùa khô rất thích hợp cho sự phát triển của Hồ điệp.

Bón phân:

Hồ điệp cần được bón phân trong suốt năm. Phân phải được bón định kỳ và đều đặn, cứ 2 tuần 1 lần. Nếu có phân Stewart màu xanh 6-30-30 được bón vào lần thứ tự và ta tiếp tục chu kỳ suốt cả năm. Hàm lượng được dùng cho mỗi lần là 1 muỗng cà-phê cho 4 lít nước.

Một số nhà trồng lan lại khuyên nên bón phân với chu kỳ ngắn hơn (I tuần/1 lần) và hàm lượng giảm đi một nửa. Theo chúng tôi, tưới loãng trong nhiều lần sự hấp thụ của rễ tốt hơn vì bản thân cây Hồ điệp không dự trữ được chất dinh dưỡng.

Ngoài việc dùng phân vô cơ, ta có thể sử dụng thêm các loại phân hữu cơ hỗn hợp với nồng độ loãng có pha thêm thuốc ngừa nấm, tưới xen kẽ với loại phân vô cơ trên (hay phân vô cơ tự pha lấy như đã trình bày ở phần 9).

Trong quá trinh sinh trưởng, nếu bạn nhận thấy bộ rễ của lan chưa hoàn thiện, bạn có thể dùng một số kích thích tố để gây sự mọc rễ như 2, 4D; ANA; nhưng tốt nhất là dùng ANA vì ít độc cho cây có thể 2 đến 3 lần trong năm với nồng độ 1 phần triệu (ppm).

Sự thông gió:

So với các loài lan khác, sự thông gió Ở lan Hồ điệp là tối cần thiết. Đây cũng là một yếu tố có liên hệ đến các bệnh thối rữa thường gặp ở loài lan này. Sự thông gió càng lớn cây càng ít bệnh vì nó giúp cây mau khô sau khi tưới. Tuy nhiên, một sự thông gió quá mạnh dễ làm cho cây mất nước và chuồn lá. Gió với tốc độ 10-15km/giờ tương đương với cấp số 3 và 4 của Beaufort là tốt nhất.

Do đó tùy nơi trồng với tốc độ gió như thế nào ta phải cấu tạo giá thể cho hợp lý. Thường cách trồng Hồ điệp tương tự như một số giống của loài đơn thân như Vanda, Rl’ynchostylis, Aerides vì thế nếu gió với cấp 6 trở lên, giá thể phải bít kín để thỏa mãn số lượng nước bốc hơi quá lớn, còn ngược lại, phải thật thoáng vì nếu không giá thể là ổ xuất phát các mầm bệnh nguy hiểm.

Chậu, giá thể, cách trồng:

Một cách trồng chung nhất cho các loại đơn thân là chậu thật thoáng, càng thoáng càng tốt, có thể đến mức cực đoan chỉ dùng chậu như giá thể duy nhất, tuy nhiên chỉ áp dụng cho nơi nào điều kiện ẩm độ ổn định, sự thông gió không đổi và nhất là, tiểu khí hậu thật điều hòa.

Do đó chậu phải thật sạch, không có dấu vết của bất kỳ một loài rêu nào bám trên thành chậu. Thường các nhà trồng lan dùng than, gạch, dớn làm giá thể cho Hồ điệp. Theo chúng tôi, chỉ vài cục than hoặc vài miếng ngói cong là đủ. Với cách trồng này, khi cây đã thích nghi sẽ phát triển rất mạnh trong tương lai và trong chậu hình như không có một cái rễ nào bị thối.

Trong thời gian cứ 2 năm một lần ta nên thay chậu cho Hồ điệp, nếu chúng quá mau lớn có thể rút ngắn thời gian này. Biểu hiển của sự thay chậu là kích thước mát cân đối giữa cây và chậu, chậu bị bể, giá thể bị hư hao.

Có thể thay chậu một cách dợn giản bằng cách đập bỏ những phần chậu cũ có rễ bám hoặc để nguyên chậu cũ vào chậu mới lớn hơn. Nếu muốn tiết kiệm chậu, ta có thể nhúng vào dung dịch hỗn hợp nước với một loại thuốc ngừa rêu.

Ví dụ Con san 20 (vài giọt trong 1 lít). chỉ trong vòng 3 phút rễ sẽ tróc ra, ta sẽ nhặt cây và trồng vào một chậu mới. Điều cần nhớ khi cây được trồng lại phải được buột thật chặt và tưới ngay bằng dung dịch BL+ANA. Sau đó để cây vào chỗ râm mát, khi cây ra rễ đặt cây vào vị trí bình thường và lúc bấy giờ mới đặt giá thể vào chậu. Bạn đừng lo lắng, việc thay chậu HỒ điệp ít khi gây ra “xốc” như Cattleya.

Cách nhân giống lan Hồ điệp

Ngoài phương pháp gieo hạt và cấy mô không được đề cập ở. Đây đối với loài lan Hồ điệp có 3 cách nhân giống : phương pháp cơ học, phương pháp kích thích tố, và phương pháp tạo cây con trên trục phát hoa cũ.

+Phương pháp cơ học:

ây là phương pháp dễ dàng nhất. Khi cây đạt một kích thước mong muốn, ta sẽ cất ngọn với một ít rễ đem trồng vào chậu mới, phần gốc còn lại sau một thời gian sẽ mọc lên vài ba chồi nữa. Nên nhớ là cây phải được cắt bằng kéo cất cành đã được khử trùng và sau đó phải trét vadơlin có trộn Zineb, sơn, hoặc vôi vào vết cắt để tránh sự nhiễm trùng và cuối cùng ta làm những động tác tiếp tục như cây thay chậu.

Một phương pháp khác được đề cập đến, tuy đơn giản nhưng có hiệu quả hơn. Dây đồng là dụng cụ duy nhất dùng cho công tác này, được buộc vào thân cây và xiết chặt, vì thế mạch dẫn nhựa bị ức chế là nguyên nhân tạo sự kích thích cây mọc chồi mới.

Khi chồi nhú ra khỏi thân, ta gỡ dây đồng ra, cây con sẽ lớn dần. Tốt nhất là đợi cây con phát triển thành thục và mọc rễ ta sẽ cắt cây con lìa khỏi thân cây mẹ. Tuyệt đối đừng bao giờ cắt ngọn cây mẹ để phần gốc còn lại nuôi dưỡng cây con, vì nó sẽ mắc phải những khuyết điểm như phương pháp trên.

Với phương pháp này ta sẽ có cây con mới nhưng sức khỏe cây mẹ vẫn bình thường, cây không bị ” xốc” bảo đảm sự ra hoa trong mùa kế tiếp.

+ Phương pháp kích thích tố:

Một vài loại kích thích tố được dùng có hiệu quả rõ rệt và nhanh chóng đối với sự mọc chồi của các loài lan Hồ điệp. Với dung dịch kích thích tố pha sẵn phun sương vào lá và rễ , chỉ 1 tháng sau có dấu hiệu của sự mọc chồi.

CÓ thể phun 2 lần cách nhau 5 ngày sẽ có kết quả chắc chắn. thất được dùng là Cytokinin, với nồng độ 5 phần triệu (ppm). Ở Phương pháp tạo cây con trên phát hoa cũ (Phương pháp Griesbacil).

Sau khi cây Hồ điệp trổ hoa xong, cắt bỏ phần ngọn của phát hoa chỉ chừa lại 3-4 mắt phía gốc rồi bôi Ianohn có trộn 50mg/ml acid Cinnamic + 5mg/ml 6- Benzyì amino-purine. Sau 4-8 tuần lễ, cây con sẽ mọc ở vị trí mỗi mắt và rễ sẽ tạo lập khi cây con lớn dần. Lúc này có thể cắt bỏ phát hoa và đem cây con trồng trong chậu.

Sâu bệnh và các vần đề khác:

Phải lưu ý những biểu hiện của bệnh thối rữa xuất hiện trên cấy, vì bệnh này phát triển rất nhanh chóng, có thể giết chết cây chớp nhoáng trong vài ngày. Nếu chỉ thấy trên lá xuất hiện những chỗ đậm màu ta phải phun thuốc ngay.

Nếu lá và rễ đã bị thối, ta phải dùng kéo hoặc dao đã khử trùng cất xa chỗ bị bệnh, nếu cần ta có thể cắt bỏ cả nguyên lá hoặc rễ.

Vết cắt phải được khử trùng bằng Vadơhn trộn Zineb và nên nhớ không dùng kéo này một lần nữa để cất một cây lan nào khác, nếu nó chưa được khử trùng trở lại. Cuối cùng ta phải cách ly cây bệnh vì chúng lan truyền rất nhanh chóng.

Khi cây đã có trục phát hoa không nên thay đổi vị trí, vì như thế dễ làm nụ hoa bị rụng. Sự thiếu ẩm độ, sự tháp nắng, sử dụng phân bón quá độ cũng làm cho nụ hoa vàng ra và quan lại. Khi hoa đã tàn, ta có thể cắt trục phát hoa đến mất thứ tư (chừa lại 4 mất), các mắt này thường cho ra các chồi bên và có thể ra hoa vào mùa nấng.

Hồ điệp vẫn bị một số loài côn trùng cắn phá. Loài mạc, rệp nhỏ đến nỗi mắt thường không phân biệt được, nếu ta nhìn mặt trên lá màu xanh mướt có lốm đốm màu rỉ sét, sần sùi mặt trên và dưới – nhiều người lầm lẳn cây bị nhiễm nấm hay virut.

Sâu và bệnh là 2 lãnh vực khác nhau, nếu lầm lẫn sẽ không trị liệu thích đáng. Với kính lúp có độ mạnh, ta sẽ thấy được những con côn trùng màu hơi đỏ, nhỏ xíu. Ngoài ra một loài rệp đốm và vảy u với kích thước lớn hơn cũng gây ra một tác hại đáng kể. Dùng Serpa với nồng độ nửa muỗng canh cho 4 lít nước, kết quả sẽ chắc chắn.

Tưới nước trà loãng cho lan Hồ điệp hàng ngày, ngoài tác động kích thích vì nó có chất cafein, nó còn có tác dụng để diệt những mầm khuẩn bệnh do chất tanin trong nước trà

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lan Hồ Điệp

Cây Lan Hồ Điệp là một trong những loại hoa lan đẹp đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Lan Hồ Điệp nổi tiếng khiến nhiều người ” mê mẩn” bởi chúng đa dạng về chủng loại và màu sắc và hoa lan coi như một loại hoa “sang”.

Cây Lan Hồ Điệp là loài hoa thân thảo lâu năm và chúng có tốc độ sinh trưởng khá chậm.

Từ lúc nhân giống bạn phải chờ đợi từng lá một cho đến khi cây có trên 4 lá thì lúc đó mới có khả năng ra chồi hoa. Chính vì lẽ đó mà loài cây này được đánh giá là cây khá khó tính, khó chăm và khó trồng.

Mùa Hoa Lan bắt đầu nở từ tháng 12 đến cuối tháng 5 hằng năm. Thời gian ra hoa của một cây Lan Hồ Điệp thường kéo dài khoảng từ 2 – 3 tháng, một số loài khác và giống lai có thời gian nở hoa có thể kéo dài hơn.

Do có xuất thân từ các khu rừng nhiệt đới nên nhiệt độ phù hợp cho cây phát triển và ra hoa tương đối cao từ 25-28°C vào ban ngày và 18-20°C vào ban đêm. Lan hồ điệp thực sự đòi hỏi người chăm phải kỳ công nghiên cứu những kỹ thuật trồng cây Lan Hồ Điệp mới mong cây ra hoa đẹp.

Cách trồng và chăm sóc cây Lan Hồ Điệp:

Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây sinh trưởng và phát triển là từ 18-29°C. Hoa Lan Hồ Điệp cũng không chịu được sự thay đổi nhiệt độ quá nhanh, khiến cây không kịp thích nghi và phát triển. Nếu trồng ngoài trời, bạn nên đặt cây ở dưới bóng các cây lớn. Lá của cây Lan Hồ Điệp khá dày, trữ được nhiều nước nên cây chịu được điều kiện khô hạn của thời tiết.

Cây Lan Hồ Điệp nên đặt ở đâu?

Lan Hồ Điệp thích hợp được đặt ở bàn làm việc, kệ sách, bàn uống nước hay trên cửa sổ bởi chúng mang lại cho con người cảm giác khoan khoái, thư thái, dễ chịu khi nhìn ngắm và tận hưởng. Ngoài ra lan hồ điệp còn được dùng trồng chậu treo sân vườn.

Ý nghĩa phong thủy của Lan Hồ Điệp:

Trồng Hoa Lan Hồ Điệp sẽ giúp tăng cường vận mệnh tươi sáng, phát huy tài khí và đặc biệt giúp tinh thần luôn thư giãn, thỏa mái.

Địa chỉ bán cây Lan Hồ điệp:

Nếu bạn đang muốn tìm mua cây Lan hồ điệp để sở hữu loại cây hoa cảnh chơi Tết này chúng về ngay cho ngôi nhà của mình hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline/Zalo: 091.552.3300 – 0966.992.567.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Hồ Điệp

Chăm sóc lan hồ điệp trong lúc trồng hay lúc ra hoa là một điều hết sức phải lưu ý đối với những người yêu hoa. Lan hồ điệp trắng nói riêng và các giống lan hồ điệp nói chung có cách chăm sóc tương tự nhau và đều tuân thủ một số quy trình nghiêm ngặt bởi nếu không chăm sóc lan hồ điệp cẩn thận hoặc không đúng cách sẽ làm cây chậm lớn, lâu ra hoa,… trong bài viết này, Hoa Tươi 360 xin giới thiệu một số kĩ thuật trồng và chăm sóc lan hồ điệp – loài hoa được mệnh danh là nữ hoàng hoa lan.

Cách chăm sóc lan hồ điệp – sao cho đúng??

Một số điều cần biết khi chăm sóc lan hồ điệp

Để tạo cho ngôi nhà bạn một không gian tươi mới, thoáng mát nhiều màu sắc hơn, nhiều người đã lựa chọn lan hồ điệp để chơi và trang trí cho khu vườn ngôi nhà mình. Lan hồ điệp được mệnh danh là “nữ hoàng của các loài lan”, mang vẻ đẹp cao sang, tinh tế, quý phái và tao nhã. Cái đẹp của lan hồ điệp có thể thu hút bất cứ ai, từ những người trẻ thích rực rỡ nổi bật, những người chuộng sự đằm thắm, hay người tinh tế nhẹ nhàng.

Chăm sóc lan hồ điệp cần lưu ý gì??

Lan hồ điệp là một trong những loài hoa quý phái, lộng lẫy và sang trọng cho mọi không gian. Nếu biết cách chăm sóc lan hồ điệp sẽ nở rất lâu tàn, có thể kéo dài đợt hoa từ 3-4 tháng, thậm chí 6 tháng. Và sau khi hoa tàn, nếu được c hăm sóc lan hồ điệp tốt thì lan hồ điệp sẽ khỏe mạnh và sớm ra đợt hoa mới.

Cân bằng yếu tố môi trường khi chăm sóc lan hồ diệp

Trồng lan hồ điệp cần phải lưu ý đến các vấn đề về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. Vì đây là loài cần ánh sáng để phát triển tốt.

Những chậu lan khi mua về trưng bày trong nhà nên được để ở nơi có ánh sáng vừa phải như: vị trí ở gần cửa sổ, phòng khách có đèn chiếu sáng nhân tạo,… Phải chú ý, tuyệt đối không được để chậu lan dưới ánh nắng trực tiếp, vì cây sẽ bị vàng lá, cháy thân lá và hoa nhanh tàn,… Ánh sáng lý tưởng cho lan hồ điệp phát triển tốt chính là ánh mặt trời vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn.

Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến cách chăm sóc lan hồ điệp

Loài lan này cần nhiệt độ ban ngày là 18-29 độ C và nhiệt độ ban đêm là 13-18 độ C. Nhiệt độ tốt nhất cho hoa là ở 21-32 độ C. Trong suốt mùa thu, cần duy trì nhiệt độ dưới 16 độ C để kích thích lan hồ điệp ra hoa liên tục trong 3 tuần khi cụm hoa bắt đầu xuất hiện. Việc làm này sẽ giúp lan tránh được hiện tượng rụng nụ khi có sự thay đổi bất thường về nhiệt độ.

Lan hồ điệp cần 50-80% độ ẩm. Nếu độ ẩm thấp hơn cần cung cấp nước cho cây và môi trường xung quanh xung quanh chậu trồng. Ngược lại, nếu ẩm độ cao hơn mức quy định cần chú ý tăng độ thông thoáng cho cây lan hồ điệp.

Độ ẩm cũng là yếu tố cần chú ý khi chăm sóc hoa lan hồ điệp

Lưu ý chất dinh dưỡng khi chăm sóc lan hồ điệp

Việc tưới nước cho lan hồ điệp là việc làm quan trọng và nên thực hiện một cách cẩn thận. Tùy vào từng mùa và điều kiện của môi trường mà cây có nhu cầu nước khác nhau, do đó lượng nước tưới cho cây phải phù hợp với từng mùa, đồng thời cũng xem xét nhu cầu nước và giá thể sử dụng.

Đối với việc chăm sóc lan hồ điệp phân bón nên được sử dụng thường xuyên hơn vào mùa hè, khi cây đang trong giai đoạn tăng trưởng. Nên sử dụng những loại phân bón có công thức ổn định như NPK 14-14-14, 20-20-20,… đây là các loại phân rất tốt cho cây. Cây đang ra hoa thì sử dụng công thức có hàm lượng photpho cao hơn (NPK 10-30-20). Suốt những tháng mùa đông cây sẽ sử dụng ít hơn nên cần giảm lượng phân bón xuống và bón cho cây một lần trong một tháng. Chú ý là luôn tưới nước cho cây đầy đủ trước khi bón phân và tránh bón lên cây lá làm cho chậu lan bị cháy lá.

Bón phân đúng cách cho hoa lan

Sự thông thoáng giúp chăm sóc lan hồ điệp dễ dàng hơn

So với các loài lan khác, sự thông gió ở lan hồ điệp là việc làm tối cần thiết. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh thối rữa và nhiều lọai vi nấm thường gặp ở loài lan này. Sự thông gió càng lớn cây càng ít bệnh vì nó giúp cây mau khô sau khi tưới. Tuy nhiên, sự thông gió quá mạnh cũng sẽ dễ làm cho cây mất nước. Do đó, cần chú ý điều chỉnh độ thoáng gió vừa phải, giữ cho lá của lan hồ điệp luôn khô ráo là ổn, việc này phụ thuộc vào vị trí đặt chậu lan hồ điệp và không gian quanh chậu.

Phòng ngừa sâu bệnh khi chăm sóc hoa lan

Cần chú ý tình trạng sức khỏe chậu lan vì đôi lúc hồ điệp cũng thu hút sâu hại giống như sâu đục nụ, nhện, rệp đỏ, ốc sên… Khi những con sâu hại này bám vào lá cần phải loại bỏ chúng bằng nước xà phòng sau đó rửa sạch lại bằng một miếng vải mềm. Cũng có thể sử dụng thuốc trừ sâu thương mại để loại bỏ chúng nếu tình trạng cây lan hồ điệp bị xâm hại quá nặng.

Chăm sóc lan hồ điệp phải thật kì công

Đối với các loài vi nấm sẽ khó diệt trừ hơn, do đó luôn chú ý vệ sinh chậu trồng, lá cây và đảm bảo môi trường thông thoáng cho lan hồ điệp để phòng ngừa vi nấm xuất hiện. Khi phát hiện cây bị bệnh cần tiến hành cắt bỏ phần hư hại và tiến hành thay chậu mới. Trước khi thay phải nhớ vệ sinh chậu trồng và chuẩn bị chất trồng mới cho lan. Sau đó để cây ở nơi có ánh sáng yếu như: hiên nhà, dưới tán cây hoặc để cây dưới mái che có ánh sáng 70% để cây có thời gian hồi sức.

Diệt sâu bệnh khi trồng lan hồ điệp giúp cây phát triển

Bài viết này của Hoa lan 360 chia sẻ về cách trồng và chăm sóc hoa lan hồ điệp. Nếu bạn chăm sóc đúng theo gợi ý trên, những chậu lan hồ điệp đẹp mê lòng người sẽ là một điều hiển nhiên mà không cần phải ao ước! hy vọng kiến thức mang đến nhiều điều bổ ích cho bạn. Hoa lan 360 là một địa chỉ chuyên cung cấp hoa lan với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Chúng tôi chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp trắng, hoa lan hồ điệp tím, hồ điệp mini, hồ điệp giống…. Nếu bạn muốn tự trồng tại nhà mà chưa tìm được nguồn giống uy tín, thì hoalan360.com là một địa chỉ mà bạn hoàn toàn có thể tin tưởng được.

Cách cắm chậu lan hồ điệp đẹp nhất thế giới

Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Phong Lan Hồ Điệp  

Hoa phong lan hồ điệp là một trong những loài hoa lan đẹp và được sử dụng phổ biến trong việc trưng bày và quà biếu ngày tết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách trồng và chăm sóc loài hoa đẹp và quý phái này!

Giới thiệu tổng quát về hoa phong lan hồ điệp

Hoa phong lan hồ điệp là một loại hoa phong lan khá phổ biến, thuộc nhóm hoa đơn thân có tên khoa học là Phalaenopsis được khám phá và tìm thấy vào năm 1750. Chúng sống ở độ cao trung bình từ 200 – 400m và có thể chịu được nhiệt độ từ 20*C – 30*C. Hoa phong lan hồ điệp tượng trung cho sự cao quí, sang trọng, nhưng cũng thật nên thơ và trong sáng. Hoa phong lan hồ điệp có hoa lớn hình bướm nên được gọi là hồ điệp. Màu sắc nguyên bản chủ yếu là  tím, trằng, mà đào, trắng chấm, vàng hoàng hậu.

Ngày nay do nhu cầu và sự phát triển của khoa học kĩ thuật chúng đã được lai tạo thêm khá nhiều màu ( ước tính là 28 màu hoa) trong đó có một số màu đặc biệt như vàng táo, vàng công chúa, tia chớp….. Hoa của phong lan hồ điệp nở không theo chu kỳ mà nở luân phiên nhau, cứ đợt hoa này tàn, lại có đợt hoa tiếp theo khoe sắc. Chính nhờ đặc điểm này mà hoa phong lan hồ điệp rất được ưa chuộng và yêu thích, nó là ưu điểm khác hẳn so với các loài hoa phong lan khác.

Hoa được mọc ra từ nách lá, có 3 đài to tròn, hai cách xòe rộng, kín, xếp vào nhau giống như những con bướm đang bay trong gió. Rễ của hoa lan hồ điệp không phân chia thành các loại rễ như rễ chính, rễ phụ mà hệ rễ của nó thường có hình tròn và mọc ra ngoài chậu. Hoa phong lan hồ điệp có thân rất ngắn, chúng mọc ra theo hướng lên cao và thẳng đứng. Lá của chúng to, dày và đều đặn, mọc thành hai hàng xen kẽ, ôm lấy thân.

Ngoài vè đẹp cao quí và sang trọng của hoa phong lan hồ điệp con mang rất nhiều ý nghĩa. Phong lan hồ điệp tượng trưng cho tình yêu, sự sung túc và sang trọng, sự hoàn thiện và sắc đẹp, ngoài ra nó còn tượng trưng cho sự sinh sản. Ho phong lan hồ điệp có rất nhiều màu sắc, mối màu sắc lại có ý nghĩa riêng của nó. Lan hồ điệp màu xanh thể hiện sự tâm linh, thiền định. Màu trắng thể hiện sự ngây thơ, xinh đẹp. Phong lan hồ điệp má hồng là biểu hiện của niềm vui và hạnh phúc, màu vàng lại tượng trưng cho tình bạn và sự khởi đàu mới. Hoa màu tím là nói đến sự sang trong và vẻ đẹp nữ tính, làn màu đỏ tía lại tượng trưng cho sự hoang gia và tôn trọng.

Phong lan hồ điệp được dùng để trưng bày như một thú vui tao nhã ngày tết

Hoa phong lan hồ điệp rất đẹp, là loài hoa mà bất kỳ nghệ nhân chơi hoa nào đều muốn sở hữu. Để có nó trong tay, thì chăc chứn bạn phải nắm được cách trồng hoa phong lan hồ điệp cũng như cách chăm sóc hoa phong lan hồ điệp.

 2.   Cách trồng và chăm sóc hoa phong lan hồ điệp

Hoa phong lan hồ điệp được mệnh danh là nữ hoàng của các loài lan, nhưng để trồng và chăm sóc “nữ hoàng lan” này cũng không đến mức quá khó như mọi người vẫn thường nghĩ. Nếu bạn là người yêu hoa thì chắc chắn bạn sẽ hiểu được tầm quan trọng của kỹ thuật trông hoa như thế nào? Bởi nếu không nắm được cách trồng hoa phong lan hồ điệp, bạn sẽ không thể nhân giống hoa.

Để có một chậu hoa lan hồ điệp bạn nên chọn mua cây giống bời dòng hoa này giờ đây được sinh ra từ phòng thí nghiêm qua phương pháp cấy mô chứ không còn sử dụng phương pháp gieo hạt hay dâm cành nữa. Khi chọn mua giống lan này bạn nên chú ý vì hiện tại hàng Trung Quốc trà trộn rất nhiều và không kiểm soát được chất lượng của giống lan ở Trung Quốc nhập về không đạt và việc khí hộ không phù hợp cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Đề chọn mua đúng hàng uy tín bạn nên lựa chọn những nơi uy tín như Viện Nông Nghiệp hay một số nhà vườn cấy mô tại Văn Giang.

Sau khi mua được giống cây chuẩn về bạn hãy tiến hành lựa chọn không gian sống của nó cho phù hợp với đặc tính ưa sáng, ưa mát, ưa ẩm, thoáng gió, nhiệt độ phù hợp cho loại lan này phát triển là từ 15 đến 25 độ C. chính vì thế mà thời tiết ở Đà Lạt và Mộc Châu là phù hợp để trồng loại lan này nhất

Cách chăm sóc lan hồ điệp để ra hoa không phải là đơn giản

Cách chăm sóc hoa phong lan hồ điệp có rất nhiều yêu cầu về nhiệt độ, ánh sáng, nguồn nước tưới… Chăm sóc hoa phong lan hồ điệp tương tốt, nở hoa đẹp, không mắc các bệnh thì đòi hỏi người trồng phát thật cẩn thận, tỉ mỉ trong từng khâu, từng giai đoạn của cây. Việc hay để mắt đến cây, thường xuyên thăm nom cây là một yếu tố rất quan trong trong cách chăm sóc hoa phong lan hồ điệp.

Về nước tười thì kinh nghiệm cho thấy không cần tười nước nhiều cho lan hồ điệp nhưng vẫn phải đảm bảo đủ nước. Vào mùa hè, thù 2 – 3 ngày phải tưới nước cho cây 1 lần, còn mùa đông thì 10 ngày 1 lần. Không cần tưới nước quá nhiều cho lan hồ điệp nhưng cần nên nhớ một điều rằng lan hồ điệp rất thích ẩm, nên tránh để lan gặp phải tình trạng quá khô, nhưng cũng đừng để quá ẩm, sẽ rất dễ bị nấm. Lời khuyên cho bạn là bạn nên tười nước phù hợp theo mùa và phải thường xuyên chú ý đến cây.

Về ánh sáng thì cũng như nước, hoa phong lan hồ điệp không cần ánh sáng nhiều,chỉ cần ánh sáng vừa đủ để cây có thể phát triển tốt và cho hoa đúng yêu cầu. Nếu treo chậu hoa trong nhà, bạn nên treo ở vị trí gần cửa sổ nhưng cần tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Về nhiệt độ thì nhiệt đ8ộ lý tưởng và tốt nhất cho cây là khoảng từ 18 -29*C và ban ngày và ban đêm là 13 – 18*C. Bạn cần chú ý để nhiệt độ thích hợp, vì nếu nhiệt độ thay đổi thất thường, cây sẽ dễ bị rụng nụ và cho hoa rất kém.

Một lưu ý cần thiết khi bạn trông loại lan này tại nhà là không nên để giò lan này tiếp xúc trực tiếp với nước mưa đặc biệt là trong thời gian mới mua về vì cây chưa quen với môi trường tự nhiên và khá kỵ nước.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Hồ Điệp Sau Tết

Thông thường các chậu hoa lan hồ điệp trưng bày dịp tết đa phân là ghép các cây nhỏ lại với nhau tạo nên một giò lan lớn, đẹp. Sau tết thường không được chăm sóc vì vậy phân lớn một số cây bị chết, bị lụi, hoa tàn. Để có tiếp tục chơi hoa lan trong năm thì cần lưu ý một số kỹ thuật phục hồi như sau:

Hoa lan hồ điệp trưng bày ngày tết

Kỹ thuật xử lý, trồng lại và chăm sóc hoa lan hồ điệp sau tết

Bước 1: Xử lý cây sau khi hoa tàn.

– Từ chậu hoa lớn cần tách riêng lẻ từng cây hoa lan hồ điệp nhỏ ra. Tiến hành phun sát khuẩn cho cây để hạn chế khả năng nhiễm bệnh cho cây. Phun xong để trao cây để ráo rồi tiếp tục xử lý các bước tiếp theo.

* Cách xử lý phần thân, lá, hoa

– Dùng kéo chuyên dụng cắt tỉa cắt bỏ ngồng hoa cách cuống hoa khoảng 3 – 5 cm, để lại 2 – 3 mắt ngủ trên ngồng hoa. Không nên cắt sát cuống vì dễ làm dập gãy lá và thối vào thân cây. Ở các vị trí mắt ngủ có khả năng cho ra cây con, dùng bông thấm thuốc Atonic buộc cố định khoảng 1 tuần rồi tháo ra, sau 1 – 2 tháng có khả năng hình thành cây con. Sauk hi cắt tỉa tiếp tục phun thuốc sát trùng cho cây, treo ráo rồi mới tiến hành sang chậu hay trồng lại.

– Trường hợp cây có các lá bị bệnh ít, tỷ lệ vàng úa chưa quá 1/3 lá thì cố gắng giữ lá đó bằng cách dùng kéo, dao thật sắc bén sát trùng trước khi cắt bỏ phần bị bệnh của lá. Vết cắt trên lá cần được bôi thuốc sát trùng.

– Đối với cây bị bệnh nhiều, nhiễm nấm bệnh thì nên bỏ cả cây không tiến hành trồng lại.

* Cách xử lý phân rễ, gốc cây hoa lan hồ điệp

– Đa phần các cây hồ điệp trồng công nghiệp bằng rêu nước, Trong quá trình vận chuyển, cắm que sắt uốn hoa, tưới nhiều nước… cây dễ bị thối rễ, nên cần thảo bỏ bầu nhựa cũ.

– Trường hợp rễ vẫn còn tươi xanh, khỏe mạnh thì giữ nguyên bầu. Các phần rễ thối tiến hành cắt bỏ và vết cắt, dụng cụ cắt trước và sau đều phải sát khuẩn.

– Nếu phần rễ lan bị thối hơn 1/3, nhiều rễ bị dập nát, nhiễm bệnh thì bỏ hẳn cây không tiến hành trồng lại.

– Rễ bị hỏng một phần, ít dập nát thì tiến hành tháo bỏ toàn bộ phân rêu nước trong bầu. Cắt bỏ các đầu rễ bị thối hoặc dập gây. Các vết cắt, dụng cụ cắt đều được bôi thuốc sát khuẩn trước và sau khi cắt.

Kỹ thuật chăm sóc lan hồ điệp sau tết

Bước 2. Kỹ thuật trồng lại hoa lan hồ điệp sau Tết

Sau khi xử lý cây xong tiến hành trồng theo kỹ thuật sau:

– Giá thể trồng lan hồ điệp: Có thể xử dụng các loại giá thể khác nhau như than củi, dớn, trái dừa khô, vỏ cấy … nhưng dễ kiếm nhất và hiệu quả cao là dùng than củi. Đối với than củi lưu ý trước khi trồng cần ngâm nước 1 – 2 ngày, để than no nước, vớt ra để ráo rồi tiến hành trồng lan.

– Kỹ thuật trồng lan hồ điệp: Cây sau khi xử lý xong phần rễ thường ít nên rất khó đứng vững trong chậu. Để cây đứng vững thì cần cố định cây bằng các vật dụng như xốp, dây buộc. Buộc dây vào gốc và cố định chắc chắn sang hai bên không cho cây bị lung lay.

Trồng lan hồ điệp bằng giá thể than củi

– Sau khi trồng xong cần để cây vào chỗ mát, tránh mưa tuyệt đối, để khô thoáng 2 – 3 ngày thì tưới đẫm chậu 1 lần.

– Bón phân kích thích cho cây lan hồ điệp: Pha phân bón B1 hoặc thuốc kích thích tăng trường như Atonic, H/K… thật loãng, tỷ lệ 1/2 thìa cà phê pha với 20 lít nước sạch sau đó phun sương hằng ngày 2 lần tưới cho cây.

– Sau trồng lại khoảng 10 – 15 ngày cây bắt đầu nhú ra rễ mới, đợi rễ non cắm vào giá thể thì đổ thêm một lớn giá thể nhỏ thêm vào chậu để cho cây đứng vững.

– Sau 1 – 2 tháng cây phát triển phục hồi trở lại, tiến hành bón phân chăm sóc như bình thường.

Hoa lan hồ điệp trưng bày ngày tết

Nguồn: Admin tổng hợp – NO

Phân bón Siêu Lân 86% (H3PO3) là phân có hàm lượng lân cao nhất chuyên dùng để xử lý phân hóa mầm hoa, kích thích ra hoa…

Sử dụng Cytokinin Zeatin 0,1%SP cho cây hoa lan dễ dàng, cây bật chồi nhanh, mầm khỏe, keiki ra tua tủa, rễ phát triển nhanh, phát triển khỏe.

Lan Phi Điệp hay còn được gọi với một số tên địa phương khác như: hoàng thảo dẹt, hoàng thảo cẳng gà, ở miền thường được gọi là giã hạc hay giả hạc.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Hồ Điệp trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!