Bạn đang xem bài viết Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Thiên Tuế được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đất trồng cây thiên tuế nên là đất đen pha cát loại thoát nước nhanh (loại II). Các bạn có thể bón các loại phân rác mục, phân chuồng thật hoai, lạnh cho chậu cây thiên tuế của mình. Cách 30 ngày một lần nên bón phân t ừ mùa xuân cho t ới mùa thu. Chậu cây của bạn cũng sẽ phát triển tốt hơn nếu được bón các sản phẩm có chất sắt ba hay bốn lần vào mùa xuân đến m ùa hè. Cây thiên tuế có thể chịu được ánh sáng 100% nên các bạn có thể đặt chậu cảnh thiên tuế ở ngoài trời hoặc ngo ài ban công với nhiệt độ khoảng 15 đến 34 độ C.
cây thiên tuế cũng có thể phát triển tốt ở điều kiện khí hậu ôn đới hoặc khí hậu nóng. Nên phun xịt vào tán lá mỗi ngày một hoặc hai lần và chỉ tưới nước khi đất bị k hô một phần nào. Loại bỏ những lá khô bằng cách cắt bỏ các cuống. Chậu cây thiên tuế của bạn có thể bị tấn công bởi hai loại rệp chủ yếu là rệp sáp nâu mềm và rệp sáp vẩy nâu. Các bạn có thể d ùng tay hoặc vải thấm nước để diệt rệp cũng như phun trừ bằng thuốc Pyrinex, Supracide, Polytrin…
-Làm cho lá ngắn lại khi trồng trong : Sau khi vòng lá mới hết chu kì tăng trưởng thì cắt bỏ. Vòng lá thứ hai kế tiếp sẽ mọc ngắn hơn vì thiếu chất dinh dưỡng. Lặp lại nhiều lần cây thiên tuế sẽ có bộ lá ngắn.
– Làm cho hoa văn trên cây thiên tuế nổi l ên rõ nét: Dùng một ít bột giặt và bàn chải nhỏ rữa thân cây, xối nước cho sạch hết bột giặt. Khoảng mười ng ày sau theo rìa m ặt lá trên thân sẽ nổi lên một lớp nhung nhuyễn lợt hơn, khi nhìn vào các mắt lá n ày có hình những cây quạt xếp liền nhau trên thân cây rất đẹp.
Facebook: http://fb.com/caycanhonline.vn
Google Map Cây cảnh online: https://goo.gl/maps/71JeTaVMdGSzAENd6
Cây Thiên Tuế Giá Rẻ, Cách Trồng, Chăm Sóc Cây Thiên Tuế Đúng Cách
Thân cây:
Thiên Tuế là loại cây lâu năm, có thân hình trụ. Chiều cao trung bình của thân từ 2,5 đến 3m. Nếu được chăm sóc tốt, cây có thể cao hơn. Thân cây không phân cành. Trên thân có nhiều mắt lá như những chiếc gai nhọn. Có cảm giác đau nếu như chạm vào thân. Thân nó xù xì. Thân to đều từ gốc lên đến ngọn. Không có hiện tượng, thân bé nhọn ở đầu.
Lá:Thiên Tuế có lá mọc dày, mọc nhiều ở ngọn cây. Cành lá rất dài, có thể dài tới khoảng 5m. Lá Thiên Tuế có hình lông chim, lá ở đầu ngọn và cuống thì nhỏ, còn ở giữa cành thì lá dài hơn. Lá Thiên Tuế nhẵn, bóng, rất cứng, ở đầu lá nhọn. Bạn vô tình chạm vào lá Thiên Tuế có cảm giác giật mình, đau như kim châm. Điểm đặc biệt của cây Thiên Tuế so với các loại cây khác là trong một năm, cây chỉ ra hai vòng lá.
Hoa cây Thiên Tuế:Thiên Tuế sinh trưởng phát triển chậm, cây lâu ra hoa. Thiên Tuế khoảng được trên dưới 20 tuổi mới có hoa. Chính vì vậy, được ngắm nhìn hoa Thiên Tuế thì bạn phải thực sự kiên trì. Hoa đực hẹp, dài khoảng từ 20-30cm, rộng khoảng 3-5cm. Hoa cái có dạng phiến dài khoảng 20-22cm. Hoa cái có lông vàng dày màu hung hung. Hoa Thiên Tuế không có khả năng tự thụ phấn bởi hai loại hoa này mọc trên những cây khác nhau. Chính vì vậy, muốn tạo thành quả từ hoa cây Thiên Tuế thì cần phải thụ phấn nhân tạo. Trên hoa có phần không sinh sản rộng, ở mép chia thành nhiều dải hẹp cong và nhọn.
Hạt:Trong quả có hạt, hạt Thiên Tuế khi còn non có lông nhẵn, có màu da cam, hạt hình trái xoan dẹt.
Thiên Tuế có nhiều giá trị ở các lĩnh vực khác nhau như trong lĩnh vực cây cảnh, trong phong thủy, trong y học, trong nghệ thuật cắm hoa…
Trong lĩnh vực cây cảnh:Cây Thiên Tuế được trồng làm cây cảnh ngoại thất hoặc nội thất, dùng để làm cảnh trong sân vườn, trồng thành hàng cho nhiều công trình, trồng làm cây bonsai trong chậu rất đẹp.
Cây Thiên Tuế phong thủy:Thiên Tuế là cây trồng có ý nghĩa phong thủy. Cây có dáng vẻ uy nghi, sang trọng, gợi lên vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm. Cây phong thủy mang lại sự bền vững, lâu dài trong sự nghiệp.
Trong y học:Trong hạt của cây Thiên Tuế có chứa khá nhiều tinh dầu và tinh bột. Tinh dầu và tinh bột có thể dùng để làm thuốc phòng trừ một số bệnh như kiết lị, cầm máu…
Trong nghệ thuật cắm hoaLá của Thiên Tuế có thể được sử dụng để trang trí trong nghệ thuật cắm hoa. Bởi đặc điểm vững chãi, uy nghi của lá cây Thiên Tuế dường như có khả năng bao bọc, che chở cho những cánh hoa mỏng manh. Chính sự xuất hiện của lá Thiên Tuế tạo nên sự hài hòa mà sang trọng cho lãng hoa, giỏ hoa.
Đất trồng:Cây Thiên Tuế phát triển tốt nhất trên loại đất pha cát, có khả năng thoát nước tốt. Bạn cần lưu ý, chuẩn bị đất trồng có trộn lẫn phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục, có nhiều mùn cây sẽ phát triển rất thuận lợi. Khi trồng cây thiên Tuế, bạn cũng nên bón lót cho cây. Sau đó khoảng 2 tháng, bạn nên bón thúc phân để cây phát triển tốt. Trong thời kì cây phát triển nên bón thêm phân đạm cho cây.
Ánh sáng:Cây Thiên Tuế là loại cây ưa sáng, chính vì vậy bạn nên trồng cây ở chỗ có đủ nắng, đủ gió, không khí thoáng đãng, cây sẽ phát triển xanh tốt. Tuy nhiên, trong giai đoạn cây còn nhỏ cần phải che bớt ánh sáng. Là loại cây chịu được khí hậu ôn đới và khí hậu nóng.
Sâu bệnh:Cây Thiên Tuế là loại cây ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên cũng nên quan sát cây để phòng trừ bệnh rệp sáp, nấm. Theo nghiên cứu của giới cây cảnh thì Thiên Tuế có thể bị một số loại bệnh là rệp sáp, rệp vẩy thường bị vào mùa khô. Dùng hỗn hợp thuốc Pyrinex 20EC kết hợp với Applaud 10WP.
Sâu ăn ngọn non của Thiên Tuế. Bệnh cháy lá, vàng lá, đốm lá. Cách trị bệnh này, khi thấy có hiện tượng đốm lá, vàng lá, bạn nên sớm cắt bỏ lá bị bệnh. Sau đó tiến hành phun thuốc Regent 80SC-0,1%.
Nhân giống:
Bạn chỉ cần tách các chồi non ở quanh thân cây mẹ hoặc ở dưới gốc cây mẹ đem trồng.
Lưu ý, khi tách cây non thì nên chọn lựa chồi có thân củ to, như vậy cây sẽ đảm bảo độ an toàn hơn, sẽ dễ sống hơn.
Với phương pháp tách cây, bạn nên làm vào mùa xuân hoặc mùa thu.
Chọn cây con có càng nhiều rễ càng thuận lợi. Khi quan sát thấy cây con có khoảng 6 lá thì nên tách cây.
Khi tách xong thì bôi tro hay sáp vào chỗ tách đó. Để cây con vừa tách vào nơi râm mát khoảng 2 tiếng đồng hồ thì mang đi trồng.
Cần chú ý chăm chút kĩ càng cây khi trồng sau một tháng.
Phương pháp gieo hạt:Phương pháp này được tiến hành như sau
Khi hạt chín, bạn thu hái và tiến hành ngâm hạt qua nước khử trùng từ khoảng 6 – giờ.
Gieo hạt thời điểm tốt nhất là tháng 2, tháng 3.
Đất chuẩn bị để gieo hạt là đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng, nhiều mùn có độ ẩm cao.
Gieo hạt xong cần tưới nước và cần dùng tấm nhựa, vải đen để che chắn.
Từ lúc gieo đến lúc nẩy mầm khoảng nửa tháng. Khi thấy Hạt Thiên Tuế nảy mầm thì bạn nên bỏ tấm che và chăm sóc cây non.
Cần lưu ý, giữ độ ẩm cho cây, nhưng không để quá nhiều nước, cây sẽ bị thối rễ. Khi cây con ra hai lá thì bứng ra luống trồng. Bón phân NPK định kì cho cây nửa tháng 1 lần để tăng sức đề kháng. Khoảng 2 năm sau, bạn có thể mang ra vườn trồng hoặc cho vào chậu.
Cách Trồng Và Chăm Sóc Chậu Cảnh Thiên Tuế Đẹp
Đất trồng cây thiên tuế nên là đất đen pha cát loại thoát nước nhanh (loại II). Các bạn có thể bón các loại phân rác mục, phân chuồng thật hoai, lạnh cho chậu cây thiên tuế của mình. Cách 30 ngày một lần nên bón phân từ mùa xuân cho tới mùa thu. Chậu cây của bạn cũng sẽ phát triển tốt hơn nếu được bón các sản phẩm có chất sắt ba hay bốn lần vào mùa xuân đến mùa hè. Cây thiên tuế có thể chịu được ánh sáng 100% nên các bạn có thể đặt chậu cảnh thiên tuế ở ngoài trời hoặc ngoài ban công với nhiệt độ khoảng 15 đến 34 độ C.
Cây thiên tuế cũng có thể phát triển tốt ở điều kiện khí hậu ôn đới hoặc khí hậu nóng. Nên phun xịt vào tán lá mỗi ngày một hoặc hai lần và chỉ tưới nước khi đất bị khô một phần nào. Loại bỏ những lá khô bằng cách cắt bỏ các cuống. Chậu cây thiên tuế của bạn có thể bị tấn công bởi hai loại rệp chủ yếu là rệp sáp nâu mềm và rệp sáp vẩy nâu. Các bạn có thể dùng tay hoặc vải thấm nước để diệt rệp cũng như phun trừ bằng thuốc Pyrinex, Supracide, Polytrin…
– Làm cho lá ngắn lại khi trồng trong : Sau khi vòng lá mới hết chu kì tăng trưởng thì cắt bỏ. Vòng lá thứ hai kế tiếp sẽ mọc ngắn hơn vì thiếu chất dinh dưỡng. Lặp lại nhiều lần cây thiên tuế sẽ có bộ lá ngắn. – Làm cho hoa văn trên cây thiên tuế nổi lên rõ nét: Dùng một ít bột giặt và bàn chải nhỏ rữa thân cây, xối nước cho sạch hết bột giặt. Khoảng mười ngày sau theo rìa mặt lá trên thân sẽ nổi lên một lớp nhung nhuyễn lợt hơn, khi nhìn vào các mắt lá này có hình những cây quạt xếp liền nhau trên thân cây rất đẹp.
Ngoài ra một mẹo nhỏ nữa khi trồng cây trong chậu cảnh là phải chọn đúng chậu để cây có điều kiện phát triển tốt.
Hiện nay trên thị trường mới xuất hiện loại chậu cảnh độc đáo và tiết kiệm không gian . Bạn có thể treo trên lan can, cầu thang hay hàng rào. Cho dù bạn có một căn biệt thự rộng thênh thang hay căn nhà nhỏ bé, thậm chí một căn hộ chung cư thì bạn hoàn toàn có thể sở hữu một khu vườn ngập tràn ánh nắng và cỏ cây.
Với ý tưởng thông minh này, bạn có thể biến những hàng rào, lan can cứng nhắc thành khu vườn đầy màu sắc, đem thiên nhiên trong lành vào nhà bạn.
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Vạn Tuế
CÂY VẠN TUẾ
– Gieo hạt: Do vạn tuế có hoa đực cái khác cây, trong đám cây trồng hoa đực rất ít, lại nở sớm hơn hoa cái nửa tháng đến 1 tháng, nên kỳ ra hoa không gặp nhau và gây ra hiện tượng không có hạt, vì vậy phải tiến hành thụ phấn nhân tạo. Nói chung vào cuối mùa xuân đầu mùa hè có hoa nở, mùa thu có hạt chín và thu hái, gieo trong năm tỷ lệ nảy mầm đạt 95%, nếu gieo vào năm sau chỉ đạt 20%. Trước lúc gieo phải ngâm nước ấm 50°C trong 12 giờ, đổ ra, gạt trải mỏng, sau 1 giờ lại ngâm nước ấm pha thêm 0,1% FeSO 4 và KH 2PO 4, rồi bỏ vào tủ ẩm giữ nhiệt độ 50°C (hoặc đổ vào phích), sau 12 giờ đem ra gieo vào luống. Luống đất thường dùng là đất cát hoặc đất than bùn trộn cát hoặc cát sói bờ sông. Nếu nhiệt độ 25°C sau 4 tháng có thể nảy mầm. Sau 2 năm mọc được 2 lá có thể đem trồng.
– Nhân giống bằng giâm củ: khi cây vạn tuế trưởng thành cưa thân cây thành từng đoạn dài 15 – 20 cm, tùy theo cây to hay nhỏ mà bổ ra 4 miếng, 6 miếng hoặc 8 miếng. Cạo hết phần tủy, dùng Benlat 0,4% khử trùng, hong khô, phần củ dùng thuốc kích thích IBA ngâm 2 giờ. Đất nuôi phải là đất thịt hơi chua, trên đó rắc một lớp cát dày 20 cm. Giữ đất cát có độ ẩm tương đối 60%, nhiệt độ trên 15°C. Như vậy sau 4 tháng sẽ ra rễ, sau 1 năm xuất hiện chồi hút, sau 1 năm rưỡi chồi hút có nhiều vẩy. Mỗi một miếng củ có thể mọc một hoặc nhiều củ con, thông thường sau 2 năm củ con sẽ mọc 1 – 2 lá. Cứ sau khi ra lá nếu có mấy chồi hút, có thể cắt tách ra đem trồng ta sẽ được nhiều cây hơn. Khi giâm củ ta thường được 1 thân nhiều cây, đem trồng chậu ta sẽ có cây rất quý. Dùng cách này cần chú ý khử trùng, chọn đất sạch, cạo sạch tủy để tránh chuột, sâu, kiến ăn hại, tính chất vật lý đất kém, nhiệt độ quá thấp, độ ẩm quá cao đều không có lợi cho sinh trưởng cây con.
Cây vạn tuế được 3 – 5 tuổi thì sẽ mọc mầm ở cổ rễ. Khi mầm được 2 lá (lá kép lông chim) với bộ rễ mầm hoàn chỉnh có khả năng tự lập, cẩn thận cắt tách ra khỏi gốc mẹ, sau đó trát hỗn hợp đất sét và vôi (tỉ lệ 50:50 theo khối lượng) vào vết cắt để chống nhiễm trùng và có thể thêm xà phòng hoặc mỡ bôi trơn để tăng độ bám và khử trùng của hỗn hợp. Nhúng rễ vào tro bếp hoai như khi hồ rễ mạ hoặc hỗn hợp tro và bùn (tỷ lệ 1:3) để kích thích mọc rễ. Khi nào se mặt bùn, đất rạn chân chim thì mới đem ươm trên đất màu xốp, ẩm, cao ráo và dại nắng.
Hướng dẫn cách trồng cây vạn tuế
Sau khi giâm 3 – 4 tháng (nếu mùa lạnh thì lâu hơn) thì đào bầu ra trồng vào bồn hay chậu hoặc đất. Đất trồng cần màu mỡ, phân chuồng ủ cho hoai, không cần đến phân hoá học – chú ý tránh gà ăn mầm non và phòng một số bệnh như muội, vẩy sáp…
Đất trồng: Chọn đất tốt thành phần cơ giới trung bình hoặc hơi nặng. Tốt nhất khi trồng trong chậu nên lấy đất bùn ao đã phơi đập nhỏ ra để trồng.
Thời vụ: Nên trồng vào vụ xuân (tháng 3-4) hay vụ thu (tháng 8-9) trong năm nếu trồng ở ngoài đất. Nếu trồng trong chậu thời vụ trồng rộng hơn do việc đó thể chuyển cây vào chỗ thích hợp.
Cách trồng cây vạn tuế: Đất trồng nên bón thêm phân lót nước khi trồng. Đặt cây trên đất đã chuẩn bị sẵn ở các hố nhỏ, đặt gốc cây và lấp đất cho gốc sao cho lấp đất chỉ đến phần phình to nhất của thân cây, không nên trồng quá nông hoặc quả sâu đều không tốt cho cây. Nén đất nhẹ xung quanh gốc và tưới giữ ẩm cho cây.
Lưu ý: Khi trồng cây vạn tuế vào chậu, do cây mọc chậm nên không cần chậu quá lớn, sau 2 – 3 năm thay chậu 1 lần. Đất chậu nên chọn đất thịt thoát nước. Nếu đất quá chặt có thể thêm ít sỏi và sắt vụn, tốt nhất trộn thêm phân tổng hợp để bón lót.
Chăm sóc cho cây: Vạn tuế không yêu cầu chăm sóc đặc biệt do có khả năng thích ứng cao với điều kiện ngoại cảnh. Tuy vậy song cũng không nên để cây bị hạn hoặc quá ẩm ở đất sẽ ảnh hưởng đến khả năng ra lá của cây.
Cây vạn tuếlà cây ưa sáng nhưng không ưa phơi nắng, nhất là lá non, trong thời kỳ ra lá non cần phải để trong râm. Nếu râm vừa phải, cây sẽ xanh. Nhưng nếu để trong râm lâu quá lại không có lợi cho việc sinh trưởng. Thời gian để trong nhà không nên quá nửa tháng, nên thay đổi để ngoài sáng một tháng rồi lại mang vào nhà. Lá non cây vạn tuế có tính xu quang, muốn làm cho lá mượt thì trong kỳ sinh trưởng cứ 3 – 5 ngày lại xoay chậu 180°, cho đến khi lá định hình, màu lá chuyển từ xanh nhạt sang xanh thẫm mới thôi.
Cây vạn tuế có tính chống chịu rét. Ở miền Nam có thể để ngoài trời nhưng cần chú ý đến độ ẩm. Lượng bốc hơi sinh lý của vạn tuế nhỏ, những ngày trở mưa phùn hoặc mưa dầm, đất nén chặt làm cho rễ vạn tuế thối, gây chết cây. Đất chậu chỉ cần hơi ẩm là được, không nên tưới nhiều, càng không nên để úng nước. Vạn tuế có khả năng chống chịu hạn nhưng để khô lâu cũng gây héo rễ, không có lợi cho cây sinh trưởng. Trong mùa sinh trưởng nên đảm bảo cung cấp nước. Vào buổi sáng và buổi tối nên phun một ít nước lên lá và ngọn, đặc biệt phải bảo vệ lá non không được để héo.
Ý Nghĩa Phong Thủy Và Tác Dụng Của Cây Thiên Tuế, Vạn Tuế
Cây thiên tuế hay cây vạn tuế họ thực vật Cycadeceae. Cây vạn tuế có xuất xứ từ miền nam Nhật Bản loại cây này phổ biến ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ. Ở VN cây thường được trồng làm cảnh trong văn phòng hoặc bày trí tại những nơi công cộng như vườn hoa hoặc quảng trường.
Cây vạn tuế có lá dài mọc thành vòng và xanh quanh năm, cuống là có gai nhọn. Hoa vạn tuế rất đẹp quả có lớp vỏ ngoài mềm màu vàng nhạt hạt rất cứng. Vạn tuế không chỉ có hình dáng đẹp và trang trọng nó còn mang ý nghĩa về một sự nghiệp bền vững và may mắn cho gia chủ. Ngoài ra vạn tuế còn giúp cân bằng khí âm dương phong thủy.
Ý nghĩa phong thủy và tác dụng của cây thiên tuế, vạn tuếCây vạn tuế với tên đầy ý nghĩa, dáng cây sang trọng, uy nghi, đầy sức sống có tác dụng cải thiện và làm đẹp môi trường. Cây vạn tuế mang vóc dáng uy nghi, đẹp cổ kính với ý nghĩa mang lại sự bền vững trong sự nghiệp.
Theo phong thủy: cây vạn tuế có tác dụng cân bằng khí âm dương, cây được ví như các tráng sĩ đứng canh có nhiều công trình cổ kính hay công trình tâm linh thường dùng cây vạn tuế để làm đẹp và mang tính phong thủy cao.
Vạn tuế thuộc cây thân gỗ có thân hình trụ, thẳng sống lâu năm cao khoảng 2 – 4 mét, trên thân có nhiều vết sẹo để lại khi lá rụng dạng cây cọ. Cây vạn tuế đẹp, lá xanh tươi chứa đầy sức sống có tính kiên nhẫn và giàu tình cảm.
Lá cây vạn tuế thường được sử dụng để cắm hoa để tạo sự khỏe khoắn đối lập. Cây vạn tuế có ý nghĩa mang lại sự bền vững trong sự nghiệp, cây thiên tuế được cho là 10 năm mới nở hoa và hoa này mang rất nhiều tài lộc cho gia chủ.
Cách trồng và chăm sóc cây vạn tuế+ nhân giống cây vạn tuế tự nhiên bằng hạt
Cách này an toàn nhất cây con có tỷ lệ sống cao khỏe mạnh tuy nhiên nhược điểm là cây vạn tuế rất ít ra hoa kết quả. Theo thông kê trung bình cây vạn tuế triên 10 năm tuổi mới bắt đầu ra hoa kết quả lứa đầu tiên.
+ nhân giống cây vạn tuế bằng phương pháp tách cây con
Cách này được sử dụng nhiều hơn cả tuy nhiên nên chọn cây mẹ khỏe mạnh xanh tốt để tránh cây con bị các bệnh do cây mẹ mang lại dẫn đến phát triển không tốt.
Cây vạn tuế khá dễ tính dễ trồng ưa ẩm loại đất nên sử dụng là đất thịt trộn với một chút phân động vật trộn đều đem ủ khoảng 10 ngày sau đó sử dụng đất này để trồng cây mới. Tuần tưới nước hai lần nếu muốn lá cây xanh tốt thì xịt nước trực tiếp lên lá cây hai lần/ngày.
Cây vạn tuế rất dễ trồng và chăm sóc vì cây sống khỏe mặc dù vậy cây có tốc độ sinh trưởng chậm. Tuy nhiên một vài tạp chí cảnh báo mọi người không nên tiếp xúc hoặc dùng tay bứt lá hạt vỏ cây vạn tuế vì có thể ngộ độc.
Cụ thể hợp chất alkaloid trong cây có thể gây ung thư và acid amin là nguyên nhân gây rối loạn thần kinh mãn tính ngay trong hạt vạn tuế còn có chất cikaxin độc tính rất cao. Các nhà khoa học khuyên không nên tiếp xúc thường xuyên hoặc đặt cây vạn tuế trong phòng kín bởi rất dễ gây ngộ độc cho con người và vật nuôi.
Công dụng của cây vạn tuếCây van tuế được sử dụng nhiều để trang trí trong các lễ hội hoa hoặc đám cưới với giá trung bình từ 2 – 5 nghìn/ lá. Với dáng hình đẹp dễ uốn lượn để tạo hình nên rất được ưa chuộm tại các tiệm hoa tươi, hiện nay nghề trồng vạn tuế lấy lá bán cho các thành phố lớn cũng rất phát triển.
Ít người biết hạt cây vạn tuế có tác dụng chữa bệnh rất lớn theo Đông Y hạt lá rẽ cây đều có thể làm thuốc. Lá có tác dụng thu liễm chỉ huyết giải độc. Hoa có tác dụng lý khí chỉ thống, tích thật có tinh, hạt có tác dụng bình can, giáng huyết áp. Rễ có tác dụng phong hoạt lạc, bổ thận. Tuy nhiên các thành phần đều có độc tố nên cần phải làm sạch trước khi sử dụng trên con người.
Cám ơn Vườn Cây Việt chuyên cung cấp cây cảnh phong thủy, cây ăn quả trồng trong chậu, cây cảnh thủy sinh… đã cung cấp thông tin để thực hiện bài viết này!
Keyword: Ý nghĩa phong thủy và tác dụng của cây thiên tuế, vạn tuế
Cách Chăm Sóc Cây Vạn Tuế
Cây Vạn Tuế có sức sống mãnh liệt, chịu nóng, chịu hạn tốt, do đó kỹ thuật trồng cây Vạn tuế trang trí tiểu cảnh sân vườn tương đối đơn giản được nhiều người áp dụng trồng khắp nơi từ vườn nhà cho tới công viên, cây công trình, đình, chùa..Bên cạnh đó ta cần chú ý tới cách chăm sóc cho cây.
Vạn tuế không yêu cầu chăm sóc đặc biệt do có khả năng thích ứng cao với điều kiện ngoại cảnh. Tuy vậy song cũng không nên để cây bị hạn hoặc quá ẩm ở đất sẽ ảnh hưởng đến khả năng ra lá của cây.
Hình: Cây vạn tuế cỡ lớn
Cần chú ý khi cây ra lá non cần giữ gìn không làm gãy, gập hoặc rơi rớt nước phân lên các lá non này nhất là những cây con thân cây vẫn còn thấp. Cứ khoảng 2-3 tháng nên tưới cho cây bằng nước phân chuồng 1/20 để giữ bộ lá xanh đậm và tăng khả năng ra lá cho cây.
Cây vạn tuế là cây ưa sáng nhưng không ưa phơi nắng, nhất là lá non, trong thời kỳ ra lá non cần phải để trong râm. Nếu râm vừa phải, cây sẽ xanh. Thời gian để trong nhà không nên quá nửa tháng, nên thay đổi để ngoài sáng một tháng rồi lại mang vào nhà. Lá non cây vạn tuế có tính xu quang, muốn làm cho lá mượt thì trong kỳ sinh trưởng cứ 3 – 5 ngày lại xoay chậu 180°, cho đến khi lá định hình, màu lá chuyển từ xanh nhạt sang xanh thẫm mới thôi.
Hình: Cây vạn tuế nhỏ
Cây vạn tuế có tính chống chịu rét. Ở miền Nam có thể để ngoài trời nhưng cần chú ý đến độ ẩm. Lượng bốc hơi sinh lý của vạn tuế nhỏ, những ngày trở mưa phùn hoặc mưa dầm, đất nén chặt làm cho rễ vạn tuế thối, gây chết cây. Đất chậu chỉ cần hơi ẩm là được, không nên tưới nhiều, càng không nên để úng nước. Là một loại cây xanh trồng đô thị – Vạn tuế có khả năng chống chịu hạn nhưng để khô lâu cũng gây héo rễ, không có lợi cho cây sinh trưởng. Trong mùa sinh trưởng nên đảm bảo cung cấp nước. Vào buổi sáng và buổi tối nên phun một ít nước lên lá và ngọn, đặc biệt phải bảo vệ lá non không được để héo.
Hình: Cây vạn tuế
Do cây vạn tuế mọc chậm, nên nhu cầu phân bón là không lớn, chỉ cần bón đủ phân lót.. Tỷ lệ N:P: K là 1:1:2, đồng thời mỗi năm bón một lần FeSO 4 0,5%. Đến mùa xuân có thể cắt bớt lá già để cây tăng sinh trưởng chiều cao. Muốn cây tiếp tục sinh trưởng, sau khi hoa nở mấy ngày liền cắt bỏ để cho cây mọc chồi đỉnh; nếu muốn có quả hạt thì tiến hành thụ phấn nhân tạo. Lá cây vạn tuế thường mọc chồng lên nhau, không khí không lưu thông hoặc nóng nực oi bức rất dễ bị rệp sáp và bệnh bồ hóng, phải kịp thời phun thuốc Rogor hoặc Monocrotophos hoặc Dichlorophos 0,1% để phòng bệnh .
Những loại cây phong thủy trong phòng làm việc nên chọn Mua nhà trung tâm, bài toán khó khăn
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Thiên Tuế trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!