Bạn đang xem bài viết Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Mai được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cây mai vàng tượng trưng cho mùa xuân ở miền Nam, mang đến may mắn, thịnh vượng, sung túc đến với gia chủ.
Cây mai có nhiều giống loài khác nhau, thường được trồng chậu trang trí, tạo dáng bonsai hoặc trồng trong sân vườn.
a). Nhân giống hữu tính: Đây là cách trồng mai bằng hạt. Cách trồng này có ưu điểm là số lượng mai con nhiều, không tốn kém, mất ít công sức. Tuy nhiên, cây mai thường không mang những đặc tính tốt của cây mẹ (hoa nhỏ, ít cành hơn, màu sắc có khi khác với cây mẹ…).
b). Nhân giống vô tính: Đây là cách trồng mai được tiến hành bằng việc chiết cành, ghép cành, hoặc giâm cành. Cách nhân giống này giúp cây con giữ được trọn vẹn những đặc tính của cây mẹ. Tuy vậy, với cách nhân giống này, mai không thể sản xuất đại trà với số lượng lớn.
* Chiết cành: Chọn một cành nhỏ của cây mai mẹ, cắt một khoanh vỏ có chiều dài khoảng 3-4 phân, cố tránh đừng để vết cắt phạm vào phần gỗ bên trong, bóc khoanh vỏ đó đi. Sau đó, dùng hỗn hợp đất với phân chuồng hoai nhào dại cho dẻo rồi ốp chặt vào xung quanh vết cắt, bên ngoài dùng vải dày hay bao bố hoặc xơ dừa bó lại cho thật chặt. Hàng ngày phải năng tưới nước cho bầu đất đó được ẩm cho đến vài ba tháng sau, khi bầu đất có nhiều rễ con bắn ra ngoài là lúc cắt nhánh đó rời khỏi cây mẹ.
* Ghép cành (tháp cành, tháp cây): là dùng cành của cây mẹ đem ghép vào cây mai khác để tạo cây mai mới mang những đặc tính của cây mai mẹ.
Có một cách ghép khác là ghép mắt, là lấy mắt lá, chồi non từ cây mẹ để ghép sang một cây khác làm gốc ghép.
* Ghép tam giác: Lấy một cây mai làm gốc ghép, lựa một chỗ trên gốc cây để ghép cành hay ghép mắt, dùng mũi dao nhọn rạch một hình tam giác nhỏ tương đương hột bắp rồi bóc lớp vỏ đó ra.
Dùng dao bén tách ra một chồi nhỏ hay một mắt lá của cây mai mẹ đem áp vào chổ tam giác vừa được lột vỏ của gốc ghép. Sau đó, dùng dây vải hoặc băng keo băng mắt ghép lại. Sau vài tuần, thấy chồi ghép hay mắt ghép xanh tươi có nghĩa là thành công.
Một gốc ghép có thể ghép được nhiều chồi hay nhiều mắt ghép. Ta thấy một cây mai ghép có nhiều màu hoa khác nhau chính là do cách ghép này.
* Ghép nêm: Dùng dao vạt hình cái nêm trên cành ghép và hình lỗ nên trên gốc ghép (hay làm ngược lại) rồi ráp khít hai bộ phận trên lại với nhau. Yêu cầu là cành ghép và gốc ghép phải có đường kính bằng nhau hay gần bằng nhau và cả 2 cây phải có độ tuổi ngang nhau mới tốt.
Đặt 2 mối khít với nhau, ta dùng dây cao su hoặc dây nylon quấn chặt bên ngoài vết ghép cho chắc chắn.
Cây mai hoa vàng ưa sáng, hơi chịu bóng, chịu hạn, sợ ngập nước, có khả năng chịu rét, nhưng sợ gió. Cây mai hoa vàng thường được trồng nơi kín gió hướng Đông Nam. Mai hoa vàng cần nhiều phân, thích hợp với đất tơi xốp nhiều mùn, thoát nước, hơi chua. Bộ rễ mọc chùm, chịu tỉa khả năng ra rễ nhanh. Ra hoa trước, mọc lá sau, trong năm trên cành mọc nhiều nụ hoa.
* Tưới nước: Cây mai tuy chịu nắng hạn, nhưng không có nghĩa là có khả năng chịu hạn cao. Trong mùa nắng, ta nên chăm lo tưới nước. Với mai trồng đại trà ngoài vườn, mỗi ngày hoặc cách ngày tưới nước một lần mới tốt. Tưới thẳng vào gốc và xịt nước với tia nhỏ lên khắp tán lá lại tốt hơn. Nên tưới vào lúc sáng sớm (trước 9 giờ) hoặc tưới vào lúc chiều mát.
Vào mùa mưa, mai trồng trong vườn khỏi tưới cũng được, trừ trường hợp nhiều ngày nắng gắt kéo dài thì phải tưới nước để giữ đất đủ ẩm. Mai kiểng trồng trong chậu thường bị khô nước vì đất chứa trong chậu quá ít nên không giữ ẩm được lâu. Do đó, mai kiểng trồng trong chậu phải tưới nước mỗi ngày, ngày tưới 2 lần (sáng, chiều).
Phải chú ý đến độ rút nước của từng chậu, nếu thấy có tình trạng úng nước phải dùng que nhỏ thông ngay, nếu để lâu cây mai sẽ bị chết vì bộ rễ bị hư.
Lúc này yêu cầu đạm và lân nhiều hơn, kali ít cũng được. Có thể dùng phân Đầu Trâu NPK 20-20-15TE, xới đất lên bón, lấp đất lại. Lượng bón mỗi lần không cần nhiều: khoảng 40-50 g/chậu chứa 50-60kg đất (đối với cây trồng ngoài đất lượng bón tương tự như trong chậu nhưng bón xa gốc cây, khoảng rìa ngoài của tán cây), tưới đủ nước thường xuyên (trong mùa khô). Mỗi tháng bón 2-3 lần, quan sát thấy cây ra lá, cành lá xum xuê là được. Nếu thấy lá quá đậm thì giảm số lượng cũng như số lần bón xuống.
Vào mùa mưa từ tháng 6-10 dương lịch, dùng NPK Đầu Trâu 13-13-13TE để bón, mỗi lần bón 40-50g/chậu chứa 50-60kg đất, 15-20 ngày bón một lần. Bón các loại phân trên đã cung cấp đầy đủ các chất đa lượng và vi lượng cho mai. Tuy nhiên khi thay đất hoặc sau 3-4 tháng kể từ khi thay đất có thể bón thêm phân chuồng: phân bò, heo, gà vịt đã ủ kỹ kết hợp với tro trấu cũng rất tốt.
Khi kết thúc mùa mưa: khoảng giữa tháng 11 dương lịch. Tiến hành xem lại dáng cây, cành lá đã thỏa mãn chưa. Có thể tỉa lại một lần nữa rồi chỉ tưới nước dưỡng cây.
* Diệt cỏ dại, bắt sâu: Cỏ dại tranh ăn chất bổ của phân được bón vào đất, vì vậy cần phải tiêu diệt ngay. Nên diệt cỏ vào trước mùa mưa hàng năm. Về sâu bệnh, cây mai có đặc tính kháng bệnh cao, nên ít bị sâu rầy phá hại, thế nhưng không phải là không có. Chúng ta nên quan sát, nếu phát hiện có sâu rầy thì nên tận diệt ngay. Một số sâu, rầy chính hại cây mai: Sâu đục thân, rầy bông, sâu tơ, sâu nái.
Cây Mai Tứ Quý – Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Mai Tứ Quý
THÔNG TIN CHI TIẾT
Tên khoa học: Ochna serrulata hay Ochna atropurpurea
Họ: Ochaceae
Đặc điểm nổi bật của cây mai tứ quý
Mai tứ quý thuộc cây thân gỗ có thể cao từ 2-3m, có một số cây ở Thái Lan và một số nơi ở khu vực Châu Á có thể cao tới 8m. Cây phân cành nhánh khá nhiều vì thế nó có tán khá rộng theo chiều cao của cây, vỏ cây có màu nâu, sần sùi. Cành giòn dễ gãy.
Lá cây mai tứ quý nhỏ có màu xanh đậm. Phiến lá nhẵn, mép có răng cưa thưa. Gân lá nổi lên ở mặt dưới của lá.
Ý nghĩa và tác dụng của cây mai tứ quý
Cây mang ý nghĩa may mắn, hạnh phúc, đoàn viên. Những dịp tết đến xuân về khi được ngắm nhìn những cây mai vàng con người ta sẽ cảm thấy ấm lòng. Cây còn giúp cho gia chủ sung túc, tài lộc đầy nhà.
Thời điểm hoa chưa nở cây cho lá xanh quanh năm, ít sâu bệnh lại chịu nắng tốt vì thế cây được trồng để trang trí là đẹp cảnh quan xuynh quanh. Nếu trồng cây mai tứ quý lâu năm cây sẽ trở thành cây cảnh cổ và có giá trị rất lớn.
Cách trồng và chăm sóc cây mai tứ quý
Cây mai tứ quý có thể trồng bằng hạt, lưu ý nên chọn những hạt mai đã già, có màu đen nhánh rụng dưới đất để làm hạt giống. Sau đó ta ngâm hạt trong nước ấm khoảng 50-52 độ C trong vòng từ 8-10 tiếng để kích thích cho hạt nảy mầm. Trong thời gian ngâm hạt nên chú ý thay nước thường xuyên. Tiếp đến ta vớt hạt ra và ủ trong cát ẩm một vài ngày cho hạt nứt nanh mới bắt đầu gieo hạt xuống đất.
Đất trồng cây phải là đất thịt nhẹ nhiều chất dinh dưỡng, không bị nhiễm phèn hay đất chua. Còn nếu trồng cây trong chậu cần trộn đất với phân bón hữu cơ theo tỉ lệ 7:3. Điều đặc biệt là đất cần thoát nước tốt tránh ngập úng nhất là khi trời mưa.
Việc tưới nước cho cây cũng khá quan trọng, ta nên tưới nước hợp lý cho cây. Và nếu thấy hiện tượng lá héo hay hoa rụng hàng loạt thì nên bón phân hay điều chỉnh lại lượng nước tưới, nếu là sâu bệnh cần trồng riêng và trị bệnh nhanh chóng.
Cây mai tứ quý – cách trồng và chăm sóc cây mai tứ quý
3.1
(62.86%)
7
vote[s]
(62.86%)vote[s]
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Mai Xanh
Hoa mai xanh có tên khoa học là: Petrea volubilis, tên tiếng anh là Queen’s Wreath. Mai xanh thái là Giống cây dễ trồng và dễ chăm sóc, chú ý vài điều cơ bản bạn có 1 cây mai xanh ra hoa thật đẹp.
Bán cây hoa mai xanh
+ Hoa mai xanh là loại cây có hoa leo thân gỗ, thân màu xám, chiều cao có thể lên đến 12m. + Lá cây mai xanh hình bầu dục, tương đối to, dài từ 12 – 24cm, cứng, có vân, khi sờ vào có cảm giác giống như giấy nhám. + Hoa mai xanh mọc thành cụm khoảng 30cm, từ 15 -30 bông hoa, có màu xanh hoặc tím cà, khi nở cánh hoa cuống cong nhẹ.
Bán cây mai xanh Thái giống
+ Hoa mai xanh là biểu tượng của sự hạnh phúc, giàu sang phú quý, trồng cây trong nhà sẽ mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ. + Hoa mai xanh Thái dễ trồng, lại dễ chăm sóc, với vẻ ngoài đẹp nên thường được trồng giàn tại ban công hoặc trồng trước cửa, ven rào.
Hoa mai xanh thái đẹp
+ Đất trồng: Cây mai xanh dễ tính, có thể trồng được ở các loại đất. Tuy nhiên, để cây sinh trưởng và phát triển nhanh, khỏe mạnh; bạn nên chọn loại đất giàu chất dinh dưỡng để nuôi cây, đảm bảo độ ẩm và thoát nước tốt. Với cây mai xanh trồng trong chậu, nên chú ý chọn chậu to, phù hợp với kích thước cây. Trộn đất trồng với phân chuồng hoai mục, phân trùn quế hoặc mùn cưa vỏ trấu, sau đó ủ và phơi trước khoảng 10 ngày trước khi tiến hành trồng cây mai xanh để có thể diệt hết vi khuẩn nấm mốc.
Mai xanh Thái leo giàn đẹp
+ Hoa mai xanh có 2 cách trồng từ gieo hạt hoặc giâm cành. Tuy nhiên phương pháp gieo hạt sẽ mất thời gian hơn và không hiệu quả. Bạn có thể mua cây giống hoa mai xanh để trồng tại nhà. + Trước khi trồng, bạn cần tiến hành làm tơi đất, đào hố nhỏ vừa đủ với cây mai xanh. Rồi tháo túi hoặc chậu nhựa của cây, đặt cây xuống và lấp đất đầy hố. Cuối cùng tưới đẫm nước cho cây mai xanh hồi phục và phát triển.
Trồng cây mai xanh ven cổng
+ Tưới nước: Sau khi trồng xong, cây mai xanh cần nước để hồi phục và phát triển. Vì vậy giai đoạn mới trồng bạn cần cung cấp đầy đủ nước cho cây. Vào mùa nắng, bạn tưới nước hai hoặc ba lần một tuần để giữ ẩm cho đất. Vào mùa mưa, bạn cần giảm lượng nước tưới hoặc ngưng tưới. Tiến hành thoát nước kịp thời cho cây nếu thấy tình trạng ngập úng, dư nước tránh dẫn đến thối rễ. + Nhiệt độ: Cây mai xanh ưa ánh sáng mạnh, ưa nắng, càng nhiều nắng hoa mai xanh càng đẹp. Vì vậy nên trồng cây mai xanh ở nơi có nhiều nắng, nhiệt độ phù hợp để cây phát triển tốt.
Giàn cây hoa mai xanh đẹp leo tường rào
+ Bón phân: Trung bình khoảng một năm từ 2-3 lần; sử dụng phân NPK hòa tan với nước và tưới vào gốc. Hoặc bạn có thể sử dụng các loại phân hữu cơ như trùn quế, phân bò hoai. Mỗi lần cách nhau khoảng 3 tháng. Đến đầu mùa xuân khi cây hoa mai xanh chuẩn bị ra hoa, bạn tiến hành bón thúc để cây ra hoa đẹp hơn. + Cắt tỉa cành hoa mai xanh: Cần cắt tỉa các cành mọc vượt, bị sâu bệnh, cành tăm, cành khô; hay những cành không ra hoa thường xuyên để cây tập trung dinh dưỡng nuôi các cành chính. Đồng thời giúp cây thông thoáng, tránh được sâu bệnh. Ngoài ra, để hoa mai xanh ra vào đúng dịp tết bạn nên tiến hành tuốt lá trước 60 ngày.
Cây mai xanh Thái trồng bầu khỏe mạnh
– Mua hoa mai xanh ở đâu? Địa chỉ bán hoa mai xanh?
Lambancong bán cây hoa mai xanh tại Hà Nội, cây khỏe, trồng bầu. Giá cây mai xanh phụ thuộc vào chiều cao, có hoa hay không. Cây mai xanh Thái có hoa, có cây to cây nhỏ tùy thời điểm. Khách hàng có nhu cầu mua cây mai xanh Thái liên hệ hotline/zalo: 0962.136.986 hoặc 09122.55500 để được gửi ảnh và báo giá.
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Bạch Tuyết Mai
Chăm sóc cây Bạch Tuyết Mai cần nhiều kĩ năng. Do là loại cây bonsai nên đòi hỏi những hiểu biết về cách chăm sóc cũng như tạo hình cho cây.
1. Cách chăm sóc cây Bạch Tuyết Mai
Thay chậu: Cách 2-3 năm vào cuối mùa xuân với 50% đất 20% than bùn và 30% cát to.
Xén tỉa và giằng dây: Trong lúc thay chậu tỉa ngắn các rễ và loại bỏ những cành không cần thiết. Kiểm tra vị trí thân và các cành vào các mùa. Tránh cho phần vỏ cây bị dây giằng có thể làm cho thân và các cành đổi hướng
Tưới nước thường xuyên, tránh để khô hạn hay ngập úng.
2. Những điều cần lưu ý về cách chăm sóc cây Bạch Tuyết Mai
2.1. Điều kiện sinh thái
Cây phát triển tốt trong điều kiện khí hậu mát mẻ, có nắng nhẹ, tránh ánh nắng gay gắt vào buổi trưa và không chịu được ngập úng nước.
2.2. Chọn cây
Khi mua cây ở tiệm, bạn nên chọn cây có thân to chắc, trông khỏe mạnh, tránh chọn những cây có thân ốm yếu vươn cao hay ngã quẹo vì đối với những cây yếu kém như vậy khi đem về chúng ta phải cắt tỉa và chăm bón lại một thời gian thì cây mới phục hồi.
2.3. Đất trồng
Chuẩn bị đất trồng cần bổ sung thêm mùn hoặc phân hữu để cung cấp dinh dưỡng cho cây và tạo độ thoáng cho đất, giúp đất thoát nước tốt và tránh ngập úng.
2.4. Tưới nước
Cần tưới đủ nước cho cây để cây luôn tươi tốt, tránh tưới quá nhiều làm ngập úng, thối rễ hoặc chết cây. Tốt nhất là tưới 2 ngày/lần, tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát.
2.5. Bón phân
Cần bón phân đầy đủ cho cây để cây phát triển tốt và cho hoa nhiều, lâu tàn.
Quy trình trồng và chăm sóc cây lan ý thủy sinh (cây trồng và nước, chậu trồng, quy trình trồng lan ý, cách chăm sóc lan ý (cung cấp ánh sáng, tỉa lá,…)),…
Cây ráng ổ phụng hợp mệnh gì, tuổi gì, giới thiệu tổng quan cây ráng ổ phụng, ý nghĩa cây ráng ổ phụng trong phong thủy,…
Cách trồng và chăm sóc cây kim ngân lượng (tìm hiểu một số điều cơ bản về cây kim ngân lượng, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây kim ngân lượng,…)
Nguyên nhân gây hiện tượng vàng lá cây kim ngân và cách khắc phục hiện tượng vàng lá cây kim ngân,…
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Mai trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!