Bạn đang xem bài viết Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hồng Môn Cho Hoa Đẹp được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách trồng và chăm sóc cây hồng môn đúng kỹ thuật để hoa nở đẹp. Một vài cách đơn giản để trồng và chăm sóc hoa hồng môn thật bổ ích cho những ai yêu hoa và thích trồng hoa.
Cách trồng hồng môn đơn giảnĐối với những châu trồng 1 thân hay 2 thân thì bà con trồng trực tiếp vào chậu luôn. Đối với những chậu từ 3, 4, 5 thân thì đầu tiên bà con trồng trong các chậu nhỏ trước.
Cách trồng như sau: Đầu tiên bà con chọn những cây có độ lớn tương tự như nhau, sau đó ta chia đều khoảng cách trong chậu. Mục đích trồng ở trong chậu nhỏ trước là để hạn chế diện tích và điều kiện chăm sóc cũng ít hơn.
Đối với những chậu trồng từ 4-5 thân thì bà con cũng làm tương tự như những chậu trồng 3 thân. Sau thời gian trồng từ 3-4 tháng mỗi cây có từ 3-4 lá lúc nầy cây yêu cầu dinh dưỡng nhiều hơn vì thế chúng ta cần chuyển từ chậu nhỏ sang chậu to.
Kỹ thuật chuyển như sau: Dùng tay gỡ bỏ chậu nhỏ ra làm sao cho phần bầu rễ vẫn còn nguyên vẹn, cho 1 ít đất vào chậu to và để phần cây vừa lấy ra vào giữa chậu to sau đó ém đất xung quanh cho thật chặt. Sau khi chuyển sang chậu to hơn chúng ta tưới nước và chuyển vào khu vực dưỡng cây.
Lưu ý trong kỹ thuật trồng cây hồng môn
– Giá thể trồng cây phải tơi xốp, ta sử dụng trấu hun và đất phù sa với tỉ lệ phối trộn là 2 trấu và 1 đất.
– Với bà con nông dân thì sử dụng cây giống tách thân là phù hợp nhất, mỗi cây giống phải đảm bảo từ 1-2 rễ
– Khi trồng tuyệt đối không được bón lót phân, cây sau khi trồng chỉ tưới nước , độ 1-2 ngày bà con tưới 1 lần.
– Ngay sau khi trồng cây phải để cây nơi râm mát để không bị héo.
Kỹ thuật chăm sóc và bón phânSo với nhiều loại hoa và cây cảnh khác thì việc chăm sóc cây hoa hồng môn tương đối đơn giản, tuy nhiên để lên xanh tốt đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của của người chơi cây cảnh thì người trồng phải lưu ý một số công việc trong kỹ thuật chăm sóc cây hoa hồng môn
– Sau khi để cây giống ở nơi râm mát từ 10-15 ngày ta chuyển sang khu vực dưỡng cây ,trong thời gian ở khu vực dưỡng cây chúng ta cũng chỉ nên tưới nước .
– Trong giay đoạn dưỡng cây bà con chú ý không nên tưới nước phân, bởi vì lúc nầy rễ phát triển chưa được hoàn chỉnh vì thế nếu ta tưới nước phân vào thì cây sẽ bị héo không phát triển được
– Sau khi đưa cây giống ra khu vực dưỡng cây từ 50-60 ngày thì ta có thể tưới nước phân. Nước phân bà con có thể dùng nước giải với nồng độ từ 1-2 phần 10 tuỳ theo độ to nhỏ của cây. Nồng độ tưới của phân tuỳ theo độ to nhỏ của cây , ta có thể tưới từ 1/10 – 3/10. Mỗi tuần tưới nước phân 1 lần , nước tưới từ 1-2 lần tuỳ theo trời nắng hay mưa. Ngoài nước giải, phân chuồng , có thề bón phân NPK tổng hợp hoặc là tổng hợp phân hữu cơ dạng viên chậm tan. Nếu dùng loại phân nầy thì 5-6 tháng bà con có thể bón phân 1 lần.
Cây hồng môn là cây ưa ánh sáng vừa phải vì thế ta cần phải làm giàn để giảm độ sáng. Yêu cầu của giàn là độ cao cách mặt đất từ 2-2,5 mét. Bà con có thể dùng cọc tre, gỗ hoặc cọc xi măng để làm cột, phía trên ta dùng lưới đen để phủ làm giảm bớt độ chiếu sáng.
Để cây sinh trưởng và phát triển tốt cho nhiều lá và hoa bà con cũng chú ý nhiều vào việc dọn sạch cỏ để hạn chế sự cạnh tranh về chất dinh dưỡng của cây. Giữ ẩm cho cây cũng là công việc cần duy trì đều đặn nhằm giúp cây xanh tốt, lá cây được bóng mượt. Tuy nhiên tránh tưới sũng nước vì sẽ làm thối rễ cây.
Cây hồng môn là loại cây rất ít bị sâu bệnh vì thế bà con không cần dùng thuốc bảo vệ thực vật, chỉ duy nhất là bị bệnh virus xoắn lá. Bệnh nầy do một loài virus gây nên làm cho lá bị xoăn lại và không có khả năng cho ra hoa. Đối với những cây bị bệnh virus chúng ta cần phải loại bỏ vì thứ nhất là không ra hoa, thứ hai là dễ bị lây truyền vì thế đối với những cây nầy cần tuyệt đối loại bỏ.
Những lưu ý khi trồng cây hồng môn– Thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây. Mỗi tuần tưới từ 1-2 lần tuỳ theo trời nắng hay mưa.
– Khi cây được từ 50-60 ngày bà con mới được tưới nước phân cho cây
– Bà con cần làm giàn để làm giảm ánh nắng chiếu trực tiếp cho cây nếu để ánh sáng chiếu trực tiếp ,cây dễ bị cháy lá làm xấu cây.
Cây hoa hồng môn thường được các gia đình dùng làm cây cảnh để trang trí nội thất ở trong nhà. Khi đặt trong nhà cây phải được chăm sóc thích hợp để luôn khỏe mạnh và xanh tốt.
– Khi đưa cây vào đặt trong nhà nên chọn nơi đặt phù hợp để cây phát triển bình thường. Ta có thể đặt cây ở ban công không có ánh sáng chiếu trực tiếp hoặc đặt cây ở gần cửa sổ , tránh những nơi có gió quạt điện, điều hoà thổi trực tiếp vào cây.
– Để đảm bảo độ ẩm cho cây ta nên dùng bình phun sương để tạo hạt nước nhỏ phun lên lá giữ cho lá luôn tươi và độ ẩm của giá thể vừa đủ, từ 2-3 ngày ta có thể phun một lần.
– Trong thời gian để trong nhà ta có thề dùng phân viên bón thêm cho cây, nếu cây để trong nhà quá lâu thì cây sẽ bị yếu cho nên cứ từ 3-4 tháng ta đưa cây ra ngoài một lần. Chú ý khi đưa cây ra ngoài, ta không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cây.
Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hồng Môn Ra Hoa Đẹp
Cách trồng cây hồng môn
Là cây dễ trồng và chăm sóc, bạn chỉ cần chú ý những đặc điểm sau là đã có ngay chậu hồng môn ra ra đẹp.
Giới thiệu bạn 2 cách trồng với 2 môi trường sống khác nhau: Trông vào chậu đất và trồng thuỷ canh.
Trồng cây vào chậuCây hồng môn là cây có hoa, nên đất trồng cây phải có nhiều đinh dưỡng. Trộn đều hỗn hợp đất trồng tơi xốp giàu mùn như 1/4 xơ dừa, 2/4 đất sạch, 1/4 phân bò hoai. Sau khi trồng cây vào chậu, tưới nước cho cây 2-3 lần/ tuần.
Trồng cây vào nước (thuỷ sinh)Cây được rửa sạch rễ, sau đó cho vào bình thuỷ tinh chứa nước sạch, bạn nên sử dụng nước máy là tốt nhất. Bạn chú ý thường xuyên thay nước và cung cấp dĩnh dưỡng thuỷ canh cho cây 1 lần/tuần.
Cây hồng môn có bộ rễ tương đối nhiều và sống khoẻ, cây sống tốt trong môi trường thuỷ canh. Đối với những bạn thích nuôi cá, muốn không gian thêm sinh động hơn thì trồng cây hồng môn vào chậu cá của mình. Cây không những làm đẹp và rễ cây còn có tác dụng lọc sạch nước cho chậu cá.
Cách chăm sóc cây hồng môn xanh tươi ra hoa đẹpKhi cây sinh trưởng và phát triển khoẻ thì sẽ mang đến phong thuỷ tốt cho bạn. Cây hồng môn không đòi hỏi chăm sóc nhiều.
Ánh sáng: Với ánh sáng nắng trực tiếp làm cho lá bị cháy, cây chỉ thích hợp ánh sáng bán phần. Những nơi có ánh sáng nhẹ chiếu vào như ban công, cửa sổ giúp lá cây phát triển và hoa đậm màu.
Nhiệt độ: Môi trường không khí thoáng mát, là điều kiện thích hợp nhất. Cây đặt văn phòng làm việc có máy lạnh, là điều kiện lý tưởng cho cây.
Nước tưới: Cây không đòi hỏi chế độ nước nhiều, tưới nước 2-3 lần/ tuần là đủ.
Chế độ dinh dưỡng: Điều quan trọng để cho hoa đẹp, nên bổ sung phân bón cho cây 1 lần/tháng, loại phân NPK chuyên dùng cho cây kiểng, mỗi chậu 1 muỗng cà phê rãi quanh gốc, cách xa rễ từ 5-10cm tránh gây cháy rễ.
Những câu hỏi thường gặp với cây hồng môn Cây có độc không?Ngoài mục đích trang trí không gian sống, thanh lọc không khí thì bạn không được sử dụng cây với mục đích khác, tránh ăn phải cây.
Theo các nhà nghiên cứu, toàn thân cây hồng môn có độc, nếu người và động vật ăn phải dễ bị đau rát cổ họng, sưng miệng và làm cho da bạn bị mụn ngứa. Việc trưng bày cây bạn củng nên chú ý, tránh để gần tầm tay của trẻ em để đảm bảo an toàn cho gia đình bạn.
Cách nhân giống cây hồng môn như thế nào?Hiện nay cách nhân giống phổ biến nhất là nuôi cấy mô từ lá và tách cây con. Những phương pháp đem lại năng suất, chất lượng và tỉ lệ cây sống sót rất cao.
Tách cây con từ cây mẹ đơn giản, khi cây con có từ 3-4 lá non chúng ta mới tiến hành tách. Cắt rời cây con khỏi cây mẹ, cây con có 1-2 rễ, bạn chăm sóc cây con từ 1 – 2 tháng cây sẽ ra hoa và sinh trưởng phát triển to khoẻ như cây mẹ.
Loài sâu bệnh hại nào thường gặp trên cây hồng môn?Là cây trồng ít sâu bệnh tấn công. Nhưng chúng ta cần phải chú ý cách phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời nếu thấy cây có biểu hiện bệnh hại.
Trên cây thường xuất hiện những bệnh hại sau: Vàng lá, thối rễ, thối thân, virus xoắn lá, đốm lá.
Do môi trường sống ẩm ướt, không thoáng khí tạo điều kiện cho bệnh hại tấn công. Sử dụng các thuốc hoa học để phòng bệnh khi cây còn nhỏ như: Coc 85, dung dịch Boocđô, phun phòng bệnh từ khi cây 3-5 lá đến khi cây ra hoa thì ngừng phun, cách 10 ngày/lần.
Sử dụng những loại thuốc hoá học Regent 0.3G dạng viên, rải vào chậu trồng cây, nhằm hạn chế sâu hại tấn công.
Thường xuyên tỉa lá già, lá bị vàng nhằm hạn chế đáng kể bệnh hại, và côn trùng tấn công.
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hồng Môn
Cây hồng môn có hoa tựa hình trái tim, lá cây có màu xanh mướt, hoa màu đỏ thắm rất rực rỡ. Loại cây này thường được sử dụng làm cây công trình, trồng trong các công viên, vườn hoa hay trang trí sân vườn. Ngoài ra chúng có thể trồng trong chậu và làm cảnh trong nhà tô điểm cho không gian thêm lộng lẫy. Là giống cây thuộc họ ráy xuất phát từ vùng Trung, Nam Mỹ và hiện nay du nhập về Việt Nam với số lượng nhiều.
Cây hồng môn thường mọc thành bụi và sống rất lâu năm đặc biệt chúng không chịu được ánh nắng trực tiếp. Chúng đa dạng về sắc màu, nếu khi hoa còn nhỏ sẽ cho màu đỏ rực đến khi trưởng thành sẽ có màu đỏ nhạt và khi già đi hoa sẽ có màu cam nhạt. Thông thường loại cây này có 3 loại chính là đại hồng môn, trung hồng môn và tiểu hồng môn, nhưng trong đó loại cây đại hồng môn được trồng nhiều và ưa chuộng nhất hiện nay.
Cách chăm sóc cây hồng môn
Cây hồng môn là một loại cây cảnh đẹp, khi được trồng trong khuôn viên nhà hay nội thất nhà đều cần được chăm sóc một cách cẩn thận để cây luôn xanh tươi mát và cho hoa đẹp rực rỡ hơn. Vậy nên các bạn cần phải lưu ý một số điểm khi chăm sóc cây hồng môn như sau:
Nước: Đối với loại cây này chúng không cần quá nhiều nước nên bạn chỉ cần tưới một lượng nước vừa phải cho cây. Có thể 2 hoặc 3 lần trong 1 tuần và ngay cả thời tiết nắng nóng cũng không nên tưới quá nhiều nước bởi rễ của cây không hút được quá nhiều nước 1 lúc. Phân bón: Cây cũng không cần bón phân nhiều lần hoặc bón quá nhiều loại phân. Chỉ cần trong 1 tháng bạn bón cho cây phân NPK 1 lần để giúp cây luôn xanh tươi tốt là đủ. Ánh sáng: Là loại cây ưa ánh sáng như lại không chịu được ánh sáng nắng trực tiếp chiếu vào cây. Chúng còn có khả năng sống tốt trong bóng râm nên thích hợp với việc trồng trong nhà. Nhiệt độ cho cây phát triển tốt và từ 20 đến 35 độ C.
Bí Quyết Trồng Và Chăm Sóc Chậu Hoa Đẹp Hồng Môn
CHẬU HOA ĐẸP HỒNG MÔN
Bí quyết trồng và chăm sóc chậu hoa đẹp hồng môn
này có xuất xứ từ những rừng mưa nhiệt đới Nam Mỹ, Hồng môn là loài hoa bén duyên với Hawai một hòn đảo xinh đẹp và được người dân nơi đây yêu mến gọi là “trái tim Hawaii”.
Chậu hoa đẹp hồng môn được xem là trái tim Hawaii
2. Đất trồng dành cho chậu hoa đẹp hồng môn
Trồng cây hồng môn trước hết chúng ta phải chuẩn bị đất trồng. Đất trồng gồm 2 phần trấu hun và 1 phần đất phù sa để tạo độ tơi xốp và giúp cho chậu cảnh có khả năng thoát nước tốt. Sau khi đã đặt cây vào trong chậu cảnh thì cần đặt cây ở nơi râm mát để cây không bị héo.
Hồng môn là cây ưa mát và độ ẩm ca, độ ẩm thích hợp thường từ 70 dến 80 % với nhiệt độ từ 18 đến 20 độ C. Nếu độ ẩm quá thấp màu lá sẽ nhạt, nếu độ ẩm quá cao thì này sẽ dễ sinh bệnh. Nhiệt độ thấp hơn 15 độ cây sẽ phát triển kém, ngược lại nếu nhiệt độ cao hơn 30 độ thì lá cây sẽ bị vàng, có thể dẫn đến chết cây.
Sau khi trồng cây thì các bạn nên tưới nước vào gốc khoảng 1-2 ngày một lần. Không nên tưới quá nhiều để tránh úng cây cũng như tạo điều kiện cho sâu bệnh.
Khi trồng hồng môn tuyệt đối các bạn không nên bón lót cho cây mà chỉ nên tưới nước. Sau khi trồng từ 10-15 ngày ở nơi râm mát, nên tiến hành sang khu vực dưỡng cây , khoảng 50-60 ngày các bạn có thể tưới nước phân hoặc dùng đỗ tương, xác động vật để chăm sóc thêm cho chậu cảnh đẹp của mình.
Chậu hoa đẹp hồng môn sẽ phát triển tốt khi được chăm sóc cẩn thận
hồng môn là loại cây cảnh tương đối dễ trồng không đòi hỏi nhiều công chăm sóc lại rất dễ sinh trưởng và phát triển. Khi đưa cây vào trong nhà, bạn có thể đặt chậu hoa đẹp này ở ban công không có ánh sáng trực tiếp hoặc ở gần cửa sổ để cây có thể phát triển tốt nhất.
Chậu hoa đẹp hồng môn có khả năng sống lâu
Hiện nay trên thị trường mới xuất hiện loại chậu hoa độc đáo và tiết kiệm không gian. Bạn có thể treo trên lan can, cầu thang hay hàng rào. Cho dù bạn có một căn biệt thự rộng thênh thang hay căn nhà nhỏ bé, thậm chí một căn hộ chung cư thì bạn hoàn toàn có thể sở hữu một khu vườn ngập tràn ánh nắng và cỏ cây. Với ý tưởng thông minh này, bạn có thể biến những hàng rào, lan can cứng nhắc thành khu vườn đầy màu sắc, đem thiên nhiên trong lành vào nhà bạn. Bạn hãy tham khảo tại ĐÂY
Cách Chăm Sóc Và Phòng Ngừa Sâu Bệnh Cho Cây Hồng Môn
Cây hoa hồng môn (cây môn hồng, vĩ hoa tròn, buồm đỏ) được phát hiện tại Colombia vào năm 1876 thuộc họ ráy Araceace và được trồng nhiều nhất tại vùng Trung, Nam Mỹ sau đó cây được nhà truyền giáo đem từ Colombia đến Hawaii và được người dân yêu mến gọi là trái tim Hawai.
Cây thuộc dòng sống lâu năm thường mọc thành bụi và có thân ngắn. Lá có hình trái tim, phiến lá xanh rộng khoảng 9 – 15 cm dài khoảng 18 – 30 cm. Cuống là hình trụ dài đến 40cm, cây nổi bật bởi bao quanh hoa hình trái tim màu đỏ ngọc, hồng, cam… hoa có màu vàng.
Đặc điểm nhận dạngĐặc tính, hình thái: hồng môn là cây thân thảo, cây mọc thành bụi. Hoa và lá có hình trái tim hoa có nhiều mày sắc như trắng, hồng, đỏ, vàng
Loài cây này có thân ngắn thường mọc thành bụi sống lâu năm sinh trưởng nhanh và chịu bóng một phần. Cây ưa khí hậu mát ẩm, có nhu cầu nước trung bình. Không chịu được ánh nắng trực tiếp, cây có thể sống ở trong môi trường thủy sinh và đất nên thường được chọn làm cây cảnh văn phòng.
Về mặt phong thủy: có hoa màu đỏ tượng trưng cho tình yêu, sự tin tưởng ấm áp về một tình yêu bất diệt. Nhiều chuyên gia phong thủy cho rằng cây hồng môn hợp với người mệnh hỏa.
có 3 loại là: Tiểu Hồng Môn, Trung Hồng Môn và Đại Hồng Môn.
Hoa hồng môn tượng trưng cho tình yêu, lồng hiếu khách đem lại may mắn cho người mệnh Hỏa và mệnh Thổ. Cây thường được trưng trên bàn làm việc, phòng khách, quầy lễ tân…
Ngoài ra cây hồng môn còn có thể thanh lọc không khí đem lại nguồn sinh khí mới cho căn phòng. Cây hoa hồng môn là dòng cây cảnh thường được trồng ở văn phòng nên rất dễ chăm sóc và ra hoa liên tục.
Đất trồng: đất nên được trộn thêm phân chuồng hoặc phân hữu cơ như trấu hun, xơ dừa… để cây sinh trưởng tốt hơn.
Nhiệt độ: cây hồng môn phát triển tốt trong khoảng 15 – 30 độ C. Nếu thấp hơn 15 độ cây sinh trưởng và phát triển chậm, nếu hơn 30 độ cây sẽ bị và thối lá và chết. Vì vậy với khí hậu khắc nhiệt như Việt Nam bạn nên đặt hồng môn ở nơi thoáng mát hoặc trong phòng.
Lượng nước: cây hồng môn cần lượng nước tưới vừa phải 2- 3 lần/tuần nếu tưới quá nhiều sẽ làm hư rễ cây và vàng lá. Ngược lại nếu cây bị khô thì màu lá sẽ nhạt và bị héo, nếu bạn quên tưới nước và rễ cây quá khô bạn chỉ cần đổ thật nhiều nước vào chậu sau đó ngâm rễ cây khoảng 1 giờ là được.
Bón phân: khi trồng hồng môn tuyệt đối các bạn không nên bón lót cho cây mà chỉ nên tưới nước. Sau khi trồng ở nơi râm mát được khoảng 2 tuần cần chuyển chậu cây sang khu vực dưỡng cây. Khi dưỡng cây được khoảng 2 tháng thì có thể tưới phân hoặc sử dụng phân động vật để thêm dinh dưỡng.
Cách chăm sóc và phòng sâu bệnh cho cây hồng mônKhi hồng môn bắt đầu ra hoa thì sử dụng phân NPK hòa tan vào nước sẽ giúp hoa to màu sắc tươi đẹp.
Nhân giống: có thể nhân giống cây bằng cách tách bụi cây mỗi khi thay chậu. Cây mẹ phải có từ 4 năm tuổi trở lên, cây con mọc ở bên cây mẹ cũng phải có từ 3 – 4 lá dùng dao bén tách cây con sát gốc, dùng rễ lục bình bọc chỗ cắt lại để bộ rễ cây con phát triển tốt hơn rồi trồng cây con với cả rễ lục bình xuống giá thể trồng
Nhện: sử dụng Pegesus 500EC liều lượng 8 – 10 ml/bình 8 lít phun 3 bình/100m2 hoặc sử dụng luân phiên với một số thuốc khác như: Ortus 5EC liều lượng 10ml/bình 8 lít, Comite 73 ND liều lượng 10 – 15ml/bình 8 lít.
Rệp: sử dụng Karate 2,5 EC liều lượng 10 – 15 ml/bình 10 lít, Ofatox 400WP hoặc Supracide 40ND liều lượng 10 – 15ml/bình 10 lít. Hoặc dùng tấm bìa màu vàng dẫn dụ.
Bệnh đốm vòng trắng: xử lý diệt ký chủ khác, vệ sinh nơi trồng. Loại bỏ lá bị bệnh để tiêu hủy, dùng Futanin 50% 50ml/bình 8 lít phun lên cây.
Bệnh thối cây do vi khuẩn (Xanthomonas): bệnh do trung gian truyền bệnh là bọ trĩ chích hút. Không sử dụng cây bị bệnh để nhân giống, cách ly và tiêu hủy cây bị bệnh, khử trùng dụng cụ. Hạn chế tưới nước bắn từ luống này qua luống khác. Giảm tối đa lượng đạm bón cho cây tăng cường thêm kali, lân, các loại vitamin và yếu tố vi lượng để giúp cây khỏe chống lại bệnh tật. Sử dụng Starner, Streptomycin hoặc Oxytetracyclin để phun cho cây và xử lý đất trồng.
Cây hồng môn ít bị sâu bệnh mà thường bị thối củ, gốc, thân… bạn nên cắt tỉa bớt lá già làm sạch cỏ để tạo được độ thông thoáng cho đất. Đặt cây ở nơi có ánh sáng vừa đủ nhằm tránh sâu bệnh gây hại cho cây.
Website: vuoncayviet.com
Showroom: 20/4 Kỳ Đồng, Q3, TP.HCM
Cách Chăm Sóc Cây Hồng Môn
Tùy vào nơi trồng và điều kiện khí hậu mà cách chăm sóc cây hồng môn sẽ khác nhau về lượng nước tươi, ánh sáng, phân bón… Nếu bạn muốn chọn cây hồng môn làm cây trang trí văn phòng, nhà cửa… hãy tìm hiểu các cách chăm sóc cây hồng môn sau.
Đặc điểm cây hồng mônHồng môn hay còn gọi với các tên khác như vĩ hoa tròn, buồm đỏ. Đây là loại hoa được nhiều người chọn làm hoa chúc mừng sinh nhật, hoa trang trí nhà cửa, văn phòng… để làm đẹp và làm mới không gian sống và làm việc.
Cây hồng môn có lá xanh, hoa đỏ nên thích hợp chọn làm hoa trang trí
Cây hoa hồng môn có tên khoa học là : Anthurium andreaenum. Đây là loại cây thân thảo lâu năm, được Cây lai tạo từ cây phú quý và loài cây lan ý. Vì vậy, cây hoa hồng môn có lá giống cây phú quý xanh và hoa khá giống với cây Lan Ý, với các đặc điểm như lá sừng, tròn thuôn và nhọn ở phần ngọn; hoa mo màu đỏ cam, uốn cong như vỏ sò, mo hình trứng, màu đỏ. Thông thường, hoa hồng môn nở tự nhiên vào tháng 2 – 7.
Không chỉ là loại cây sử dụng để trang trí làm đẹp không gian mà cây hoa hồng môn còn có tác dụng lọc các khí độc tron không khí như ormaldehyde, xylene, toluene, và ammoniac, giúp không gian sống thêm thanh sạch, đảm bảo cho sức khỏe.
Cách chăm sóc cây hồng môn để ra hoaĐể cây hồng môn ra hoa, cần thiết phải chăm sóc cây hồng môn một cách tốt nhất. Trong cách chăm sóc cây hồng môn, các yếu tố đặc biệt chú ý đến là ánh sáng, lượng nước tươi, bón phân.
Ánh sáng
Vấn đề ánh sáng đặc biệt quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây hồng môn. Thông thường, sau khi trồng để nơi râm mát 10 – 15 ngày, sau đó chuyển chậu sang khu vực có nhiều ánh sáng hơn để cây quang hợp một cách tốt nhất.
Bên cạnh hồng môn trồng đất, bạn nên để áp dụng cách trồng cây hồng môn trong nước, hay còn gọi là hồng môn thủy sinh. Và yếu tố ánh sáng trong cách chăm sóc cây hồng môn nước cũng cần quan tâm, nên đặt ở cửa sổ, hành lang những nơi có ánh sáng chiếu tới nhưng tránh được ánh nắng gắt.
Đảm bảo ánh sáng để cây hồng môn nhanh ra hoa
Cách tưới nước cho cây hồng môn
Nước là nguồn gốc của mọi sự sống, với cây cỏ thì nước càng đặc biệt quan trọng. Đối với cây hồng môn thì nước chính là yếu tố quyết định đến việc ra hoa và chất lượng hoa. Trong thời gian đầu cây mới mọc lên thì bạn nên tưới nước vừa đủ ẩm cho cây, tần suất tưới từ 1 – 2 ngày/lần, không nên tưới nhiều khiến cho bộ rễ còn non nớt sẽ thối vì ngập úng. Và khi cây lớn và để thúc ra hoa cho cây, các bạn nên tươi từ 1 – 2 lần/ngày, điều kiện là chậu phải thoát nước tốt để tránh tình trạng thối rễ. Duy trì chế độ tưới này cho đến lúc cây đang trong thời kì ra hoa.
Cách bón phân cho cây hồng môn
Bón phân chính là cách cung cấp dinh dưỡng cho cây, đây là vấn đề quyết định sự sống còn và phát triển, ra hoa của cây.
Vừa mới trồng cây hồng môn thì tuyệt đối bạn không nên bón lót cho cây mà chỉ nên tưới nước. Để chậu cây hồng môn trong điều kiện râm mát khoảng 2 tuần cần chuyển chậu cây sang khu vực dưỡng cây. Khi dưỡng cây được khoảng 2 tháng, các bạn có thể bón các loại phân hữu cơ cho cây như xác đỗ tương, xác động vật…
Khi hồng môn bắt đầu ra hoa thì sử dụng phân NPK 12-12-17-9+TE hòa tan vào nước tưới giúp hoa to, màu sắc tươi đẹp. Phân bón này cũng áp dụng được với cách trồng cây hồng môn thủy canh.
Cung cấp dinh dưỡng cho cây hồng môn để cây ra hoa to đẹp
Cách chăm sóc cây hồng môn trong nhàKhi trồng cây hồng mông trong nhà, do điều kiện ánh sáng và nhiệt độ không được tự nhiên nên bạn cần chăm sóc kĩ hơn. Đặc biệt chú ý đến các vấn đề như độ ẩm, ánh sáng, nước tươi, phân bón… để cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Nước tưới: Các chăm sóc cây hồng môn tốt nhất trong nhà là quan tâm nhiều về lượng nước tưới, không nên tưới lượng nước quá nhiều sẽ làm cây ngập úng và cũng không tưới nước quá ít sẽ làm cây khô.
Cây hồng môn phát triển rất tốt trong độ ẩm của đất đại 70-80%, dựa vào đặc điểm của cây mà bạn cần có chế độ tưới nước thích hợp. Nếu cây hồng môn bị héo lá, lá cò màu nhạt, hoa nở không đồng đều tức thì lượng nước quá ít, cần tưới nước cho cây mỗi ngày. Nếu cây vàng, lá thối… nghĩa là cây bị úng, bạn nên hạn chế lượng nước tưới, tốt nhất tầm 2-3 ngày mới tưới một lần.
Nhiệt độ: Cây hồng môn sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 18 – 20oC, nếu đặt hồng môn trong nhà bạn nên duy trì ở nhiệt độ lý tưởng đó. Chú ý, không nên đặt cây hồng môn ở trước máy lạnh vì hơi lạnh phà ra sẽ hạn chế sự phát triển của cây.
Cung cấp dinh dưỡng cho cây hồng môn để cây ra hoa to đẹp
Cắt tỉa cành: Khi trồng cây hồng môn trong nhà, các bạn sẽ gặp phải tình trạng như thối gốc, thối củ và thân, vàng lá do rệp… Do đó, trong quá trình chăm sóc cây, các bạn nên cắt tỉa bớt lá già, làm sạch cỏ nhằm duy trì sự thông thoáng.
Bón phân: Trồng cây hồng môn trong nhà cũng cần đến vấn đề phân bón để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Nên bón phân hữu cơ cho cây như xác động vật, phân động vật, xác cây cỏ… ủ ở gốc cây. Trong thời kì cây chuẩn bị ra hoa và đơm hoa, hãy bón phân NPK 12-12-17-9+TE hòa tan vào nước để tưới cho cây, đây là cách giúp cây ra hoa nhanh, hoa to và đẹp.
Những lưu ý khi chăm sóc cây hồng môn trong văn phòngChăm sóc cây hồng môn trong văn phòng cũng như cách chăm sóc cây lan ý, không nên tưới nhiều nước như trồng ở ngoài trời. Bởi môi trường văn phòng có máy lạnh nên độ ẩm được đảm bảo, nếu bạn tưới nước mỗi ngày sẽ khiến cây ngập úng và thối rễ. Chỉ nên tưới nước cho cây khi thấy bề mặt đất trên chậu bị khô. Vào mùa hè thì mỗi tuần nên tưới cho cây tầm từ 2-3 lần, vào mùa đông chỉ nên tưới cho cây từ 1-2 lần một tuần.
Một trong những điều khiến cho cây văn phòng, đặc biệt là cây hồng môn nhanh rụi và chết dần chính là ánh sáng không đủ. Vì thế, cây hồng môn đặt ở đâu trong ăn phòng là điều bạn nên chú ý khi chăm sóc cây. Để cây hồng môn quang hợp tốt, bạn nên đặt cây ở những nơi có đèn huỳnh quang hoặc những nới có ánh sáng chiếu vào như cửa sổ, ban công… Và tốt nhất mỗi tuần bạn nên mang cây ra phơi nắng từ 1-2 lần trước 10h sáng để cây được hấp thu ánh nắng mặt trời quang hợp được tốt hơn.
Chậu cây hồng môn thủy sinh chưng văn phòng
Trong quá trình đặt cây hồng môn trong văn phòng, hãy quan sát tình trạng cây. Nếu thấy lá vàng và héo nên bổ sung phân bón cho cây. Tốt nhất nên dùng phân hữu cơ để khi tưới cây không bị nóng quá, ngăn chặn tình trạng cây hồng môn bị cháy lá.
Đặt cây hồng môn trong văn phòng cũng cần chú ý đến vấn đề nhiệt độ. Vì văn phòng mở máy lạnh hằng ngày nên bạn phải điều chỉnh nhiệt độ thích hợp, trong vòng 18 – 20oC. Nếu đặt cây ở nhiệt độ thấp hơn 15oC cây sẽ phát triển kém, ngược lại nếu nhiệt độ cao hơn 30oC thì lá cây sẽ bị vàng, có thể dẫn đến chết cây.
Hình ảnh cây hồng môn đẹpHoa hồng môn màu trắng, xanh, đỏ
Hoa hồng môn trắng tinh khôi
Cây hoa hồng môn tím đặc biệt
Chậu hoa hồng môn đỏ trang trí đá tuyệt đẹp
Bó hoa hồng môn đẹp
Trên là những chia sẻ của chúng tôi về cách chăm sóc cây hoa hồng môn, hy vọng sẽ mang đến cho bạn kiến thức bổ ích để cây hồng môn được phát triển và ra hoa như mong đợi.
Hoatuoi360.vn chính là shop hoa cung cấp hoa tươi chất lượng nhất trên địa bàn TPHCM. Các dịch vụ của Hoatuoi360 rất phong phú và đa dạng, bao gồm hoa khai trương, hoa chúc mừng, hoa sinh nhật, hoa chia buồn… Các loại hoa ở Hoatuoi360 đầy đủ chủng loại, từ các loại hoa nhập như hoa hồng Ecuador, hoa tulip… đến thế giới hoa nội như hoa cẩm chướng, hoa đồng tiền, cẩm tú cầu, cát tường… đảm bảo phục vụ nhu cầu và sở thích của toàn thể khách hàng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hồng Môn Cho Hoa Đẹp trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!