Xu Hướng 12/2023 # Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Tigôn # Top 19 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Tigôn được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HOA TIGÔN

Cây hoa tigôn có tên khoa học: Antigonon leptopus Hook. Et Arn, là cây sân vườn đẹp, trồng thành giàn hay leo hàng rào.

Cách trồng cây hoa tigôn:

Nhân giống từ giâm cành và hạt.

-Trước khi trồng cây vào chậu, nên chuẩn bị đất để cây sinh trưởng tốt. Đất trong chậu phải tốt, nhiều mùn, được xử lý sâu bệnh, nấm bệnh, độ Ph=7. -Thành phần đất: 7 phần đất thịt, 2 phần rác mục, 1 phần cát + Nito, Photpho, Kali hoặc đơn giản và phổ biến hơn, trộn thành phần: Phân chuồng hoai mục 25%, Đất màu 50%, Tro trấu 25%, Phân vô cơ 1%.

Cách 1: Trồng bằng hạt hoặc cây con

-Dùng quốc, xẻng, xà beng xới lỗ. -Gieo hạt (hoặc đặt cây con) xuống lỗ -Lấp kín đất và tưới nước nhẹ làm ẩm -Làm giàn bảo vệ .

Cách 2: Trồng bằng cành

-Chọn 1 cành già và um tùm chút & tốt nhất có nhiều nhánh, bẻ lấy đem về nhà -Chọn chỗ đất ẩm ướt và nhiều chất dinh dưỡng -Đào 1 hố nhỏ nhỏ và cắm cành đó xuống -Lấp đất lên (vùi cao chút có lẽ tốt hơn) & tưới nước nhẹ làm ẩm

Chăm sóc cây hoa tigôn:

Hoa tigon ưa thích ánh nắng và khí hậu nóng ẩm, chịu bóng và sợ rét. Sinh trưởng tốt trong môi trường đất trồng tơi xốp, màu mỡ và thoát nước tốt. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 220C – 320C. -Tưới nước: Cây mới trồng mỗi ngày tưới 2 lần, cây phải che mát. Sau 1 tháng cây chỉ cần tưới 1 lần. Tưới cây trong chậu nên tưới vào buuổi sáng hoặc lúc mát trời. Luôn chú ý đừng để cát đất đọng trên lá.

-Xới xáo: Sau khi trồng 10 ngày, cần xới váng cho gốc cây, sau 20-25 ngày, làm cỏ, xới xáo 1 lần để cây sinh trưởng tốt. -Bón thúc: Những cây trồng dài ngày trong chậu cần phải bón thúc 2-3 lần, phân hoai phải được rải quanh gốc. Liều lượng bón: Phân chuồng hoai: 0,5-1,5 kg/chậu. Phân vô cơ : 2-4g/chậu (N-P-K) -Khi cây ra hoa, nụ thường có nhiều loại côn trùng phá hoại, cần phát hiện và xử lý ngay.

Chú ý: hàng ngày phải tưới nước và chăm sóc kỹ chút, và đặc biệt là chỉ nên tưới vừa đủ nước bởi mới trồng mà tưới nhiều sẽ dễ bị thối rễ (cây con) hoặc thối gốc (cành)…

Để biết thêm thông tin chi tiết về đặc điểm, ý nghĩa, công dụng và địa điểm mua cây hoa tigon, mời các bạn bấm TẠI ĐÂY.

Sưu tầm và biên soạn.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Bướm

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HOA BƯỚM

Cây hoa bướm có dáng hoa đáng yêu, là loài hoa tượng trưng cho mùa đông và mùa xuân.

Tên khác của hoa bướm: hoa Mặt mèo, hoa Păng xê

Màu sắc hoa bướm đẹp: màu vàng, xanh lam, màu cam, đỏ, trắng, tím…

Cây hoa bươm bướm thuộc loài thực vật thân thảo sống một năm, họ hoa Bướm

Đường kính hoa bướm pansy: 2 – 8cm

Chiều cao thân: 10 – 25cm

Nguồn gốc cây hoa bướm: châu Âu, vùng Tây Bắc châu Á

Hoa bướm nở từ tháng 11 năm này đến tháng 5 năm sau. Sau khi cải tạo giống, cây hoa bươm bướm được trồng phổ biến nên có rất nhiều chủng loại và màu sắc. Cây hoa bướm có thể chịu rét, nên đặt cây ở vị trí có điều kiện dễ thoát nước và có ánh sáng đầy đủ. Từ mùa đông đến mùa xuân đều có thể thưởng thức vẻ đẹp của hoa.

Đặc tính của hoa bướm dại là chịu rét, hoa nở rất đẹp, nhiều hoa, khi trời mưa cánh hoa cũng ít bị tơi tả. Loại lớn đường kính cánh hoa khoảng 8cm, loại vừa là loại thủy tinh với đường kính cánh hoa khoảng 4cm, loại nhỏ là loại cây bướm dại với đường kính cánh hoa khoảng 3cm.

Cách trồng cây hoa bướm:

Đặt chậu vào chỗ mát trước khi hạt nảy mầm.

–         Gieo trồng: thời điểm thích hợp là từ tháng 7 đến tháng 9. Sau khi gieo hạt nên phủ nhẹ một lớp đất bên trên. Tỉ lệ đất trồng có lượng bằng nhau giữa đất Akadama (loại đất chuyên trồng Bonsai) và đất mùn (hoặc than bùn). Nhiệt độ thích hợp để cây nảy mầm là 200C.

–         Đổi chậu trồng: sau khi cây mọc từ 2 đến 3 lá, chuyển cây sang chậu số 3. Tỉ lệ đất trồng là đất Akadama: đất mùn (6:4). Có thể bón thêm phân, mỗi lần bón thêm 1 lần phân nước.

–         Trồng cố định: khi các lá đã mọc sát nhau và sau khi cây bén rễ tốt nên trồng cây trong chậu lớn hơn. Đất trồng giống như khi ghép cành.

–         Khi hoa nở: sau khi cây hoa bướm đã nở hoa, có lá to, chất dinh dưỡng sẽ bị hút hết, hoa nở không đẹp.

Chú ý:

–         Nhặt bỏ hoa héo và lá khô.

–         Vào tháng 4, cây dễ bị sâu bệnh nên phun thuốc trừ sâu cho cây.

Điểm quan trọng:

–         Đặt cây cánh bướm tại nơi có nhiều nắng.

–         Đợi đất trên bề mặt khô ráo mới tưới nước.

–         Ngắt bỏ hoa héo để có nhiều hoa

Sưa tầm và biên soạn.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Giấy

– Cây hoa giấy nếu trồng ra đất thì vươn rất cao và lá xanh tốt, sau khi thân cành già mới cho hoa ở ngọn cành. Cây càng tốt càng khó ra hoa, nếu trồng cho leo trùm nóc cổng hay dàn hiên thì nên trồng vào bồn xây, lúc đầu cho cây tốt. khi gần kín thì làm cho đất cằn khô và cho điều kiện sống khắc khổ. Cây hoa giấy còn có thể trồng vào chậu và tạo dáng, tạo thế được.

– Nếu trồng cây hoa giấy vào chậu, sau mỗi đợt hoa cần tưới thêm nước phân thúc hoặc nước ngâm lông xương súc vật. Sau một vài năm trồng, thức ăn trong đất đã cạn, phải lấy cây ra, dũ đất cắt hết rễ rồi trồng lại. nếu cây tốt, lá to, xanh đậm thì nên hái bớt lá từ 1/2 -2/3 để kích thích cho cây ra hoa.

Để hoa giấy ra hoa quanh năm, cần tiến hành một số thao tác sau:

– Sau đợt hoa giấy đầu tiên tàn, sửa lại tàn, nhánh (hoặc cây trồng đã lớn cũng phải cắt sửa tàn, nhánh cho đẹp).

– Trồng lại với chất trồng mới (phân chuồng, đất), nghĩa là thay đất cho cây.

– Chăm sóc cho cây sống ổn định, rồi lặt bỏ toàn bộ lá cũ.

– Quan sát: chồi nẩy, ngừng chăm sóc, để cho bầu đất trong chậu khô lại.

– Khi chồi mọc ra ở các cành, tán bắt đầu chùn lại.

– Sau đó, tưới nước và có thể bón bổ sung NPK 10 – 10 – 30 để cây có hoa đẹp, lâu tàn.

– Sau đợt hoa vừa rồi tàn, tiến hành cắt tỉa, tạo tán.

– Bón phân NPK 20 – 20 – 20 kết hợp với phân chuồng hoai để cây hồi sức.

– Bỏ khô vài ngày để cho lá héo rũ, rồi tưới nước trở lại (nhưng lượng nước tưới lúc này rất ít vì chủ yếu là giữ ẩm cho cây).- Sau đó, 1 đến 2 tuần cây sẽ nẩy chồi và tiếp tục lại ra hoa.

Mời liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ SẢN XUẤT SƠN KIM VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 39, ngõ 100/12 Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội

VPGD: Số 5, ngõ 139/69, phố Hoa Lâm, Long Biên, Hà Nội

Nhà vườn: Văn Giang, Hưng Yên

Hotline: 0989 905 779

Email: [email protected]

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Đào

Cây hoa đào tượng trưng cho mùa xuân ở miền Bắc, cầu sức khỏe và bình an. Cây thường trồng chậu kiểng trang trí hoặc trồng trong sân vườn.

Cũng có thể nhân giống đào bằng cách gieo hạt. Tháng 6-7 hạt đào ăn quả các loại được thu gom, nhặt sạch, phơi khô trong bóng râm, bảo quản trong chum, vại, túi nilon đến tháng 11 đem gieo, trước khi gieo hạt được xử lí ngâm nước trong 48 giờ, đãi sạch, ủ trong cát 30-40 ngày đến nứt nanh. Gieo hạt đào trong vườn ươm với mật độ: Hạt cách hạt 3-4cm, cấy theo chiều dọc của hạt như cấy hành, lấp một lớp đất mỏng 1-2cm lên trên, sao cho khi tưới nước vừa nhú đầu nhọn của hạt là được. Tưới đủ ấm cho hạt mọc mầm đều, khoảng 15-20 ngày cây mọc, từ một hạt đơn hoặc đa phôi có thể cho ta 1-4 cây đào con.

Vào trung tuần tháng 11 âm lịch, tiến hành tuốt bỏ toàn bộ lá đào trên cây để cây tập trung dinh dưỡng làm nụ, đảm bảo nụ hoa ra nhiều, đều, mập, hoa to, cánh dày, màu đẹp. Theo dõi năm nào thời tiết nóng thì tuốt lá muộn hơn vài ngày, năm nào thời tiết rét thì tuốt lá đào sớm hơn thời điểm trên vài ngày. Sau khi tuốt lá đào xong, nếu trời nắng nóng kéo dài, ta phải làm giàn che và phun nước lạnh thường xuyên toàn bộ tán, thân cây đào, hãm cho đào không ra hoa sớm. Nếu trời rét kéo dài, ta cũng phải làm giàn che cho đào và hàng ngày tưới nước ấm vào quanh gốc đào để đảm bảo đủ nhiệt độ kích thích cho đào ra hoa đúng kỳ hạn.

Tạo tán, tạo thế: Việc tạo thế phải tiến hành liên tục 5-7 ngày/lần bằng cách kết hợp uốn, buộc các cành non vào với nhau hoặc vào một khung theo các thế đã định, cắt tỉa bỏ những cành ngoài ý muốn. Có thể kết hợp khắc vảy trên thân đào để tạo vẻ cổ cho cây.

Sưu tầm và biên soạn.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Chuối Hoa

Đặc điểm cây Chuối Hoa

Cây Chuối Hoa là một loại cây trồng dùng làm cảnh có thân hình gần giống với cây chuối mỏ két, nhưng lại không nằm trong họ Thiên Điểu. Các cây trồng thuộc nhóm còn có cây Chuối Pháo, Chuối Rẻ Quạt,… Chuối Hoa nhỏ bé nhất, nhưng lại sống mạnh mẽ và cho ra nhiều hoa nhất.

Chuối Hoa ngày nay được trồng khắp nơi và sử dụng như những loại cây chủ đạo để phối kết làm cảnh, cây trồng này chịu nắng hoàn toàn. Thân cây mềm mọc thẳng đứng và chia thành nhiều đoạn. Cây cao trung bình từ 50cm – 1,2m. Thân mọc đơn lẻ không phân cành nhánh, nhưng dễ sinh sản và tạo thành bụi rất nhanh. Điều đặc biệt là cây có rễ thân ngầm, chúng mọc bò dài dưới đất và tạo thành chồi con mọc nhô lên trên.

Cây sống hàng năm, lá đơn mọc cánh. Bản lá to dạng thuông dài, nhọn ở đỉnh phần dưới cuống dạng bẹ ôm sát để bảo vệ thân. Lá dài từ 30 – 50cm, rộng 15 – 20cm. Phiến lá có một gân chính to cứng và nhiều gân nhỏ tạo hình song song. Lá màu xanh lục trơn bóng, vành mép nguyên. Lá, đài và cánh hoa nhỏ nhưng các nhị lép biến đổi thành các nhánh to, có dạng và màu sắc đẹp giống như cánh hoa. Màu sắc có thể thay đổi từ vàng đến đỏ đậm, từ một màu đến điểm thêm các đốm màu đậm nhạt khác nhau.

Cây cho ra hoa rất sớm, từ lúc trồng cho đến khi ra hoa khoảng 20 ngày. Giai đoạn phát triển ổn định cây sẽ cho ra hoa liên tục. Điểm tạo nên sự khác biệt là hoa đa sắc. Cụm hoa thường mọc đều từ trên đỉnh xuống phía dưới cuống dài. Hoa của cây Chuối Hoa không đều, nhiều cành lớn, có màu sắc sặc sỡ từ màu đỏ, cam, vàng, hồng,… Quả cây Chuối Hoa nang có nhiều gai mềm, hạt nhiều và có màu đen nha.

Cách trồng và chăm sóc cây Chuối Hoa

Đất trồng: Khi mới trồng nên chia khoảng cách hợp lý, không được trồng dày, nên giành phần đất để những cây con mọc lên. Cây trồng nhiều vùng đất khác nhau đều được. Nên sử dụng đất tốt, tơi xốp và dễ hấp thu.

Nước tưới: Chuối Hoa chịu ngập thời gian ngắn, chịu hạn cũng rất tốt, cây thích sống trong môi trường ẩm. Tưới nước mỗi ngày cho cây.

Bón phân: Trong suốt quá trình phát triển cây cần nhiều chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển, vì vậy cần chú ý bón phân đầy đủ và cân đối để cây phát triển tốt nhất, đặc biệt giai đoạn ra hoa nên bón thêm phân Kali cho cây. Khi bón phân cho cây cần bón kết hợp giữa phân hóa học và phân bón hữu cơ để cải tạo đất trồng và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển.

Nhân giống cây Chuối Hoa Công dụng của cây Chuối Hoa

Chuối Hoa còn là một trong những loại cây trồng phổ biến thích hợp để trồng làm kiểng vì sự trang nghiêm, hoa đẹp với màu sắc rực rỡ và mùa hoa kéo dài. Bên cạnh đó hoa dễ trồng, chịu được khô nóng, không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cao.

Có nhiều cách trồng Chuối Hoa để tô điểm cho cảnh quan. Tại gia đình, có thể trồng trong các bồn hoa theo dạng hình tròn hoặc thành từng dãy. Có thể trồng trong các chậu gốm, chậu đất nung.

Khi trồng trong tiểu cảnh, Chuối Hoa thường được kết hợp với các loại hoa khác tạo nên những mảng màu cao thấp đa dạng, bắt mắt, rất phù hợp ở những không gian rộng rãi như công viên, khu công nghiệp,…

Nếu bạn không có thời gian chăm sóc cây thì có thể liên hệ Chợ Cây Xanh nha, chúng tôi sẽ lên lịch cụ thể trong tuần với mức giá cạnh tranh thị trường. Cái gì khó, có Chợ Cây Xanh lo.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Tỏi

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HOA TỎI

Cây hoa tỏi có tên khác: Dây chuông tím

Màu sắc: hồng.

Cây hoa tỏi là dây leo thuộc họ Tử uy.

Đường kính hoa: 5cm

Chiều cao thân: 100 – 500 cm

Nguồn gốc cây hoa tỏi: vùng nhiệt đới nước Mỹ.

Thời gian hoa tỏi nở từ tháng 9 – 10. Dáng hoa rủ màu hồng và nở rộ. Đầu cánh hoa chia thành 5 phần, khi bắt đầu nở hoa có màu đỏ tím sau đó đổi thành hồng nhạt. Khi cắt cánh hoa và lá sẽ có hương tỏi. Tại vùng Đông Nam Á cây được trồng trong vườn nhà, nhánh cây leo có thể vươn dài đến 4 – 5m. Cây hoa tỏi thích hợp với nơi có ánh nắng và điều kiện thoát nước tốt. Cây không chịu rét vì thế tháng 11 nên đặt cây ở nơi có ánh nắng trong nhà.

Cách trồng cây hoa tỏi

Chú ý độ ẩm và giá lạnh.

Đổi chậu trồng hoa tỏi: những chậu câu mua ở chợ trong mùa hè và mùa thu là những chậu cây đã được phun thuốc, nhằm làm cho cây phát triển chậm về chiều cao và nên có cột đỡ cho cây khỏi ngã. Mùa xuân khí hậu ấm áp nên đổi cây sang trồng ở chậu lớn hơn. Tỉ lệ đất trồng là 6 phần đất Akadama hạt nhỏ, 3 phần đất mùn và 1 phần chất khoáng trồng cây, sau đó bón thêm phân. Vào mùa mưa kéo dài nên chuyển cây vào dưới mái hiên hoặc trên ban công, đồng thời giảm tưới nước và đặt cây ở nơi thoáng gió.

Cắt tỉa: cắt nhánh sau khi hoa nở.

Chú ý

Tưới thêm nước sau khi bề mặt đất trong chậu đã khô.

Lá lan tỏi sẽ bị tổn thương khi tiếp xúc với giá rét, vì thế mùa đông nên đặt cây vào phòng nơi có thể tiếp xúc với ánh nắng.

Nhân giống cây hoa tỏi

Có thể giâm cành để nhân giống. Dùng nhánh chồi dài 10 cm mọc dài từ mùa xuân đến mùa hè để giâm cành. Đất trồng là đất Akadama hạt nhỏ.

Điểm quan trọng

Đặt cây nơi có đủ ánh nắng và điều kiện thoát nước tốt.

Giảm tưới nước cho cây vào mùa mưa.

Tháng 11 nên đem chậu cây vào nhà.

Sưu tầm và biên soạn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Tigôn trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!