Xu Hướng 5/2023 # Cách Trồng Lan Hoàng Thảo Lụa Vàng – Dendrobium Heterocarpum # Top 12 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Cách Trồng Lan Hoàng Thảo Lụa Vàng – Dendrobium Heterocarpum # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Cách Trồng Lan Hoàng Thảo Lụa Vàng – Dendrobium Heterocarpum được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tên gọi, nguồn gốc và phân bố của lan lụa vàng

Tên gọi: loài lan này có tên khoa học là Dendrobium heterocarpum, ở Việt Nam thường được gọi là Hoàng Thảo Lụa Vàng hay Lan Lụa Vàng.

Phân bố: Lan Lụa vàng là một phong lan được tìm thấy trong rừng nguyên sinh của dãy Himalaya, Nepal, Bhutan, Sikkim, Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Borneo, Java, Quần đảo Lesser Sunda, Sumatra, Sulawesi và Philippines thường ở độ cao khoảng 100 đến 1.800 m

Nguồn gốc: Hoàng Thảo Lụa Vàng là một loại phong lan thuộc họ lan Orchidaceae ở chi Dendrobium và thuộc nhóm Hoàng Thảo.

Hướng dẫn cách nhận biết Lan Lụa Vàng

Hoàng Thảo Lụa Vàng là dòng hoa xứ lạnh, khó trồng ở những vùng nóng hay thành phố ngột ngạt. Ở Việt Nam thì có 2 loại là Lụa Vàng ở Tây Bắc và Lụa Vàng ở Tây Nguyên, hai loại này có hình dáng và màu sắc hoa khác nhau.

Thân, giả hành: Các giả hành của Lụa Vàng có hình trụ đứng cao khoảng 20 – 30cm. Đối với Lan Lụa Vàng Tây Bắc sẽ có thân ngắn hơn, mập hơn. Còn Lụa Vàng Tây Nguyên thì thân dài và gầy hơn.

Rễ: lan Lụa Vàng có bộ rễ chùm nhỏ tùy vào môi trường trồng và giá thể thì rễ sẽ có màu trắng xanh hay nâu khác nhau.

Lá: lá lan Lụa Vàng  hình mũi mác dài 6-10cm, rộng 1-2cm, vào cuối mỗi năm thì lá sẽ úa vàng và rụng để nuôi thân chuẩn bị cho mùa ra hoa vào tháng 2-3 năm sau.

Hoa: hoa Lụa Vàng được mọc ra từ nách lá, hoa to khoảng 6cm, đẹp, có hương thơm nhẹ, hiện nay Lụa Vàng có 2 loại : cánh vàng và cánh trắng, loại hoa vàng thân cao hơn nhưng hơi gầy xuất hiện nhiều ở phía Nam, cánh trắng thân ngắn mập có ở các khu rừng Tây Bắc, cả 2 đều có lưỡi phủ 1 lớp nhung nâu đỏ rất đẹp, hoa thường nở vào cuối thu đầu xuân, hoa rất bền và có mùi thơm lâu nhẹ nhàng, quyến rũ. Đây là loại lan quý rất đáng để sưu tầm và chăm sóc nhưng hiện tại chưa thực sự phổ biến ở các gia đình, phải chăng giống nó cũng hiếm và khó trồng ở những vùng khí hậu nóng?

Cách trồng lan hoàng thảo lụa vàng

Chuẩn bị giá thể:

Lụa Vàng có chùm rễ nhỏ nên thích hợp với giá thể dớn cọng hoặc dớn tổ quạ. Những loại dớn này mềm mại, đan xen nhau nhưng không quá chặt. Vì các dòng lan không thích thay đổi giá thể, và dớn bảng đáp ứng được thời hạn sử dụng lâu dài, bên cạnh việc thoát nước tốt không bị úng rễ. Sau khi chuẩn bị xong giá thể hãy vệ sinh sạch sẽ giá thể bằng cách ngâm nước vôi khoảng 1 ngày để diệt trừ nấm và mầm bệnh tiềm ẩn. Sau đó, rửa lại bằng nước sạch thật sạch sẽ là có thể bắt đầu ghép lan vào được.

Tiến hành trồng:

Xử lý cây giống: Một cụm lan bao gồm rất nhiều giả hành, nhánh khác nhau. Nếu chúng ta ghép cả một cụm lan to vào thì cũng chỉ có 1, 2 mầm non được mọc lên, sẽ rất lãng phí. Do đó, bạn nên tách các hành giả chỉ để 2-3 mắt ngủ là được. Chú ý không được cắt vào các mắt ngủ, lát cắt cần sắc tránh dập nát. Sau khi tách xong, bạn tiến hành cắt bỏ các dễ già, khô còn khoảng 2-3 cm để sau này cố định rễ vào giá thể. Sau đó rửa sạch rễ, treo lên cho ráo nước rồi bắt đầu trồng. Bạn có thể cần phải xử lý thuốc kích rễ và nấm bệnh trong 15-20 phút rồi treo ngược cho cây nhanh ra rễ.

Tiến hành ghép lan vào giá thể

Phân chia tuổi của giả hành, các giả hành chung tuổi thì nên ghép chung vào 1 giỏ, bảng để tiện chăm sóc và nở hoa đồng đều sau này. Trồng lan này rất đơn giản, chúng ta tiến hành ghim hoặc cố định các rễ vào dớn hoặc giá thể chắc chắn như bình thường, hạn chế sử dụng sắt để cố định lưu ý cố định các mắt ngủ phải hướng ra ngoài. Sau khi trồng xong nên treo lan Lụa Vàng cách mặt đất khoảng 50-60cm, cách lưới che 2,5-3m, bên dưới nên có hố hoặc chậu chứa nước. Đây có thể coi là không gian lý tưởng cho Lụa Vàng sinh trưởng và phát triển.

Hướng dẫn cách chăm sóc lan lụa vàng

Ánh sáng: dòng lan Hoàng Thảo Lụa Vàng không cần lượng ánh sáng quá cao, hay được mặt trời chiếu trực tiếp. Lan Lụa Vàng có thể sinh sống tốt nhất trong điều kiện ánh sáng nhẹ là 60 – 70%. Chính vì thế khi chọn nơi đặt chậu cây thì cần chú ý không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào nên để cây trong mái che là tốt nhất.

Nhiệt độ: do là lan của xứ lạnh nên khi trồng ở Việt Nam hay vùng khí hậu nóng cần lưu ý chăm sóc cây kỹ hơn. Nhiệt độ cũng nên chú ý không nên quá cao chỉ khoảng 21- 28 độ vào ban ngày và 15-21 độ vào ban đêm là phù hợp.

Tưới nước: Lan lụa vàng cần độ ẩm cao trong thời gian sinh trưởng. Do đó, chế độ tưới nước cho cây cần thực hiện đầy đủ. Đồng thời cũng nên chú ý che cho cây để việc thoát hơi ẩm bị hạn chế đi. Tuy nhiên trong suốt mùa đông thì cây không cần quá nhiều nước. Người chăm sóc chỉ cần tưới cho chúng một chút nước để cây không bị chết.

Bón phân: bón phân cho lan thường sẽ bón vào giai đoạn phát triển bộ rễ. Vì lan lụa vàng có bộ rễ kém phát triển nên cần lưu ý kỹ hơn về giai đoạn này. Khi cây khỏe mạnh, chỉ cần duy trì mỗi tháng bón cho cây 1 lần là ổn định.

Phòng bệnh: quan trọng nhất là trong khâu chọn giống lan khỏe mạnh. Sau khi mua về cần kiểm tra thật kỹ rồi mới đem trồng cùng những cây khác. Dọn vệ sinh vườn lan cho sạch sẽ, thông thoáng. Trong vườn không nên trồng cùng với một số loài cây ăn quả để tránh bị nhiễm sâu bệnh. Nên cắt ngay lá úa, thối, hay rễ có bệnh và kịp thời phun phòng bệnh định kỳ cho lan.

Đánh giá bài viết

Hoàng Thảo Lụa Vàng – Dendrobium Heterocarpum

Hoàng Thảo Lụa Vàng là dòng hoa xứ lạnh, khó trồng ở những vùng nóng, thành phố.

– Tên khoa học: Dendrobium heterocarpum Wall. ex Lindl – Hoa màu vàng sữa giống Nhất điểm hoàng, nhưng gốc môi màu vàng chanh xòe ra to hơn phần bờ môi (khác Nhất điểm hoàng gốc môi cuộn, nhỏ hơn bờ môi), ở sóng giữa gốc môi có những gợn sọc màu đỏ nâu, nở hoa vào khoảng tháng 2-3.

Hoàng Thảo Lụa Vàng là dòng hoa xứ lạnh, khó trồng ở những vùng nóng, thành phố. Hoàng thảo Lụa Vàng có 2 màu cơ bản: cánh vàng và cánh trắng, loại hoa vàng thân cao hơn nhưng hơi gầy xuất hiện nhiều ở phía Nam, cánh trắng thân ngắn mập có ở các khu rừng Tây Bắc.

Lụa Vàng hoa to, đẹp, có hương, lưỡi phủ 1 lớp nhung nâu đỏ rất đẹp, là một loại đáng để sưu tầm.

Đặc điểm nhận dạng Hoàng Thảo Lụa Vàng: Gốc nhỏ, thân tròn, giữa thân phình to

Do có bộ rễ chùm nhỏ nên ưa trồng trong các chậu đựng dớn cọng, dớn tổ quạ… chú ý giữ độ ẩm vừa phải và ổn định, mùa

khô bớt tưới nhưng không nên để khô lâu quá.

Ánh sáng nhẹ 60-70%.

Sưu tầm

Trồng Lan Hoàng Thảo Lụa Vàng

loài lan này có tên khoa học là Dendrobium heterocarpum, ở Việt Nam thường được gọi là Hoàng Thảo Lụa Vàng hay Lan Lụa Vàng.

Lan Lụa vàng là một phong lan được tìm thấy trong rừng nguyên sinh của dãy Himalaya, Nepal, Bhutan, Sikkim, Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Borneo, Java, Quần đảo Lesser Sunda, Sumatra, Sulawesi và Philippines thường ở độ cao khoảng 100 đến 1.800 m

Hoàng Thảo Lụa Vàng là một loại phong lan thuộc họ lan Orchidaceae ở chi Dendrobium và thuộc nhóm Hoàng Thảo.

Hoàng Thảo Lụa Vàng là dòng hoa xứ lạnh, khó trồng ở những vùng nóng hay thành phố ngột ngạt. Ở Việt Nam thì có 2 loại là Lụa Vàng ở Tây Bắc và Lụa Vàng ở Tây Nguyên, hai loại này có hình dáng và màu sắc hoa khác nhau.

Thân, giả hành

Các giả hành của Lụa Vàng có hình trụ đứng cao khoảng 20 – 30cm. Đối với Lan Lụa Vàng Tây Bắc sẽ có thân ngắn hơn, mập hơn. Còn Lụa Vàng Tây Nguyên thì thân dài và gầy hơn.

Lan Lụa Vàng có bộ rễ chùm nhỏ tùy vào môi trường trồng và giá thể thì rễ sẽ có màu trắng xanh hay nâu khác nhau.

Lá lan Lụa Vàng hình mũi mác dài 6-10cm, rộng 1-2cm, vào cuối mỗi năm thì lá sẽ úa vàng và rụng để nuôi thân chuẩn bị cho mùa ra hoa vào tháng 2-3 năm sau.

Hoa Lụa Vàng được mọc ra từ nách lá, hoa to khoảng 6cm, đẹp, có hương thơm nhẹ, hiện nay Lụa Vàng có 2 loại : cánh vàng và cánh trắng, loại hoa vàng thân cao hơn nhưng hơi gầy xuất hiện nhiều ở phía Nam, cánh trắng thân ngắn mập có ở các khu rừng Tây Bắc, cả 2 đều có lưỡi phủ 1 lớp nhung nâu đỏ rất đẹp, hoa thường nở vào cuối thu đầu xuân, hoa rất bền và có mùi thơm lâu nhẹ nhàng, quyến rũ. Đây là loại lan quý rất đáng để sưu tầm và chăm sóc nhưng hiện tại chưa thực sự phổ biến ở các gia đình, phải chăng giống nó cũng hiếm và khó trồng ở những vùng khí hậu nóng?

Chuẩn bị giá thể

Lụa Vàng có chùm rễ nhỏ nên thích hợp với giá thể dớn cọng hoặc dớn tổ quạ. Những loại dớn này mềm mại, đan xen nhau nhưng không quá chặt. Vì các dòng lan không thích thay đổi giá thể, và dớn bảng đáp ứng được thời hạn sử dụng lâu dài, bên cạnh việc thoát nước tốt không bị úng rễ. Sau khi chuẩn bị xong giá thể hãy vệ sinh sạch sẽ giá thể bằng cách ngâm nước vôi khoảng 1 ngày để diệt trừ nấm và mầm bệnh tiềm ẩn. Sau đó, rửa lại bằng nước sạch thật sạch sẽ là có thể bắt đầu ghép lan vào được.

Tiến hành trồng

Xử lý cây giống: Một cụm lan bao gồm rất nhiều giả hành, nhánh khác nhau. Nếu chúng ta ghép cả một cụm lan to vào thì cũng chỉ có 1, 2 mầm non được mọc lên, sẽ rất lãng phí. Do đó, bạn nên tách các hành giả chỉ để 2-3 mắt ngủ là được. Chú ý không được cắt vào các mắt ngủ, lát cắt cần sắc tránh dập nát. Sau khi tách xong, bạn tiến hành cắt bỏ các dễ già, khô còn khoảng 2-3 cm để sau này cố định rễ vào giá thể. Sau đó rửa sạch rễ, treo lên cho ráo nước rồi bắt đầu trồng. Bạn có thể cần phải xử lý thuốc kích rễ và nấm bệnh trong 15-20 phút rồi treo ngược cho cây nhanh ra rễ.

Tiến hành ghép lan vào giá thể

Phân chia tuổi của giả hành, các giả hành chung tuổi thì nên ghép chung vào 1 giỏ, bảng để tiện chăm sóc và nở hoa đồng đều sau này. Trồng lan này rất đơn giản, chúng ta tiến hành ghim hoặc cố định các rễ vào dớn hoặc giá thể chắc chắn như bình thường, hạn chế sử dụng sắt để cố định lưu ý cố định các mắt ngủ phải hướng ra ngoài. Sau khi trồng xong nên treo lan Lụa Vàng cách mặt đất khoảng 50-60cm, cách lưới che 2,5-3m, bên dưới nên có hố hoặc chậu chứa nước. Đây có thể coi là không gian lý tưởng cho Lụa Vàng sinh trưởng và phát triển.

Dòng lan Hoàng Thảo Lụa Vàng không cần lượng ánh sáng quá cao, hay được mặt trời chiếu trực tiếp. Lan Lụa Vàng có thể sinh sống tốt nhất trong điều kiện ánh sáng nhẹ là 60 – 70%. Chính vì thế khi chọn nơi đặt chậu cây thì cần chú ý không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào nên để cây trong mái che là tốt nhất.

Do là lan của xứ lạnh nên khi trồng ở Việt Nam hay vùng khí hậu nóng cần lưu ý chăm sóc cây kỹ hơn. Nhiệt độ cũng nên chú ý không nên quá cao chỉ khoảng 21- 28 độ vào ban ngày và 15-21 độ vào ban đêm là phù hợp.

Lan lụa vàng cần độ ẩm cao trong thời gian sinh trưởng. Do đó, chế độ tưới nước cho cây cần thực hiện đầy đủ. Đồng thời cũng nên chú ý che cho cây để việc thoát hơi ẩm bị hạn chế đi. Tuy nhiên trong suốt mùa đông thì cây không cần quá nhiều nước. Người chăm sóc chỉ cần tưới cho chúng một chút nước để cây không bị chết.

Bón phân cho lan thường sẽ bón vào giai đoạn phát triển bộ rễ. Vì lan lụa vàng có bộ rễ kém phát triển nên cần lưu ý kỹ hơn về giai đoạn này. Khi cây khỏe mạnh, chỉ cần duy trì mỗi tháng bón cho cây 1 lần là ổn định.

Quan trọng nhất là trong khâu chọn giống lan khỏe mạnh. Sau khi mua về cần kiểm tra thật kỹ rồi mới đem trồng cùng những cây khác. Dọn vệ sinh vườn lan cho sạch sẽ, thông thoáng. Trong vườn không nên trồng cùng với một số loài cây ăn quả để tránh bị nhiễm sâu bệnh. Nên cắt ngay lá úa, thối, hay rễ có bệnh và kịp thời phun phòng bệnh định kỳ cho lan.

Cách Trồng Hoàng Thảo (Dendrobium)

Nhiều người cho rằng những cây lan Việt khó nuôi “mỹ nhân mệnh đoản” Thực ra không phải như vậy. Nên nhớ rằng mỗi loài lan có một môi trường sinh sống khác nhau cho nên chúng ta không thể nuôi trồng lan Dendrobium y như Cattleya hay Cymbidium và nhất là chúng ta lại ở Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Canada v.v… khí hậu thời tiết đều khác hẳn với Việt Nam, vì vậy cần để ý những điểm sau.

Cách trồng Hoàng thảo (Dendrobium)

Dendrobium là một loài lan gồm trên 1500 giống mọc từ phía Tây Ấn độ tới Đông Nam Á, châu Úc và các hòn đảo tai Thái binh duơng. Theo các tài liệu chúng tôi đã sưu tầm đuợc, Việt Nam có khoảng trên 110 giống. Những giống này thường mọc ở trên các cao độ khác nhau cho nên cách trồng cũng chia ra làm 2 nhóm:

• Rụng lá vào mùa Thunhư Den anosmum (Phi điệp, Dã hạc) Den. aphyllum (hạc vĩ) Den. primulinum (Long Tu) Den. wardianum (Ngũ tinh) v.v… Nhóm này cần phải tưới bớt nước vào mùa Thu và tưới rất ít hoặc ngưng hẳn vào mùa Đông nếu ẩm độ trên 60%.

• Xanh lá quanh nămnhư: Den. amabile (thủy tiên tím) Den chrysanthum, (Phi điệp vàng) Den. lindleyi (Tiểu điệp) Den. chrysotoxum (Kim Diệp) v.v… Nhóm này mùa Đông tưới rất it, khoảng nửa tháng hay 1 tháng lần môt lần và chỉ tưới sơ qua và chỉ tưới khi nào rể hoàn toàn khô hẳn. Ở miền Nam California, ẩm độ xuống rất thấp nhất là lại mưa vào mùa Đông, cho nên cần giữ cho cây khô ráo.

NHIỆT ĐỘ

Vào mùa hè nhiệt độ trung bình từ 80-90°F hay 26.7-32.2°C vào ban ngày và từ 65-70°F hay 18.3-21.1°C vào ban đêm tức là cần phải có nhiệt đô cách biêt giữa ngày và đêm từ 15-20°F hay 7-11°C. Mùa Đông ban đêm cần lạnh khoảng dưới 50°F hay 10°C mới ra hoa. Những giống rụng lá ưa lạnh hơn và những giống lá xanh quanh năm chịu nóng cao hơn.

ÁNH SÁNG

Lan cần nhiều ánh sáng, nếu thiếu ánh sáng lan sẽ không ra hoa. Những giống thuộc nhóm Den. nobile lại cần nhiều nắng hơn cả, lá phải ngả mầu vàng mới đủ nắng. Vào mùa Đông lan cần có nhiều ánh nắng ban ngày, vì ánh nắng làm cho cây ấm áp hơn là ở chỗ rợp mát.

ẨM ĐỘ

Lan cần ẩm độ khoảng 80% vào mùa hẻ và 60% vào mùa đông. Lan mọc trong rừng độ ẩm cao hơn ở nơi chúng ta ở vì nơi đây ít cây cối hơn ở trong rừng, cho nên cần phải tăng cường đô ẩm bằng cách tưới nước xuống dưới đất.

TƯỚI NƯỚC

Thông thường mùa mưa bắt đầu từ cuối Xuân cho đến đầu mùa Thu (Điều này trái nguợc hẳn với miền Nam California, chỉ mưa vào cuối mùa Đông và đầu Xuân). Và lúc này cây non bắt đầu mọc, nên tưới vừa phải tức là mỗi tuần một lần và tránh tưới vào ngọn cây lan vì nước đọng trong ngọn sẽ lam cho thối ngọn. Vào mùa Hè khi cây mọc manh hãy tưới cho thật nhiều và thật đẫm. Khi cây đã hết lớn tưới thưa đi và gần như ngưng hẳn vào mùa Đông.

BÓN PHÂN

Hòa ½ thìa cà phê hay 1 thìa gạt bằng cho 4 lít nước, bóng hằn tuần. Chỉ bón khi cây non mọc manh, nên nhớ tưới hôm trước hôm sau mới bón. Không nên bón phân khi cây quá khô, có thể bón trên lá, nhưng tránh bón phân trên ngọn mầm cây vừa mới nhú sẽ làm cho thối ngọn.

Muốn cho lan thật tốt hãy bón phân 30-10-10 vào Xuân- Hè và đổi sang 10-30-20 vào mùa Thu, nếu tiếp tục bón bằng loại phân 30-10-10 có nhiều Nitrogene cây sẽ mọc Keiki thay vì ra hoa. Có người bón phân 10-30-20 với dung luợng 1 thìa cà phê cho 4 lít nước cho mùa Xuân-Hạ, tới mùa Thu đổi sang 0-50-0 và chấm dứt việc tưới nước, bón phân vào mùa Đông. Bón bằng phân chuồng nên bón thật loãng và không bón vào mùa Thu vì phân này nhiều chất đạm (Nitrogen)

VẬT LIỆU TRỒNG

Những cây nhỏ có thể buộc vào thân cây hay trên miếng vỏ cây nếu độ ẩm cao trên 60% và mùa hè phải tưới tối thiểu mỗi ngày một lần. Vật liệu trồng trong chậu dùng 1/3 vỏ thông, 1/3 đá, 1/3 than củi lớn từ 1-2 phân cho dễ thoát nước.

Nên trồng trong chậu đất hay giỏ để tránh việc úng nước và giữ cho cây khỏi đổ. Chọn chậu thật nhỏ chỉ vừa đủ cho cây mọc trong 2 năm. Loài Dendrobium không ưa động đến rễ, cho nên chỉ thay chậu khi lan bị bệnh hay khi vật liệu trồng đã mục nát và thay chậu vào khi cây non mới mọc rễ.

THOÁNG GIÓ

Dendrobium là một loài Phong lan, vì vậy cần phải để ở nơi thoáng gió cây mới mọc mạnh và không bị bệnh.

THỜI GIAN NGỦ NGHỈ

Phần lớn những cây lan Hoàng thảo cần một thời gian ngủ nghỉ vào mùa đông, khi ban đêm nhiệt độ xuống còn khoảng 48-50°F hay là 9-10°C với sự cách biệt giữa ngày và đêm khoảng 27-33°F hay 15-18°C. Vì vậy nên để lan ở chỗ có nắng. Thời gian này cần khoảng 2- 3 tháng để lan ra hoa.

Lan có thể chịu được lạnh trên mức đông đá vài độ trong một thời gian ngắn với điều kiện thân rễ phải khô nhưng đừng để khô quá lâu. Vào cuối mùa Đông nên phun nước cho cây khỏi bị quá khô. Không phun nước vào những ngày âm u và quá lạnh.

Vào mùa Xuân, khi cây bắt đầu ra nụ hay mầm non, khởi sự việc tưới nước nhưng tưới thật thưa và phải đợi khô rễ giữa 2 lần tưới.

LƯU Ý

• Những giống thân rũ xuống như Den. anosmum, Den crystalinum, Den. wardianum v.v… không nên buộc thẳng lên, như vậy sẽ ít hoa hay không ra hoa. • Nhóm rụng lá có thể ra hoa từ các thân già từ năm trước vì vậy không nên cắt bỏ. • Mùa ra hoa tùy thuộc vào thời tiết nếu nóng sẽ nở hoa sớm và nếu lạnh sẽ chậm nở hoa. • Thân cây lan già nếu cắt dài 10-15 và để trên rêu ẩm, từ các đốt có thể mọc ra cây con.

Hoàng Thảo Hỏa Hoàng – Dendrobium Bellatulum Rolfe

Cây nhỏ, hoa ít, vòi hoa khoảng 1 đến 3 hoa, hoa cánh trắng, môi đỏ(đôi khi gốc môi đỏ, bờ môi màu vàng, sóng giữ môi có gợn, hoa nhỏ khoảng 1.5cm, nở hoa vào khoảng tháng 2-3

Hoàng thảo Hỏa Hoàng, Bạch hỏa hoàng, hoàng thảo đốm đỏ

– Cây nhỏ, hoa ít, vòi hoa khoảng 1 đến 3 hoa, hoa cánh trắng, môi đỏ (đôi khi gốc môi đỏ, bờ môi màu vàng), sóng giữ môi có gợn, hoa nhỏ khoảng 1.5cm, nở hoa vào khoảng tháng 2-3. – Tài liệu nước ngoài: Dendrobium bellatulum Best grown on slabs of cork or bark. Dwarf, large long-lived, frawhite flowers, lip red. Nigrohirsute. Country: India, Burma, Thailand, China, Laos and Vietnam.

Sưu tầm

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Trồng Lan Hoàng Thảo Lụa Vàng – Dendrobium Heterocarpum trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!