Bạn đang xem bài viết Cách Trồng Cây Trầu Không: Hướng Dẫn Chi Tiết, Đầy Đủ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hướng dẫn cách trồng cây trầu không trong chậu tại nhà. Giới thiệu tập tính phát triển, cách nhân giống và chăm sóc lá cây, xử lý các loại bệnh thường gặpCây Trầu không là một loại cây thảo, thuộc họ hồ tiêu. Nó được biết đến với màu xanh sáng và những chiếc lá hình trái tim. Cây Trầu không là một loại cây đa năng dùng để ăn và làm thuốc. Nó có nguồn gốc từ Ấn Độ, nơi nó được biết đến rộng rãi với công dụng làm món tráng miệng nổi tiếng của Ấn Độ Paan. Còn tại Việt Nam thì đây là loài cây cực kỳ phổ biến với từ thời ông bà ta xưa nay. Cách trồng cây trầu không không khó, chỉ cần bạn để ý những yếu tố sau đây.
Loại thảo mộc tốt cho sức khỏe này thích hợp trồng trong thùng chứa và giỏ treo và mọc theo từng bụi lớn. Cây trầu không thích hợp để trồng trong thời tiết cả lạnh và nóng
Nhưng trước khi tìm hiểu cách trồng cây trầu không, bạn cũng nên biết lý do tại sao nên trồng. Người ta ngày càng trồng nhiều loại cây nào vì những tác dụng hữu ích của nó đối với sức khỏe. Nhai loại cây này sẽ cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa chất sinh ung thư khoang miệng, giúp duy trì vệ sinh răng miệng thích hợp, điều trị mụn cơm, ho, đau đầu và chữa táo bón.
1, Tập tính phát triển của cây trầu khôngThân chính của cây trầu không mọc cao tới 1 mét, do đó, tốt hơn hết bạn nên biến nó làm thân leo trên giàn hoặc bò dưới mặt đất. Một khi nó phát triển đủ cao, nó sẽ hình thành những thân cây leo với những chiếc lá hình trái tim. Những chiếc lá này có chứa hương thơm dịu nhẹ và hoa màu trắng nếu bạn vò nát chúng sẽ tỏa ra mùi thơm dịu mát.
2. Cách nhân giống và trồngCây trầu không rất khó để nhân giống bằng hạt vì vậy cách tốt nhất để nhận giống là bạn mua cây từ cửa hàng vườn ươm hoặc nhân giống bằng việc cắt. Phương pháp cắt yêu cầu bạn cắt một thân cao khoảng 18cm từ cây lá trầu không. Dùng dao sắc rạch 45 độ bên dưới nút lá.
Sau đó, bạn nên loại bỏ tất cả các lá khỏi thân của chúng trừ hai phần trên cùng. Khi bạn đã sẵn sàng, hãy ngâm trong nước và đặt nó trên bệ cửa sổ nơi có thể nhận được ánh nắng gián tiếp. Bạn nên thay nước vài ngày một lần. Khi rễ đã nhú, bạn có thể trồng vào chậu sâu hoặc xuống đất.
3. ĐấtĐể cây trầu không sinh trưởng và phát triển nhanh, cần phải có đất chua, pha cát và ẩm nhẹ. Nếu bạn đang trồng loại cây này trong thùng chứa, lá trầu không thích thùng sâu hơn là thùng rộng. Đảm bảo rằng bạn tạo các lỗ thoát nước trong chậu để giữ đất thoát nước tốt và đặt chậu ở nơi râm mát.
4. Chăm sóc lá trầu khôngLá trầu không cần tưới nước thường xuyên để phát triển. Khi cây phát triển và đạt chiều cao ít nhất hai mét, bạn nên bắt đầu cắt tỉa cây. Điều này sẽ khuyến khích cây mọc ra những chiếc lá mềm và ngọt. Khi cây đang trong mùa phát triển, bạn nên bón phân vài tháng một lần. Nó thích phân bón hữu cơ không có Nitơ. Cũng có thể sử dụng phân chuồng hoai mục hoặc phân trộn.
Vì có nguồn gốc từ Châu Á nên lá trầu không ưa khí hậu ấm áp. Nếu bạn trồng cây trầu không trong chậu làm cảnh, khi nhiệt độ giảm xuống thấp vào mùa đông, tốt hơn là nên mang cây vào trong nhà. Khí hậu lạnh có hại cho cây, nó sẽ làm cho cây trầu không bị rụng lá.
5. Sâu bệnhVe đỏ là mối nguy hại lớn nhất đối với lá trầu không của bạn. Chúng thỉnh thoảng tấn công loại cây này và gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Bạn cũng nên tưới nước cẩn thận cho cây này vì tưới quá nhiều sẽ gây ra nấm bệnh.
Một vấn đề khác mà bạn có thể gặp phải khi trồng trầu không là bệnh cháy lá. Nó khá phổ biến khi trồng loại thảo mộc này. Một khi bạn nhận thấy lá cây của bạn bị bao phủ bởi các đốm đen và nâu, hãy cắt là loại bỏ ngay lập tức để ngăn chặn nhiễm trùng và ngăn nó lây lan sang các lá khác.
6. Thu hoạchTrong vòng 4 đến 6 tháng sau khi trồng, cây trầu không sẽ sẵn sàng cho thu hoạch. Bạn có thể hái những chiếc lá thơm, tươi để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
7. Công dụng làm thuốc của cây trầu khôngLá trầu không là một loại thảo dược quý hiếm với các nước phương Tây bởi vì nó có nhiều công dụng chữa bệnh. Lá cây đặc biệt hữu ích trong việc thông phế quản, trị ho, cảm lạnh và cho hệ sinh dục nữ. Bấm vào đây để tìm hiểu thêm về công dụng chữa bệnh của cây lá trầu không.
Đây là cách trồng cây trầu không đúng cách mà Sachico muốn gửi tới bạn. Bằng cách này, bạn sẽ trồng thành công loại thảo mộc này và tận hưởng hương vị độc đáo và nhiều công dụng chữa bệnh của nó. Nó thực sự là một trong những cây khỏe mạnh nhất để phát triển. Nếu bạn đang trồng loại thảo mộc này để sử dụng cho mục đích cá nhân hoặc kinh doanh, hãy đảm bảo bạn làm theo các bước trên.
Liên hệ với Sachico tại facebook: Sachico Tương Lai Xanh để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Tin khác:
– 11 ý tưởng làm giàn trồng hoa leo giàn nhanh lớn, siêu đẹp
– [KHẢO SÁT] Những loài hoa thơm nhất Việt Nam và Thế Giới
Hướng Dẫn Đầy Đủ, Chi Tiết Về Trồng Hoa Giấy Ở Ban Công
Ý nghĩa của cây hoa giấy?
Hoa Giấy là chi thực vật có hoa bản địa khu vực Nam Mỹ, danh pháp khoa học Bougainvillea, bao gồm các loại dây leo dạng gỗ, cây bụi hay cây thân gỗ có gai. Hoa giấy có nhiều giống cây trồng và cây lai ghép đã được chọn lọc, bao gồm cả các dạng cây bụi gần như không gai. Trong đó có một vài giống là vô sinh và chúng được nhân giống bằng cành giâm.
Đúng như tên gọi, hoa giấy rất mỏng manh, nhẹ nhàng, là biểu tượng cho cái đẹp, cây mang ý nghĩa may mắn, sung túc, phát tài phát lộc cho gia chủ.
Có nên trồng hoa giấy ở ban công?Hoa giấy có sức chịu hạn, chịu nắng nóng rất tốt lại rất dễ trồng và chăm sóc nên rất phù hợp để trồng ở ban công. Ngoài tác dụng làm đẹp không gian, trồng Hoa giấy trên ban công nhiều nắng, đặc biệt là ban công hướng Tây sẽ giúp che nắng và hạ nhiệt hiệu quả. Tùy theo diện tích, không gian và nhu cầu mà bạn chọn chậu hoa giấy bonsai hay hoa giấy leo ban công.
Chọn giống và đất trồngTrước khi trồng bất kỳ loại cây, loại hoa gì thì đầu tiên bạn cần tìm hiểu và lựa chọn được giống, đất trồng phù hợp với khí hậu, sở thích về màu sắc, kích thước cây.
Giống cây:
Nếu là giâm cành thì cần chọn cành già ( đã ra được 1-2 năm), mập và không sâu bệnh.
Bầu cây: Chọn cây khỏe, gốc chắc chắn, kích thước và màu hoa theo sở thích.
Đất trồng: khi trồng hoa giấy ở ban công thì chúng ta trồng hoa giấy trong chậu hạn chế về lượng đất nên cần phải đảm bảo đất có đủ chất dinh dưỡng và chậu cần đảm bảo thoát nước tốt.
Kỹ thuật trồng hoa giấy trên ban công? Giâm cành
Cắt cành hoa đã chuẩn bị sẵn thành từng đoạn dài 20cm, đảm bảo có ít nhất từ 2 mắt trở lên. Phần gốc cành giâm cắt hơi vát, phần ngọn cắt bằng, vết cắt gọn không bị dập, xước vỏ.
Bôi vôi vào mặt cắt phía gốc để chống nhiễm khuẩn, sâu bệnh, còn đầu ngọn bọc kín nilon để chống thoát nước.
Khi giâm cành vào chậu lưu ý đặt cành giâm vào chính giữa, nghiêng với góc 15 độ và sâu 10cm.
Sau khi giâm, bạn cần tưới nhiều nước cho chặt gốc, đặt chậu dưới giàn che để tránh mưa, nắng trực tiếp. Cách 2-3 ngày thì tưới nước nhẹ một lần, cho đất vừa đủ ẩm. Không tưới nhiều nước, bởi độ ẩm lớn sẽ làm cành giâm bị thối vỏ, không ra rễ được.
Khi cành nảy mầm thì đặt chậu ra nơi có nắng để cây có đủ ánh sáng phát triển. Chỉ sau 2-3 tuần cành sẽ nảy mầm và ra rễ, bắt đầu phát triển mạnh.
Trồng bằng bầu cây mua sẵnCách trồng rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một chậu cây kích thước đủ lớn với đất giàu dinh dưỡng, ẩm nhưng cũng phải đảm bảo độ tơi xốp sau đó cho bầu cây hoa giấy xuống rồi ấn nhẹ cho cây đứng vững là xong. Sau khi trồng cần tưới nước nhẹ lên bề mặt của cây để tạo độ ẩm ban đầu, cho cây hồi phục và quen với môi trường mới.
Cách chăm sóc hoa giấy trồng chậuHoa giấy là loài cây có sức sống rất mãnh liệt, chịu nóng, chịu hạn rất tốt, khả năng thích nghi cao lại rất khỏe mạnh nên không cần nhiều công chăm sóc. Bạn chỉ cần lưu ý chăm cây nhiều hơn vào thời điểm cây chuẩn bị ra hoa, đảm bảo tưới đủ nước, đất trồng đủ dưỡng chất để cây cho nhiều hoa, màu sắc tươi tắn, cây khỏe và tán lá xanh mát.
Mùa hè sau đợt hoa nở cây sẽ ra nhánh mới, thời điểm này nên dừng việc tưới nước khoảng 4-5 ngày để cây ra chồi hoa sau đó tỉa bỏ chồi ngọn cho cây ra nhiều chồi nách. Khi cây ra đợt hoa mới thì lại tiến hành tưới nước như bình thường.
Khi hoa chuẩn bị tàn để giúp cây tiếp tục ra hoa và xanh ngát cần bón phân quanh gốc rồi tưới nước, giữ độ ẩm thường xuyên, tỉa bớt cành, lá và hoa tàn. Chỉ sau khoảng 10-20 ngày sau cây lại có thể ra hoa trở lại, chú ý để kích thích cây ra hoa lúc này chúng ta lại bỏ không tưới nước vài ngày. Việc cắt tỉa cành tạo dáng, thay đất, bón phân nên tiến hành vào cuối tháng giêng âm lịch, thời điểm sau đợt hoa tàn.
Kinh nghiệm trồng hoa giấy ở ban công? Cách ghép hoa giấy nhiều màu?Bước 1: Chuẩn bị gốc ghép
Chọn gốc tương đối lớn để chúng có đủ sức gánh trên mình nhiều cành ghép của những giống khác.
Dùng cưa cắt bỏ phần ngọn của cây, chỉ để lại phần gốc dài khoảng trên dưới 1m
Chuyển gốc trồng vào một chậu có kích thước đủ lớn, đã chuẩn bị đất đủ dinh dưỡng, rồi tưới nước cho cây. Sau khoảng một tháng, gốc sẽ mọc ra nhiều cành nhỏ mới.
Tỉa bỏ bớt và chỉ để lại một số cành ở vị trí thích hợp. Khoảng 1-2 tháng sau khi cành mới lớn cỡ điếu thuốc lá là có thể tiến hành ghép được.
Dùng lưỡi dao lam cắt bỏ phần ngọn của các cành mới ra trên gốc ghép chính, sao cho các cành dài khoảng 10cm. Như vậy là chúng ta đã chuẩn bị xong gốc ghép phụ.
Bước 2: Chuẩn bị giống ghép
Chọn cây hoa giấy có màu hoa bạn thích, sau đó chọn cành ghép là cành bánh tẻ hơi non, có độ lớn tương đương hoặc nhỏ hơn một chút so với gốc ghép phụ. Cắt lấy một đoạn cành dài khoảng 10cm, trên cành có 4-5 lá.
Bước 3: Ghép cành
Bạn có thể ghép cành thành nhiều đợt, mỗi đợt một vài màu. Như vậy chỉ với một chút khéo léo là bạn đã có một chậu hoa giấy với đủ màu sắc, tạo điểm nhấn cho không gian.
Hy vọng tới đây bạn đã có được những thông tin bạn mong muốn và sẵn sàng để tô điểm cho ban công nhà mình với những chậu hoa giấy đủ màu sắc, làm bừng sáng cả căn nhà. Nếu bạn có ý tưởng về thiết kế giàn hoa ban công thì hãy thử tham khỏa một số mẫu giàn hoa trong bài Tổng Hợp Mẫu Giàn Hoa Ban Công Đẹp, Ấn Tượng
Nguồn Gốc Sen Đá Chi Tiết Và Đầy Đủ
Sen đá vẫn luôn là một cái gì đó bí ẩn chưa được khải thác và tài liệu chi tiết và rõ ràng cũng chưa có, tôi đã tìm hiểu một số tài liệu nhưng nó rất rời rạc không cụ thể và chi tiết như các loài cây khác. Tôi tìm kiếm sách về loài cây hấp dẫn này, nhưng có chăng thì nó được nồng ghép vào với tài liệu của xương rồng và nói rất thoáng qua. Sau những gì mình tìm hiểu và trải nghiệm trồng nhiều loại sen đá khác nhau tôi có một số những đúc kết sau.
Sen đá hay còn có tên gọi là Succulent plant (thực vật mọng nước) thuộc chi Echeveria nằm trong họ Crassulaceae (họ lá bỏng) thuộc loài sen đá xương rồng. Ước tính có khoảng 60 họ khác nhau và hơn 300 loài, trong đó hơn 90% phân bố chủ yếu ở châu Mỹ, châu Úc và châu Phi. Tại Việt Nam, sen đá rất được ưa chuộng bởi đây là loại cây có kỹ thuật trồng đơn giản và dễ chăm sóc. Sen đá có thể kết hợp với rất nhiều loại vật liệu khác nhau để trở thành vật trang trí trong nhà hay cây cảnh để bàn.
Cây thường có dạng đài giống bông hoa sen có lẽ chính vì điều đó mà khi Succulent plant được nhập về Việt Nam lại có tên sen đá.
Cách chăm sóc sen đáSen đá được chia ra làm 3 dạng: Dạng có màu, dạng đài, dạng rủ mỗi dạng lại có cách chăm sóc hơi khác nhau một chút nhưng không quá khác biệt.
– Dạng đài có màu xanh thì cần nơi thoáng mát và chỉ cần ánh nắng nhẹ, nước tưới khoảng 1 tuần 1 lần
– Dạng rủ là dạng phù hợp treo cửa sổ ánh nắng nhẹ, nước tưới khoảng 2 tuần tưới 3 lần.
Về nước tưới thì tùy thuộc vào môi trường, môi trường nóng thì cần nhiều nước hơn, môi trường mát và ẩm thì cần ít nước hơn, hoặc không cần tưới nước. Nên tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối không nên tưới lúc trời đang nóng hoặc về khuya trời lạnh.
Loại đất phù hợp với sen đá là loại đất thoát nước tốt có thể trộn đất với tỷ lệ: 50% tro, trấu, 10% phân bò khô, 10% từ than tổ ong nấu rồi đập vụn, 10% phân vi sinh (bùn cá viên), 10% cát, 10% đất trộn đều hoặc ủ có thể cho thêm ít sơ dừa và thuốc chống nấm.
Thuộc họ lá bỏng nên cây có thể nhân giống từ lá, giâm cành.
Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Trầu Không
Trầu không là loại cây quen thuộc của người dân Việt Nam chúng ta. Đây là loại cây có nhiều công dụng, chẳng những có thể được dùng như một món ăn mà còn dùng để làm thuốc trị nhiều loại bệnh khác. Do đó, rất nhiều người tìm đến cách trồng loại cây này. Trong bài này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cach trồng cây trồng không.
2 – Đất trộn thật nhiều mùn cho xốp, giữ ẩm mà không ướt, thì mới giâm tốt, chóng ra rễ, chóng lên cây. Đặt hom nằm dưới đất, thò lá và ngọn lên trên mặt đất.
3 – Phải là chỗ nắng 100%. Khi mới giâm, nên che nắng ban trưa trên cao cho khỏi cháy nắng, nhưng khi đã bén rễ và mọc ngọn, ra lá mới thì mới có đủ nắng.
4 – Trồng mấy tháng, cho ra nhiều nhánh, nhiều lá, mới hái ăn được. Hái lá lúc cây ít nhánh, ít lá thì cây yếu, năng suất thấp, có thể chết.
5 – Phải có giàn cho trầu leo. Trầu leo theo chiều dọc lên trên. Lên cao 2 mét, thì có thể làm giàn ngang, nhưng mùa rét miền bắc có thể chết rét. Vì thế có khi giàn chỉ là những cọc 2 mét đứng thẳng thôi. Mùa rét thì phải chống rét bằng cách che chắn không cho gió mùa đông bắc thổi vào Trầu. Có thể trùm bao nilon trong suốt cho Trầu những ngày gió rét. Ngày nắng ấm thì mở bao ra kẻo chết nóng trong bao. Phần thân trầu dưới đát, có thể phủ lá cây khô để nếu phần trên chết rét, thì phần dưới đất mùa xuân sang năm sẽ nảy mầm mọc lại.
Có thể cho Trầu leo lên vách tường nhà, mé phía nam. Người ta nói rễ Trầu bám vào làm hại vách tường. Trầu leo tràn đầy vách tường thì mới tạm đủ ăn. Mé phía nam thì không bị gió bấc thổi, và từ sáng đến tối đều có ánh nắng mặt trời. Bạn tôi có một bức tường trầu như thế ở trong thành phố, không bị gió bấc thổi, mọc quanh năm không bao giờ tàn. Có người cho Trầu leo lên gốc cây, như cây Cau, vì thân Cau có nắng. Cây Nhãn thì không leo được, vì thân Nhãn không có nắng.
7 – Hái lá trầu đi, trầu mọc mãi lên, cũng có lúc tàn, phải trồng lại. Tôi không rõ mấy năm thì trồng lại, nhưng nếu bị tàn vì gió mùa đông bắc, thì mùa Xuân sẽ mọc lại.
Kỹ Thuật Trồng &Amp; Chăm Sóc Cây Sung Chi Tiết, Đầy Đủ Nhất
Cây sung có từ lâu đời được trồng nhiều nơi ở nước ta. Quả sung có giá trị dinh dưỡng cao và được mệnh danh là “nữ hoàng” của các loại quả.
Trong những năm gần đây, với sự hiểu biết của mọi người về quả sung, ngày càng có nhiều người thích trồng sung tại nhà để vừa ngắm vừa ăn quả. Trồng và chăm sóc sung như thế nào là hợp lý nhất, cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!
Giá trị làm cảnh của sungCây sung có cành lá sum suê, dáng cây thanh thoát, trồng trong nhà hay trồng xanh công viên đều có giá trị làm cảnh cao. Ngoài ra, cây sung rất dễ quản lý, ít sâu bệnh nên về cơ bản không cần phun thuốc trừ sâu, không gây ô nhiễm.
Cây sung có kích thước lớn lá dày, có tác dụng hút bụi, lọc không khí rất tốt. Cây được trồng cùng với các loài thông và các loài cây khác để làm hàng rào phủ xanh rất đẹp.
Đối với một số nhà máy sản xuất các sản phẩm hóa chất, cây sung còn rất dễ thích nghi với khí độc nên rất thích hợp trồng trong các nhà máy sản xuất hóa chất để hút bụi và thanh lọc không khí.
Cây sung là loại cây rất thích nghi sinh trưởng ở vùng đất gió, khô hạn, mặn kiềm, nên trồng cây sung không chỉ làm xanh các bãi hoang mà còn ổn định nền cát, chống sa mạc hóa.
Sung ít sâu bệnh nên sinh trưởng mạnh mà không cần phun thuốc. Vì vậy sung còn là loại thực phẩm xanh tự nhiên không ô nhiễm.
Kỹ thuật trồng cây sung hiệu quả nhấtKhông giống như các loại cây cảnh phong thủy khác như cây phát tài, cây trầu bà,… Cây sung thuộc loại cây thân gỗ to rất dễ trồng và chăm sóc.
Lựa chọn giống sung tốtCó rất nhiều loại sung trên thị trường. Tìm hiểu về các giống sung tốt trong vùng của bạn, chọn loại cây có khả năng thích nghi tốt nhất với các yếu tố ngoại cảnh.
Hãy đến vườn ươm gần nhất hoặc tham khảo ý kiến của một nhà nông nghiệp giỏi để xem loại giống nào sẽ tốt cho bạn tùy theo điều kiện của bạn.
Thời điểm trồng sungThời tiết nhiệt đới, ấm áp là tốt nhất cho cây sung.
Về thời điểm gieo trồng thuận lợi nhất, sung nên được gieo vào giữa mùa xuân. Một cây sung thường bắt đầu ra quả sau khoảng hai đến ba năm trồng.
Nói về thời vụ, cây thường cho quả vào cuối mùa hạ hoặc đầu mùa thu. Việc cắt tỉa cũng nên bắt đầu vào mùa hè, đây là thời điểm nhạy cảm của nhiều loại cây quả.
Xác định nơi trồngVì sung thích nghi với nhiệt độ ấm và bộ rễ của chúng cần được chăm sóc đặc biệt trong thời gian đầu nên lúc này chúng rất dễ trồng trong chậu. Cây sung cúng là một loại cây trồng trong nhà khá phù hợp.
Tuy nhiên, nếu điều kiện thuận lợi, bạn cũng có thể trồng trên đất vườn ngoài nhà. Nếu như vậy bạn nên chọn nơi có độ dốc nghiêng về phía Nam, nơi có nguồn cung cấp nước đầy đủ.
Chuẩn bị đất trồngCây sung trồng trong chậu không có yêu cầu khắt khe về đất trồng. Cây sung có thể thích nghi với đất trồng trong chậu từ hơi chua đến hơi kiềm. Đặc biệt đất cát pha nhiều mùn và đủ phân bón được dùng làm đất trồng để cây phát triển tốt nhất.
Mặc dù cây sung không yêu cầu bất kỳ loại đất đặc biệt nào nhưng vẫn nên trồng cây trên đất cát có pH < 7 sẽ tốt hơn. Bổ sung phân bón theo tỷ lệ 4-8-12 hoặc 10-20-25.
Chuẩn bị: Để trồng cây sung, bước đầu ta cần đào hố. Chú ý chiều rộng và chiều sâu của hố để rễ có thể phát triển đúng cách và tốt nhất có thể. Độ sâu của hố có thể là 2,5-5,1 cm, thích hợp để giữ cho phần gốc của thân cây nằm trong lòng đất.
Cây sung không có yêu cầu về đất quá cao nhưng lần đầu trồng bạn nên chọn loại đất có độ phì nhiêu, thoáng khí tốt. Khi trồng hoặc chuyển chậu có thể bón thêm một số loại phân chuồng hoai mục giàu lân, kali sẽ giúp sung xanh tốt, ra nhiều quả.
Chậu trồng sungBộ rễ của sung tương đối phát triển. Vì vậy nếu không trồng trực tiếp xuống đất thì cần chọn giá thể lớn hơn để trồng. Tốt nhất nên dùng vại sành lớn. Không gian cho sung phát triển rộng hơn như trên ban công ngoài trời của tòa nhà hoặc phía sân trong.
Tiến hành trồng câyLấy cây ra khỏi chậu và để ở một bên. Sử dụng kéo chuyên dụng để cắt tỉa những rễ thừa ở phía bên ngoài. Những rễ không cần thiết này sẽ ức chế sự phát triển của cây.
Sau đó đặt cây vào hố đã đào và cẩn thận ấn rễ xuống. Rồi lấp đầy hố này bằng đất. Hãy đảm bảo rằng bạn lấp đất vào hố từ mọi phía.
Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp cho sung là 15 ~ 25 ℃, nhưng sự phát triển của thân cây sẽ không bị tổn hại ngay cả khi nhiệt độ lên đến 35 ℃.
Cây sung không chịu được lạnh, phải chuyển trong nhà trước khi có sương giá cuối mùa thu. Đặc biệt chú ý tránh xa các thiết bị sưởi, sưởi, sưởi sàn, điều hòa nhiệt độ… nếu không cây dễ bị mất nước.
Đặt nó trên ban công hoặc phòng khách nhiều nắng và thông thoáng. Ánh sáng mặt trời đầy đủ có thể bù đắp cho việc thiếu nhiệt độ ở một mức độ nhất định.
Tưới nước cho câyCây sung có khả năng chịu hạn rất tốt, rất sợ ngập úng. Nếu đọng nước trong chậu cây sẽ bị rụng trong thời gian ngắn. Trường hợp nặng cây sẽ bị chết, không nên để đất quá khô, nếu đất quá khô cây sẽ sinh trưởng yếu.
Ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của quả, làm vỏ dày, quả nhỏ, giảm chất lượng, nên cung cấp đủ nước vào mùa cây sinh trưởng mạnh và cho nhiều quả.
Việc tưới nước cho sung cần được xác định theo sự phát triển của cành và lá. Trong dịp tết cành và lá sung sẽ đâm chồi nên tưới ít hơn, giữ ẩm cho đất chậu một chút.
Khi nhiệt độ tăng cao, cành và lá lớn lên. Sung có thời kỳ ra quả vào mùa hè, lúc này cần tăng lượng nước tưới, ngày tưới 1 lần vào buổi sáng và chiều tối để cây không bị thiếu nước. Vào mùa thu, bạn nên tưới ít nước hơn, tránh tích nước trong những ngày mưa.
Cây sung cần đủ ánh sáng mặt trời. Nhưng vào mùa hè, lá cây nên được bảo vệ khỏi ánh nắng trực tiếp và nên che râm sẽ tốt hơn.
Cây sung phát triển rất nhanh. Nếu phát triển quá nhanh hoặc quá cao sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình. Lúc này cần chú ý cắt tỉa, tạo dáng cho cây sung cảnh của bạn. Lưu ý, thân cây phải được cắt dài khoảng 20cm để thúc đẩy sự phân bố của các nhánh phụ.
Tỉa cành từ 4 đến 5 cành khỏe để chúng kết trái đúng cách. Khi cây trưởng thành, hãy cắt tỉa cây vào mùa xuân hàng năm. Bằng cách này, sự phát triển của nó sẽ nhanh hơn.
Cây sung trồng trong chậu chủ yếu là cắt tỉa tự nhiên. Các cành tán không quá rậm rạp nên số lượng tỉa ít. Không nên cắt quá ngắn.
Chỉ nên cắt bỏ những cành chết, cành bị sâu bệnh hại, những cành mọc quá mạnh mới nên cắt tỉa. Để thúc đẩy nhanh sự sung mãn của cành, tạo điều kiện cho cây ra hoa đậu quả sớm.
Sức đẻ nhánh của cành sung yếu, để ra quả sớm và sớm thành hình cây thì nên cắt ngắn vào mùa xuân và cắt ngọn vào mùa hè để kích thích sự phát triển của các cành bên và đạt được mục đích phát triển dáng cây trong năm đó.
Nhân giống sungCây sung trong chậu có thể được nhân giống bằng cách gieo hạt, chiết cành. Chiết cành được áp dụng phổ biến nhất, cành dễ ra rễ, tỷ lệ sống cao.
Chọn những cành dày đã được cắt tỉa và cắt thành những cành dài 12-15cm. Để lại khoảng hai đến ba nốt ở mỗi đoạn.
Sau đó đặt chúng trên luống, mọc rễ sau 21-30 ngày, sau đó trồng cây mới. Sau khi chồi mới phát triển đến 20cm, cây có thể được chuyển sang trồng vào chậu.
Nếu bạn trồng cây sung của mình bên ngoài vườn nhà, thì hãy đặc biệt chăm sóc nó. Cần chăm bón đất một cách tốt nhất. Nếu cỏ dại phát triển thì hãy nhổ chúng đi.
Phun phân bón 4-5 tuần một lần. Nên dùng phân tưới lỏng, có thể tự ủ phân hữu cơ hoặc sử dụng các loại phân bón có sẵn trên thị trường.
Khi quả sung chín, bạn hãy bẻ quả. Lưu ý rằng chúng sẽ không chín sau khi bẻ ra khỏi cây (ví dụ như quả đào). Một quả sung chín sẽ hơi mềm.
Vì sung có nhiều màu sắc khác nhau nên màu sắc của cây tùy thuộc vào loại sung bạn đã trồng. Cẩn thận khi thu hoạch sung và bảo vệ chúng tránh bị dập nát, v.v.
Đeo găng tay trong khi tuốt quả để nhựa cây chảy ra không dính vào tay bạn. Loại nhựa này nếu dính vào cơ thể có thể gây ngứa
Lời khuyên khi trồng cây sungTránh sử dụng phân bón có hàm lượng nitơ cao vì nó sẽ tập trung phát triển lá, không tốt cho việc ra quả.
Bẻ trái chín đúng lúc và cẩn thận vì chúng có thể thu hút côn trùng và bướm đêm.
Trồng sung ở hướng nam sẽ mang lại cho bạn nguồn nhiệt sáng cần thiết cho cây sung. Bằng cách này, cây cũng sẽ được bảo vệ khỏi sự bí tắc có thể xảy ra vào mùa đông.
Quả sung cũng có thể được làm khô bằng cách để chúng dưới ánh sáng mặt trời trong khoảng 4 hoặc 5 ngày hoặc trong tủ lạnh từ 10 đến 12 giờ. Quả sung khô có thể bảo quản đến 6 tháng.
Cây sung ưa môi trường nắng ấm, ẩm ướt, có độ chịu lạnh nhất định, sợ úng. Bón phân loãng đã hoai mục 10 ngày một lần. Định kỳ 12 năm nên đảo bầu, đất bầu phải thoát nước tốt, màu mỡ và ẩm
Cảnh báo: Đừng quên đeo găng tay khi tuốt quả vì nhựa của cây sung có thể gây ngứa hoặc các tổn thương khác cho da của bạn.
Trồng sung vừa làm cảnh vừa làm cây ăn quả là cách chơi mới của nhiều gia đình hiện nay. Sung có nhiều lợi ích tuyệt vời. Ta có thể sử dụng được nhiều bộ phân của sung như lá, quả. Hơn nữa, sung còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và được ứng dụng trong các bài thuốc y học cổ truyển.
Theo: Ngọc Lan
Thông Tin Đầy Đủ, Chi Tiết Cần Biết Về Cây Bông Gòn
Tên thường gọi: Cây bông gòn
Tên gọi khác: Cây bông gạo, cây gòn, cây bông lụa, cây bông Java, cây mộc miên
Tên khoa học: Ceiba pentandra
Họ thực vật: Thuộc họ Cẩm quỳ – Malvaceae
Nguồn gốc xuất xứ: Cây có nguồn gốc ở Mexico, Trung Mỹ, Caribe, miền bắc Nam Mỹ và khu vực nhiệt đới miền tây châu Phi
Thời gian nở hoa: Thường chỉ nở vào tháng 3
II. Đặc điểm của cây Bông gòn
Hình dáng bên ngoài: Thân cây bông gòn to lớn các rễ phụ gia cố thêm. Thân cây và các cành lớn có nhiều gai lớn, cứng. Thân có màu xanh hoặc xám nâu, tán rộng
Kích thước: Cây cao tới 60-70 m với đường kính thân lên đến 3 m.
Lá: Lá sớm rụng, kép chân vịt với 5-8 lá chét hình mác hay hình trứng, dài 9-15cm, rộng 4-5 cm.
Hoa: Hoa đỏ, nhiều, mọc trên những cành nhỏ trước khi có lá non.
Cành: Cây có các cành mọc ngang với những gai hình nón.
Quả: Cây bông gòn trưởng thành sinh ra khoảng vài trăm quả dài khoảng 15 cm mỗi quả. Quả chứa các hạt được bao bọc trong các sợi mịn có màu vàng là hỗn hợp của linhin và xenluloza.
Hạt: Hạt hình trứng, xung quanh có lông dài, trắng, mịn.
1. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh:
Với ưu điểm gốc cây to xù sì cổ thụ hoa đẹp, cây bông gòn được rất nhiều nghệ nhân chọn làm cây cảnh bonsai. Cách làm chọn các cây có rễ, thân đẹp sau đó cắt ngang thân sao cho vừa đủ chơi. Ngâm rễ và thân cây vào cát tưới nước thường xuyên một thời gian sau cây sẽ mọc mầm mới.
Cây bông gòn còn được trồng ở đầu các con đường lớn, công viên, đình chùa để làm bóng mát rất tốt. Hầu như không cần chăm sóc rễ cây sẽ tự vươn đi khắp nơi tìm dinh dưỡng và nước về nuôi cây. Cây gạo là sự lựa chọn hàng đầu cho người thích cây cảnh và yêu sự hoài cổ.
2. Tác dụng chữa bệnh:
Vỏ cây bông gòn thường được dùng bó gãy xương, vỏ tươi giã nát bó vào nơi gãy, sao vàng sắc đặc để uống làm cầm máu, chữa lậu, thông tiểu. Bên cạnh đó, vỏ có vị đắng, tính mát; có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng, gây nôn.
Do chất nhầy trong vỏ, vỏ bông gòn còn được dùng để loại bỏ tạp chất khi chế tinh bột, vì chất nhầy có tác dụng quện những tạp chất của tinh bột..
Rễ đắng, mát, có tác dụng kích thích, bổ, cũng gây nôn và giảm đau.
Trong đông y hoa bông gòn có tính ngọt, mát và hơi chát tác dụng chính là thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, bổ huyết… nên người ta thường dùng hoa bonog gòn trong các trường hợp viêm nhiễm như viêm dạ dày, mụn ngoài da.
Đặc biệt dân gian có cách thức tận dụng từ cây bông gòn hết sức độc đáo là lấy mủ gòn để pha nước uống. Lựa những cây gòn lớn, dùng dao bén khứa những vết ngoài vỏ gòn phần dưới gốc Một hai bữa sau, mủ cây màu đỏ thẫm ứa ra. Gỡ lấy mũ đó mang về rửa sạch pha chung với nước lạnh, có khi kết hợp với mủ trôm hay hột é làm nước giải khát. Người ta tin rằng uống nước mủ gòn vừa lợi tiểu vừa có khả năng kích dục, lại còn điều trị chứng đau răng.
3. Tác dụng khác:
Do sợi quả của bông gòn không hút ẩm, mềm mại, màu sáng trông khá tinh khiết, nhẹ, nổi được trên nước, đàn hồi khá mạnh, không bị xe thành búi như sợi bông vải, nên đã được con người sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như làm các lớp cách nhiệt, cách điện, nhồi thú bông, nệm trải giường, lót ghế, chăn đắp, gối…
Hạt bông gòn chứa nhiều dầu, sử dụng được cho việc sản xuất xà phòng.
Gỗ của Bông gòn nhẹ, mềm, dễ gia công. Nhiều nơi dùng gỗ của những cây Bông gòn cổ thụ, có kich cỡ lớn, để làm ca-nô
IV. Cách trồng và chăm sóc cây Bông gòn1. Cách trồng cây
Thời vụ trồng: Cây bông gòn có thể trồng vào thời gian nào cũng được. Nhưng để cây thuận lợi sinh trưởng và phát triển thì nên trồng cây vào đầu mùa xuân đối với miền Bắc và đầu mùa mưa đối với miền Nam.
Ánh sáng: Cây bông gòn cần nhiều ánh sáng để quang hợp. Khi trồng nên chọn nơi trồng thoáng gió, đón được nhiều ánh nắng Mặt Trời.
Nhiệt độ: Cây có thể chịu được biên độ nhiệt lớn, chịu lạnh và nóng khá tốt. Khoảng nhiệt độ phù hợp với cây nhất là 18-28 độ C.
Giống cây trồng: Hiện nay, không khó để mua được giống cây bông gòn tốt, có thể mua được ở nhiều nơi bán cây giống. Khi mua cần chọn những cây xanh tốt, thân mập để về trồng.
Đất trồng: Cây không kén đất, rất dễ trồng, chúng có thể sống tốt ở nhiều môi trường đất khác nhau như đất thịt, đất pha cát, đất đồi, đất nghèo dinh dưỡng. Tuy nhiên, muốn cây thuận lợi sinh trưởng, không mất nhiều công chăm sóc thì nên trồng cây vào đất phù sa, giàu dưỡng chất, tơi xốp và thoát nước tốt.
Trồng cây bông gòn: Đào một hố vừa bằng với bầu đất. Tháo túi bao bầu đất ra, đặt nhẹ nhàng cây xuống. Lấp hố trồng và tưới nước cho cây nhanh bén rễ. Dùng 3 cọc tre để cố định thân cây không bị nghiêng ngả khi có tác động từ bên ngoài.
2. Cách chăm sóc cây
Tưới nước: Khoảng thời gian đầu trồng cây cần tưới nước đều bởi đây là lúc cây thích nghi với môi trường mới, cây còn yếu. Sau khi cây đã ổn định thì tùy vào thời tiết và tưới nước cho hợp lý. Nếu vào những ngày trời mát thì k nên tưới quá nhiều nước, nhất là vào ngày mưa nhiều cần xử lý thoát nước nhanh cho cây.
Bón phân: Cây không cần bón phân cũng sống khỏe được bởi chúng có bộ rễ là rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất nên chúng hút được nhiều dưỡng chất hơn so với một số loại cây khác.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Trồng Cây Trầu Không: Hướng Dẫn Chi Tiết, Đầy Đủ trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!