Xu Hướng 9/2023 # Cách Trị Chuột Cắn Hoa Lan # Top 12 Xem Nhiều | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cách Trị Chuột Cắn Hoa Lan # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Trị Chuột Cắn Hoa Lan được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chuột cắn hoa lan hiện nay đang diễn ra khá nhiều ở một số vườn lan. Hoa lan khi bị chuột cắn sẽ để lại hậu quả vô cùng lớn. Nhẹ thì chỉ thiệt hại vài ngọn, nặng thì đi luôn cả giò. Ai đã bị rồi thì ắt sẽ đồng cảm với mình vấn đề này. Nhưng mọi chuyện không phải không giải quyết được. Chỉ cần bạn làm theo những gì mình đã trải nghiệm và viết ra sau đây.

Dấu hiệu nhận biết chuột cắn hoa lan

Dấu hiệu nhận biết hoa lan bị chuột cắn rất dễ. Khi thấy chậu lan có những vết cắn nham nhở hoặc thậm chí cắn tan hoang. Lúc này điều đầu tiên bạn hãy nghĩ đến là chuột. Thực tế thì loài sinh vật đứng đầu 12 con giáp này có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho hoa lan bằng cách nhai hầu như bất kỳ bộ phận nào của cây. Bao gồm cả mầm non hoặc thân già để có được thức ăn chúng cần. Đặc biệt thời gian cắn phá thường vào ban đêm lúc chúng ta không thể soát được.

Ngoài ra một số chậu lan treo cao quá không để ý sẽ là nơi lý tưởng để chuột làm tổ.

Thêm 1 dấu hiệu nhận biết chuột cắn hoa lan nữa là phân và nước tiểu của chuột. Chuột có khả năng sản xuất trên 50 phân tươi một ngày. Nên khi bạn thấy những cục màu đen dài từ 3-6 mm kèm mùi hôi bất thường ở vị trí bị cắn. Điều đó củng cố chắc chắn 1 điều là chuột đang ẩn náu và sẽ tiếp tục cắn phá.

Dùng tỏi, ớt đuổi chuột cắn hoa lan

Bạn chỉ cần giã nhỏ 10 củ tỏi và 15 quả ớt trộn chung với 300ml rượu gạo trắng. Sau đó đem ngâm 1 ngày sẽ tạo ra dung dịch đuổi chuột. Khi dùng chắt lấy nước cốt và pha thêm 2 lít nước xịt đều vị trí chuột hay lui tới. Phun đều cả vườn để phòng chuột quay lại cắn phá hoa lan.

Dung dịch này ngoài đuổi chuột còn có tác dụng phòng sâu bệnh phá hoại khác trên lan rất tốt. Lý do trong Tỏi và ớt có chất alliin, allicin và chất Capsaicin… Khi được kích hoạt từ rượu thì chuột sẽ cách xa 100 mét.

Cách trị chuột cắn hoa lan bằng long não

Long não là chất phòng và diệt các loại côn trùng hiệu quả nhất. Với loài chuột cũng vậy, chúng thường bỏ chạy khi ngửi thấy mùi khó chịu này. Vì vậy bạn hãy sử dụng long não để hoặc treo ở xung quanh vườn. Bạn cũng có thể dùng bẫy hoặc keo dính đặt gần giò lan ở nơi mà bạn nghi ngờ có chuột. Biện pháp này cũng khá hiệu quả

Cần lưu ý hiện nay ở nhiều nơi, nhiều người dùng điện bắt chuột. Đây là biện pháp tuy hiệu quả nhưng rất nguy hiểm. Bên cạnh việc giết vài con chuột mà phải trả giá bằng sinh mạng của con người là điều không ai chấp nhận và phải được nghiêm cấm.

Sau cùng, đuổi chuột cắn hoa lan là một vấn đề lâu dài. Điều có ý nghĩa quyết định là cần phải quảng bá đến mọi người là ý thức duy trì và bảo vệ hệ sinh thái. Trong đó chính con người là một thành viên sống cộng tồn cùng bao sinh vật khác. Và chính điều nầy có ý nghĩa hơn là việc giết vài con chuột. Chính vì vậy mình ưu tiên dùng cách đuổi chuột bằng phương pháp tự nhiên hơn. Bản thân mình khi thấy chuột là cứ tỏi với ớt mà sài. Vừa thân thiện môi trường lại tốt cho cây lan.

Mua lan giống ở đâu ???

Với hơn 10 năm trong lĩnh vực – bằng cái tâm của những người làm khoa học, Trung tâm bảo tồn giống hoa lan cam kết:

✔️ Đảm bảo chất lượng chuẩn giống 100%

✔️ Giá cả cạnh tranh so với thị trường

✔️ Ship cod toàn quốc

✔️ Đội ngũ nhân viên tư vấn – hỗ trợ tâm huyết, nhiệt tình

✔️ Hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng chăm sóc cây giống sau khi mua hoàn toàn miễn phí

Thông tin địa chỉ mua hàng

TRUNG TÂM BẢO TỒN GIỐNG HOA LAN – HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Địa chỉ: Phòng Trưng Bày Và Giới Thiệu Sản Phẩm, Học Viện Nông Nghệp Việt Nam, TT.Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

Hotline: 0862.060.008 – 0862.060.009

Phạm vi giao hàng:

Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Cao Bằng, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, hào Bình, Hưng Yên. Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long,Vĩnh Phúc, Yên Bái.

Các Cách Trị Chuột Cắn Hoa Lan Hiệu Quả Nhất

Chuột cắn hoa lan hiện nay đang diễn ra khá nhiều ở một số vườn lan. Hoa lan khi bị chuột cắn sẽ để lại hậu quả vô cùng lớn. Nhẹ thì chỉ thiệt hại vài ngọn, nặng thì đi luôn cả giò. Ai đã bị rồi thì ắt sẽ đồng cảm với mình vấn đề này. Nhưng mọi chuyện không phải không giải quyết được. Chỉ cần bạn làm theo những gì mình đã trải nghiệm và viết ra sau đây.

Dấu hiệu nhận biết chuột cắn hoa lan

Dấu hiệu nhận biết hoa lan bị chuột cắn rất dễ. Khi thấy chậu lan có những vết cắn nham nhở hoặc thậm chí cắn tan hoang. Lúc này điều đầu tiên bạn hãy nghĩ đến là chuột. Thực tế thì loài sinh vật đứng đầu 12 con giáp này có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho hoa lan bằng cách nhai hầu như bất kỳ bộ phận nào của cây. Bao gồm cả mầm non hoặc thân già để có được thức ăn chúng cần. Đặc biệt thời gian cắn phá thường vào ban đêm lúc chúng ta không thể soát được.

Ngoài ra một số chậu lan treo cao quá không để ý sẽ là nơi lý tưởng để chuột làm tổ.

Thêm 1 dấu hiệu nhận biết chuột cắn hoa lan nữa là phân và nước tiểu của chuột. Chuột có khả năng sản xuất trên 50 phân tươi một ngày. Nên khi bạn thấy những cục màu đen dài từ 3-6 mm kèm mùi hôi bất thường ở vị trí bị cắn. Điều đó củng cố chắc chắn 1 điều là chuột đang ẩn náu và sẽ tiếp tục cắn phá.

Từ những điều trên đây ta thấy để chuột cắn hoa lan sẽ là 1 thiệt hại vô cùng lớn. Vậy diệt và phòng tránh chúng bằng cách nào? Dưới đây là 1 số cách diệt chuột hại hoa lan phổ biến hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo

Dùng tỏi, ớt đuổi chuột cắn hoa lan

Bạn chỉ cần giã nhỏ 10 củ tỏi và 15 quả ớt trộn chung với 300ml rượu gạo trắng. Sau đó đem ngâm 1 ngày sẽ tạo ra dung dịch đuổi chuột. Khi dùng chắt lấy nước cốt và pha thêm 2 lít nước xịt đều vị trí chuột hay lui tới. Phun đều cả vườn để phòng chuột quay lại cắn phá hoa lan.

Dung dịch này ngoài đuổi chuột còn có tác dụng phòng sâu bệnh phá hoại khác trên lan rất tốt. Lý do trong Tỏi và ớt có chất alliin, allicin và chất Capsaicin… Khi được kích hoạt từ rượu thì chuột sẽ cách xa 100 mét.

Lưu ý: Chuột sẽ không chết, chỉ bỏ đi thôi nhé mọi người. Đây là phương pháp mình hay áp dụng nhất. 1 công đôi việc vừa phòng chuột lại phòng được thêm các loại côn trùng hại lan khác.

Cách trị chuột cắn hoa lan bằng long não

Long não là chất phòng và diệt các loại côn trùng hiệu quả nhất. Với loài chuột cũng vậy, chúng thường bỏ chạy khi ngửi thấy mùi khó chịu này. Vì vậy bạn hãy sử dụng long não để hoặc treo ở xung quanh vườn. Bạn cũng có thể dùng bẫy hoặc keo dính đặt gần giò lan ở nơi mà bạn nghi ngờ có chuột. Biện pháp này cũng khá hiệu quả

Ngoài ra ta còn có thể diệt trừ chuột cắn phá hoa lan bằng cách dùng bả chuột. Biện pháp này tuy hiệu quả nhưng rất nguy hiểm cho vật nuôi và chính con người, lại gây ô nhiễm môi trường. Chúng ta chơi lan đa số trồng gần nhà nên biện pháp này mình đặc biệt khuyên các bạn không nên dùng nhé.

Cần lưu ý hiện nay ở nhiều nơi, nhiều người dùng điện bắt chuột. Đây là biện pháp tuy hiệu quả nhưng rất nguy hiểm. Bên cạnh việc giết vài con chuột mà phải trả giá bằng sinh mạng của con người là điều không ai chấp nhận và phải được nghiêm cấm.

Sau cùng, đuổi chuột cắn hoa lan là một vấn đề lâu dài. Điều có ý nghĩa quyết định là cần phải quảng bá đến mọi người là ý thức duy trì và bảo vệ hệ sinh thái. Trong đó chính con người là một thành viên sống cộng tồn cùng bao sinh vật khác. Và chính điều nầy có ý nghĩa hơn là việc giết vài con chuột. Chính vì vậy mình ưu tiên dùng cách đuổi chuột bằng phương pháp tự nhiên hơn. Bản thân mình khi thấy chuột là cứ tỏi với ớt mà sài. Vừa thân thiện môi trường lại tốt cho cây lan.

Bệnh Của Hoa Lan Và Cách Chữa Trị

Bệnh của hoa lan và cách chữa trị?  Lá hay cuống lá có đốm hay vệt mầu nâu hay đen hay phỏng nước từ từ loang to. Hoa có đốm mầu hồng hay nâu nhạt .Rễ bị nhũn ra và ngửi có mùi hôi.

Bệnh của hoa lan và cách chữa trị Nhiễm trùng – Đốm và thối (Bacterial spot/Rot)

Bệnh nay do vi trùng Pseudomonas và Erwirnia làm cho chết cây và lan sang các cây khác mau lẹ.

Dấu hiệu:

Lá hay cuống lá có đốm hay vệt mầu nâu hay đen hay phỏng nước từ từ loang to. Hoa có đốm mầu hồng hay nâu nhạt .Rễ bị nhũn ra và ngửi có mùi hôi.

Cách ngăn ngừa và chữa trị:

Hãy cắt bỏ hết những chỗ bị thối và cắt sâu thêm ít nhất là 2 phân vào phần còn khỏe mạnh.

Dao kéo cắt cây phải đốt qua lửa để diệt trùng.

Rắc bột diêm sinh vào chỗ cắt để khử trùng, khử nấm.

Nếu gốc cây hoặc rễ bị thối nên thay chậu bằng chậu sạch và vỏ cây mới.

Để xa những cây lành mạnh

Tăng cường sự thoáng gió

Giảm độ ẩm

Bớt tưới nước và tránh làm ướt lá.

Bệnh nấm (Fungal diseases)

Nấm thối đen (Black rot: Phythopthora) thường xảy ra cho lan Cattleya và nhiều loại khác.

Dấu hiệu: mầm non bị thối đen từ gốc lan lên trên và có những chấm mốc trắng bên ngoài. Bệnh này lan ra nhanh chóng từ cây nhỏ đến cây lớn.

Thông thường cây sẽ chết, mặc dầu đã cắt bỏ và chữa trị như trên.

Thân cây bị thối hoặc chết khô (Black leg/ Dry rot) thường xảy ra cho các lọai Vanda và Dendrobium do nấm

Fusarium và Rhizoctonia.

Nguyên nhân nước đọng quá nhiều trong chậu và nhiễm bệnh.

Dấu hiệu: thân cây bị mềm hoặc khô lại, rụng lá dần dần từ gốc đến ngọn. Chữa trị như trên.

Lá có đốm hay chấm nâu đen hay loang lổ (spot, dot, blotch), hơi sần sùi xảy ra cho Cattleya, Dendrobium, Oncidium, Vanda v.v… do các thứ nấm Cercospora, Colletotrichum, Septoria, Phyllosticta gây ra làm cho lá rụng sớm hơn và làm cho cây cũng như hoa không được tươi tốt và mau tàn.

Cách chữa trị như trên và phải phun thuốc trừ nấm như Physan, Benomyl, Daconil v.v…, nhưng những chấm này để lại các vết sẹo trên lá không sao hết được ngoại trừ cắt bỏ.

Nhiễm vi khuẩn (viral diseases)

Lan bị nhiễm vi khuẩn, có nhiều thứ rất khó lòng nhận diện, bởi vì vi khuẩn rất nhỏ, dấu hiệu thay đổi và nhiều khi lại giống như các bệnh nhiễm trùng hay nấm. Chỉ có thí nghiệm mới biết chắc chắn.

Có một điều nên biết là những cây bị nhiễm trùng hay nấm nếu đã được chữa trị, sẽ không có dấu vết trên các cây con, còn vi khuẩn sẽ lây lan sang các cây con và không có cách gì chữa trị được đành phải vất bỏ, bời vì cây quặt quẹo, yếu đuối, hoa bị lệch lạc, cong queo, có nhửng tì vết và chóng tàn.

Nhưng cũng có 2 thứ vi khuẩn thông thường nhất rất dễ nhận diện đó là: Cymbidium mosaic virus và

Odontoglossum Ring spot virus thường lan truyền sang cây khác bởi việc cắt xẻ cây bằng dao kéo không được khử trùng, nước tưới bắn sang cây bên cạnh hoặc côn trùng hút nhựa rồi mang bệnh từ cây này sang cây khác. Sâu bọ

Rệp xanh hay đen (aphid) thường bám vào nụ hoa hay cây non. Rệp không những hút hết nhựa cây mà còn truyền bệnh nữa. Xit bằng nước hay cồn 75% hay dùng cây tăm nhúng vào cồn lấy ra. Phải coi chừng khỏang 5-7 ngày sau trứng sẽ nở và phải diệt lại.

Rệp trắng (false spider mites) rất nhỏ nhưng người tinh mắt có thể nhìn thấy đuơc. Rệp hút nhựa cây, nếu không trị ngay, cây sẽ chết và lan rộng mau lẹ nhất là khi nhiệt độ lên cao và ẩm độ lại quá thấp. Rệp trắng hay để lại những chấm vàng nhỏ trên mặt lá Paphiopedilum hay Phalaenopsis .

Dùng xà phòng loại sát trùng (insecticidal soap) Mathalion hay pha 1 thía cà phê xà phòng rửa chén với 1 thìa cà phê dầu ăn loại thực vật, 250 ml cồn và 250 ml nuớc cho vào bình xit, lắc cho thật đều rồi xịt 3 lần, cách nhau một tuần lễ.

Rệp đỏ (Red Spider mites) cũng rất nhỏ để lại những chấm mầu bạc ở mặt dưới lá Cymbidium hay Dendrobium. Diệt trừ như trên.

Rệp bông (mealy bugs) có thể nhìn thấy dễ dàng, thường để lại dấu vết như bông gòn ở cuống hoa, gốc cây. Diệt trừ như trên.

Rệp vẩy (scales) có 2 loại: vỏ cứng mầu nâu và gồ cao lên rất dễ nhận ở trên mặt, phía dưới lá hay thân cây. Loại thứ hai rệp sáp mầu trắng hay nâu nhạt, mềm và nhỏ còn có tên Boisduval scales. thường ở dưới lá, cuống hoa và tệ hại nhất là chui vào những ngóc ngách cúa cuống lá, bẹ hoa khó lòng diệt trừ.

Loại vỏ cứng chỉ cần lấy ra còn loại mềm phai dùng thuốc diệt trùng loại ngấm vào cây (systemic insectiside) hay dung dịch kể trên phun nhiều lần mới hết.

Ruồi trắng (white fly) thường hay bám ở mặt dưới lá đẻ trứng và sinh sàn mau lẹ. Mới đầu chỉ là nhửng vòng trắng nho nhỏ sau đó thành bầy và lan ra các cây khác. Cách diệt trừ như trên.

Kiến tưởng như vô hại nhưng thực ra mang rệp và đủ chứng bệnh cho lan cần phải tuyệt diệt bằng Malathion hay Diazinon hay rắc Diazinon hạt trên mặt chậu rời tuới nước cho ngấm xuống.

Ốc sên và sên không vỏ (Snails, Slugs). Hai thứ này rất tai hại, không những ăn hoa, nụ còn ăn cả lá hoặc cây non, nhất là loại không vỏ thường trú ấn trong chậu cây.

Chúng thường để lại những vết nhớt nên rất dễ nhận ra .Dièt trừ bắng các loại thuốc diệt sên có chất metaldehyde như Correy’s chẳng hạn. Có thể rắc muối dưới đất, nhưng đừng rắc vào trong chậu.

Ngoài ra có thể soi đèn vào buổi tối, hay đổ rượu bia vào chiếc đĩa để bắt sên.

Công thức cần nhớ Diệt trừ sâu bọ

1 chai cồn rubbing alcohol 70% 16 Oz

1 chai 16 0z nước lã

1 thìa súp xà bông rửa chén

1 thìa súp dầu ăn

1 ly cà phê đen

Cho vào bình phun (Sprayer) lắc cho thật kỹ. Mỗi khi phun phải lắc cho đều. Tránh phun vào cây để ở chỗ nắng.

Phun 4 lần, mỗi lần cách nhau một tuần lễ.

Cây nhập cảng trơ rễ (bare root)

1 thìa súp đường

1 thìa cà phê phân bón 30/10/10

10 giọt superthrive hay 1viên thuốc ngừa thai

2 gallon nước

Khuấy cho đều, ngâm cây trong 4 giờ, lấy ra để cho ráo nước. Ngâm 4 giờ nữa rồi để khô qua đêm. Ngày hôm sau tái tục, cây sẽ không bị khô kiệt (dehydrated) Dùng nước này nhưng không có đuờng ngâm vỏ cây tối thiểu 24 giờ rồi mới trồng.

Diệt trừ kiến và rệp

1 cup 250ml dung dịch 409 hay Fantastik

1 cup isopropyl rubbing alcohol 75%

2 cup nước cho vào bình xit, lắc cho đều trước khi phun. hoặc Dr. Bronner’s Peppermint Soap mua ở Health Food Store

Pha 1 thìa cà phê với 1 lit nước, lắc cho kỹ trước khi phun

Cách ngăn ngừa

Tất cả những chứng bệnh kể trên có thể ngăn ngừa được tới 90% nếu chúng ta:

Mua những cây khỏe mạnh không tì vết.

Nuôi cây đúng cách từ ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, tưới nước và thoáng khí.

Để cây xa nhau.

Giữ dao, kéo cho thật sạch

Diệt côn trùng

Quan sát thường xuyên và chữa trị kịp thời.

Tuy vậy khi thấy lá cây vàng úa và rụng toàn bộ chớ vội kết luận là lan bị bệnh, bởi vì có nhiều cây đến mùa thu là vào chu kỳ rụng lá để sang năm lên chồi mới như cây Bletia, Calanthe, Stenoglotis và nhiều giống Dendrobium chỉ ra hoa trên cành đã khô trụi lá.

Những đốm hay chấm trên lá cũng không hoàn toàn là do nấm, bị nhiễm trùng hay virus mà chỉ là đặc điểm của cây lan bởi vì có những cây nhiều năm mới rụng lá.

Những lá già phần đông đều có dấu hiệu trông chẳng khác gì bị bệnh. Nhiều cây lan khác thiếu chất lục diệp tố (chlorophyll) cũng có hiện tương như vậy. Cây lan Phaius maculata hình bên cạnh là một thí dụ diển hình.

Cách Phòng Trị Bệnh Héo Rễ Hại Hoa Lan

Bệnh héo rễ thường gây hại nhiều trên một số giống lan như Phalaenopsis, Dendrobium, Cattleya….Với những giống có bộ rễ to, khỏe, chắc như Vanda… chúng thường gây hại ít hơn. Với những cây lan nhỏ, nếu rễ bị hại thì lá sẽ vàng dần, nặng có thể bị chết.

Những giò Hồ điệp và Đăng lan – Hoàng thảo, vào mùa mưa nhất là sau một số đợt mưa dài ngày rễ thường bị héo khô xốp, không còn cứng chắc sau chúng chuyển dần sang màu nâu đen rồi mục ra đó là triệu chứng của bệnh héo rễ (Wilt) là một loại bệnh do nấm Sclerotium rolfsiisacc gây ra.

Bệnh héo rễ thường gây hại nhiều trên một số giống lan như Phalaenopsis, Dendrobium, Cattleya….Với những giống có bộ rễ to, khỏe, chắc như Vanda  (Vân lan)…chúng thường gây hại ít hơn. Với những cây lan nhỏ, nếu rễ bị hại thì lá sẽ vàng dần, nặng có thể bị chết.

Bệnh héo rễ thường tấn công ở đoạn rễ gần với gốc, vì nơi đây có ẩm độ cao, còn phần rễ nằm xa gốc do không tiếp xúc với đất trồng, thoáng khí, khô ráo nên ít bị bệnh tấn công hơn.

Để hạn chế tác hại của bệnh héo rễ có thể áp dụng mộ số biện pháp sau đây:

– Nếu mưa dài ngày liên tục thì dùng nilon che phía trên giàn lan để hạn chế mưa xối xuống chậu.

– Về chất trồng không nên dùng các vật liệu có tính giữ nước nhiều và lâu dài như vỏ dừa khô, cám xơ dừa… nên dùng dớn sợi, than  củi để chất trồng không giữ nước nhiều dễ tạo điều kiện cho bệnh phát sinh, phát triển.

– Vào những thời đểm có ẩm độ không khí  cao nên giảm bớt lượng nước tưới và cữ tưới trong ngày.

– Không treo chậu lan sát nhau  để giàn lan luôn được thông thoáng, đồng thời hạn chế bệnh lây lan.

– Không nên che chắn quá kín để giàn lan luôn được thông thoáng, tạo nhiều ánh sáng tán xạ tốt cho cây lan.

– Không nên dùng phân bón với hàm lượng đạm cao, làm cây xanh mướt, rễ mềm yếu, sức chống đỡ bệnh kém.

– Khi cây đã nhiễm bệnh cần cắt bỏ hết rễ đã bị bệnh, treo cách ly chậu lan bị bệnh, sau đó dùng các loại thuốc như : Benlate 50WP,Vicarben 50 BTN, Topsin -M 50WP,Derosal 50SC để phun xịt. Sau khi phun xịt thuốc nên nên bỏ một vài cữ tưới để thuốc không bị rửa trôi.

Cách Chữa Trị Nhện Đỏ Trên Hoa Phong Lan

Bệnh thường xuất hiện vào mùa khô, ở mặt dưới lá của nhiều cây xuất hiện những chấm trắng nhỏ li ti. Sau đó, các vết chấm này cứ ngày một nhiều lên, nối lại với nhau rồi chuyển dần thành mầu nâu đen và khô héo dần.

1. Dấu hiệu nhận biết cây lan của bạn bị nhện đỏ:

Loài nhện này có cơ thể rất nhỏ (khoảng một ly – mm), nếu không thật chú ý thì mắt thường rất khó phát hiện. Muốn quan sát kỹ cần phải có kính lúp học sinh (có bán ở các nhà sách) có độ phóng đại lớn. Qua kính lúp các bạn sẽ thấy cơ thể của chúng hình bầu dục, có 8 chân. Mầu sắc cơ thể thay đổi tùy theo tuổi của chúng, khi mới nở có mầu xanh vàng lợt, lớn lên chúng chuyển sang mầu hồng và lúc trưởng thành có mầu đỏ đậm.

Cả nhện trưởng thành và nhện non đều tập trung ở mặt dưới của lá đã chuyển sang giai đọan bánh tẻ trở đi để cạp và hút dịch của lá, tạo ra những vết chấm có mầu trắng nhỏ li ti giống như bụi cám. Số vết cạp càng tăng lên thì lá càng bị hại nặng hơn và chuyển dần sang mầu nâu đen rồi khô héo dần, làm cho cây lan còi cọc, mất sức rất nhiều. Nhện đỏ gây hại cho cây lan chủ yếu trong mùa khô, còn trong mùa mưa tác hại cửa chúng thường không nhiều. ở mặt dưới lá của nhiều cây xuất hiện những chấm trắng nhỏ li ti

Các vết chấm này cứ ngày một nhiều lên, nối lại với nhau rồi chuyển dần thành mầu nâu đen và khô héo dần

Chúng thường gây hại trên các giống lan như: Dend. chrysotosum var (Kim điệp); Dend. primulinum (Long tu); Dend. linleyi (Vẩy cá); Dend. draconis (Nhất điểm hồng)…chúng còn gây hại trên nhiều loài lan khác như: Vanda (Vân lan); Phalaenopsis (Hồ điệp); Oncidium (Vũ nữ)…

2. Cách phòng trị nhện đỏ trên phong lan:

Muốn trừ diệt nhện đỏ, các bạn phải sử dụng các loại thuốc đặc trị nhện đỏ. Các bạn tham khảo và sử dụng 1 số loại thuốc sau: Danitol 10EC, Nissorun 5EC, Pegasus 500EC, Comite 73EC, Ortus 5EC, Polo 500EC, Cascade 5EC…

Lưu ý: Nhớ là phải luân phiên sử dụng các lọai thuốc với nhau, không nên chỉ dùng một lọai thuốc, dù thuốc đó rất tốt.

3. Cách xịt thuốc trừ nhện đỏ:

Khi xịt các bạn nhớ đặt ngửa vòi xịt để cho thuốc bám dính được với mặt dưới của lá, và phải xịt kĩ cả trong các khe kẽ của cây lan. Có như vậy thuốc mới có cơ hội tiếp xúc được nhiều hơn với con nhện, hiệu qủa của thuốc mới cao.

Thêm một điều nữa mà các bạn cần nhớ cho là không nên xịt thuốc định kỳ vài ngày một lần, mà phải kiểm tra theo dõi thường xuyên (nhất là trong mùa khô) bằng kính lúp học sinh hoằc bằng kính lão có độ phóng đại lớn, khi nào thấy có nhiều nhện thì mới xịt thuốc, làm như vậy không những đỡ tốn kém tiền mua thuốc, công phun xịt, giảm bớt độc hai do hơi thuốc bay vào trong nhà, khu sinh hoạt… mà còn không làm tăng tính kháng thuốc đối với nhện (một đối tượng thường có tính kháng thuốc rất cao).

Sau khi phun xịt thuốc trừ nhện đỏ, các bạn nhớ phun xịt thêm phân bón lá giúp cho cây lan nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.

Cách Điều Trị Bệnh Thối Nhũn Trên Cây Hoa Lan

Nên sử dụng thuốc gì cho cây khi cây bị thối nhũn? Cây lan bị bệnh thối nhũn nặng cần phải làm gì? Cây lan bị bệnh thối nhũn trên ki cần phải làm gì để cứu giọ lan? Cách chăm sóc cây hoa lan bị bệnh thối nhũn? Giỏ lan Phi Điệp bị thối ngọn có biện pháp nào để trị bệnh? Thời tiết thay đổi cây lan bị nhiễm bệnh có cách gì để phòng và điều trị bệnh thối nhũn cho vườn lan? Trên lá giỏ lan Đai Châu có hiện tượng bị thối nhũn thì nên dùng thuốc gì để đặc trị bệnh thối nhũn?

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh thối nhũn trên cây lan

– Bệnh thối nhũn trên cây lan thường xuất hiện trên thân và lá cây hoa lan. Ban đầu bệnh mới xuất hiện những chấm nhỏ trên thân, ki, lá và chồi non giống như bị bỏng nước. Gặp điều kiện thuận lợi những vết chấm nhỏ nay lan ra rất nhanh thành những vết to màu nâu phồng.

Bệnh thối nhũn trên lá cây hoa phong lan

Biểu hiện bệnh thối nhũn trên thân cây hoa phong lan

– Khi nhiệt độ trong vườn bị ẩm ướt, đặc biệt thời tiết mưa nhiều là điều kiện thuận lợi nhất cho bệnh lây lan nhanh sang thân lá khác trên giỏ lan. Lúc này lá không còn màu xanh nữa mà chuyển sang màu nâu vàng, khi chạm vào cảm thấy nhớt và có mùi hôi khó chịu.

2. Nguyên nhân gây bệnh thối nhũn

– Bệnh thối nhũn trên cây lan có rất nhiều nguyên nhân gây nên, chính vì vậy bạn cần thường xuyên thăm vườn và để ý đến từng giỏ lan của mình. Một trong số những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thối nhũn trên lan là do vi khuẩn  Erwinia Carotovora xâm nhập vào các vết thương cơ giới của cây. Khi gặp nhiệt độ và độ ẩm cao loại vi khuẩn này sẽ lây lan rất nhanh sang các bộ phận khác của cây.

– Trên một số cây lan bị thối chồi mà có hiện tượng thối đen từ dưới rễ lên, có mùi ủng là do nấm Phytophthoral và nấm Pythium là loại nấm thủy sinh gặp điều kiện ẩm ướt mưa rầm thì mới phát triển bệnh khi cây bị nhiễm bệnh từ bộ rễ

– Ngoài ra, nguyên nhân phát bệnh là do các côn trùng gây hại như rầy, rệp, bọ trĩ chích hút trên lá và thân khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong cây. Hoặc do va chạm, vận chuyển của cây lan gây ra các vết thương hở trên cây mà không xử lý luôn khiến cho vi khuẩn có điều kiện thuận lợi phát triển từ vết thương gây ra bệnh thối nhũn trên cây lan.

3. Điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh thối nhũn

– Bệnh thối nhũn trên cây lan thường xuất hiện trong tàn dư thực vật, trong giá thể trồng và trong cơ thể một số loại côn trùng gây hại và có cả trên các dụng cụ làm vườn không được khử trùng trước khi sử dụng.

– Vi khuẩn thường xuất hiện lây lan nhờ nguồn nước, các loại côn trùng gây hại từ cây nay sang cây khác, xâm nhập vào các vết thương hở của cây lan không được xử lý đúng cách.

– Bệnh thối nhũn phát triển khi gặp điều kiện nhiệt độ, và độ ẩm cao, nhất là trong điều kiện thời tiết mưa nhiều nhiệt độ từ 27-32oC, độ pH = 7 là điều kiện khá lý tưởng cho bệnh phát triển.

– Đặc biệt, bệnh thối nhũn xảy ra ở những cây lan có các lá hay giả hành mọng nước nhưng trong dập nát do quá trình vận chuyển. Khi trồng vết dập nát chưa lành và bị dính nước là điều kiện thuận lợi cho bệnh thối nhũn phát triển nhanh chóng.

4. Biện pháp phòng và điều trị bệnh thối nhũn trên cây lan 4.1. Phòng bệnh thối nhũn cho cây lan

– Để tránh trường hợp cây lan bị bệnh thối nhũn gây hại cho lan thì biện pháp chăm sóc cây lan vào những ngày thời tiết thất thường là điều rất quan trọng.

– Khi tưới nước cho cây lan cần chú ý đến nguồn nước cung cấp cho cây cần phải là nguồn nước sạch. Không tưới nước cho cây lan vào buổi trưa nắng nóng làm cây bị bỏng, tổn thương cho cây tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công. Tuyệt đối không tưới nước nhiều cho cây lan vào chiều tối để tạo độ thoáng cho rễ vào buổi tối. Nên tưới nước cho lan vào sáng để cung cấp nước cho lan trong ngày, tuy nhiên nên tưới đủ ẩm cho cây.

– Trước khi vào mùa mưa nên dọn vườn sạch sẽ, thông thoáng cắt tỉa những cành nhánh già bị vàng lá, sâu bệnh hoặc những cành, lá do côn trùng chích hút. Nên tiến hành treo cao giỏ lan và sử dụng giá thể trồng có khả năng thoát nước tốt, phù hợp với bộ rễ và cây lan.

– Để tạo độ thông thoáng cho vườn lan cần nên lắp hệ thống thông gió và hệ thống đo các chỉ số về nhiệt độ và độ ẩm để tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho cây lan.

– Sử dụng các lưới chống côn trùng hoặc sử dụng bẫy ruồi vàng trong vườn để ngăn trặn côn trùng tấn công cây lan.

– Thường xuyên thăm vườn và quan sát những cây có vết cắt trước xem có bị bệnh xâm nhiễm để kịp thời xử lý vết bệnh.

– Sử dụng các loại thuốc có gốc Mancozel để phun phòng bệnh xung quanh vườn, giúp cây cứng chắc và khỏe mạnh hơn. Có thể phun cách nhau 20 ngày 1 lần

– Khi cây bị bệnh nên ngưng sử dụng phân bón có chứa nhiều đạm cho cây, tránh làm cây bị sót và bệnh ngày càng nặng hơn.

– Khi giá thể trồng đã lâu được làm từ xơ dừa, vỏ thông, vú sữa đã bị mục, gặp thời tiết mưa nhiều tích trữ nước làm nấm mốc sản sinh trong giá thể, lúc này bạn nên thay giá thể mới cho cây lan.

– Bón phân cho cây lan bạn cần bổ sung thêm trung vi lượng cho cây ít nhất 1 tháng 1 lần để giúp cây khỏe mạnh và cân bằng độ dinh dưỡng cho cây lan như: Magie Nitrat, Canxi nitrat, vi lượng tổng hợp.

4.2. Cách điều trị bệnh thối nhũn cho cây lan

– Khi bắt đầu mới phát hiện bệnh trên cây hoa lan bạn cần ngưng tưới nước cho cây.

– Khi cây mới bị bệnh nhẹ bạn cần xử lý cây bằng biện pháp cắt bỏ hết phần cây bị thối nhũn, tưới cồn 90o xung quanh vết cắt để khử trùng cây, sử dụng chế phẩm neem ben02 để diệt các vi khuẩn còn sót lại trên thân, sau đó bôi keo liền sẹo lên vết thương cho cây nhanh liền sẹo.

– Nếu cây lan bị bệnh nặng nên gỡ lan ra khỏi giỏ lan sau đó nhúng toàn bộ cây vào thuốc đặc trị bệnh thối nhũn 10 -15 phút cho cây sau đó vớt ra để giáo nước rồi trồng sang chậu mới cho cây. Khoảng 2-3 ngày sau pha thuốc với liều nhẹ hơn chỉ bằng ½ chỉ định và phun sương cho toàn bộ cây lan. Sử dụng thuốc thối nhũn theo đúng liều lượng ghi trên bao bì của nhà sản xuất.

– Nên phun thuốc khử trùng Miksabe, Physan, Sat 4SL cho toàn bộ vườn lan. Cách 7 ngày sau nên phun lại một lần nữa cho vườn lan.

Sử dụng thuốc chống thối nhũn để điều trị bệnh cho cây

– Cây sau khi lành toàn bộ vết thương để cây nhanh chóng phục hồi và phát triển khỏe mạnh bạn có thể sử dụng thêm Cytokinin DA6 hoặc Atonik đậm đặc để tăng sức đề kháng cho cây lan làm tăng hàm lượng chất diệp lục, protein và axit nucleic trong thực vật, tăng tốc độ quang hợp, tăng chuyển hóa carbon và nitơ trong thực vật (C/N), tăng cường khả năng hấp thụ nước và phân bón, và điều chỉnh sự cân bằng nước trong cơ thể.

Nguồn: Admin tổng hợp

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Trị Chuột Cắn Hoa Lan trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!