Bạn đang xem bài viết Cách Sử Dụng Phân Bón Cho Hoa Hồng được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Lợi ích từ việc sử dụng phân bón cho hoa hồng
1.1. Cung cấp các chất dinh dưỡng
Phân bón hoa hồng có chức năng giúp phân giải loại chất dinh dưỡng khó tan thành dạng dễ tan nhằm giúp cây hấp thụ được nhiều dinh dưỡng hơn. Trong các loại phân bón cho hoa hồng còn chứa những nguyên tố vi lượng, đa trung,…giúp cây hoa bổ sung thêm những chất dinh dưỡng tốt phục vụ cho quá trình phát triển của cây.
1.2. Cải tạo đất trồng
Sau khi cây hấp thụ hết các chất dinh dưỡng cần thiết từ đất trồng, thường thì lúc này đất sẽ trở nên bạc màu và giảm độ phì nhiêu. Tuy nhiên, nếu sử dụng phân bón hoa hồng sẽ giúp cải tạo, phục hồi chức năng và tăng độ màu mỡ cho đất trồng.
1.3. Nâng cao sức đề kháng cho cây hoa hồng
Một số loại phân bón cho hoa hồng có chứa những thành phần như Fulvic hay Acid Humic đã tạo điều kiện cho cây nâng cao sức đề kháng nhằm chống lại sâu bệnh phá hoại và các yếu tố bất lợi từ môi trường tự nhiên mang lại như rét, úng, nóng,…
1.4. Tăng năng suất cây trồng
Một cây hoa hồng sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ đã tạo tiền đề cho một mùa vụ năng suất cao. Phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây hoa hồng, nhất là giai đoạn trước khi ra hoa. Giai đoạn này quyết định đến số lượng và chất lượng của hoa hồng. Việc bón phân để cung cấp, bổ sung đủ các dưỡng chất vào giai đoạn này sẽ giúp cây ra hoa to, nhiều hơn và đồng loạt.
2. Loại phân bón thích hợp cho hoa hồng
2.1. Những loại phân bón phổ biến
Trên thị trường hiện nay xuất hiện đa dạng các loại phân bón từ phân vô cơ đến phân hữu cơ. Cùng điểm qua một số loại phân bón nổi bật sau:
Phân bón vô cơ: hay còn có tên gọi khác là phân bón hóa học. Loại phân này gồm các thành phần là các chất vô cơ hóa học có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng. Chúng được sử dụng bằng cách pha và bón trực tiếp vào đất trồng.
Phân đơn: đây là tên gọi chung của các loại phân bón chỉ chứa duy nhất 1 nguyên tố dinh dưỡng như phân đạm ure, kali, lân.
Phân tổng hợp: hay còn được gọi là phân phức hợp. Đây là loại phân trải qua quá trình trộn lẫn 2 hoặc nhiều loại phân đơn để tạo thành một thể phân bón có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng.
Phân bón hữu cơ: loại phân chứa các chất dinh dưỡng ở dạng những hợp chất hữu cơ như: phân chuồng, phân than bùn, phụ phế phẩm từ nông nghiệp, phân rác…
Phân vi sinh: là chế phẩm phân bón được sản xuất bằng cách dùng các loại vi sinh vật có ích cấy vào trong môi trường.
Phân bón lá: phân bón lá là các hợp chất dinh dưỡng tan trong nước, được sử dụng bằng cách phun lên lá để cây hấp thụ.
2.2. Một số loại phân bón cho hoa hồng phổ biến
2.2.1. Phân trùn quế dạng viên nén Sfarm
Sfarm là loại phân trùn quế được sản xuất dưới dạng viên nén tan chậm có hình trụ tròn (đường kính khoảng 6 mm). Nguồn nguyên liệu đầu vào khi sản xuất phân là phân trùn quế nguyên chất 100% đã qua giảm ẩm, sàng lọc và ray mịn. Phân trùn quế dạng viên nén Sfarm có bề mặt viên trơn láng, mịn đều và khi tan sẽ hạn chế ít nhất việc tồn đọng tạp chất.
Thành phần: trùn quế nguyên chất 100%
Hướng dẫn sử dụng: Rải phân bón trực tiếp lên nền đất, sau đó đảo nhẹ lớp đất mặt và tưới nước cho cây hoa hồng.
2.2.2. Phân gà Nhật hữu cơ Dynamic 3-4-3
Đây là loại phân được lấy từ trang trại nuôi gà cao cấp tại Nhật Bản.
Thành phần: phân gà nguyên chất
Hướng dẫn sử dụng: bón 2 lần cho cây là sau khi thu hoạch và đầu mùa mưa.
2.2.3. Phân bón Bio Root
Bio Root được biết đến là loại phân bón kích rễ khá nổi tiếng.
Thành phần: Soluble Potash (K2O),, Available Phosphate (P2O5) và một số phụ gia hữu cơ khác.
Hướng dẫn sử dụng: sau khi pha dung dịch với lượng nước thích hợp, phun ướt trực tiếp lên lá hoặc tưới đều quanh gốc cây hoa hồng. Có thể bôi trực tiếp dung dịch vào vết giâm cành, cắt chiết,…
2.2.4. Viên nén phân dơi cao cấp
Đây là một loại phân bón đã trải qua quá trình xử lý với nấm Trichoderma.
Thành phần: phân dơi nguyên chất 100% ( không trộn lẫn tạp chất).
Hướng dẫn sử dụng: Nên sử dụng phân bón cho hoa hồng từ 1 đến 2 tháng 1 lần. Hàm lượng phân bón từ 50 – 100gr trên 1 chậu.
2.2.5. Phân tan chậm Rynan NPK-14-14-14+TE
Thành phần: Zn, B, TE, P2O5 và kali hữu liệu K2O.
Hướng dẫn sử dụng: Sử dụng phân bón cho hoa hồng đang ở trong giai đoạn trưởng thành. Rải phân xung quanh chậu cây, sau đó tiến hành các bước chăm sóc cây cơ bản.
3. Cách sử dụng phân bón cho hoa hồng
3.1. Bón phân cho cây rễ trần
Ở giai đoạn đầu, việc quan trọng nhất là kích thích cho rễ phát triển. Chăm sóc cây kết hợp sử dụng các loại phân bón hoa hồng có chức năng kích rễ và phòng ngừa nấm. Giai đoạn tiếp theo là khi cây đã ra lá ổn định cần dùng thêm những loại phân bón chứa thành phần đạm hoặc phân bón hữu cơ hỗ trợ cây kích mầm, lá.
Đối với các loại phân phun, tưới, bón cho cây rễ trần nên dùng một lượng nhỏ, pha đúng tỉ lệ và bón lúc chiều mát mẻ. Hạn chế tưới, bón phân vào buổi tối vì sẽ dễ gây nấm bệnh cho cây hoa hồng. Lưu ý chỉ tưới nước và bón phân cho hoa hồng khi đất mặt khô, không nên tưới quá nhiều và thường xuyên sẽ làm hỏng rễ cây dẫn đến cây chết úng.
Cây rễ trần thường khá yếu ớt, ít cành nên thời gian đầu cần ưu tiên nuôi và chăm sóc cành lá. Trường hợp cây mới ra được ít mầm nhỏ mà đã xuất hiện nụ, tốt nhất là bạn nên tỉa nụ đi để dưỡng cho cây lớn, chỉnh tán đều, cứng cáp rồi mới bắt đầu để nuôi dưỡng hoa.
3.2. Bón phân cho cây hoa hồng trưởng thành
Trong khoảng thời gian đầu khi cây mới về, một số cây sẽ xảy ra hiện tượng lá vàng rụng hàng loạt do quá trình vận chuyển rễ cây bị va chạm. Lúc này có thể để cố định cây hoa hồng ở chỗ có bóng râm từ 2-3 ngày, sử dụng loại phân bón cho hoa hồng có tác dụng kích rễ (pha nồng độ loãng). Sau khi cây hồi phục trạng thái khỏe mạnh, không còn tình trạng vàng lá thì có thể chuyển cây ra chỗ nhiều nắng, sáng hơn để cây hấp thụ ánh sáng và trao đổi chất tốt hơn.
3.2.1. Thời kì chăm sóc cây hoa hồng trưởng thành
Bón phân cho cây hoa hồng trưởng thành chia làm 2 thời kì:
Dưỡng lá và mầm cây: vì đây là giai đoạn sau khi cắt tỉa cành lá vậy nên sử dụng những loại phân bón hoa hồng có chức năng hỗ trợ và kích thích mầm. Các loại phân bón nên dùng ở giai đoạn này như phân trùn quế, phân chứa đạm. Để tránh trường hợp cây bị sốc nhớ bón phân đúng liều lượng.
Nuôi dưỡng hoa: giai đoạn này cũng là quan trọng vì đây là gia đoạn cuối để chuẩn bị thu nhận thành quả. Sau khi mầm cây mọc lên được tầm khoảng 10-15 ngày, lá sẽ từ màu đỏ tía hoặc xanh non chuyển sang đậm dần và xuất hiện dấu hiệu chững lại, không còn vươn dài nữa. Thời điểm này, các bạn cần sử dụng những loại phân bón hoa hồng có chứa nhiều thành phần kali hoặc các loại phân mang công dụng kích, dưỡng hoa. Sau giai đoạn chơi hoa, các bạn hãy cắt tỉa hoa và cành tăm rồi quay trở lại giai đoạn bón kích mầm.
3.2.2. Cách bón
Tùy theo hướng dẫn bón của từng loại, có loại sẽ bón rải quanh gốc hoặc phun trực tiếp lên lá hoặc tưới xuống gốc cây. Theo đặc tính của mỗi mùa mà bón lượng phân phù hợp. Vào mùa hè nên bón một lượng phân hữu cơ nhỏ hơn và chu kì bón xa nhau hơn so với mùa thu. Khi trời vào đông nên dùng một chút phân hóa học.
4. Lưu ý khi sử dụng phân bón cho hoa hồng
Nên sử dụng phân bón cho hoa hồng vào lúc chiều mát mẻ. Tránh bón vào lúc trưa nắng gắt hoặc tối muộn vì sẽ gây phản tác dụng và tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.
Bón phân vào lúc trước khi cây ra hoa hoặc sau khi hoa đã tàn chứ không nên bón phân vào giai đoạn cây đang ra hoa.
Cung cấp đủ lượng nước để hòa tan phân bón, tạo điều kiện cho cây dễ dàng hấp thụ và phát triển.
Không nên chỉ sử dụng một loại phân bón hữu cơ duy nhất.
Trường hợp muốn sử dụng hoa hồng làm thực phẩm thì phân hoá học chỉ nên bón 1 lần ngay sau khi cắt để giảm thiểu sự tồn đọng phân bón trong cây hoa.
Trước khi bón phân, hãy xử lý những vấn đề sâu bệnh gây hại cho cây.
Nếu bạn còn đang thắc mắc gì về phân bón cho hoa hồng thì hãy liên hệ đến với MY GARDEN theo thông tin sau:
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ
Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.
CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:
CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
CS3: Số 354, Kim Giang, P. Đại Kim, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
Sử Dụng Phân Bón Cho Hoa Lan Đúng Cách
Hoa lan là một trong những loại thực vật trồng làm cảnh được yêu thích nhất. Sử dụng phân bón cho hoa lan như thế nào là thông tin được rất nhiều người quan tâm. Bởi nó ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh trưởng, ra hoa của loại cây này. Chỉ một chút sơ sẩy, phân bón có thể trở thành tác nhân gây hại khiến cây sinh trưởng chậm hơn.
Bón phân cho hoa lan đúng cách để mang lại hiệu quả cao nhất
Trong việc lựa chọn phân bón, chúng ta cần cân nhắc. Bởi không phải loại nào phân nào cũng có thể sử dụng cho cây hoa lan. Loại hoa này có thể tương thích với với khá nhiều loại phân bón đa dạng. Nhu cầu thiết yếu của hoa lan là các yếu tố đa lượng gồm đạm, lân và kali. Ngoài ra, cũng cần thường xuyên bổ sung các nguyên tố trung, vi lượng cần thiết.
Những lưu ý quan trọng cần ghi nhớ trong quá trình trồng và chăm bón hoa lan như sau:
Tuyệt đối không sử dụng phân bón nếu chưa hiểu rõ tác dụng và thời điểm phù hợp để dùng loại phân đó.
Nên sử dụng phân bón qua lá hữu cơ. Phân vô cơ nên dùng hạn chế.
Phân bón cho hoa lan cần tăng cường đó chính là bón tăng cường rễ. Bởi rễ cây càng nhiều thì nó càng khỏe và chống chịu tốt với điều kiện thiên nhiên.
Những loại phân bón cho hoa lan được khuyên dùng
Đây là loại phân bón hữu cơ nổi bật, được khuyên dùng cho hoa lan. Dynamic là hàng nhập khẩu từ Úc với chất lượng tuyệt vời. Nguyên liệu chính dùng để ủ loại phân bón này là phân gà. Chúng được cô đặc, xử lý ở nhiệt độ rất cao. Từ đó, tiêu diệt các mầm mống cỏ dại cũng như các vi sinh gây hại cho đất trong phân chuồng.
Khi sử dụng Dynamic, bạn chỉ cần cho 1 viên trên bề mặt rò lan. Mỗi tháng thực hiện việc này một lần. Nó sẽ giúp cải thiện giá thể trồng cây. Đồng thời, làm gia tăng hoạt động của các vi sinh vật, giúp rễ lan thêm chắc khỏe.
Đầu trâu là thương hiệu quen thuộc với nhà nông. Và phân NPK chính là sản phẩm nổi bật nhất của thương hiệu này. Khi sử dụng cho hoa lan, nó cung cấp đầy đủ các yếu tố đa lượng cho cây. Từ đó, giúp tăng khả năng phát triển của rễ, sự sinh trưởng của cây.
Cách sử dụng phân bón cho hoa lan hiệu quả nhất
Bón phân cho hoa lan cũng giống như chăm chút cho một cô gái nhu mì, yếu đuối. Do đó, cần cân nhắc kỹ càng trong từng hành động nhỏ. Từ đó, đảm bảo cây sinh trưởng tốt và cho hoa đẹp.
Những vấn đề cần lưu ý khi tưới phân cho hoa lan
Khi tưới phân cho hoa lan, bạn cần lưu ý hai vấn đề chính:
Làm sao để cây hoa lan có thể hấp thụ được nhiều dinh dưỡng, các nguyên tố đa lượng có trong phân.
Tưới phân làm sao để phù hợp với cây.
Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc làm sao để tưới phân mà vẫn đảm bảo tính kinh tế. Từ đó tiết kiệm chi phí trong việc trồng và chăm sóc hoa của mình.
Nên tưới phân bón cho hoa lan tập trung ở bộ phận nào?
Tỷ lệ các nguyên tố trong phân bón cho hoa lan bao nhiêu thì hợp lý?
Tuy nhiên, lượng phân bón này cũng nên thay đổi linh động theo thời gian. Bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố như ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ và giai đoạn sinh trưởng của cây.
Lưu ý quan trọng khi sử dụng phân động vật để bón cho cây hoa lan
Nếu bạn sử dụng phân bón hữu cơ có nguồn gốc từ động vật, hãy đảm bảo nó đã được xử lý đến hoai mục. Đồng thời, chú ý đến cách tưới cây, nồng độ phân và thời điểm tưới trong ngày. Nếu không, cây hoa lan có thể bị ngộ độc phân bón và không thể ra hoa. Thậm chí, trong những trường hợp xấu cây còn ngừng phát triển hoặc chết.
Hoa phong lan giống như những cô gái mỏng manh, e ấp. Do đó, cách chăm bón nó như thế nào cũng là điều cần lưu ý. Bạn nên cân nhắc lựa chọn những sản phẩm chất lượng để mang tới cho hoa lan nguồn dinh dưỡng tuyệt vời phục vụ quá trình phát triển, ra hoa.
Cách Sử Dụng Phân Bón Cho Phong Lan
Hoa Lan là loại hoa có cấu trúc kiêu kỳ và phức tạp; bao gồm 25.000 đến 35.000 loài có mặt khắp toàn cầu, nhưng tập trung nhiều nhất là vùng nhiệt đới. Loại thực vật kỳ diệu này không chỉ được trồng ở nông thôn, ngoại thành mà ngay cả nội thành hoặc bất cứ nơi nào cũng có thể trồng được.
Trồng Lan là thú vui tao nhã; còn gì vui sướng hơn sau bao ngày tỉ mẩn chăm chút, cây Lan nở bừng những đóa hoa đằm thắm, mượt mà! Nhưng không phải ai cũng đạt được sản phẩm ” đẹp nhất vũ trụ” dù đã bỏ ra khá nhiều thời gian và công sức.
Trồng Lan không ra hoa có nhiều nguyên nhân: Giống Lan không thích hợp với môi trường, nhiễm bệnh, khô nóng,….nhưng phổ biến nhất là do bón phân không đúng cách.
Cũng như nhiều loại cây trồng khác, Phong Lan đều trải qua nhiều giai đoạn sinh trưởng khác nhau: cây còn nhỏ, cây trưởng thành, chuẩn bị ra hoa,….Mỗi giai đoạn cần được cung cấp tỷ lệ các loại phân bón thích hợp. Bón phân không đúng cách Lan không phát triển, không ra hoa, hoặc nếu có ra hoa thì hoa không đẹp, mau tàn, dễ rụng non,….
Phân bón sử dụng cho Lan có thể là phân hữu cơ (phân trâu bò, tôm cá, phân heo, phân dơi, bánh dầu,….ngâm và pha loãng); các loại vitamin B1, B6, B12, B complex, C….Phổ biến và thông dụng nhất vẫn là các nguyên tố đa lượng: Đạm (N), Lân (P), Kali (K).
– Đạm (N) là nguyên tố quan trọng, là một trong những chất dinh dưỡng cơ bản có tác dụng làm cây Lan tăng trưởng nhanh, phát triển chồi, lá nên phù hợp cho cây Lan con trong giai đoạn tăng trưởng. Thiếu đạm, cây Lan sẽ còi cọc, ốm yếu, vàng vọt.
– Lân (P) giữ vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp và quang hợp, giúp việc hấp thu đạm được dễ dàng, phát triển bộ rễ, kích thích nẩy chồi, đẻ nhánh, thúc đẩy quá trình hình thành hoa; cây Lan trưởng thành cần tăng tỷ lệ lân để ra hoa. Ngoài ra, lân còn giữ cho hoa lâu tàn. Thiếu lân, cây Lan không lớn, khó ra hoa, rễ ít phát triển, không ra chồi non và cây Lan dễ bị nhiễm bệnh.
– Kali (K) giúp Lan cứng cáp, kích thích ra chồi mới, màu hoa tươi đẹp, lâu tàn.
Ngoài các nguyên tố đa lượng N, P, K, trên thị trường còn bán nhiều loại phân hỗn hợp có chứa các nguyên tố vi lượng (Trace element, viết tắt là TE). Trồng Phong Lan nên chọn phân bón đa lượng và vi lượng với những tỷ lệ khác nhau.
NPK 30.10.10 giúp cây phát triển nhanh. Sử dụng cho cây Lan còn nhỏ, chồi non mới tách ra, giúp Lan ra rễ, nhảy con, phát triển thân, lá.
NPK 20.20.20 giúp cây Lan phát triển đồng đều.
NPK 10.30.10 chứa nhiều lân nên có tác dụng kích thích quá trình hình thành hoa. Loại phân này sử dụng cho cây Lan trưởng thành để cho ra hoa.
NPK 10.10.30 có tỷ lệ Kali cao nên sử dụng cho Lan vừa chớm ra hoa, giúp cây cứng cáp, phát hoa dài, thẳng, hoa rực rỡ, lâu tàn.
Tuỳ giai đoạn phát triển của cây Lan mà chọn loại phân thích hợp. Nguyên tắc là khi cây Lan còn nhỏ phải dùng loại phân có tỷ lệ đạm cao để giúp cây tăng trưởng mạnh. Cây đã trưởng thành dùng loại phân có tỷ lệ lân cao để thúc đẩy quá trình ra hoa. Khi cây chớm ra hoa thì dùng loại phân có tỷ lệ Kali cao để hoa thêm rực rỡ, lâu tàn.
Chú ý áp dụng liều lượng ghi trên bao bì. Thông thường 1 muỗng cà phê/4 lít nước/50 chậu, phun sương vào lúc sáng sớm, không bao giờ dùng phân bón với nồng độ cao.
Sử Dụng Phân Dê Làm Phân Bón Cho Cây Hồng (Thử Nghiệm)
Thông báo: vườn đã ngừng kinh doanh các giống hoa hồng. Để đặt mua hoa hồng, anh chị có thể tham khảo & liên hệ: chúng tôi . Call/Zalo: 0906701001 – 0901365679 – 0981472323
Do tôi muốn duy trì sự phát triển của cây hồng thật bền vững, nên tôi thường hạn chế tối đa việc sử dụng phân hóa học cho các cây hồng. Cho dù đó là hồng ngoại hay các giống phổ biến ở Sa Đéc, miễn trồng xuống đất là tôi ưu tiên dùng phân hữu cơ. Do đó, tôi hay thử xem loại phân chuồng nào thích hợp nhất cho cây hồng. Từ phân cá, phân gà, phân bò, phân dơi…Giờ là đến phân dê, tôi cũng lấy về một ít và thử nghiệm trên cây hoa hồng.
Cảm nhận cá nhân về phân dê: phân tự nhiên có dạng viên tròn khá giống với một số loại phân hữu cơ được các cty đóng thành viên, nhưng phân dê khá khô ráo và nhẹ, đặc biệt gần như không có mùi hôi.
Thử dùng phân dê bón cho cây hoa hồng
Trước mắt tôi tiến hành dùng phân dê bón trực tiếp vào gốc hồng. Tôi sử dụng 2 chậu hồng: hồng nhung Sa Đéc và hồng tiểu muội để làm thử nghiệm.
Cập nhật ngày 22/09/2016 (2 ngày sau khi dùng thử phân dê).
Tôi cố tình rải khá nhiều phân trên mặt chậu xem có hiện tượng vàng lá và rụng lá như khi xài phân gà hay không. Thì sau 2 ngày, tôi vẫn thấy cây hồng vẫn ổn.
Cập nhật ngày 02/10/2016 (12 ngày sau khi dùng thử phân dê).
Một số nhận định sau gần nửa tháng trồng cây hồng với phân dê: Dù rải rất nhiều vào chậu, nhưng nó không gây ra hiện tượng vàng lá, rụng lá như với phân gà. Cây hồng hiện tại có bộ lá dày dặn, xanh đậm, bóng. Có 1 nhánh đang cho hoa chùm khá hấp dẫn!
Bữa nay, một số lá chân của cây hồng tiểu muội này bị vàng nhẹ. Hoa đã bắt đầu nở rộ
Hàm lượng dinh dưỡng trong phân dê
Dê phân chứa 3% N, 1% P, 2% K
phân bò có chứa 0,5% N, 0,2% P, 0,5% K
Một số thông tin về phân dê (Google dịch)
Là dê Phân bón tốt? Một trong những ứng dụng phổ biến nhất đối với phân dê là làm phân bón. Phân bón phân dê có thể giúp những người làm vườn sản xuất cây trồng khoẻ và năng suất cây trồng. Dê không chỉ sản xuất phân gọn gàng pelletized, nhưng phân của chúng không thường thu hút côn trùng đốt hay các nhà máy cũng như phân bón từ bò hay ngựa . Phân dê là hầu như không mùi và có lợi cho đất. phân này có chứa một lượng đầy đủ các chất dinh dưỡng mà cây cần cho sự tăng trưởng tối ưu, đặc biệt là khi những con dê đã giường trong quầy hàng. Khi nước tiểu thu thập trong phân dê, phân bón vẫn giữ nitơ hơn, do đó làm tăng hiệu lực phân bón của nó. Tuy nhiên, mức tăng này trong nitơ thường đòi hỏi phải ủ trước khi sử dụng.
phân dê được coi là mát mẻ, và nó có một độ pH cân bằng hơn và ít muối. Nó cũng khô hơn nhiều so với phân gà, thả xuống đất trong lịch sự, dạng viên nhỏ, giống như phân của một con thỏ chỉ lớn hơn một chút.
Những phân pelletized cho phép không khí nhiều hơn trong đống phân ủ, và bản chất khô cho phép nó để ủ nhanh hơn. Không giống gà của nó, phân dê là thực tế không mùi. Mặc dù phân dê có thể chứa một số hạt cỏ dại, tổng thể nó dường như không thu hút giòi và ruồi dễ dàng như phân gà.
lượng nitơ cao có một nhược điểm: Nitơ là nóng. Để tránh thiệt hại cho các nhà máy, chủ động ủ phân gà tươi cho ít nhất bốn tuần trước khi áp dụng. Bạn có thể thử các loại cây trồng phụ mặc quần áo với nguyên liệu thịt gà phân bón nitơ thúc đẩy tăng trưởng lá, do đó, nó đặc biệt hữu ích cho lá xanh-nhưng lưu ý rằng bạn có thể phải thử nghiệm để tìm thấy thành công.
Phân gà cũng đi kèm với mức độ cao của phốt pho, có thể cản trở hấp thu của đất các chất dinh dưỡng khác như sắt và kẽm. Một khi trong đất, những mức cao của phốt pho có thể dính vào khoảng vài năm, khi nhà máy chỉ có thể lọc ra quá nhiều trong một mùa nhất định. Nếu bạn đang áp dụng rất nhiều phân gà cho mục đích duy nhất của việc nâng cao nitơ của bạn mức thậm chí nếu bạn ủ nó cũng áp dụng nó một cách sáng suốt và sử dụng một cây phủ định đạm cùng với nó, vì vậy bạn không phụ thuộc vào phân bón một mình để mang đến hàm lượng nitơ. Giống như muối biển vào một bữa ăn, một ít đi một chặng đường dài.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Sử Dụng Phân Bón Cho Hoa Hồng trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!