Xu Hướng 4/2023 # Cách Phối Trộn Phân Đơn Theo Công Thức # Top 4 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Cách Phối Trộn Phân Đơn Theo Công Thức # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Cách Phối Trộn Phân Đơn Theo Công Thức được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cách phối trộn phân đơn theo công thức

NPK là loại phân hỗn hợp được sử dụng rất phổ biến ở Việt Nam vì tính tiện lợi của nó. Tuy nhiên, các loại phân đơn lại có ưu điểm hơn là có thể linh hoạt điều chỉnh hàm lượng dinh dưỡng theo ý muốn và tình trạng đất.

Bài viết này sẽ hướng dẫn bà con cách tính hàm lượng và phối trộn phân đơn dựa theo nhu cầu của cây.

Hiệu quả kinh tế, kỹ thuật của việc sử dụng phân đơn phối trộn

Một trong những ưu điểm nổi trội của việc phối trộn phân đơn là bà con có thể chủ động điều chỉnh hàm lượng thành phần dinh dưỡng tùy vào tình trạng thực tế của đất và cây trồng. Ngoài các công thức NPK truyền thống như 20-20-15; 16-16-8; 15-15-15; 16-8-16…, bà con có thể tự phối trộn theo ý muốn như 16-8- 20, 15-10-20…..

Khi sử dụng phân đơn tự phối trộn, bà con sẽ tiết kiệm được chi phí hơn so với sử dụng các loại phân phức hợp phối sẵn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chi phí so sánh với sử dụng phân NPK có hàm lượng dinh dưỡng tương đương trộn sẵn sẽ rẻ hơn khoảng 20 – 25%. Đây là một con số không nhỏ với chi phí dành cho phân bón sử dụng suốt mùa vụ.

Tuy nhiên, để phối trộn phân đơn đảm bảo đủ dưỡng chất cần thiết cho cây, bà con cần nắm vững công thức để tính ra được số lượng phân đơn cần dùng. Trong số này, chuyên mục Nhà nông thông thái sẽ hướng dẫn bà con cách phối trộn phân đơn thành công thức NPK mong muốn.

Cách tính hàm lượng phân đơn để phối trộn thành công thức NPK mong muốn.

Cần phối trộn các loại phân đơn để đủ dinh dưỡng như 100kg phân

NPK = N (Nitơ) – P (P2O5) – K (K2O).

Ví dụ: NPK 20-20-15 nghĩa là N = 20, P = 20, K = 15.

Công thức tính số lượng phân đơn cần dùng (Đạm (Urea), Lân và Kali).

Số lượng Đạm (Urea) = N x 100/46   (46 là % hàm lượng Nitơ có trong 100kg phân Đạm (Urea))

Số lượng Lân = (P x 100)/20   (20 là % hàm lượng P2O5 có trong 100kg phân Lân).

Số lượng Kali = K x 100/60 (61)  (60 hoặc 61 là % hàm lượng K2O có trong 100kg Kali Clorua: Kali Lào, Canada, K2O = 60%/Kali

Isreal, K2O = 61% – 63%).

Công thức tính số lượng phân đơn cần dùng (Đạm (Urea), DAP, Kali)

Số lượng Đạm (Urea) = N x 100/46 –  (Số lượng phân DAP x 16(18)/46 (46 là % hàm lượng Nitơ có trong 100kg phân Đạm (Urea), 16 hoặc 18 là % hàm lượng Nitơ có trong 100kg phân DAP).

Số lượng DAP =  P x 100/44 (46)  (44 hoặc 46 là % hàm lượng P2O5 có trong 100kg phân DAP)

Số lượng Kali = K x 100/60 (61) (60 hoặc 61 là % hàm lượng K2O có trong 100kg Kali Clorua: Kali Lào, Canada, K2O = 60%/Kali

Isreal, K2O = 61% – 63%)

Công Ty Cp Vbm Việt Nam, Đơn Vị Phân Phối

TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÂN KALI CANADA

Trong sản xuất nông nghiệp, phân kali giữ vai trò quan trọng, giúp làm tăng năng suất và chất lượng cây trồng.

Tuy không phải là thành phần cấu tạo nên tế bào thực vật nhưng kali rất quan trọng đối với cây trồng.

1.       Có 60 loại men trong cây cần kali để hoạt động

2.       Kali tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng trong quá trình đồng hóa các chất dinh dưỡng của cây, xúc tiến quá trình quang hợp, hình thành và vận chuyển đường bột trong cây. Kali làm tăng hàm lượng đường trong quả, làm cho màu sắc quả sang bong, hương vị quả thơm ngon, quả cất trữ được lâu vì vậy kali rất cần cho cây lấy bột như lúa, ngô, khoai; cây lấy đường như mía, củ cải đường. Kali khắc phục được tình trạng thiếu sang khi trồng.

3.       Kali xúc tiến sự tạo thành protit, cần để hình thành tế bào mới. Vì vậy nó giúp cho cây đẻ nhánh, đâm cành nảy lộc, hạn chế tích lũy Nitrate trong lá, hạn chế tác hại của bón thừa Ure cho cây trồng.

4.       Kali tăng cường sự hút nước, làm chậm sự đông kết của dịch tế bào khi gặp lạnh, nên giúp cây chống chọi với những điều kiện bất thuận, làm cho cây cứng cáp, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét.

5.       Kali tăng cường sự tạo thành các mô chống đỡ làm cho cây cứng, khiến cây lấy sợi được dài sợi. Cũng nhờ vậy giúp cây chống sâu bệnh tốt.

6.       Kali giúp tăng khả năng hấp thụ đạm và lân của cây trồng, xúc tiến quá trình vận chuyển dinh dưỡng, giúp cây tăng cường hô hấp.

Nguồn cung cấp kali quan trọng và dễ nhất đối với cây trồng chính là từ hợp chất kali chủ yếu được bón qua đất dưới dạng phân kali Canada.

ƯU ĐIỂM CỦA PHÂN KALI CANADA

Phân kali Canada có dạng tinh thể hạt lớn, có 2 màu đỏ trắng xen lẫn nên có những ưu điểm hơn các loại phân kali khác trên thị trường:

-          Hàm lượng hữu ích K2O ổn định và luôn luôn đạt mức 61% (+/- 1%)

-          Hàng khô, tơi xốp, ít hút ẩm, ít bị vón cục

-          Màu tự nhiên, không dây bẩn, không gây độc hại đối với cây trồng, vật nuôi và con người

-          Hạt lớn, đồng đều giúp dễ dàng sử dụng và phân được phân bố đồng đều hơn

-          Hạt lớn nên chậm tan, hạn chế bị bay hơi, rửa trôi và giúp cây hút dinh dưỡng từ từ

-          Hạt lớn, không bột nên phân không bị dính trên lá cây gây cháy lá, không bị mất do gió thổi khi sử dụng bón cho cây trồng cạn

-          Hạt lớn, không bụi nên ít dính tay, người sử dụng không hít phải bụi khi vãi, không gây ô nhiễm môi trường

Phân Kali Canada rất phù hợp với việc bón trực tiếp cho cây lúa nên kali Canada luôn luôn là lựa chọn hàng đầu của đông đảo bà con nông dân khi có nhu cầu bón kali cho cây trồng.

Cách Phối Trộn Và Cải Tạo Đất Trồng Rau Sạch

1/ Phối trộn đất cho lần đầu trồng rau sạch

Đất dùng để trồng rau cần có độ tơi xốp, thoát nước tốt nhưng vẫn đủ ẩm, không chứa các mầm bệnh tồn dư và đặc biệt là phải cung cấp được nguồn dinh dưỡng hữu cơ đa dạng cho cây. Để có được đất trồng như ý, bạn nên tiến hành phối trộn giữa các thành phần cơ bản:

Đất nền

Đất nền được sử dụng khá đa dạng như: đất trong vườn nhà, đất cát pha, đất phù sa, … Cần chọn nơi lấy đất cách xa các nguồn ô nhiễm, đất cần được làm vụn và xử lý qua với vôi bột hoặc nấm Trichoderma để tiêu diệt các mầm bệnh tồn dư trong đất.

Một sự lựa chọn tiện lợi hơn, bạn có thể mua các loại đất sạch chuyên dụng cho trồng rau đang bán trên thị trường (đất sạch Tribat, đất sạch Namix,….).

Giá thể

Trong đất trồng rau, giá thể đóng vai trò tạo độ xốp, thoát nước tốt nhưng vẫn giữ ẩm, giúp hệ rễ phát triển một cách dễ dàng và còn tiết kiệm được một lượng đất nền. Các loại giá thể thường dùng như: mùn cưa, xơ dừa, tro trấu,… Trước khi sử dụng, các loại giá thể cần được ngâm xả để giảm các chất ảnh hưởng đến quá trình phát triển của rau và tiêu diệt các loại mầm bệnh.

Phân bón

Chúng ta nên ưu tiên sử dụng phân hữu cơ để cung cấp thêm dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt nhất nhưng vẫn đảm bảo tiêu chí sạch cho rau. Có thể sử dụng phân xanh (phân tự ủ từ các thực phẩm rau củ quả thừa của gia đình), phân bò hoai mục, phân trùn quế, phân vi sinh hoặc phân gà … đều được. Tuy nhiên, nên chọn loại phân ít có mùi hôi – gây khó chịu trong quá trình sử dụng và hạn chế loại phân dễ nhiễm các vi sinh vật bất lợi.

Tiến hành phối trộn

Sau khi chuẩn bị xong các thành phần cần thiết, tiến hành phối trộn với nhau theo tỉ lệ 5 đất nền: 2 giá thể: 3 phân hữu cơ (tỉ lệ giá thể và phân hữu cơ có thể gia giảm cho nhau). Để rau trồng phát triển tốt nhất thì độ dày chuẩn là từ 10 đến 13 cm, đối với các loại rau ăn trái dài ngày hơn thì nên tăng thêm lượng đất. Chỉ cần trộn theo tỉ lệ trên là ta đã có được hỗn hợp đất đầy đủ chất dinh dưỡng để trồng rau sạch.

2/ Cải tạo đất

Sau vài vụ trồng rau, đất sẽ hao hụt dần lượng dinh dưỡng cũng như mất dần độ tơi xốp. Để đảm bảo dinh dưỡng cung cấp cho rau nhưng lại không cần lãng phí thay đất mới, bạn có thể tiến hành cải tạo đất qua nhiều biện pháp.

Lợi ích của việc cải tạo đất trồng

– Bổ sung dinh dưỡng, tăng độ tơi xốp, tăng khả năng giữ ẩm nhưng thoát nước tốt cho đất

– Tăng tỉ lệ nảy mầm và cây con nhanh phát triển.

– Tăng năng suất và chất lượng rau, rau thơm ngon, giòn ngọt hơn.

– Hạn chế các loại nấm bệnh, vi sinh vật tồn dư trong đất của các vụ trước.

Sử dụng phân hữu cơ

Đất trồng đã bị bạc màu có thể dùng phân bò đã qua xử lý; loại phân này giúp đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng. Trộn theo tỷ lệ: 1 bao phân bò 10 dm³ + 1 bao đất tribat 10 dm³ sử dụng được khoảng 5 chậu trồng rau cỡ lớn, 8 chậu cỡ nhỏ, 5 thùng xốp.

Tuy nhiên, phân bò khi ủ chưa hoai hoàn toàn có khả năng làm nóng và chết cây, dễ có mùi hôi. Ngoài ra nhược điểm lớn nhất của phân bò là tồn dư hạt cỏ, dễ làm phát sinh cỏ dại cho vườn trồng.

Sử dụng phân vi sinh

Phân vi sinh không gây nóng cho đất trồng, nên bón theo tỷ lệ để kích thích bộ rễ của cây phát triển; loại phân này rất lành đối với cây trồng. Tỷ lệ trộn: 1 bao phân vi sinh 10 dm³ + 1 bao tribat sử dụng cho 9 chậu trồng rau cỡ lớn, 15 chậu loại nhỏ và 10 thùng xốp.

Sử dụng phân trùn quế

Phân trùn quế sẽ phân hủy các chất hữu cơ còn tồn đọng trong quá trình trồng và thu hoạch; phân trùn quế chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp cho quá trình trồng không phải bón thêm bất kỳ loại phân nào khác… Tỉ lệ trộn: 1 bao phân giun quế 10 kg + 1 bao đất tribat dùng được 10 – 12 chậu nhựa loại to, 15 chậu nhỏ, 10 thùng xốp…

Hiện nay, biện pháp sử dụng phân trùn quế trong phối trộn và cải tạo đất trồng rau sạch đang nhận được sự ưu chuộng của người dùng. Bởi, phân trùn quế là sản phẩm đảm bảo được tính an toàn cho rau nhưng vẫn có thành phần dinh dưỡng đa dạng và cải tạo đất trồng hiệu quả. Đặc biệt, phản hồi của nhiều nông dân phố khi sử dụng phân trùn quế cho rau đã kiểm chứng được việc cải thiện chất lượng và năng suất đáng kể.

Đất có tốt thì rau mới xanh! Chỉ cần chúng ta chăm chút cho đất một cách hiệu quả, chắc hẳn những sản phẩm rau sạch tại nhà sẽ là nguồn thực phẩm an toàn, chất lượng cho gia đình bạn.

Cách Phối Trộn Đá Pumice Trồng Sen Đá, Xương Rồng

Đá pumice – đá bọt là gì? Cách trộn đá pumice trồng sen đá, xương rồng

Đá pumice (đá bọt) được hình thành như thế nào?

Đá pumice (đá Bọt – Pumice stone, đá lông vũ) được hình thành nhờ quá trình phun trào của núi lửa. Đá được tạo ra nhờ dung nham có hàm lượng nước và khí rất cao được thải ra từ núi lửa.Thành phần chủ yếu của pumice là silic, ngoài ra còn có magie và sắt. Màu sắc phổ biến nhất của pumice là trắng, vàng, nâu nhạt và cam nhạt. Pumice có khối lượng riêng thấp do có chứa nhiều lỗ rỗng (bọt).Đá Pumice được hình thành bởi dung nham núi lửa. Tuy nhiên, trong quá trình dung nham được nóng chảy, không khí trong núi lửa bị thoát ra, tạo thành những bong bóng nhỏ và nổi lên trên bề mặt dung nham. Khi các vật liệu nguội đi nhanh chóng, những nguyên tử oxi bị giữ lại trong dung nham và tạo thành những lỗ rỗng. Đá pumice được sản xuất ở 2 dạng là đá bọt và đá bọt cực mịn (còn gọi là tro núi lửa).

Cung cấp đá pumice trồng cây tại Tp.Hồ Chí Minh

Một số công dụng của đá pumice:

Sử dụng đá bọt – đá pumice trồng sen đá, xương rồng

Đá Perlite trân châu Namix – vật liệu tốt trồng xương rồng, sen đá

Nguyên liệu để phối trộn giá thể trồng sen đá gồm có:

Đá perlite trân châu

Đá Vermiuclite

Đá Pumice

Xơ dừa

Phân hữu cơ (phân bò, phân trùn quế)

Đá pumice có tác dụng tạo độ thông thoáng, giữ ổn định cấu trúc đất, giúp giá thể thoát nước tốt, lưu thông không khí cho vùng rễ.

Xơ dừa là vật liệu trồng cây nhẹ, tơi xốp nhưng dễ ẩm và giữ nước.

Phân hữu cơ có vai trò cung cấp dinh dưỡng cho cây.

Công thức giá thể tốt cho sen đá, xương rồng được phối trộn theo tỉ lệ sau: 20% đá Perlite + 20% đá Vermiculite + 20% đá Pumice + 30% xơ dừa hoặc + 10% phân bò (hoặc phân trùn quế).

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Phối Trộn Phân Đơn Theo Công Thức trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!