Xu Hướng 6/2023 # Cách Phân Giải Lân Khó Tan Trong Đất # Top 13 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Cách Phân Giải Lân Khó Tan Trong Đất # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Cách Phân Giải Lân Khó Tan Trong Đất được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lân sử dụng trong việc trồng cây ăn trái một số là lân khó tan. Lân hòa tan hầu hết có tính axit nên dễ làm đất bị chua. Khi sử dụng lân khó tan cần phải biết cách phân giải lân. Nếu không để ý đến công đoạn này, lượng phân lân sẽ tồn dư trong đất rất nhiều, gây ra hiện tượng thoái hóa đất.

Định nghĩa phân lân

Các loại phân lân

Cách phân giải lân khó tan hiệu quả

1. Định nghĩa phân lân

Phân lân là từ dùng để chỉ các loại phân hóa học có chứa photpho. Phân lân cung cấp photpho hoá hợp cho cây dưới dạng ion photphat (PO43-). Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng % P2O5 (Quy ra theo khối lượng) trong phân bón.

Phân lân cần thiết cho cây ở quá trình sinh trưởng, thúc đẩy quá trình sinh hoá, quá trình trao đổi chất và năng lượng của thực vật, làm cho cây trồng cứng cáp, cành lá khoẻ, quả hoặc củ to…

2. Các loại phân lân

Phân lân được chia làm 3 loại: Loại hòa tan được trong nước như Supe lân và Diamon Photphat hay còn gọi là DAP; loại ít hòa tan, chỉ tan trong axit yếu như lân nung chảy; loại khó tan trong nước là các loại từ quặng tự nhiên như apatit, photphorit, bột xương động vật,….

3. Cách phân giải phân lân hiệu quả

Các loại phân lân thường được sử dụng hiện nay là loại phân khó tan, ít tan. Các loại phân hòa tan như Supe lân và DAP hiện nay ít được sử dụng hơn do chúng có tính axit nên làm chua đất, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và vi sinh vật có lợi trong đất.

Để có thể sử dụng các loại phân lân khó tan hiệu quả, không gây tồn dư lân trong đất. Sau khi bón chúng ta cần bổ sung thêm các chủng VSV có khả năng phân giải lân như Trichoderma, Bacillus subtilis,… Bacillus subtilis là chủng vi sinh vật có khả năng phân giải lân mạnh nhất. Cần bổ sung định kỳ từ 3 – 4 tháng/lần để đảm bảo lượng phân lân được sử dụng hiệu quả nhất. Nên bổ sung kèm với chất hữu cơ để đạt hiệu quả cao nhất.

Chia sẻ:

Lý Do Khiến Cây Cảnh Trong Hồ Thủy Sinh Khó Quang Hợp Và Cách Giải Quyết

DANH MỤC

THỐNG KÊ

+ Số tin hôm nay:

33

+ Số tin trong 48h:

63

+ Số tin hiện tại:

24.607

+ Đang online:

24.232

+ Số thành viên:

75.962

+ Lượt truy cập:

233.498.372

[ 08/05/2021, 07:35 PM ]

Lý do khiến cây cảnh trong hồ thủy sinh khó quang hợp và cách giải quyết (Lượt xem: 189)

Hồ thủy sinh http://hocacattuong.com/san-pham/104_ho-thuy-sinh.html sẽ sinh động hơn khi bố cục thêm cây cảnh và một số loại cá cảnh. Hiện nay, có hai phương án chọn dùng cây cảnh là dùng cây thật và cây bằng nhựa. Có điều, nếu bàn về tiêu chí thẩm mỹ thì cây cảnh thật đương nhiên “ăn đứt” các loại cây giả.

Dù rằng đẹp thì quả là đẹp thật! Có điều một khi đã chọn cây thủy sinh thì các bạn nhất định phải sẵn sàng tâm lý. Căn cứ vào loại cây sẽ có phương pháp chăm sóc và các “rắc rối” khác biệt. Trong số đó, một trong những trường hợp thường gặp nhất đó là cây “chẳng thở” được. Vậy thì có phương pháp nào giúp tất cả cây thủy sinh quang hợp thuận lợi không?

Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp của các cây thủy sinh

Quả thật, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự quang hợp của cây thủy sinh. Như là: ánh sáng, Carbon, một vài chất dinh dưỡng, độ pH của nước… Do vậy, ngay từ khi thiết kế hồ thủy sinh thì bạn phải xem trước tất cả thông số trên. Như thế sẽ đảm bảo thiết lập được môi trường sống thích hợp cho các loại thủy sinh.

Thêm nữa, yếu tố dòng chảy nước cũng vô cùng quan trọng trong thiết kế hồ cá cảnh thủy sinh. Nếu lắp đặt máy có công suất lớn có thể khiến cho dòng chảy quá mạnh. Nó có khả năng cuốn sạch khí O2 trong hồ.

Cuối cùng cây thủy sinh đã bị nhiễm độc kim loại, độc hữu cơ cũng nhanh chóng ngừng quang hợp và chết sạch. Thế cho nên, khi phát hiện Cây cảnh héo úa đột ngột cần phải nhanh chóng xử lý. Đây chính là phương pháp tốt nhất để đảm bảo tránh ảnh hưởng đến các loại sinh vật khác ở trong nước hồ.

– Việc trước, bạn hãy thử tăng cường ánh sáng ở trong hồ. Nếu cây của các bạn bắt đầu quang hợp nhiều hơn thì nước bể thủy sinh đã ổn định.

– Thứ hai, lúc gia tăng ánh sáng mà chưa ổn định thì hãy thử tăng CO2 bên trong hồ. Cách làm nhanh nhất như sau: lấy nước bể cá để ra ngoài khoảng chừng 24h rồi ghi nhận lại kết quả. Tiếp đến gia tăng CO2 cứ mỗi 30 phút, đo lại nồng độ pH trong hồ thủy sinh. Tiếp tục làm như vậy cho đến lúc độ pH trong nước hồ thấp hơn mẫu nước hồ để 24h kia 1 độ. Lúc này hàm lượng CO2 trong hồ đã tốt nhất, đâu cần phải bận tâm về CO2 bên trong hồ nữa.

– Bước thứ ba, khi đã dùng 2 biện pháp trên nhưng mà cây vẫn không quang hợp mạnh thì tắt ngay lọc khoảng 10 phút. Nếu tắt lọc mà cây thủy sinh bắt đầu “thở” lại thì lý do là bởi vì dòng chảy quá mạnh làm cho cây thủy sinh khó quang hợp. Gia chủ chỉ việc giảm dòng chảy lại là được.

– Bước thứ tư, một khi đã chọn dùng các biện pháp trên vẫn không hiệu quả gì thì chắc do bể quá dơ. Hoặc cũng có thể do bể cá chứa quá nhiều kim loại nặng. Gia chủ cứ thử đổi nước chừng 30% liên tục trong vài ngày. Tiếp đó có thể chọn bỏ thêm một chút phân nước rồi chú ý kỹ càng nước hồ. Trường hợp bạn chọn dùng nền tự trộn thì hãy xem xét đến việc đổi lớp nền.

Các bạn thấy đó! Thi công hồ thủy sinh không hề dễ, biện pháp chăm sóc cũng tiêu tốn khá nhiều công sức. Có điều, tiêu tốn bao nhiêu công sức thì kết quả lớn bấy nhiêu. Một không gian nhà có hồ thủy sinh đâu chỉ tốt cho phong thủy mà nó còn gia tăng giá trị ngôi nhà.

CÁC TIN ĐĂNG VIP CÙNG LĨNH VỰC Dịch vụ tổng hợp

STTTiêu đề Ngày đăng Nơi đăng

Chôm Chôm Khó Ra Hoa Và Giải Pháp Khắc Phục

Chôm chôm khó ra hoa và giải pháp khắc phục

Hơn 80% nhà vườn trồng chôm chôm đều đã có kỹ thuật và kinh nghiệm trong xử lý và điều khiển cây chôm theo ý muốn. Tuy nhiên, những năm gần đây biến đổi khí hậu đã thật sự ảnh hưởng mạnh đến cây trồng nhất là sau đợt hạn năm 2016 đến nay. Việc xử lý ra hoa chôm chôm đã có dấu hiệu bất lợi khi nhiều diện tích được xử lý chỉ ra hoa khoảng 20-30% hoặc khi thấy dấu hiệu lên ngồng hoa rồi tiến hành thúc nước thì lại ra đọt.

 Hiện tượng chôm chôm ra đọt trong quá trình xử lý ra hoa.

Nguyên nhân của hiện tượng trên có thể do nắng nóng làm nhiệt độ tăng cao vượt ngưỡng cho phép nên cây chôm chôm chưa thích nghi kịp với sự thay đổi của thời tiết. Bên cạnh đó, sự suy thoái của đất đai ngày càng nặng, nguồn nước không ổn định và phân bón kém chất lượng cũng tác động không nhỏ đến kỹ thuật canh tác của người dân. Đúng là mọi chuyện đều thay đổi nhưng người dân lại chưa thay đổi cách làm. Do đó, nếu làm theo cách xưa nay khi chôm chôm đủ cơi lá rồi tiến hành tạo khô hạn chờ ra hoa không còn phù hợp nữa.

Qua khảo sát thực trạng và ghi nhận kết quả thực hiện một số giải pháp kỹ thuật mới sau đây sẽ phần nào giúp hạn chế các hiện tượng trên.

Thứ nhất. Chú trọng cơi 3. Một cơi lá có thời gian sinh trưởng khoảng 45 ngày và cơi 3 được xem là cơi lá quyết định sự thành bại của quy trình xử lý ra hoa. Do đó, việc đầu tư chăm sóc đúng kỹ thuật là hết sức quan trọng và được bắt đầu từ ngay khi cơi 2 đã già. – Đầu tiên bón tăng cường đạm (N) để thúc đẩy ra cơi 3. – Khi cơi 3 được 15-20 ngày tuổi, bón nhiều lân hữu hiệu (như DAP) để tạo cho cơi đọt mập khỏe, dày lá nhằm thúc đẩy mầm hoa. – Khi cơi lá được 30-35 ngày tuổi, bón Kali kết hợp phun MKP+ Trung vi lượng giúp lá mau thuần thục. – Khi cơi lá già (khoảng 45 ngày tuổi) phun 10.60.10 + Amino Bo và tiến hành xiết nước, đậy mủ tạo khô hạn.

Thứ hai. Xử lý nước. Việc xử lý nước hay còn gọi là nhấp nước trong thời gian sau 40-45 ngày tạo khô hạn đóng vai trò cực kỳ quan trọng, nếu không đủ nước thì đỉnh đọt tiếp tục chai cứng, ngược lại thừa nước thì cây phát triển đọt. Nên việc quan sát đọt có ý nghĩa hết sức cần thiết cho việc quyết định xử lý nước như thế nào là an toàn. Để đảm bảo thành công cần thực hiện các bước quan sát sau: Bước 1. Nhìn tổng quan vườn, thấy tàn lá dày với màu xanh đậm, cơi lá có biểu hiện co dúm lên; Bước 2. Quan sát đỉnh sinh trưởng của đọt, thấy có mập hơn, ngắn, màu đen và đỉnh đầu hơi bằng.

 

Ngồng hoa chôm chôm sau xử lý nước.

Đạt được 2 hiện tượng trên thì tiến hành nhấp nước nhằm kích thích bộ rễ hoạt động trở lại để thúc đẩy phát triển đỉnh sinh trưởng, nếu thừa nước sẽ phát triển mầm lá và ra đọt. Do đó, tùy theo vùng đất có thể “đánh” nước  vào đầy mương từ 1-2 tiếng đồng hồ rồi tháo cạn nước và xiết khô trở lại. Sau xử lý nước từ 3-5 ngày tiến hành quan sát một số cơi đọt ở tầng ngọn, trong đó chú ý các mầm ngủ ở nách lá. Nếu mầm ngủ có dấu hiệu tỉnh dậy nghĩa là lượng nước xử lý đã đủ, cây sẽ ra hoa. Nếu thấy đỉnh đọt (còn gọi là ngồng) phát triển mạnh và hơi cong cây sẽ ra đọt do thừa nước, khắc phục hiện tượng này cần thực hiện nhanh 1 trong 2 giải pháp sau: Dùng phân bón lá có hàm lượng lân, kali thật cao kết hợp với Boron cùng các nguyên tố vi lượng khác phun ướt đều tán lá; thứ 2 sứa gốc hoặc chặt bỏ rễ ở bờ mương. Còn trường hợp thứ 3 là nước chưa đủ cây không ra hoa thì tiến hành xử lý nước lần 2.

Bài 2: Phân Lân Và Sự Phân Loại Lân (Tiếp Theo)

2.3. Một số loại khác ít phổ biến.

* Phân lân ở dạng nước.

Đó là hỗn hợp các axit photphoric như axit octophotphoric H3PO4, axit pyrophotphoric H4P2O7, axit triphotphoric H5P3O10, axit tetraphotphoric H6P4O10… Sản phẩm chứa đến 75 – 79% P2O5.

* Photphin. Là hỗn hợp các photphua hydro hóa lỏng nước ở nhiệt độ – 88oC và chuyển sang thể rắn ở nhiệt độ -134oC. Phân có chứa đến 91% P.

Các photphua thường dùng là H3P, H6P12 và H4P2.

3. Các loại phân lân tự nhiên.

Đó là loại quặng khai thác từ các mỏ dùng làm phân bón. Các mỏ này có nguồn gốc do núi lửa phun ra tạo thành hoặc do lân tích đọng ở đáy biển tạo thành. Lân trong các loại quặng này đều là các hợp chất photphat canxi có chứa gốc Cl–, F–, OH– hay CO32- . Tùy theo thành phần hợp chất, nguồn gốc thành tạo mà phân làm hai loại apatit và photphorit. Apatit phần lớn có nguồn gốc phún xuất và có cấu trúc tinh thể hoặc vi tinh thể và cũng khó phá vỡ, khó dùng để bón trực tiếp. Apatit Lào Cai cũng thuộc về loại này. Các loại quặng nguồn gốc trầm tích, cấu trúc vô định hình, dễ phá vỡ có thể dùng để bón trực tiếp gọi là photphorit. Các loại này thường lẫn lộn với đất có nhiều chất hữu cơ và tỉ lệ Fe, Al cao.

3.1. Photphorit.

Photphorit sử dụng ở các nước EU đều lấy từ các mỏ của Bắc Phi, Mỹ, canada, SNG. Mỏ này nhỏ trữ lượng ít hàm lượng lân thấp. Trong các hang núi đấ vôi ven bờ biển (Còn gọi là phân lèn). Các núi đá này rải rác ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Bắc Thái, Hòa Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình. Tính chất các loại này gần giống photphorit Vĩnh Thịnh.

Cần phân biệt phân lèn là photphorit chính cống với loại phân cũng lấy được từ trong hang đá nhưng là xác của phân dơi, chim chóc sống lâu trong hang đá để lại. Loại phân này là một loại phân đặc biệt giàu chất dinh dưỡng rất tốt, dùng như các loại phân hữu cơ nhiều yếu tố N, P, K và vi lượng khác hẳn photphorit thông thường.

Chất lượng của photphorit được đánh giá theo các tiêu chuẩn sau:

– Tính chất vật lý- xốp nhẹ.

– Tính chất hóa học: Lân tổng số và lân tan trong axit citric cao, tỷ lệ CaO cao và tỷ lệ P2O3 thấp, hàm lượng fluo thấp.

Chất lượng photphorit thay đổi rất nhiều tùy nơi khai thác. Các loại photphorit của Maroc, Angieri, Mỹ, Canada chất lượng tốt được nghiền bón trực tiếp và có tín nhiệm trên thị trường. Photphorit ở mỏ Vĩnh Thịnh và các núi đá vôi nhiều sắt nhôm, tỷ lệ lân thấp thay đổi rất nhiều tùy nơi khai thác. Hàm lượng P2O5 tổng số thay đổi từ 10-31% P2O5.

Ưu điểm chính của bột photphorit là có khả năng khử chua, hiệu lực lâu dài trong nhiều vụ.

Nhược điểm chính là không phải đất nào, cây nào bón photphorit cũng có hiệu lực. Ở đất trung tính và ít chua, photphorit chỉ có hiệu lực rõ đối với một số cây họ đậu và cây phân xanh, cây họ thập tự.

Ở đất chua pH< 5,5 hiệu lực của photphorit mới rõ. Đất càng chua hiệu lực càng rõ. Hiệu lực photphorit rõ nhất ở các chân ruộng trũng, lầy thụt giàu hữu cơ.

3.2. Apatit.

Apatit phần lớn là các mỏ thành tạo có nguồn gốc phún xuất, nhưng cũng có mỏ có nguồn gốc trầm tích. Mỏ apatit Lao Cai thuộc loại sau.

Quặng loại 3 được làm giàu để sản xuất supe lân. Quặng loại hai dùng để sản xuất phân lân nung chảy.

Trong 3 loại quặng, quặng 1 có cấu trúc tinh thể, ít bền chặt, dễ phá vỡ, có thể nghiền bón trực tiếp, nhưng hàm lượng P2O5 cao nên dùng để sản xuất supe lân và xuất khẩu. Quặng loại 3 có hàm lượng P2O5 thấp có thể dành nghiền bón trực tiếp nhưng tinh thể khá bền vững, hiệu lực kém hơn.

Hiệu lực các loại phân bón khó tan dùng bón trực tiếp phụ thuộc vào sự tiếp xúc của các phân với đất và rễ cây. Dựa vào axit do rễ cây tiết ra và dựa vào độ chua của đất mà các loại phân khó tiêu trở thành dễ tiêu. Cây có thể sử dụng được. Các biện pháp chính để làm tăng hiệu quả các loại phân lân này là:

– Nghiền mịn: Độ mịn càng cao càng có hiệu quả. Phân phải có độ mịn đạt 20% qua rây 0,25 mm mới có thể làm tăng năng suất khá. Nếu giá thành cho phép tốt nhất là 100% qua rây 0,10 mm.

– Bón sớm: các loại phân lân khó tan chỉ có thể bón lót. Bón tập trung theo hàng hoặc hàng cây tốt hơn bón vãi ra ruộng vì phân dễ tiếp xúc với cây hơn. Trong trường hợp dùng với lượng lớn để vừa cải tạo độ chua vừa cung cấp cho cây mới nên bón vãi và cày bừa trộn đều trong toàn tầng đất canh tác.

– Ủ với phân chuồng để lợi dụng chất chua khi chất hữu cơ phân giải. Trộn photphorit với các loại phân vô cơ có khả năng gây chua như amon sunfat, amon clorua hay các loại phân Kali cũng có tác dụng làm tăng hiệu lực của phân.

Cũng như các loại phân ít hòa tan, sự phối hợp phân lân khó tiêu với các loại phân lân dễ tiêu thường có tác dụng tốt. Nhà máy supe lân Long Thành đã có sáng kiến xuất loại supe lân PA bằng cách trộn supe lân sau khi ủ 5 ngày với bột đá xà vân và bột apatit hoặc bột phophorit. Loại phân này có tác dụng giống như các loại phân snr xuất theo quy trình chậm tan.

Lượng bón các loại phân khó tiêu nên cao hơn supe lân 1,5 – 2 lần.

4. Phân lân vi sinh:

Lân trong đất thường tồn tại dưới hai dạng:

Các hợp chất lân vô cơ và các hợp chất lân hữu cơ. Lân hữu cơ chiếm khoảng 25 – 50 % tổng số lượng lân trong đất tùy thuộc lượng hữu cơ và mùn trong đất nhiều hay ít. Ở đất mới khai phá, đất vùng ôn đới, mùn nhiều, lân hữu cơ rất cao. Khi có nhiệt độ thích hợp, không quá thấp các vi sinh vật phân giải chất hợp chất hữu cơ chứa lân thành lân vô cơ cung cấp cho cây. Nhiệt độ dưới 20 oC, hoạt động này ngừng lại, cây trồng sử dụng lân chủ yếu dưới dạng vô cơ chứa sẵn trong đất. Khi nhiệt độ từ 35oC trở lên sự giải chất hữu cơ rất mạnh nguồn cung cấp lân dựa nhiều vào lân hữu cơ phân giải ra.

Quá trình phân giải lân hữu cơ có sự tham gia của một loại vi sinh vật đặc biệt gọi là vi sinh vật phân giải lân hữu cơ (Bacillus megatherium phosphaticum). Để tăng cường sự phân giải lân hữu cơ trong đất người ta đã tuyển chọn các dòng có khả năng phân giải mạnh bổ sung thêm vào đất. Đó là các loại phân vi sinh vật phân giải lân hữu cơ. Loại phân vi sinh vật phân giải lân hữu cơ này chỉ có hiệu quả trên đất ôn đới giàu hữu cơ. Đất vùng nhiệt đới nghèo hữu cơ và mùn ít có triển vọng.

Trong đất cũng có các loài vi sinh vật chuyển hóa các dạng lân vô cơ khó tiêu thành dạng lân vô cơ dễ tiêu. Loại vi sinh vật phân giải lân vô cơ khó tiêu này tìm thấy nhiều ở chung quanh rễ các loại cây họ đậu, rễ bèo dâu, rễ lúa các dòng kháng thiếu lân. Người ta cũng đã thử sử dụng các dòng vi khuẩn này để sản xuất phân vi sinh vật phân giải lân vô cơ bón vào đất. Tuy nhiên các dòng vi khuẩn này chỉ có thể phân giải canxi photphat mà trong đất nhiệt đới chứa lân vô cơ khó tiêu tồn tai dưới dạng sắt photphat và nhôm photphat là chính. Vì vậy triển vọng của phân vi sinh vật phân giải lân vô cơ ở đất nhiệt đới chua cũng không có gì là hấp dẫn.(Còn nữa)

Sưu tầm và biên tập: Ks Lê Minh Giang

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Phân Giải Lân Khó Tan Trong Đất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!