Bạn đang xem bài viết Cách Phân Biệt Phân Bón Vô Cơ Và Phân Bón Hữu Cơ được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
PHÂN BÓN VÔ CƠ
Phân bón vô cơ là phân bón hóa học hay phân bón tổng hợp
Là những dạng muối khoáng thu được qua quá trình vật lí và hóa học. Được sản xuất theo qui trình công nghiệp
Phân vô cơ gồm các loại chính như: Phân đạm, Phân lân, Phân kali, Phân phức hợp, Phân hỗn hợp và Phân vi lượng
PHÂN BÓN HỮU CƠ
Phân hữu cơ có nguồn gốc từ phân, chất thải gia súc, gia cầm, tàn dư thân, lá cây, phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, than bùn hoặc các chất hữu cơ từ chất thải sinh hoạt, …
PHÂN BIỆT PHÂN BÓN VÔ CƠ VÀ PHÂN BÓN HỮU CƠ
Phân bón vô cơ chứa ít thành phần các nguyên tố dinh dưỡng. Tuy nhiên tỷ lệ dinh dưỡng là rất cao và ổn định.
Phân bón hữu cơ chứa đa dạng các nguyên tố dinh dưỡng tự nhiên. Tuy nhiên hàm lượng chất dinh dưỡng khó cân đối và tỷ lệ không ổn định.
Cách sản xuất:
Phân vô cơ sản xuất theo phương thức công nghiệp.
Phân hữu cơ sản xuất tự nhiên có thể theo nông hộ và có ứng dụng công nghệ vi sinh.
Cách bón cho cây:
Phân vô cơ thường dùng để bón thúc vì hiệu quả nhanh chóng.
Phân hữu cơ dùng để bón lót giai đoạn trước khi gieo trồng để vi sinh vật phân giải các chất kịp thời cung cấp cho cây. Với sản phẩm công nghệ vi sinh có thể bón đa dạng cho cây.
Tính tan trong đất:
Phân vô cơ rất dễ tan khi sử dụng bón cho cây trồng. Cây có thể hấp thụ được ngay và hiệu quả nhanh chóng.
Phân hữu cơ khi bón cho cây không sử dụng được ngay mà phải qua quá trình phân giải( quá trình ủ hoai mục) các chất hữu cơ từ vi sinh vật có sẵn trong môi trường tự nhiên hoặc được bổ sung vào. Hiệu quả thường chậm hơn.
Tác động đến đất trồng:
Sau nhiều năm sử dụng đất dễ bị chua. Lượng đạm, kali nhiều trong đất phải bón vôi để cải tạo đất trồng khi sử dụng phân vô cơ
Không làm hại đất, còn giúp cải tạo đất hiệu quả khi dùng phân hữu cơ
Khả năng kháng bệnh ở cây:
Sử dụng phân vô cơ lâu dài có thể gây ra đột biến, hình thành chủng mới sâu bệnh hại.
Sử dụng phân hữu cơ giúp cây trồng tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hại. Hệ vi sinh có lợi phát triển sẽ giúp ức chế hoạt động của sâu bệnh.
Bảo vệ môi trường:
Phân vô cơ gây ô nhiễm môi trường. Có khả năng gây hại đến hệ sinh thái tự nhiên. Các chất hóa học có thể làm chết nhóm vi sinh có lợi trong đất và các loại thủy sinh ở nguồn nước lân cận. Dư lượng phân thuốc hóa học sẽ làm ô nhiễm đất. Nếu chảy ra sông, hồ xung quanh sẽ làm hại môi trường nước.
Phân hữu cơ góp phần bảo vệ môi trường làm đa dạng hệ sinh thái. Là người bạn thân thiện với tự nhiên. Dư lượng chất hữu cơ sẽ là nguồn thức ăn tuyệt vời cho các loài sinh vật có lợi.
Bạn cần tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ Namix:
Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: 0902422348 hoặc Nhắn tin Fanpage Namix
Khách Mua sỉ, làm Đại lý: 0902612348 / 0904003679 hoặc Nhắn tin Zalo
Những Điều Cần Biết Về Phân Bón Hữu Cơ Và Phân Bón Vô Cơ
I.Phân vô cơ1. Phân vô cơ là gì? Phân vô cơ (phân hóa học ) là những dạng muối khoáng thu được nhờ trải qua các quá trình vật lý và hóa học có chứa các yếu tố dinh dưỡng để bón cho cây trồng, được sản xuất theo quy trình công nghiệp. Phân vô cơ gồm các loại chính như: Phân đạm, Phân lân, Phân kali, Phân phức hợp, Phân hỗn hợp và Phân vi lượng.
2. Ảnh hưởng của phân vô cơ đối với đất đai, cây trồng, môi trường và sức khoẻ con người Ngoài việc góp phần thúc đẩy và tăng năng suất cây trồng, giúp cây trồng phát mạnh mẽ ngay sau khi sử dụng nhưng sẽ không duy trì được lâu dài, tính bền vững. Trường hợp bà con nhà nông bón không đúng cách, không đúng liều lượng, không đúng thời điểm và quá lạm dụng phân bón vô cơ sẽ gây những ảnh hưởng xấu đến đất đai, cây trồng, môi trường và con người. – Phân hóa học đa số có nguồn gốc từ acid nên sẽ làm chua đất, giảm độ pH, đất đai bị nhiễm độc, tích luỹ các kim loại nặng, phá vỡ cấu trúc đất. – Nó còn gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, gia tăng sự mẫn cảm của cây trồng với các loại bệnh hơn qua việc tiêu diệt các vi sinh vật (VSV) hữu ích trong đất. – Gây tổn thương cho bộ rễ ảnh hưởng tới sự hấp thu chất dinh dưỡng và tạo điều kiện bệnh hại xâm nhập. – Phân hóa học gây giảm chất lượng nông sản do tồn dư chất hóa học trong cây quá lớn, dẫn tới ảnh hướng tới sức khỏe của người tiêu dùng. Gây các bệnh methaemoglobin và ung thư tiềm tàng nếu ăn phải thực phẩm có tồn dư NO2- và NO3-… Và nhiều bệnh lý khác gặp phải khi ăn phải cây trồng bị nhiễm độc hoá học từ phân bón.
Phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ được dùng trong sản xuất nông nghiệp, hình thành (nguồn gốc) từ các chất thải sinh hoạt, nhà bếp, phân động vật, lá cây và cành cây,….. Phân bón giúp tăng thêm độ phì nhiêu, màu mỡ, độ tơi xốp cho đất bằng việc cung cấp, bổ sung thêm các chất hữu cơ, chất mùn và các dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Phân hữu cơ gồm có các loại sau: Phân hữu cơ truyền thống, phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh và Phân hữu cơ khoáng.
2. Ảnh hưởng của phân hữu cơ đối với đất đai, cây trồng, môi trường và sức khoẻ con người
– Phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất, bổ sung cho đất một lượng lớn mùn, axit Humic, vi sinh vật hữu ích, các chất dinh dưỡng giúp đất tơi xốp, thoáng khí, tăng độ phì nhiêu, phân giải các độc tố trong đất. – Hạn chế xói mòn đất và rửa trôi các chất dinh dưỡng, tăng khả năng thoát nước, tránh hiện tượng ngập ủng, hạn chế hiện tượng đóng váng bề mặt, ổn định nhiệt độ trong đất. – Tạo môi trường tốt cho các vi sinh vật có lợi trong đất hoạt động,Cung cấp nguồn dinh dưỡng đa trung vi lượng cho đất, tăng cường hoạt động của các vi sinh vật có trong đất, giúp bộ rễ phát triển thuận lợi, tăng hiệu lực hấp thụ chất dinh dưỡng của cây. – Phân bón hữu cơ hạn chế sâu bệnh hại, giúp các bộ phận cành, lá cây cứng cấp hơn, lá dày, khả năng chống chịu đựng các điều kiện bất lợi cũng tốt hơn, nên sâu bệnh cũng ít hơn. Tăng cường vi sinh vật hữu ích, nấm đối kháng, tăng tính đề kháng cho cây trồng gây ức chế cho hoạt động của vi sinh vật và nấm bệnh gây hại,tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển. – Góp nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo cây trồng phát triển khỏe mạnh, ổn định, tăng sức đề kháng nên sâu bệnh ít, hạn chế được việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV làm chất lượng nông sản tăng lên. – Dễ dàng phân hủy sinh học và không gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, cân bằng hệ sinh thái, tạo ra nguồn nông sản sạch đảm bảo sức khỏe và an toàn với con người.
Nên Bón Phân Hữu Cơ Hay Phân Vô Cơ Cho Cây Trồng?
Vì vậy bà con cần nắm rõ, hiểu đúng và đủ về các loại phân bón để có sự lựa chọn phù hợp nhất cho cây trồng của mình.
1. Phân hữu cơ là gì?
Là những loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng ở dưới dạng những hợp chất hữu cơ, được dùng trong sản xuất nông nghiệp, có nguồn gốc, được hình thành từ phân, chất thải gia súc, gia cầm, tàn dư thân, lá cây, phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, than bùn hoặc các chất hữu cơ từ chất thải sinh hoạt, nhà bếp, từ các nhà máy sản xuất thủy, hải sản,…khi bón vào đất phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp cho đất bằng việc cung cấp, bổ sung các chất mùn, chất hữu cơ, các loại vi sinh vật cho đất đai và cây trồng.
Phân bón hữu cơ được phân thành 2 nhóm chính
Phân bón hữu cơ truyền thống như: phân chuồng, phân xanh, phân rác, phân trùn quế,….
Phân bón hữu cơ công nghiệp như: phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và phân bón hữu cơ khoáng.
2. Tác dụng của phân hữu cơ
2.1 Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối
Trong các loại phân bón hữu cơ đều chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cần thiết cho cây trồng. Trong đó, các nguyên tố trung lượng và vi lượng ở dạng dễ hấp thu giúp cây trồng phát triển cân đối. Trong phân các chất dinh dưỡng sẽ được phân giải từ từ để có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng trong thời gian dài nhằm đảm bảo đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, tránh tình trạng dư thừa đạm.
2.2 Có các vi sinh vật hữu ích
Vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải cellulose,… khi sử dụng cho cây trồng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hữu ích phát triển, hạn chế tối đa các vi sinh vật gây hại.
2.3 Kích thích cây trồng phát triển
Khi bón xuống đất phân hữu cơ phân hủy thành các chất mùn chứa các loại axit hữu cơ: axit humic, axit fulvic… kích thích sự phát triển của rễ cây, giúp rễ cây dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng. Trong trường hợp các chất axit này được phun lên lá cũng sẽ giúp tăng cường quá trình quang hợp của cây trồng.
2.4 Giúp cải tạo đất
Phân bón hữu cơ có công dụng rất tốt trong việc cải tạo đất trồng, đặc biệt đối với đất cát, đất bạc màu. Phân hữu cơ tác động mạnh đến cấu trúc đất, cải thiện các tính chất lý, hóa, sinh học của đất ngày càng trở nên tốt hơn. Chính vì thế tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ là cách quan trọng để cải tạo đất sản xuất nông nghiệp.
2.5 Hạn chế sự rửa trôi và xói mòn đất
Các chất hữu cơ được phân giải sẽ kết hợp với các chất khoáng dinh dưỡng trở thành các phức hệ hữu cơ – khoáng có tác dụng quan trọng trong việc làm giảm sự rửa trôi, xói mòn các chất dinh dưỡng. Ngoài ra với các chất mùn có trong phân hữu cơ sẽ làm tăng tính ổn định của kết cấu đất, chính vì thế bảo vệ được cấu trúc đất, hạn chế tối đa việc xói mòn
2.6 Tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi trong đất hoạt động
Cung cấp nguồn dinh dưỡng đa trung vi lượng cho đất, tăng cường hoạt động của các vi sinh vật có trong đất, giúp bộ rễ phát triển thuận lợi, tăng hiệu lực hấp thụ chất dinh dưỡng của cây.
2.7 Tăng sức đề kháng cho cây trồng
Nhờ việc tăng cường vi sinh vật hữu ích, nấm đối kháng, tập trung giúp cây phát triển hệ rễ khỏe mạnh, từ đó giúp cây trồng tăng sức đề kháng. Từ đó, cây trồng khỏe mạnh, tăng sức chống chịu với các điều kiện bất lợi và hạn chế tác động của các loại sâu bệnh hại.
2.8 Nâng cao chất lượng nông sản
Việc sử dụng phân bón hữu cơ sẽ giúp nâng cao chất lượng nông sản. Sản phẩm sử dụng phân hữu cơ sau khi chế biến sẽ không gặp tình trạng tồn dư các yếu tố độc hại với con người như sử dụng các loại phân bón vô cơ. Đồng thời, phân bón hữu cơ giúp chất lượng nông sản được cải thiện về màu sắc, mùi vị và cải thiện rõ rệt nhất là về độ an toàn cho sản phẩm.
2.9 Không gây ô nhiễm môi trường
Không giống như phân bón vô cơ chứa các hóa chất độc hại, khó phân hủy ở môi trường tự nhiên thì phân bón hữu cơ có thể phân hủy hết trong điều kiện tự nhiên. Phân bón hữu cơ làm tăng kết cấu của đất, giúp đất trở thành một bộ máy lọc thông minh, lọc các chất độc có trong đất, nước rồi từ từ phân hủy hoặc làm giảm tính độc của chúng, giúp bảo vệ môi trường, an toàn cho con người.
2.10 Tiết kiệm nước tưới
Việc sử dụng phân bón hữu cơ thường xuyên trong thời gian dài sẽ cải tạo đất trồng hiệu quả, giúp đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, giữ ẩm. Chính vì thế giúp hạn chế việc phải tưới nước thường xuyên. Giúp nhà nông tiết kiệm chi phí, công sức nhưng cây trồng vẫn phát triển cân đối.
Canh tác nông nghiệp hữu cơ bằng các loại phân bón hữu cơ truyền thống (phân chuồng, phân xanh…) Ngoài một số ưu điểm thì nó cũng có những nhược điểm là: hàm lượng dưỡng chất thấp nên phải bón nhiều, chi phí để vận chuyển lớn và nếu không ủ hoai mục có thể tạo điều kiện cho mầm bệnh phát sinh và gây hại.
3. Phân vô cơ là gì?
Phân bón vô cơ (còn gọi là phân bón hóa học) là loại phân bón tồn tại dưới dạng muối khoáng. Loại phân này được sản xuất theo quy trình công nghiệp, dùng để bón cho cây trồng. Trong phân có chứa các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cần thiết nhằm cung cấp dinh dưỡng tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Phân vô cơ gồm các loại chính như: Phân đạm, Phân lân, Phân kali, phân phức hợp, phân hỗn hợp và phân vi lượng.
4. Tác động của phân vô cơ đối với đất đai, cây trồng, môi trường và sức khoẻ con người ?
Ngoài mặt tích cực như thúc đẩy và tăng năng suất cây trồng, việc sử dụng phân bón vô cơ giúp cây trồng bộc phát mạnh mẽ nhưng không duy trì được lâu dài, không mang tính bền vững. Việc bà con nhà nông bón không đúng cách, không đúng liều lượng, không đúng thời điểm, không đúng loại và quá lạm dụng phân bón vô cơ đã gây những ảnh hưởng xấu đến đất đai, cây trồng, môi trường và con người.
Phân bón hóa học đa số có nguồn gốc từ acid nên sẽ làm chua đất, giảm độ pH, đất đai bị nhiễm độc, tích luỹ các kim loại nặng, phá vỡ cấu trúc đất. Phân hóa học gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, gia tăng sự mẫn cảm của cây trồng với các loại bệnh hơn qua việc tiêu diệt các vi sinh vật (VSV) hữu ích trong đất. Phân hóa học còn gây tổn thương cho bộ rễ ảnh hưởng tới sự hấp thu chất dinh dưỡng và tạo điều kiện bệnh hại xâm nhập khi sử dụng không hợp lý.
Phân hóa học có khả năng làm ảnh hưởng sức khỏe
Khi sử dụng phân hóa học không đúng cách và đúng liều, dẫn đến việc tồn dư các chất độc hại trong nông sản, dẫn tới việc ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Gây các bệnh methaemoglobin và ung thư tiềm tàng nếu ăn phải thực phẩm có tồn dư NO2- và NO3-… Và nhiều bệnh lý khác gặp phải khi ăn nông sản bị nhiễm độc hoá học từ phân bón.
Việc sử dụng phân bón hóa học một cách tràn lan trong thời gian dài đã khiến nguồn đất sản xuất nông nghiệp bị mất đi phần lớn lượng hữu cơ có vốn có của đất, đất sản xuất đã và đang ngày càng bạc màu, thoái hóa nghiêm trọng. Chính vì thế việc thay đổi tập quán trong sản xuất nông nghiệp thay đổi loại phân bón vô cơ đang sử dụng qua các loại phân bón hữu cơ đang là giải pháp tối ưu nhất để phục hồi đất sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay.
Phân Bón Hữu Cơ , Phân Bón Úc
PHÂN HỮU CƠ ĐẬM ĐẶC DẠNG VIÊN RAPID RAISER
+ Mức chất lượng: xem file đính kèm
+ Đặc điểm: Tan chậm trong nước – Không gây cháy lá, ô nhiễm môi trường – Tăng năng suất – Kích thích vi sinh vật – Dễ sử dụng, bảo quản – Đầy đủ dưỡng chất – Không mang mầm bệnh và cỏ dại.
+ Công dụng: Bón lót và bón thúc cho tất cả các loại cây ăn quả, Cây CN, hoa màu, cây lương thực, vườn ươm, bải cỏ, công viên, vườn hoa, lúa, bắp cải, sú, thanh long, sân golf,…
+ Hướng dẫn sử dụng: Cây ăn trái, cây CN, cây LT: 0,5 – 1 kg/cây/năm. Rau, hoa: 500 kgs/ha. Sân golf, công viên 500kgs/ha, hoa 50 – 100gr/bụi. Đào rảnh sau 50 – 100mm, bỏ phân và lấp đất.
+ Cảnh báo an toàn: Rửa sạch tay sau khi sử dụng, không tiếp xúc vết thuong hở – Tránh xa tầm tay trẻ em – Không sử dụng cho người và vật.
+ Ngày sản xuất:
+ Hạn sử dụng:
Sản xuất tại Úc do Công ty Neutrog Australia Pty. Ltd, 288 Mines Rd., Kanmantoo, South Australia 5252.
+Khối lượng: 5KG
MÔ TẢ VỀ RAPID RAISER
Rapid Raiser is a unique blend of organic materials specially formulated for all your fertilising needs. A highly concentrated natural product, Rapid Raiser also promotes faster, healthier, sustained growth for all plants.
Neutrog Rapid Raiser is widely used by professional horticulturalists throughout Australia in the successful production of commercial crops of vegetables, flowers, fruit and plants.
– plus the full range of secondary nutrients and micronutrients in a natural form.
Rapid Raiser is registered with Australian Certified Organic (ACO). Neutrog have a number of products registered with ACO and its methods and processes for manufacturing are audited to ensure compliance with the strict standards and guidelines set down by the certifying body. Registration ensures compliance with national production standards, including low levels of heavy metals and other residues, and allows for trace back of all raw materials to their origins. All of Neutrog’s products are subjected to the same rigorous quality control procedures.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Phân Biệt Phân Bón Vô Cơ Và Phân Bón Hữu Cơ trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!