Bạn đang xem bài viết Cách Nuôi Dưỡng Gà Chọi Khi Thi Đấu Trở Về được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách chăm sóc và nuôi dưỡng gà khi đi đá trở về
Tại sao cần phải chăm sóc kĩ khi gà mới đá trở về ?
Cách chăm sóc khi gà mới đi đá về rất đơn giản nhưng không phải ai cũng biết kĩ thuật này khi mới đá về gà của bạn sẽ ốm yếu và thương tích trên mình rất nhiều, để chú gà của bạn chơi được lâu và xung khỏe hơn những lần trước :” văn ôn võ luyện ” là ở chỗ này nhưng bạn có biết một trong những yếu tố quyết định về việc thành bại trong những trận tiếp theo của chú gà bạn coi trọng chăm sóc đó là việc bạn nuôi dưỡng đấu sĩ ( chiến kê ) của bạn vào thời điểm này rất quan trọng.
Khi chiến kê của bạn đi thi đấu về gà rất mệt và dễ nhiễm bệnh, nhiễm lạnh và có nhiều yếu tố hình thành lên các bệnh không mong muốn của gà mà rất thường gặp và khó chữa vì thế bạn cần lưu tâm và chú ý nhiều hơn bình thường lúc gà khỏe vì như vậy bạn sẽ biết chú gà của mình bị thế nào và dễ sử lý.
Theo mình bạn nên lau sạch sẽ hết máu, hết đất và nhớ lau bằng nước ấm nhé, vỗ đờm có thẻ lấy một lông cánh gà nhúng nước lạnh rồi lấy tay vuốt ngược lông đó rồi lấy ngón tay khẽ mở miệng gà ra từ từ rồi lùa lông gà vừa nhúng nước vào sâu cổ họng và lấy những thứ bẩn và máu của đối thủ khi gà mổ nhau, cứ như vậy vài lần rồi cho uống nước,sau đó bạn lau sạch và lau khô, tiếp đó nên cho gà ăn một mồi cơm nhỏ sau đó bạn nên xoa rượu thuốc bóp cho gà mau lành những vết bầm tím ( lưu ý không nên lau rượu vào nhũng chỗ bị sát da.( vết thương hở ) vì như vậy gà sẽ xót và khó chịu.
Tùy vào tình trạng gà khỏe hay yếu bạn cũng nên cho uống thêm một viên tiêu viêm, kén và một viên b1.
Thuốc tiêu viêm chắc mình không cần nói bạn cũng biết tác dụng của nó, nó làm cho gà có đề kháng chống viêm, xưng khớp, thuốc B1 giúp gà có đề kháng khỏe mạnh dẻo giai ( đây là thuốc tăng cường lực bạn không nên cho uống nhiều quá chỉ 2 viên thôi nhé vì cho uống nhiều sẽ có tác dụng phụ bạn nhé.
Sau đó bạn nên cho gà nghỉ ngơi và sưởi bằng điện cho gà nhé ( nhớ không cho gà vào chỗ nhiều gió, đặc biệt mùa đông nên sưởi mùa hè thì phơi gà nhớ đùng quên một máng nước nhé.
Ngày 1 coi như thành công và ngày 2 bạn nên xem lại các triệu chứng về bộ dạng hình thái của chiến kê xem chỗ nào không ổn để có biện pháp xử lý hiệu quả. ngày 2 thì bạn chỉ lau nước ấm và thoa rượu thuốc bóp thôi và lau khô, rồi cũng làm nóng cho gà sau đó cho gà ăn thêm thóc nhé nếu gà chưa ăn được bạn cũng nên cho ăn cơm nóng thêm một ngày nữa.
Bạn đùng lo, đừng vội vàng vì có thể gà bạn bị âm đòn nên chưa ăn mạnh thôi.
Nếu bạn làm đúng như bước trên bạn có thể yên tâm ngày 3 bạn có thể vào nước om cho gà, lau cho gà bằng nước om nhé nhưng nước này không nên cho nhiều nghệ quá chỉ cho một miếng nhỏ khoảng chừng 3, 4 cm thôi nhé.
Nước gồm có : nghệ 1 củ, ngải cứu cho nhiều một chút, chè khô 1 lượng nhỏ, vỏ cam, vỏ quít 1 quả, một thìa cà phê muối ăn một chén rượu trắng, và nước đun sôi rồi lau, chờm cho gà là tốt bạn nhé.
Cứ như vậy khi gà bong hết vết thương bạn tăng nghệ lên nhé.
Như vậy sau 1 tuần gà của bạn dù yếu chết cũng hồi phục và căng hơn. rồi tiếp tục cho gà chạy lồng và huấn luyện bạn nên làm nóng và xoa cho gà thường xuyên nhé như vậy gà sẽ thuần người .
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Tuyển Chọn Và Nuôi Dưỡng Gà Chọi
Cách thức nuôi gà nòi đòi hỏi nhiều công phu.Cách săn sóc và tuyển lựa gà nòi là một đề tài sâu rộng mà bài viết này không thể đề cập hết được. Tài liệu này chỉ trình bày những điểm căn bản để cho quý độc giả có một hiểu biết khái quát về gà nòi và những phương pháp ứng dụng sẽ được đề cập đến trong những phần sau.
Gây Giống. Những con gà mái gốc vừa bền vừa dữ cộng với một số đặc tính trổi vượt khác. Gà mái gốc được chọn trong khỏang từ 1 đến 6 năm tuổi. Gà trống để đổ dòng là những con đã có thành tích vẻ vang ngoài trường gà, ít nhất là đã ăn từ 2 độ trở lên. Tuổi từ 1 năm rưỡi đến 5 năm và thuộc dòng gà khác. Thời gian để thả gà phối giống là từ cuối tháng Mười Hai trở đi cho đến đầu tháng Giêng. Các phần dinh dưỡng cao được thêm vào khẩu phần của cặp gà giống gồm có rau, trái, thóc lúa, các hợp chất vôi và tôm tép hay cá. Các dinh dưỡng này thường được vỗ cho gà khỏang 1 tháng trước khi cho chúng phối giống. Gà sẽ bắt đầu ấp và nở vào đầu mùa Xuân.Vòng lọai đầu : Cách thức lọai gà trong vòng này tùy thuộc vào mỗi kinh nghiệm riêng của các sư kê. Tuy nhiên dựa theo “Kê Kinh”, một số các sư kê đã lọai bỏ gà con vào lúc 2 tháng tuổi nếu những con gà con này có vảy xấu. Có khỏang chừng 13 vảy xấu để các sư kê dựa vào đó để “xem gà xét vảy” để lọai bỏ.
Vòng lọai hai : Khi được 7 tháng tuổi, các con gà tơ sẽ phải vượt qua vòng hai. Những con bị vẹo lườn, vẹo cổ, và hở xương ghim (xương chậu bên dưới gần hậu môn) sẽ bị lọai bỏ.
Chuẩn Bị
Hớt Lông
Như đã trình bày; có nhiều lọai gà đòn khác nhau do đặc tính di truyền riêng của mỗi dòng. Có lọai gà nòi ít lông và trần trụi hơn lọai khác. Để chuẩn bị gà trước khi mang ra trường thì các tay chơi gà thường hớt lông đầu, lông tơ và lông dưới cánh. Thông thường thì gà nòi không cần phải hớt lông nhiều vì các phần như cổ, đầu và đùi thường trần trụi sẵn. Lông đầu và cổ của gà nòi dòn dễ gẫy nên sau nột vài lần xổ (vần) là gà thường trụi lông nơi đầu và cổ.
Đối với những loại gà có nhiều lông và cần tỉa thì các bạn có thể tỉa như sau:
Đầu – Lông đầu thường được tỉa và hớt sát để các sư kê dễ bề mổ xẻ hút máu bầm và khâu vá. Ngoài ra, sự tỉa hớt cũng giúp cho gà không bị gà đối phương núm lông để đá.
Cổ và đùi – Lông ở cổ và đùi gà nòi thường được hớt để vô nghệ và thuốc cho da gà dầy dạn chịu được những cú đá hay cào (bằng móng) của gà đối phương vào những phần dễ bị trúng đòn như cổ, đầu, đùi và ngực. Gà còn đựơc tắm nghệ để teo mỡ.
Lông tơ – lọai lông này mọc dưới cánh bên trong nách gà và hai phía bên hông cũng như dưới bụng gà. Khi ra trận gà được hớt lông tơ mềm để sư kê hay nài nước dễ dàng trong lúc làm nước, lau rửa làm gà mát gà vì thời tiết vào những tháng gần Tết bắt đầu nóng, hơn nữa sẽ không làm gà thấm nước vào lông khó bay nhảy trong lúc thi đấu.
Lông ngực – Phần lông ở ngực thường được giữ nguyên không hớt.
Các Phương Pháp Tập LuyệnĐi hơi: Phương pháp này còn được gọi dưới nhiều tên khác như vần hơi, xoay hơi, xổ hơi, quần hơi v.v,… gà tơ vào khoảng 7 hay 8 tháng tuổi trở lên là bắt đầu vào việc tập luyện. Gà được bịt mỏ và cựa (nếu có) và chỉ có thể dùng cổ để xoay trở đối phương vì không dùng mỏ để cắn, ghịt gà khác để ra đòn. Phương pháp này giúp gà quen dần với sức chịu đựng, bền sức và giúp chủ kê khám phá ra tính nết và nước đá của gà nhà nếu nó thiện nghệ một mé hay hai mé khi xoay trở.
Chạy Lồng:
Một con gà mồi sẽ được nhốt trong một cái bội tre, phía bên ngoài chụp thêm một cái bội tre lớn hơn để gà không thể mổ hay cắn lẫn nhau. Con gà bên ngoài sẽ chạy quanh bội gà vì tức khí và muốn tìm cách chui vào bên trong gặp đối thủ. Phương pháp này có thể tập luyện cả giờ và giúp cho gà phát triển bắp thịt nơi đùi và chân.
Vô Nghệ: Tất cả gà chuẩn bị ra trường đều được vào nghệ có pha lẫn với các vị thuốc để giúp cho phần da lộ ra không những mau đỏ da thắm thịt mà còn giúp cho lớp da được chai sạn lại để chịu đòn.
Dầm cán: Chân gà được ngâm vào một dung dịch thuốc pha với nước tiểu hay muối để giúp cho chân gà săn chắc lại. Có thể ngâm chân gà ngày hai lần sáng và tối mỗi lần 30 phút. Phương pháp này giúp cho các ngón chân và quản gà rắn chắc khi ra đòn đá đau và chắc hơn
Quần Sương: Các sư kê tin rằng sương buổi mai tinh khiết giúp cho gà khỏe mạnh trong lúc tập luyện. Mỗi sáng khi gà cất tiếng gáy đầu tiên là gà được thả ra sân sớm trong lúc trời còn đang tờ mờ để vươn vai, đập cánh gáy đi lại trong sân khi sương chưa tan.
Om: Gà được tắm rửa và xông hơi hằng ngày bằng khăn ấm với một nồi nước nấu bằng các vị thuốc Nam như trà xanh, gừng, ngải cứu, v.v,… để gíup gà khỏe mạnh.
Xổ: Gà được cáp với gà cùng chặng, cùng tuổi để “đá thử sức” và tập cho quen dần với cách giao nạp, nhập trận thế và cách làm nước của sư kê. Mỗi lần xổ gà thường là một đến hai hiệp.
Gà nòi có bộ xương rất lớn do đó muốn gà phát triển đúng mức cần phải có thời gian và đủ kiên nhẫn để gà lớn lên một cách bình thường. Trung bình vào một năm tuổi (12 tháng) là lúc gà đã cứng cáp và bắt đầu vào chương trình tập luyện chuẩn bị cho việc ra trường. Sau 6 tháng áp dụng những phương pháp huấn luyện trên, khi được 1 năm rưỡi (18 tháng) là gà đã rắn chắc như một thỏi sắt toi luyện và có nội lực và ngọai hình sung mãn sẵn sàng ra trường đụng gà khác. Các sư kê dầy dạn kinh nghiệm thường nuôi và tập luyện gà đúng độ mới mang ra thi đấu, trong khi các tay chơi gà trẻ tuổi không có nhiều kinh ghiệm và háo thắng hay ép gà đá non chưa đủ lực thường chịu thảm bại dưới tay các bậc đàn anh trong nghề.
Cáp ĐộCách cáp độ gà ở Việt Nam rất khác nhau tùy theo từng địa phương. Tài liệu này không có đủ dữ kiện để phân tích chi tiết về sự khác biệt giữa các trường gà đang sinh hoạt đều đặn tại các miền Bắc, Trung và Nam. Những chi tiết trình bày trong tập tài liệu này được thu thập tại một số trường gà tiêu biểu và có thể không hoàn toàn đúng cho từng miền hay những trường gà cùng một địa phương.
Tại miền Nam Việt Nam, trước năm 1975, (Năm 1975 đánh dấu một giai đoạn lịch sử Việt Nam khi chính quyền miền Nam mất quyền kiểm soát miền Nam về chính quyền miền Bắc. Cuộc chính biến này đã thay đổi nhiều trên đất nước và thú chơi đá gà cũng không thoát khỏi những thay đổi về cách thức và luật lệ sau năm 1975.) các tay chơi đá gà thường không dùng cân để cân trọng lượng của gà. Tuy nhiên, cũng có sới dùng cân, tỷ như sới gà của cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ thì có dùng cân khi qua cổng.
Thường thì các tay chơi gà định lượng con gà đối phương bằng cách dùng mắt quan sát để cáp độ. Những tay cáp độ gà sẽ mang gà ngồi vào bồ (vòng) có nơi đào lỗ sâu xuống đất để làm đấu trường, để so kè chiều cao và bề ngang của lưng gà để bắt chặng. Mỗi trường đá gà có những luật lệ riêng do chủ trường gà đặt ra. Có nơi cho phép chủ kê được đụng chạm, rờ tay trên con gà đối phương. Có nơi cấm không cho vì lý do an toàn cho gà của khách mang đến.
Trong những nơi cho phép chủ kê được phép lấy tay để đo lưng con gà đối phương để đoán chừng “mấy phân xương” lưng, còn được gọi là “cái ngang” tức là chiều ngang của lưng gà. Những nơi không cho phép đụng chạm gà đối phương thì chủ kê phải dùng mắt để phỏng đoán chiểu ngang cũng như cân nặng của con gà kia. Trong trường hợp này chủ kê có quyền yêu cầu chủ kê phía bên kia kéo cánh xuống để quan sát kích thước lưng của con gà đối phương. Chiều cao của hai con gà được xem xét rất kỹ, thường thì hai con gà được chủ kê đâu lưng lại để so kè chiều cao và chiều ngang của lưng gà.
Chủ trường sẽ đóng góp ý kiến thêm về cáp chặng để cho có độ gà đá. Gà có chiều cao hơn thường có lợi thế khi ra đòn, do đó các tay chơi gà có câu “một phân vai bằng hai phân xương”; có nghĩa nếu con gà có 2 phân (2cm) lớn chiều ngang hơn vẫn không bằng con gà tuy kém 2 phân ngang nhưng hơn 1 phân về chiều cao. Tuy nhiên trong vấn đề cáp độ, hai đơn vị đo lường về chiều cao và chiều ngang như thế bù qua xớt lại thì vẫn được coi là đồng chạng gà và có thể cáp độ được.
Một phương pháp khác được gọi là “vô tay”. Vô tay là thủ thuật dùng tay để nâng dưới lườn con gà đối phương lên để ướm chừng sức nặng. Các sư kê có kinh nghiệm có thể đoán chính xác trọng lượng con gà trên tay bằng cách này. Khi vô tay, sư kê cũng có thể đoán biết được thêm về gân cốt và quá trình toi luyện của gà cũng như sức chịu đựng của nó. Thí dụ như một con gà có lườn dài và sâu hình chữ V ( như lườn tàu đi biển) là loại gà có sức chịu đựng đứng trường bền bỉ. Nhưng phép vô tay không phải trường gà nào cũng cho phép. Sự cẩn trọng này rất cần thiết để đề phòng những kẻ ma giáo áp dụng xảo thuật điểm huyệt hãm hại gà đối phương trong lúc vô tay. Thường thì phép vô tay chỉ được áp dụng ở những trường gà mà mọi người đều là bạn bè thân quen. Trong những trận gà ăn thua lớn phương pháp “vô tay” không được áp dụng.
Luật Trường GàMiền Bắc Luật trường gà khác nhau tùy địa phương. Kế bên là bản nội quy trường gà của sới Yên Sở, miền Bắc Việt Nam.
Ở sới Yên Sở, mỗi hiệp đấu được ấn định là 15 phút. Nghỉ và làm nước là 5 phút. Không có giới hạn mỗi độ gà là bao nhiêu hiệp. Số hiệp của độ gà có thể được thỏa thuận giữa hai chủ kê. Các chi tiết như khớp mỏ, chắp lông, may mắt v.v. có thể khác biệt giữa các trường gà.
Miền Trung Ở tại tỉnh Bình Định, mỗi một hiệp (ôm) được ấn định là 20 phút. Gà ra hiệp làm nước cho nghỉ 5 phút. Gà nòi ra trường cáp độ được phân loại theo sức nặng như sau : – Hạng nặng – trên 3.5 ký – Hạng trung – từ 3 đến 3.5 ký – Hạng nhẹ – dưới 3 ký Các trận đá gà thường được tổ chức vào dịp trước Tết và tiếp tục cho đến tháng Tư.
Miền Nam Tại Sài Gòn, mỗi hiệp là 15 phút, làm nước nghỉ cũng 5 phút như các nơi khác. Các tay chơi gà thường dùng chữ “chặng” (đọc trại thành chạng) để phân loại gà thành 3 cỡ như sau : – Chặng Nhất: trên 4 ký. – Chặng Nhì: từ 3 đến 4 ký – Chặng Ba: dưới 3 ký.
Trong khi phép phân chặng và cáp độ của gà đòn rất cầu kỳ và tốn thì gìơ thì phép cáp độ của gà cựa đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều. Các tay chơi gà cựa thường dùng cân để cân trọng lượng của cả 2 con, vừa nhanh vừa giản tiện. Thường thì gà được cân tại nhà và cả hai bên đều đồng ý cáp gà qua điện thoại hay bằng miệng tại quán cà-phê hay các quán ăn rất nhanh chóng trước khi mang gà đến điểm hẹn để xem lại lần chót trước khi vào độ.
Nếu cả hai bên đồng ý họ sẽ mang gà đến một điểm hẹn khác được dùng làm trường gà. Trận chiến kết thúc nhanh chóng cho các trận gà dùng cựa sắt để tránh sự theo dõi và bắt bớ của lực lượng công an, cảnh sát. Trước đây những trận gà cựa đá bằng cựa thật thường được cáp tại trường gần giống như lối cáp của gà đòn nhưng sau này không thông dụng do lệnh cấm của nhà nước nên hiện nay các trận gà cựa được tổ chức tại các trường di động.
Đấu trường là nơi gà tranh tài trong những trận đá được gọi là “sới gà” (tiếng miền Bắc) hay “trường gà” (tiếng miền Nam). Các đấu trường ở miền Bắc và Trung đặc biệt dành riêng cho gà đòn. Thú vui đá gà ở Việt Nam mặc dầu vi phạm luật pháp và không được chấp nhận nhưng nhà nước cũng dễ dãi cho thể loại đá đòn.
Trước năm 1975, hầu hết các trường gà tại miền Nam đều giành riêng cho gà đòn hay gà cựa. Có rất nhiều trường gà nổi tiếng quanh vùng Saigòn, Biên Hòa, Hóc Môn,…v.v. Các đại gia giầu có ở miền Nam thường thích đá gà cựa hơn vì có kết quả ăn thua nhanh chóng. Vào giai đoạn này gà cựa thường ra trận với cặp cựa thiệt của nó. Rất nhiều câu chuyện trong các sách truyện kể lại những trận gà cựa nổi tiếng trong những vùng như Cao Lãnh, Bến Tre và Bạc Liêu.
Những Lẽ Âm Dương Khi Nuôi Gà Chọi Cần Biết
PHẦN 1 ***********
LẼ ÂM DƯƠNG TRONG NGHỆ THUẬT ĐÁ GÀ
Trước phân văn võ làm đầu, Kim, mộc, thủy, hoả, thổ hầu phân minh. Ngũ thể là ứng ngũ hành Tương sanh, tương khắc cho đành can chi.
Kinh kê : Tả quân Lê văn Duyệt
Ngay trong phần đầu của Kinh kê Đức Tả Quân có viết về ngũ hành trong thuật đá gà như trên , đây là các lời khuyên đầu tiên cho các người muốn bước vào nghệ thuật Đá gà . Trong nền văn hóa cổ của Trung Hoa va Việt Nam thì thuyết Âm Dương va Ngũ hành sinh khắc là có các vai trò quyết định trong hầu hết các sinh hoạt của cá nhân cũng như xã hội : Vua lên ngôi cũng dùng Âm Dương va Ngũ hành để chọn ngày tháng tốt và gờ hoàng đạo , chọn vợ gả chồng cũng phải so đôi tuổi cho có xứng hợp theo ngũ hành , xây cất nhà cửa , khai trương cửa hàng , chọn hướng xuất hành ngày đầu năm , thâm chí có người sơn nhà cửa cũng chọn màu cho hợp với hành của mình , giường ngủ cũng phải kê đung hướng cho có lợi.Trong khoa bói toán Tử Vi va ngay cả nền y học cổ truyền được xây dựng trên thuyết âm dương va ngũ hành . Tả quân Lê văn Duyệt là người văn võ toàn tài nên ông đã phân giải về ngũ hành cặn kẽ trong nhiều đoạn khác nhau rải rác trong Kinh Kê . Hội Gà nòi Việt Nam cũng đã có phần đề cập đến , hơn nữa rải rác trên diễn đàn các hội viên đã nhiều lần đưa ý kiến và cùng nhau thảo luận…..Thuyết ngũ hành được nói đến nhiều trong khi ấy ta không tìm thấy phần nói đến thuyết Âm Dương kể cả trong Kinh kê mặc dầu thuyết Âm dương lại là thuyết căn bản đầu tiên thường được xét đến và thuyết Ngũ Hành là phần bổ túc cho thuyết Âm Dương và sự ứng dụng của hai thuyết ấy không thể tách rời để chỉ dùng 1 trong 2 . Câu hỏi được đặt ra ở đây là : vì sao có sự kiện ấy , phải chăng có sự quên lãng hay thuyết âm dương thật sự không cần thiết trong nghệ thuật đá gà hay còn một lý do nào khác chăng ? Để đi tìm giải đáp cho câu hỏi này tôi thiết nghĩ chúng ta cần nói qua vài điều căn bản về thuyết Âm Dương sẽ được tôi trình bầy trong bài số 2 . PHẦN 2
THUYẾT ÂM DƯƠNG
Có thể nói mọi vận chuyển trong vũ trụ đều bị chi phối bởi “ nguyên lý tương đối “ hay nói một cách khác “ nguyên lý lưỡng cực sinh kháng “ như được trình bầy dưới đây : • ý niệm về lạnh chỉ có khi có ý niệm về nóng và ngược lại . Lạnh chỉ có thể cảm thấy được là so nó với nóng nếu không có nóng thì sẽ không biết được thế nào là lạnh ! • tương tự như thế là các lưỡng cực khác như : • • NHANH so với CHẬM • ĐÓI so với NO • CỨNG so với MỀM • TĨNH so với ĐỘNG • XẤU so với ĐẸP • Các cực đối nghịch nhau ( kháng ) trong các thí dụ trên lại cần có nhau để tồn tại ( sinh ) vì thế mới được gọi là lưỡng cực sinh kháng . Người Trung Hoa từ ngàn xưa đã khai triển nguyên lý lưỡng cực sinh kháng thành một hệ thống triết lý YIN – YANG giải thích sự tạo thành của vũ trụ , giải thích mọi đông lực và biến chuyển trong vũ trụ . Nói một cách đơn giản ta có thể tóm lược thuyết ÂM DƯƠNG này qua các nhận định sau :
• Âm và Dương là hai cực luôn luôn đối kháng không và từ đó làm vũ trụ phát triển không ngưng. • Âm và Dương tồn tại song song không bao giờ chỉ có âm mà không có dương và ngược lại . • Trong Dương có Âm và trong Âm có Dương . Khi Dương cực thịnh thì Am cực suy và khi Âm cực thịnh thì Dương cực suy . Âm Dương quân bình là tình trạng tốt đẹp mọi việc suông sẻ , hài hòa ….Khi sự quân bình Âm Dương bị mất đi thì sẽ có sự vận chuyển tranh chấp giừa Âm và Dương để sự quân bình được tái lập .
Bên cạnh các điều căn bản trên , thì vật chất và các biến chuyển trong vũ trụ lại được phân loại theo Âm và Dương mà bảng dưới đây là một ví dụ
THUỘC VỂ ÂM **** THUỘC VỀ DƯƠNG
Ban đêm ************ Ban ngày Mặt trăng ************ Mặt trời Nữ giới ************** Nam giới Yên tĩnh ************* Hoạt náo Mãn tính ************* Cấp tính Trống trải ************ Tràn đầy Lạnh **************** Nóng Gấp lại , thu lại ******* Trải ra , bung ra Hướng lên *********** Hướng xuống Mềm **************** Cứng Uyển chuyển ********* Cứng nhắc Bên trong *********** Bên ngoài Bên phải ************ Bên trái Ướt **************** Khô Phòng thủ *********** Tấn công Chậm*************** Nhanh Nước **************** Lửa Mặt trắng ************ Mặt đỏ
Đọc đến đây chắc có bạn sẽ tự hỏi : có sự liên hệ nào giữa thuyết Âm Dương với quyển Kinh Kê và nghệ thuật đá gà chăng ? xin các bạn đọc tiếp trong phần 3 của loạt bài này . PHẦN 3
VIỆC DÙNG CÁC CHỮ VĂN VÕ VÀ THUYẾT ÂM DƯƠNG TRONG QUYỂN KINH KÊ.
Nếu chúng ta xem lại bảng phân loại theo Âm Dương của các vật chất , đặc tính và hiện tượng liệt kê trên bảng ở phần 2 chúng ta sẽ nhận thấy :
Âm tiêu biểu cho cái gì nhẹ nhàng , uyển chuyển , trầm tĩnh , dẻo dang , phong nhã , thâm trầm , sâu sắc , kín đáo , bảo thủ ….
Dương tiêu biểu cho cái gì mạnh bạo , cứng nhắc , thần tốc ,oai phong , phô trương , áp đảo . chinh phục
Tóm lại ở cực Âm ta tìm thấy cá tính của Nữ giới và ở cực Dương ta tìm thấy cá tính của Nam giới . Nếu tiến xa hơn nữa đi ra khỏi vấn đề giới tính ta có thể tìm thấy ở Âm hình ảnh và cá tính của một Văn quan và ở Dương hình ảnh và cá tính của một Võ quan .
Tả Quân Lê văn Duyệt tài kiêm văn võ dĩ nhiên ông không bỏ qua phần phân giải Âm Dương trước khi luân về Ngũ Hành sinh khắc , thật thế bắt đầu Kinh kê ông đã viết :
Trước phân văn võ làm đầu Kim mộc thủy hỏa thổ hầu phân minh
Như vậy chúng ta có thể giải thích thế nào về việc trong câu thơ đầu trên và trong tất cả quyển kinh kê Tả quân đã dùng :
Chữ Văn thay cho Chữ Âm của thuyết Âm Dương Chữ Võ thay cho Chữ Dương của thuyết Âm Dương
Theo thiển ý của tôi có thể do 2 lý do :
1 * Gà trống tự bản chất đã là Dương , vì thế theo luật âm dương ta sẽ có một con gà trống = dương Dương và một con gà trống = dương Âm , con gà “dương âm” này có thể gây phiền toái cho người đọc . 2 * Việc xử dụng ý niệm về Văn ( quan ) và VÕ ( quan ) sẽ cho người đọc nhiều ấn tượng rõ ràng hơn về hình dạng tướng mạo , tác phong và cả lối chiến đấu của con gà Văn ( âm ) cũng như con gà VÕ ( dương ) . Các điều này sẽ được trình bầy trong các phần sau của bài viết .
PHẦN 4
LẼ ÂM DƯƠNG TRONG VÕ THUẬT
Đọc trong các sách của các võ phái hay các bài viết về võ thuật chúng ta thường thấy các từ ngữ “ Âm nhu “ và “ Dương cương “ hoặc Nhu thắng Cương , Nhược thắng Cường …. từ ngàn xưa như vậy Âm và Dương cũng đã được nói nhiều trong võ thuật.. Nếu có dịp được xem các sư chùa Thiếu Lâm thảo bài La Hán Quyền , một trong các bài quyền nhập môn của môn phái Thiếu Lâm , chúng ta có thể thấy các thế võ rất giản dị chân phương không hàm chứa các biến thế phức tạp , kỳ bí , hiểm hóc ; nhưng mỗi thế đõ hay đánh ra có uy lực rất mạnh mẽ như chém đinh chặt sắt , ai bị trúng đòn có thể bị gẫy xương đổ máu như chơi . Bài quyền “ Dương cương “ này chứa đựng tính chất chân thật hợp với đạo lý của người tu hành thật thích hợp cho các nhà sư vốn đã thuần dương , uy lực của nó dựa trên sự tận dụng tối đa năng lượng được sử dụng trong mỗi thế đánh ở đó mọi động tác thừa được loại bỏ va kết quả là các đường quyền tuy không hoa mỹ nhưng các thế công và thủ nhanh và rất mạnh nhắm thẳng vào mục tiêu..
Hiện nay trên công viên ở trong nước hay bên Trung Hoa , sáng sáng thường có nhiều người cùng nhau tập luyện các động tác rất chậm rãi , nhẹ nhàng và mềm mại ,tưởng và không vận dụng một chút công sức nào ! thoạt nhìn ta có thể nghĩ rằng họ tập múa , thật ra họ đang tập luyện một bài quyền rất nổi tiếng bài “ Thái Cực Quyền “ . Giá trị của bài quyền này đã được ca tụng từ lâu , uy lực của nó dựa trên sự tiếp sức mạnh trong đòn đánh của địch thủ dùng các đường quyền của mình chuyển vận và làm cho nó mạnh lên thật nhiều rồi đánh trả ngược lại địch thủ tóm lại địch thủ đánh ra càng mạnh thì họ nhận lại đòn phản kích càng nặng hơn
Tôi đã đưa ra hai bài quyền như các thí dụ về Dương Cương va Âm nhu trong kho tàng võ học cổ xưa , còn võ học hiện đại thì sao xin được tóm lược một vài môn võ nổi tiếng xuất phát từ một vài quốc gia :
Từ Nhật bản được biết đến nhiều nhất là các môn phái
• Không thủ đạo = Karate do : Để phát triển tối đa hiệu năng các thế công , thủ , tiến thoái được gạn lọc loại bỏ tất cả các động tác du thừa nhằm đạt được thời gian ra đòn nhanh nhất và súc mạnh lớn nhất . Trong nhiều cuộc biểu diễn các võ sỹ môn phái này với sống của bàn tay họ có thể chặt gẫy các cổ chai bia . Trong các cuộc thi lên đai các thí sinh phải dùng tay , chân hay đầu để phá võ gỗ , gạch , ngói … có thể xếp nói môn phái này thuần Dương cương .chủ về dùng sức mạnh và tấn tương hợp với chữ võ trong Kinh kê .
• Aikido môn phái này thuần về phòng thủ chuyên dùng các thế chụp bắt tay địch thủ để vặn các khớp xương và quật địch thư xuống đất và sau đó khóa hay bẻ các khớp xương . Xem các thế phản công của Aikido thật nhẹ nhàng nhiều khi như múa nhưng đòn thế rất kiến hiệu , chỉ cần bị lãnh một đòn là địch thủ có thể bị bẻ sái hay gẫy các khớp xương và bị loai khỏi vòng chiến . Có thể coi Aikido tiêu biểu cho thuần Âm nhu tương hợp với VĂN của kinh kê
* Nhu Đạo :Chuyên nắm áo hoăc tay của đối thủ rồi dùng phương pháp đòn bẩy để vật . địch thủ xuống đất rồi dùng các thế khóa để kạ địch thủ .
• Jiu Jitsu : chuyên về vật địch thủ xuống đất như nhu đạo rồi dùng cách khóa cổ ,khóa tay hoặc bẻ các khớp xương tuy họ không dùng nhiều sức nhưng toàn tấn công cào chỗ yếu của địch thủ nân rất kiến hiệu.
Nhu đạo và Jiu Jitsu đều có thể xệp vào loại Âm nhu.
Từ Đại Hàn đến có các môn võ
* Taekwondo = Thái cực đạo .Môn võ này có các lối đánh tay hay các thế đá có nhiều điểm giống hao hao với Karate , điểm khác biệt rõ ràng nhất nằm trong kỹ thuật đá : do cách đá tử hông ra cú đá của Taikwando rất thần tốc và nặng đòn . Tóm lại dây cũng là một môn võ Dương cương • Hapkido : Môn võ này vô cùng độc hại tập hợp bới các thế võ để loại địch thủ ( đánh chết hay tàn phế ) trong chớp nhoáng , đòn không dựa thuần túy vào sức mạnh nhưng đánh toàn vào chỗ hiểm hay các tử huyệt …Có thể nói Hapkido thuộc vào nhóm Âm nhu . Vì Hapkido quá độc hại nên môn võ này không được truyền dậy rộng rãi .
Ngoài ra còn môn Quyền Anh và Muai Thai đều có thể được xếp vào nhóm Dương Cương .
Trong Kê kinh Tả quân có viết Văn thắng Võ , nếu sự hiểu biết của tôi vể sự tương đồng giữa VĂN=ÂM va VÕ = DƯƠNG thì ta có thể diễn dịch Văn thắng Võ thành Âm nhu thắng Dương Cương . Trên thực tế chúng ta có thể chứng minh được điều này không ? tôi xin kể câu chuyện về phái võ Brasilian Jiu Jitsu .
Carlos Gracie sinh năm 1901 thoạt đầu ông theo học Nhu đạo tai Nhật và rất nổi tiếng tại đó sau này ông chuyển sang Jiu Jitsu .Về nước ông sáng lập môn phái Jiu Jitsu với các kỹ thuật vật , bẻ tay bẻ chân , khóa siết cổ …đã được cải biến theo kinh nghiệm của mình , môn phái này mở trường đào tạo môn sinh và được gọi là Brasilian Jiu Jitsu . Để luôn luôn cải tiến va thử nghiệm sự hiệu quả của môn võ của mình Carlos Gracie phụ trách trông coi trường và cử 4 người em mình đi dự các cuộc tranh tài chính thức cũng như đến các trường dậy võ khác để khảo nghiệm võ học . Người chuyên trách về vấn đề này là người em út Helio Gracie sinh năm 1913 ông này cho đến khi ông qua đời chỉ chiến bại 2 lần 1 lần thua một người Nhật va lần kia ông thua 1 người học trò cũ năng hơn ông 30 Kg trong một trận đấu mà cho đến nay vẫn là trận đấu lâu nhất thế giới kéo dài trên 2 giờ đồng hồ , ngay sau khi ông thua con trai ông mới được 19 tuổi lên thách đấu kẻ đã hạ bố mình , người con chiến thắng và sau đó đã thu nhận địch thủ làm học trò . Tổ sư sáng lập môn phái Carlos Gracie là người nhỏ nhắn nhất trong năm anh em , trong võ nghiệp của ông ông chưa từng chiến bại kể cả với các người em to lớn và khỏe hơn ông nhiều ! Ở những năm đầu môn phái Brasilian Jiu Jitsu chỉ thử sức với các võ đường Judo va Jiu Jitsu khác nhưng sau khi đã chiếm được ưu thế tuyệt đối họ muồn thử thách các môn võ khác , trong các thập niên sau này họ đã khởi xướng các cuộc đấu võ tự do , tất cả mọi người , mọi phái võ đều có thể tham dự . Luật thi đấu chỉ cấm 3 điều : • Cấm móc mắt • Cấm tấn công vào hạ bộ • Cấm cắn Ngoài ra khi địch thủ đứng hoặc ngồi hay nằm mình đều được tấn công và bằng mọi cách : đánh cùi chỏ , lên gối .đá , đạp ,nắm tóc , đấm …vv… đều được cả , tóm lại đây là một cuộc chiến đấu có tính các toàn diện mọi phái võ đều có thể dùng các đòn thế của môn phái và vận dụng ưu điểm của võ phái mình để thủ thắng , và như thế người vô địch có thể nói là có tài năng không ai có thể chối cãi được .. Ngoài ra cuộc đấu không được chia ra các hạng theo thể chất : tầm vóc hay cân lượng, sự khác biệt về trọng lượng của hai võ sỹ tham dự có khi lên đến 70 , 80 Kg, cao thấp hơn nhau đến 2 đầu người là chuyên rất thường…. Cho đến nay qua các băng hay đĩa tôi đã xem tôi thấy có sự tham dự của các võ sỹ Quyền Anh , Karate , Jiu Jitsu , Taekwondo , Judo và một số các môn võ ít tên tuổi hơn …
. Kết quả của các cuộc tranh tài trên ra sao ? Trong suốt thập niên sau cùng này các anh em nhà Gracie của thế hệ trẻ hiện nay đếu lần lượt lãnh chức vô định khống chế các võ đài nhiều nơi trên thế giới , đáng chú ý là người anh lớn của họ đã đụng độ với võ sỹ của hầu hết các môn võ khác trên dưới 30 trận và cho đến nay vẫn chưa một lần chiến bại .
Câu hỏi được đặt ra là Môn Jiu Jitsu Ba Tây một môn võ thuộc loại ÂM NHU mà quả đấm cụa họ chắc chắn không bằng các võ sỹ Quyền anh hay karate , Cú đá của họ không bằng các võ sỹ Taikwondo , Karate hay Muai Thai , Vật nhau họ không bằng võ sỹ Sumo hay các môn Đô vật âu mỹ vậy bằng cách nào họ đã thắng được các võ sỹ của các môn võ trên để chiếm địa vị độc tôn ?
Câu trả lời rất giản dị :
Trái với các môn võ DUONG CƯƠNG đã lấy cương chống cương bằng cách đấm đá , giật cùi chỏ , lên đầu gối … :nhanh hơn , mạnh hơn , chính xác hơn và nhiều hơn để thủ thắng các võ sỹ Brasilian Jiu Jitsu dùng sở trường của mình đánh vào sở đoản của đối phương các võ sỹ Brasilian Jiu Jitsu khi lâm trận họ không đấm , đá …. Trái lại họ tìm cách bắt chân hoặc ôm vât đẩy đối thủ cùng nằm xuống đất , ở vị trí nằm này các đòn đá chân và đòn đánh tay rất khó thi triển va nếu có đánh được thì cũng nhẹ đi nhiều lắm không còn sức công phá làm địch thủ KO ngay như khi ra đòn lúc đứng . Các võ sỹ Dương cương như vậy phải chiến đấu bằng sở đoản của mình . Một khi đã cùng địch thủ chiến đấu ở thế nằm dưới đất các võ sỹ Brasilian Jiu Jitsu dùng sở trường của họ để : bẻ các khớp xương ở :tay , chân khiến địch thủ phải đầu hàng nếu không muốn gầy tay chân , hoăc họ dùng các thế khóa làm địch thủ nghạt thở và bị ngất sỉu chỉ sau vài giây …
Bài này tôi viết chỉ để phân giải Âm Dương trong võ thuật , tôi không có ý tâng bốc hoặc coi thường môn võ nào . Mỗi môn võ đều có cái hay và cái dở của nó , thuyết tương đối ở đây vẫn có giá trị vì nếu xét về song đấu Jiu Jitsu có thể rất kiến hiệu nhưng nếu một mình phải chống trả với nhiều đối thủ cùng một lúc thì Jiu Jitsu phải bó tay trong khi đó Aikido và các môn võ dương cương kia kiến hiệu hơn.Tóm lại điều tôi muốn nêu lên là : Nhu có thể thắng Cương Nhược có thể thắng Cường Âm nhu có thể thắng Dương Cương Và con gà Văn thắng con gà Võ theo như Kinh kê đã viết , nhưng thắng bằng cách nào ? chúng ta cùng thử đi tìm hiểu trong các bài sau . PHẦN 5
THỬ SUY NGHIỆM VỀ THẾ ĐÁ CỦA CON GÀ VÕ VÀ CON GÀ VĂN .
Quay lại bảng liệt kê và phân loại tính chất của Âm và Dương ở phần 3 và dựa trên đó hình dung ra cách đá của con gà Võ ( Dương cương ) và Văn ( âm nhu ) Tôi đi đến các nhận định sau :
• Bảng Dương với các yếu tố : – – Nhanh nhẹn và tấn công sẽ đưa đến việc gà Võ nhập trận sẽ ra đòn trước – Mạnh : # ( như trên ) # dùng lực ăn miếng trả miếng – Nóng và nhanh nhẹn … # ( như trên ) # bị trúng đòn là quyết trả đòn – ngay không chậm trễ – Cứng nhắc……………………# ( như trên ) # không thay đổi chiến thuật theo – từng tình huống hay theo từng – đối thủ lúc nào đá cũng như vậy. Hoạt náo……………… # ( như trên ) # ra trường đấu luôn luôn linh hoạt – túc mái vỗ cánh hoặc gáy giữa các – ôm – Hướng xuống …………..# ( như trên ) # đá dàn trên,tấn công từ trên xuống : – đầu , cổ là mục tiêu chính , ngoài – ra cũng đôi khi đá ngực. Con gà Võ – đánh chắc đòn , có nắm mới có – đánh
• Bảng Âm với các yếu tố :
– Chậm và phòng thủ sẽ đưa đến việc gà Văn nhập trận trong thời kỳ xạ , nạp thường – né đòn và xem xét đòn thế của địch , – địch đá 2,3 chân nó mới đá 1 chân. – Yếu …………………# ( như trên ) # không thuần túy dùng sức mạnh , – mà dùng các đòn hiểm độc – Lạnh và chậm……… # ( như trên ) # không bị lôi kéo vào nhịp độ ra đòn – của đối thủ bình tĩnh tìm cơ hội của – mình – Uyển chuyển……….. # ( như trên ) # thay đổi lối đá theo tình huống , – địch quá mạnh thì tránh né và phản – đòn khi địch bị yếu quay ra tấn – Công – Trầm tĩnh……………# ( như trên ) # dù có sung sức cũng vẫn trầm tĩnh – không loạn đả để bị ăn cựa ( sắt ) – chết oan . – Hướng lên………… # ( như trên ) # vì đá có chiều hướng hướng lên tất – nhiên con gà Văn đá dàn dưới vừa – để khóa thế công của địch , vừa tìm – đá các thế địch không phản kích nó – được . Gà Văn đá rất linh động nên – đòn thế cũng nhiều : đá vỉa, mã kỵ – đá quăng , kéo xe ,độn thổ . Nó tấn – công : lưng , cần cổ từ sau tới , gáy – và hầu từ bên hông và dĩ nhiên cũng – có lúc đánh cổ và mặt từ khi trực – diện .
Sự thắng thua trong một độ gà tùy thuộc rất nhiều yếu tố tôi xin được nói đến trong một bài khác nhưng ngay đây tôi muốn nói không phải con gà Văn nào cũng thắng con gà Võ . Một con gà Văn tầm thường sẽ bị một con gà Võ hay cho tử mạng xa trường sau vài ba ôm . Kinh kê nếu có nói con gà Văn thắng con gà Võ dĩ nhiên ta phải hiểu ngầm là với các điều kiện : Tầm vóc , trọng lượng và sung sức tương đương nhau …và khi ấy sự khác biệt còn lại giữa 2 con gà là phương cách chiến đấu hay nói một cách khác đi :” Con gà đá thế sẽ thắng con gà đá lực “ , điều này xét ra cũng hợp lý vì gà Võ nếu đá có mạnh gấp đôi gà Văn mà không đụng được vào gà Văn cái mạnh đó cũng vô ích ngược lại gà Văn đá dù có nhẹ nhưng cứ trúng đều đều thì kết quả ra sao chắc ai cũng thấy..
Trong Âm có Dương , trong Dương có Âm như vậy không có con gà 100% Văn hoặc 100% Võ ,Tùy theo phần Văn/ Võ hiện diện nhiều hay ít trong mỗi con gà mà các đặc tính khi chiến đấu đã được nêu lên ở trên của con gà có thay đổi vì thế việc đoán thế đá của con gà trở nên phức tạp lại chính vì cái phức tạp này làm đã mang lại niềm thích thú cho nhiều người . PHẦN 6
NHẬN DIỆN CON GÀ THUẦN VĂN , THUẦN VÕ VÀ GÀ PHA VĂN VÕ
Rải rác trong kinh kê có những đoạn phân loại 3 con gà : văn , võ và pha văn võ dựa trên các đặc tính về lông , mầu lông , mòng , chân , cựa …. và sau cùng là các câu thơ nhận diện tổng hợp về các con gà này . Để bạn đọc có một hình ảnh bao quát , toàn diện về chân dung của các con gà văn, võ và pha văn võ tôi làm bảng tổng hợp dưới đây , nếu có điều gì sai xót rất mong được sự bổ túc của các bạn đọc .
1/ THUẦN VĂN
• Mã kim nho nhỏ không to • lông thời cho ướt thật là thuần văn
* Bất câu xanh , xám , ó , vàng một mình năm sắc rõ ràng kinh văn
• Mồng dâu mồng lá văn gia • Mồng khế mồng trốc rõ ràng văn khoa
* Bất câu xanh, xám, trắng ngà đường đất cho nhỏ vẩy mà cho trong ngón dài thất nhỏ tốt hơn cựa kim đóng thấp thật chân văn toàn
* Còn như đại giáp bàng khai đường đất như chỉ thật là văn khoa
* Vai gà vừa phải là văn tướng
* Mô tả tổng quất con gà Văn
Bất cứ ô tía xám vàng Hãy xem cho kỹ lườn ngang lườn tầu Cổ cần một đoạn liền nhau Mỏ suôi đuôi phụng mồng dâu mình dầy Hai bên cách biệt hai vai Vẩy thời cho mỏng chân thời phân ba Đường đất như chỉ đóng xà Cựa kim đóng thấp thật là tài năng Cần tròn hay quạt hay quăng Đùi thời đùi ếch mắt thêm hỏa hồng Cần thời cho khuyết làn song Lườn sâu xương nặng sắc trông như thần Cho hay là thế VĂN THUẦN Địch cùng VÕ THỂ MƯỜI PHẦN NÊN CÔNG.
2/ THUẦN VÕ
* Phép lô văn võ kể ra Mầu khô mã lại thật là võ tinh
* Mồng sung mồng lỗ võ quan
* Khai vương đóng thấp khô khan chân gà như chết võ toàn chẳng sai
* Hai chân vẩy úp no mà Đường đất nó lớn ấy là võ tinh
*Cựa mà có tướng trung huyền sắc lông như đá võ toàn chẳng sai
* Cựa đao mà lớn đóng ngay coi thời cho biết nó là võ khoa
* Vai gà rộng là võ tướng
* Mô tả tổng quát con gà Võ
Con nào đầu lớn khô lông Hình dung vuông tượng chân thời phân ba Khít câu hồng rộng đã là Mồng trích mã thấp cựa thì lại vuông Mắt thời lớn cả ngoài khuôn Vẩy thời thô kệch hình dung VÕ TOÀN Đá thì đông địa kinh thiên SO CÙNG VĂN THẾ THỦ THÀNH ĐẶNG ĐÂU 3/ GÀ PHA VĂN VÕ
* Mồng trích mồng trập văn hòa võ quan CẶP CỰA NHẬT NGUYỆT luận theo thuyết ÂM DƯƠNG .
Cặp cựa của một chiến kê có 1 cái mầu trắng và 1 cái mầu đen thì gọi là cặp cựa NHẬT NGUYỆT . Chiến kê có cặp cựa này thường được ca tụng là gà hay nhưng hay thế nào va thế đá của nó ra sao thì không được đề cập đến , trong bài này tôi sẽ dùng thuyết Âm Dương để thử tìm lời giải đáp cho các câu hỏi trên .
Theo thuyết âm dương thì Nhật là ban ngày là mặt trời và mang tính cực Dương Nguyêt là ban đêm là mặt trăng và mang tính cực Âm
như vậy Nhật và Nguyệt nằm ở 2 cực của cặp “ lưỡng cực sinh kháng “ chúng đối “ kháng “ nhau về bản chất nhưng ở gần nhau chúng lại kết hợp với nhau “ sinh “ ra sự vật . Thật vậy khoa học cũng đã chứng minh cho ta điều này :
Minh chứng 1 :
• Nếu ta nối một bóng đèn với 2 cực dương của dòng điện ( cũng thường gọi là 2 giây nóng ) hoặc ta nối bóng đèn với 2 cực âm của một dòng điện ( cũng thường gọi là dây nguội ) thì bóng đèn sẽ không tỏa ra ánh sáng . • Nếu ta nối bóng đèn với 1 cực âm VÀ 1 cực dương của một dòng điện bóng đèn sẽ cháy sáng
Tóm lại âm + âm va dương + dương chẳng sinh ra cái gì hết Nhưng âm + dương = SINH ( trong trường hợp này là ánh sáng )
Minh chứng 2 :
• Gà trống + gà trống = 0 gà con • Gà mái + gà mái = 0 gà con • Gà trống + gà mái = một bầy gà con • Bầy gà con + bầy gà con = vô số gà con tăng theo cấp số nhân ! Tóm lại sự kết hợp của âm với dương sinh ra sự vật và cứ thế tiến triển không ngừng …..cho đến lúc nào đó thế quân bình bị phá vỡ ….
Tôi xin kể các bạn nghe một kết hợp “ sinh kháng “ lý thú của cặp Nhật với Nguyệt trong khoa bói Tử Vi .
Theo khoa Tử Vi các sao Nhật và Nguyệt chỉ nằm chung ở cung Sửu và cung Mùi : Đây là cách Nhật Nguyệt tịnh minh ( tịnh minh = ít sáng ) cách này không tốt nếu cung Mệnh hay cung Quan lộc đóng tại đó vì thế mới có câu phú tử vi :
Mấy người bất hiển công danh Bởi chưng nhật nguyệt đồng thanh Sửu Mùi
Vì sao không tốt và có liên quan gì đến thuyết Âm Dương , xin giải thích
1/Giải thích theo thiên văn : Cung Sửu là từ 1 đến 3 giờ đêm lúc ấy mặt trăng đã bắt đàu tàn và mặt trời thì còn chưa ló dạng, trong khi cung Mùi là từ 1 giờ đến 3 giờ trưa măt trời bắt đầu về chiều và măt trăng cũng chưa ló rạng vì thế Nhật và Nguyệt kết hợp ở 2 vị trí này không đem đến ánh sáng huy hoàng rực rỡ !
2/ Giải thích theo Âm Dương ngũ hành ta sẽ phân giải riêng biệt từng sao ở 2 cung sửu và Mùi theo Âm Dương va Ngũ hành :
Sao NHẬT = THÁI DƯƠNG là sao Dương và có hành Hỏa Sao NGUYỆT = THÁI ÂM là sao Âm và có hành Thủy Cung Sửu và cung Mùi đều là cung ÂM và có hành Thổ
Bây giờ ta xét sao Nguyệt theo Âm Dương va Ngũ Hành
* Xét về Âm Dương : Nguyệt là sao âm đóng ở cung Sửu và cung Mùi đều là cung Âm nên hợp cách • Xét về Ngũ hành : Nguyệt là sao Thủy đóng ở Sửu và Mùi đều có hành Thổ , vì thổ khắc Thủy vậy sao Nguyệt ở vào chỗ mình bị khắc nên phá cách không tốt .
Xét qua sao Nhật theo Âm Dương và Ngũ Hành
• Xét về Âm Dương : Nhật là sao Dương nay đóng tại cung Sửu và cung Mùi đều là cung Âm . Sao Dương đóng ở cung âm là nghịch lý không tốt . • Xét về Ngũ Hành : Nhật là sao Hỏa đóng ở cung Sửu và cung Mùi đều có hành Thổ . Vì Hỏa sinh Thổ vậy sao Nhật đóng ở chỗ nó phải sinh cho chỗ đó ( sinh xuất ) nên bị tiêu hao sinh lực sức mạnh yếu kém đi • không tốt
Tóm lại ở 2 vị trí của cung Sửu va cung Mùi các Sao Nhật và Nguyệt về cả 2 phương diện Âm Dương va Ngũ hành đều bị khắc phạm nên không tốt vì thế người có cung Mệnh hay Quan lộc đóng ở đây không lam nên công danh sự nghiệp lớn được . .TUY NHIÊN CÓ MỘT NGOẠI LỆ VÀ TA CÓ THỂ DÙNG TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ NÀY ĐỂ LÝ GIẢI CẶP CỰA NHẬT NGUYỆT CỦA MỘT CHIẾN KÊ ! NGOẠI LỆ ĐÓ LÀ :
Cũng là Nhật Nguyệt cùng đóng ở cung Sửu hay Mùi nếu được cung Tài Bạch ở đó thì có thể buôn bán làm thương mại thành công và giầu lớn!
Xin giải thích : như đã được nói ở trên :
Âm + Dương = sinh Gà trống ( dương ) + Gà mái ( âm ) = đàn gà con
Mua và Bán cũng là 2 cực trong cặp “ lưỡng cực đối kháng “ vậy ta có thể nói Mua ( âm ) + Bán ( dương ) = sinh ra nhiều tiền
Do đó Nguyệt ( âm ) + Nhật ( dương ) = simh ra nhiêù tiền
Cách này trong tử Vi thường gặp ở các nhà thương gia đại phú dùng tiền để đầu tư thương mại , tiền đẻ ra tiền càng ngày càng nhiều va càng nhiều đầu tư thì tiền vào càng nhanh !!!
Bây giờ ta trở lại câu chuyện con chiến kê với cặp cựa nhật nguyệt .
Theo thuyết Âm Dương :
Âm + Dương = sinh . Đem công thức này áp dụng vào cựa nhật nguyêt sẽ có
Cựa đen + Cựa trắng = sinh nhiều cựa
Con gà chỉ có 2 cựa vậy các cựa kia ở đâu ra ? Xin thưa đó là các cựa nó đá ra khi lâm chiến
Tóm lại con gà có cựa Nhật Nguyệt sẽ :
• Đá bằng cựa vào người địch thủ chứ không đá bằng quản vào địch thủ lối đá này rất thích hợp cho gà cựa • Đá theo thế liên hoàn • Càng về khuya càng đá nhiều và nhanh hầu như cặp chân không ngừng nghỉ. PHIẾM LUẬN : TẠI CON GÀ
Sau mỗi độ gà thường có kẻ vui , người buồn , thậm trí tức giận cũng có nhưng các xúc động nhất thời đó rồi cũng sẽ qua đi hậu quả lâu dài còn lại có chăng là với các chiến kê
Gà thắng trận thường được chủ chăm nom nuôi dưỡng lại để chờ ngày ra trường đả lôi đài diễu võ dương oai , nếu có vì các chiến thương làm nó không chiến đấu được như cũ nữa thì cũng được chủ gả cho vài em gà mái để lưu giữ dòng dõi chiến kê, có tệ lắm thì cũng được bán cho người khác để họ dùng cho việc cản mái . Tóm lại một cuộc đời tương đối dễ chịu chờ đợi nó Với con gà thua cuộc thì tương lai của nó có phần đen tối hơn . Nếu nó đã có nhiều chiến công trong quá khứ thì nó cũng sẽ được chủ dùng để cản mái sống cuộc đời nhà hạ ; nếu chủ còn thấy chút tài năng của nó thì nó được nuôi dưỡng lại chờ một cơ hội khác bằng không thì nó được bán đi với giá bèo hoặc một tương lai vô định sẽ chờ đợi nó …
Sự kiện chủ gà chịu thua ôm để cứu gà cũng thường xẩy ra , thật may mắn va đáng quí cho các con gà đá có được các ông chủ như thế .Nơi trường gà chúng ta cũng thường được nghe các lời phê bình như : con gà địch thủ tài ba quá hoăc con gà của tôi dở quá …Ở trường hợp đầu chủ gà dù bị thua còn có phần nào nhận tài năng của con gà của mình , trong trương hợp sau hầu như con gà thua trận phải chịu trách nhiệm cho độ gà thua ! Cho dù đúng con gà ấy là một con gà dở ! thì liệu nó phải chịu trách nhiệm cho “ độ gà thua “ của chủ nó hay không ?
Có nhiều yếu tố quyết định kết quả của một độ gà :
* Thể lực của con gà bao gồm cả sức mạnh và sự bền bỉ * Sự gan dạ của con gà : khả năng chịu đòn va không bỏ chạy khi bị yếu thế * Tài năng : gồm đòn thế lúc công cũng như thủ * Nghệ thuật cho nước giữa các ôm chăm sóc các thương tích và làm gà mau hồi sức * Tài năng của con gà địch thủ của nó
Chiến kê chỉ là một sinh vật được sinh ra với tài năng , sự tinh khôn và lòng gan dạ được trời ban sẵn hay nói một cách khoa học hơn các đặc tính này nó nằm trong các gen mà gà bố và gà mẹ đã truyền sang! Xét như vậy tất cả các yếu tố quyết định sự thắng hay bại đã được nêu ở trên con chiến kê không tự nó quyết định hay thay đổi được điều gì , ngoài các yếu tố di truyền ra thì tất cả những gì còn lại là tùy thuộc vào người chủ của nó , nó chỉ biết chiến đấu khi được đem ra trường kể cả khi nó không hoàn toàn sung sức chưa sẵn sàng để xuất trận hoăc trong trận đấu khi nó chưa kịp phục hồi sức lực do người làm nước thiếu tay nghề hay khi nó gặp địch thủ : già dặn kinh nghiêm, khỏe hơn , nặng hơn , cao hơn hay tài ba hơn nó nhiều !
Cao nhân tắc hữu cao nhân trị . người tài giỏi đến đâu rồi cũng có lúc có người hơn mình , ! những điều quan sát thấy trên lãnh vực thể thao có thể minh chứng cho sự kiện này : có những danh thủ quần vợt nhiều năm tháng liên tiếp đứng đầu của bảng sắp hạng toàn thế giới thế mà nhiều khi họ bị loại bởi các tay vợt không mấy tên tuổi đứng ở hang 200, 300 của bảng sắp hạng . Hiện tượng “ Kỵ dơ ( Jeu ) “ cũng thường thấy xẩy ra ở các ngành thể thao khác ! Cũng giống như vậy con gà thua độ chưa hẳn là con gà dở !
Con gà hay cách mấy rồi cũng có lúc phải thua con khác có lối đá khắc chế lối đá của nó , con gà dở rồi cũng sẽ có các con gà dở hơn để nó có thể thủ thắng , nghệ thuật là tìm được đúng con gà này để cáp sao cho gà mình thắng ! Kết quả của một độ gà có thể nói ± 70% đã được quyết định ngay từ khi độ được cáp và gà chưa được buông đuôi , phần còn lại tùy thuộc vào tài người cho nước và sự may mắn . Như vậy nguyên do thua một độ gà cho dù là của một con gà dở liệu có nằm ở nó hay không ?
Biết người biết ta trăm trận trăm thắng , cổ nhân đã nói thế . Biết con gà của mình sức lực và gan dạ thế nào , đòn thế ra sao điều này có thể đạt được qua những lần cho nó sổ với các con gà khác có tầm vóc và đòn thế khác nhau hoặc dựa trên các dị tướng, ẩn tướng mà nó có , trái lại với con gà của người khác mấy khi ta có cơ hội để biết được các điều ấy do đó chỉ còn lại cách quan sát con gà đối phương rồi phỏng đoán dựa trên kinh nghiệm của từng cá nhân hay phối hợp với kinh nghiệm của các người khác qua việc tướng mạo xem lông , vẩy …cách đi đứng ..vv….đã được ghi chép lại trong sách vở .
Đã đá gà thì chẳng ai muốn thua , nhưng nếu có thua thì cũng không nên quên rằng “ chính con gà nó không cáp cái độ ấy “
Kỹ Thuật Chọn Gà Chọi Và Nuôi Gà Chọi Sung Sức
Thứ nhất: Chọn giống gà chọi
Chọn giống là cực kỳ quan trọng, gà cũng giống như các loài động vật khác, tuy cùng loài nhưng sau lại có con chọi hay, có con lại chọi dỡ bởi vì phần lớn là do duy truyền. Bởi vậy các cụ ngày xưa khi có được một chú gà chọi hay thì để lại làm giống. Nếu bạn thật sự muốn tìm gà chọi tốt thì bạn phải nuôi chúng từ quả trứng. Có nghĩa là bạn phải tìm mua được một chú gà bố chọi thật hay sau đó mang về làm giống. Và việc chọn gà mái mẹ cũng rất quan trọng, cũng nên chọn gà mái cùng bầy với các chú gà trống chọi tốt. Sau khi được giống gà tốt thì bạn bắt đầu gây giống.
Trong một bầy thì cũng gà xấu và gà tốt bạn phải sàn lọc tiếp bằng cách nuôi riêng chúng sau đó cho chúng chọi với nhau và tuyển chọn những con chọi giỏi.
Cách gây giống gà cũng rất quan trọng nếu bạn không biết sẽ làm giống gà tốt thành xấu. Việc dùng gà mái và trống cùng bầy (cùng bố mẹ) cho chúng giao phối (đạp mái) thì đàn gà con sau này sẽ càng yếu, kém chất lượng do hiện tượng cận huyết. Vì vậy tuyệt đối không được dùng gà cùng bầy đàng (cùng bố mẹ)phối giống.
Thứ 2: Luyện tập cho gà chọi: “Nhất khỏe nhì tài”
Gà cũng giống như người có võ, nếu không luyện tập thì làm sao có sức để ra đòn. Vì vậy không nên nuôi gà trong lồng, trong bội quá lâu, việc này giống như nhốt tù chúng làm cho cơ bắp chúng sẽ không dẻo dai, khỏe mạnh, nên khi chọi với gà khác sẽ mau đuối sức và không nhanh nhẹn.
Vài ba ngày phải cho gà chọi một lần để tập luyện cho chúng sức bền cũng như làm quen với việc chọi gà làm cho chúng sung lên khi gặp “đối thủ” của mình. Giống như đội tuyển bóng đá vậy thôi nếu bạn không chơi giao hữu mà tối ngày chỉ biết tập và tập thì sẽ chơi không hay được.
Một vài bài tập được nhiều người chơi gà chọi áp dụng là đeo chì vào chân gà, chì được dát mỏng được bọc vải mềm sau đó quấn vào chân gà. Cái này cũng giống như các vận động viên mang bao cát vào bắp chân khi luyện tập.
Thứ 3: Dinh dưỡng cho gà chọi
Gà ăn uống đầy đủ giúp chúng khỏe mạnh và giúp chúng chọi tốt, lâu mệt. Thức ăn của gà ngoài thốc, lúaa thì bạn phải cho ăn thểm các loại ngũ cốc và một số loại côn trùng như ếch nhái, thằn lằn (thạch sùn), dế, giun đất …Nếu chúng ăn được các loại thức ăn này sẽ giúp gà chọi sung hơn và khỏe hơn.
Thông thường mọi người chỉ cho ăn lúa và uống nước vậy thì làm sao có sức mà chọi, giống như bắt chúng ta ăn cơm và uống nước thôi, nếu dinh dương như vậy chỉ đủ cho chúng ta ngồi một chỗ
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nuôi Dưỡng Gà Chọi Khi Thi Đấu Trở Về trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!