Bạn đang xem bài viết Cách Ngâm Ủ Và Bón Phân Bánh Dầu Cho Cây Mai được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bài viết sau Hoa Mai Bình Định xin chia sẽ đến các bạn nội dung về cách bón phân bánh dầu cho cây mai và cách ủ phân bánh dầu như thế nào cho hiệu quả cao nhất… theo phương pháp hữu cơ hay hóa học thì bón phân cân đối, đầy đủ, kịp thời đều có ý nghĩa quyết định đối với năng suất, chất lượng . Trong phương pháp canh tác hữu cơ, các loại phân ủ thông thường (phân chuồng, …) có tỷ lệ chất độn cao, hàm lượng dinh dưỡng thấp, hiệu quả tác động chậm. Nên chỉ phù hợp cho việc bón lót, khó đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây vào những thời kỳ quan trọng.
Phân bón bánh dầu mang lại hiệu quả cao cho bà contrồng mai tại làng mai An Nhơn, Bình Định
Do vậy, để đạt được hiệu quả trong quy trình chăm sóc mai , chúng ta cần phải có được những loại phân bón hữu cơ đậm đặc, có hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt độ đáp ứng nhanh để bón thúc cho cây trồng vào những thời kỳ quan trọng. Trong đó nổi trội nhất là phân bánh dầu , bón phân bánh dầu cho cây mai sẽ mang đến hiệu quả cho người trồng mai.
Bánh dầu là một loại phụ phẩm của ngành sản xuất dầu ăn. Sau khi ép lấy dầu thì phần bã còn lại được ép thành từng bánh gọi là bánh dầu. Tùy vào nguyên liệu ép dầu mà chúng ta có bánh dầu đậu phộng (lạc), bánh dầu đậu nành, bánh dầu điều…dùng làm phân bón rất tốt.
Trong bánh dầu phụng (phộng) có tới hơn 40% làm đạm hữu cơ. Đã từ lâu phân bánh dầu được sử dụng như một loại phân bón hữu cơ chậm tan hoặc được dùng để ngâm ủ thành phân hữu cơ đậm đặc rất tốt cho cây trồng. Bón phân bánh dầu làm cây phát triển xanh tốt, mượt lá, cho năng suất cao.
Lý do: Trong bánh dầu ngoài hàm lượng đạm hữu cơ (protein) rất cao từ 28-51% thì nó còn chứa nhiều muối khoáng, vitamin. Đặc biệt sau khi ngâm ủ protein khó tan được thủy phân thành amino a cid giúp cây trồng nhanh hấp thu một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu dùng trực tiếp hoặc ngâm nước tưới theo cách truyền thống thì lại có nhiều điểm bất lợi. Chẳng hạn, như tạo ra mùi hôi khó chịu, tạo điều kiện cho vi sinh vật bất lợi phát triển, gây bệnh cho cây trồng. Ngoài ra, nếu bón trực tiếp phân bánh dầu thường dẫn dụ kiến, ruồi tới. Nhiều khi có cả chuột tới ăn.
Trong phân bánh dầu đạm hữu cơ rất bền không bị bốc hơi, cũng ít bị trôi đi. tạo độ mùn tơi xốp cho đất. Kích thích vi sinh vật có lợi phát triển. Do đó bánh dầu dùng trong tháng nắng sẽ phát huy hiệu quả rất cao . Hiện nay bà con tại làng mai An nhơn Bình Định cũng đã biết cách sử dụng bánh dầu để bón cho cây mai, và hiệu quả mang lại rất tốt cho vườn mai.
Bánh dầu phân hủy có công dụng rất cao để cây mai tạo giàn lá bóng loáng xanh đậm , mập chồi và đặc biệt là nuôi cành mai không bị đâm tược . Nếu sử dụng b ánh dầu bẻ thành miếng rồi chôn vào đất tác dụng không cao, nó còn có thể làm chết rễ nào gần miếng bánh dầu đó. Gây ngộ độc hữu cơ.
Để dùng bánh dầu có hiệu quả, bánh dầu phải được ủ hoặc ngâm cả năm. Nhưng vẫn bốc mùi rất kinh khủng.
Hiện nay có hai phương pháp ủ bánh dầu phổ biến mà người trồng mai thường áp dụng đó là:
Ủ nóng là phương pháp ủ phân hữu cơ hiện đại. Các xác bã hữu cơ được chất thành đống và tưới ẩm và giữ chúng ở độ ẩm 45-50% ( khi nào nắm chặt tay thấy có một vài giọt nước chảy ra là đạt ).
Phân bánh dầu vì đặc trưng gây mùi và có lượng đạm lớn. Do vậy không nên ủ 100% bằng phân bánh dầu làm lãng phí một lượng đạm lớn khi chúng phân hủy.
Nên trộn chung với các nguyên liệu giàu carbon như rơm dạ, mùn cưa.
H iện nay có rất nhiều dạng chế phẩm sinh học , nhờ đó mà quá trình lên men phân hủy sẽ nhanh hơn. Nếu làm đúng cách sẽ không có mùi. Để tận dụng được những ưu điểm của phân bánh dầu, hạn chế được các nhược điểm vừa nêu, thì giải pháp ủ bánh dầu bằng men vi sinh là một lựa chọn hợp lý và kinh tế nhất.
Cách ủ phân hữu cơ đậm đặc từ bánh dầu bón mai bằng chế phẩm vi sinh:
– Các bạn cho 100ml acid phosphoricvà quậy đều , xong thêm vào thùng 30L nước lên 10 kg bánh dầu xay nhỏ vào và quậy tiếp cho mau hòa tan, đậy nắp mỗi ngày quậy 1 chút cho mau hòa tan.
Cứ 10 ngày ta quậy đều 1 lần. Đến ngày thứ 45 là hoàn tất, ta sẽ có được 25 L phân bánh dầu đậm đặc và quan trọng là “thơm” nữa.
1L nước + 100g Chế phẩm men vi sinh ( các bạn tìm mua trên thị trường) nước mắm + 20g rỉ đường (đường cát vàng, mật mía…) quậy và để 24 tiếng cho ra men thứ cấp.
+ Các bạn p ha 20-30 ml dung dịch trên vào 1 lít nước tưới vào gốc mai vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát đối với cây mai con, hoặc cây mai từ 1 – 2 năm tuổi.
+ Đối với cây mai lớn hơn 2 năm tuổi các bạn pha 30 – 40ml/ dung dịch ủ trên cho 1L nước tưới mai cũng vào lúc sáng sơm hoặc chiều mát.
Các bạn có thể ủ bánh dầu với nấm Trichoderma cho loại phân bón này ( cách ủ khô với nấm Trichoderma) thời gian khoảng 2-3 tháng tương tự như ủ xác bã thực vật có thể cho 1 mẻ phân hữu cơ rất giàu protein, rất đơn giản chỉ cần bổ sung thêm đạm, lân, nấm trichoderma và mật rỉ đường vào đống ủ để tăng sinh khối nấm từ đó phân giải lượng bánh dầu trong đống ủ. Trong bài viết tiếp theo Hoa Mai Bình Định sẽ chia sẽ cách để các bạn ủ phân bón bánh dầu với nấm Trichoderma tăng hiệu quả sử dụng cho cây mai.
: Cách tưới phân bánh dầu cho cây mai, cách ủ phân bánh dầu cho cây mai, chế phẩm vi sinh ủ phân bánh dầu, tại sao dùng super lân ủ phân bánh dầu, cách ủ bánh dầu với trichoderma, Tưới phân bánh dầu cho cây mai, Cách ngâm ủ bánh dầu phộng, Cách ủ bánh dầu với nấm Trichoderma, Cách bón bánh dầu cho phong lan, Ủ bánh dầu khô, Ủ bánh dầu bằng Trichoderma, Cách ngâm bánh dầu tưới cây, Cách ủ phân bánh dầu, Cách bón bánh dầu cho cây mai
Bí Quyết Ủ Bánh Dầu Không Hôi Làm Phân Bón Cây!
Phân bánh dầu tốt cho cây trồng ai cũng biết. Chế biến ủ phân bánh dầu đúng cách sẽ tạo ra được dòng siêu phân bón cho hoa hồng, hoa lan, cây kiểng … Chế phẩm vi sinh, chia sẻ với bà con ” Bí quyết ủ bánh dầu không hôi sử dụng làm phân bón cho mọi loại cây trồng!”
Bánh dầu là sản phẩm thứ cấp của quá trình ép lấy dầu thực vật. Có nhiều loại bánh dầu như: bánh dầu đậu phộng, bánh dầu dừa, bánh dầu mè …
Tuy bánh dầu là phần thải bỏ nhưng trong bánh dầu vẫn còn chứa rất nhiều dưỡng chất hữu ích cho cây trồng. Hầu hết các chất dinh dưỡng đều ở dạng cao năng, cây trồng không thể “ăn” ngay được. Chính vì vậy, nếu chế biến bánh dầu đúng cách, sẽ thu được loại phân bánh dầu, phân hữu cơ chất lượng cao – một loại siêu phân bón mà bất cứ cây trồng nào cũng đều yêu thích.
Tóm lại, phân bánh dầu là phân bón ủ từ bánh dầu bằng chế phẩm sinh học. Có 2 loại phân bánh dầu, đó là: phân bánh dầu dạng bột ( phân dạng khô) và đạm hữu cơ ủ từ bánh dầu ( phân dạng nước)
Tùy từng mục đích sử dụng mà bà con có thể lựa chọn loại phân bánh dầu và cách ủ phù hợp
– 60kg bánh dầu nghiền mịn
– 2 gói nấm trichoderma Đức Bình ( mỗi gói 200gr): Phân giải nhanh xác thải thực vật thành bã mùn
– 2 gói chế phẩm EMZEO ( mỗi gói 200gr): phân giải các chất dinh dưỡng ( protein, lipit, gluxit …) và khử sạch mùi hôi. Men vi sinh EMZEO giúp tạo ra phân bánh dầu hữu cơ vi sinh chất lượng cao.
– Nước sạch 10 lít
– Bao tải, bao nilon dùng để lót
– Đảo đều tất cả các nguyên liệu như: bột bánh dầu, nấm trichoderma, chế phẩm EMZEO, lân
– Phun nước sạch đều lên hỗn hợp ủ để đạt độ ẩm ủ
– Cho hỗn hợp vào bao tải có lót nilon cột kín, để nơi khô thoáng để ủ
– Thời gian ủ 45 – 50 ngày là sử dụng được
Sử dụng phân bánh dầu dạng khô để cải tạo đất, bón gốc, chăm sóc bộ rễ … cho các loại cây trồng. Sử dụng phân bánh dầu đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí chăm sóc. Nhu cầu và cách bón phân bánh dầu của mỗi loại cây trồng là khác nhau .
– Đối với rau màu:
Trước khi trồng: rắc 1kg phân bánh dầu cho 5 – 7 m 2 mặt luống, dùng cào xới đều đất rồi gieo hạt
Chăm sóc rau: 1 kg phân bánh dầu rắc 7 – 10 m 2 mặt luống, sau đó tưới nước cho rau.
Định kỳ 1 tuần rắc 1 lần. Dừng bón phân trước 5 – 7 ngày khi thu hoạch
– Đối với cây cảnh, hoa hồng, hoa kiểng
Trộn đất trồng cây: 2kg phân bánh dầu trộn với 15kg đất để trồng
Chăm sóc hoa hồng, cây cảnh, hoa kiểng: bón 200gr – 300gr/gốc hoặc chậu. Định kỳ 20 – 30 ngày bón 1 lần
– Đối với cây ăn quả, cây công nghiệp
Cây mới trồng: bón 500gr – 700gr/gốc
Cây lâu năm ( từ 2 năm trở lên): 1,5 – 2kg/gốc
Cách bón phân: cào xới nhẹ lớp đất trên bề mặt xung quanh gốc sau đó rải phân đều xung quanh. Lấp đất lại, tưới nước, giữ ẩm cho gốc cây bằng rơm rạ, xơ dừa, lá chuối …
Định kỳ 30 – 40 ngày bón 1 lần, đặc biệt sau thu hoạch phải bón ngay để giúp cây nhanh phục hồi
Chế phẩm EM ủ phân bánh dầu có 2 loại:
– Chế phẩm EM gốc dạng dịch ( chế phẩm EMGRO)
– Chế phẩm EM gốc dạng bột ( chế phẩm EMZEO)
Có thể sử dụng một trong 2 loại chế phẩm EM hoặc kết hợp cả 2 để ủ phân bánh dầu. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, ủ phân bánh dầu bằng chế phẩm EMZEO mang lại chất lượng phân đạm bánh dầu tốt nhất đồng thời khử sạch mùi hôi thối của phân. Chính vì vậy, Chế phẩm vi sinh, hướng dẫn chi tiết cách ủ phân bánh dầu không hôi nhờ chế phẩm EM dạng bột ( EMZEO)
– 10 kg bánh dầu nghiền bột hoặc đập nhỏ
– 1 gói chế phẩm EM dạng bột ( EMZEO 200gr): EMZEO thủy phân protein, chất dinh dưỡng cao năng thành đạm sinh học ( amino acid, peptide), chất dinh dưỡng cho cây trồng.
– 700ml mật rỉ đường ( có thể thay thế bằng đường mật mía, nước mía nguyên chất, đường phên đen …)
– Chuối chín ngẫu: 10 – 15 quả lột vỏ bóp nhuyễn
– Thùng, phuy có nắp vặn chặt kín ( từ 30 lít trở lên)
– Đảo đều tất cả các nguyên liệu như: bánh dầu, men vi sinh EM ( EMZEO), chuối chín … cho vào thùng phuy
– Pha mật rỉ đường với nước sạch: 500ml + 15 lít nước sạch cho vào thùng và khuấy đảo đều với hỗn hợp
– Đậy chặt kín để ủ. Cứ 1 tuần mở ra khuấy đảo 1 lần. Sau khi ủ được 2 – 3 tuần bổ sung thêm 15 lít nước sạch + 200ml mật rỉ đường vào thùng và khuấy đảo đều, có thể bổ sung thêm 1 gói EMZEO ( không bắt buộc).
– Tổng thời gian ủ là 4 – 5 tuần là sử dụng được.
– Phải đậy chặt kín thùng ủ, để thùng ủ nơi khô mát.
– Nếu thấy xuất hiện mùi hôi trở lại, xử lý bằng cách cho 1 gói EMZEO 200gr + 300ml mật rỉ đường xử lý cho 20 – 30 lít phân bánh dầu, sau 1 – 2 ngày mùi hôi giảm 70 – 80%
– Khi ủ xong phải rót phân bánh dầu vào chai lọ, vặn chặt bảo quản để dùng dần.
Xêm thêm: Cách chế biến và sử dụng bã đậu nành bón cây!
Phân bánh dầu ủ bằng chế phẩm EMZEO ( ủ nước) được sử dụng để phun hoặc tưới cho cây trồng. Ủ nước theo phương pháp này, thu được phân bánh dầu dạng dịch đậm đặc. Chính vì vậy khi sử dụng phải pha loãng với nước sạch để tưới cây. Phân bánh dầu dạng nước là dòng phân bón lá hữu hiệu cho tất cả các loại cây trồng.
– Đối với rau màu: Hòa 1 lít phân bánh dầu với 100 lít nước sạch, tưới ướt đều trên toàn bộ luống rau. Định kỳ 1 tuần 1 lần
– Đối với hoa hồng, cây cảnh: Hòa 1 lít phân bánh dầu + 20gr nấm trichoderma Đức Bình ( dạng tưới) + 40 lít nước sạch, phun đều ướt toàn bộ thân, lá, gốc cây. Định kỳ 1 tuần 1 lần
– Đối với hoa lan: 1 lít phân bánh dầu pha với 30 lít nước sạch + 30gr nấm trichdoerma Đức Bình, phun ướt đều toàn bộ giỏ lan. Định kỳ 1 tuần 1 lần
– Đối với cây ăn quả, cây công nghiệp: 1 lít phân bánh dầu + 150 – 200 lít nước sạch + 50gr nấm trichoderma Đức Bình, tưới vào mỗi gốc 3 – 5 lít nước tùy vào độ to nhỏ của cây. Định kỳ 1 tháng 1 lần
– Sử dụng trong hệ thống tưới nhỏ giọt: 1 lít phân bánh dầu + 100gr nấm trichoderma Đức Bình + 400 – 500 lít nước sạch
Phân bánh dầu chứa rất hiều hàm lượng hữu cơ, đạm sinh học. Tác dụng của phân bánh dầu trên mỗi loại cây trồng là khác nhau. Tuy nhiên, phân bánh dầu có công dụng rất tốt với tất cả các loại cây trồng. Một số tác dụng tiêu biểu như sau:
– Cung cấp dưỡng chất dinh dưỡng cân đối và đầy đủ cho cây trồng ( đa lượng, trung lượng, vi lượng, vitamin, khoáng chất, acid amin … )
– Giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, cứng cáp: hoa to, đậm màu, bền hoa, nẩy nhiều mầm nụ, mầm lộc
– Cải tạo đất: giúp đất tơi xốp, tăng độ mùn cho đất
– Tạo lập hệ vi sinh vật hữu ích và tăng mật độ vi sinh vật hữu ích trong đất
– Bảo vệ bộ rể và hỗ trợ khả năng hấp thu dưỡng chất của cây trồng
– Phân hủy các dưỡng chất khó tan trong đất giúp cây trồng hấp thu dễ dàng
– Hạn chế lá vàng, rụng lá trên cây, giúp bộ rễ phát triển mạnh
Phân bánh dầu sử dụng cho cây trồng rất hiệu quả. Nguyên liệu ủ dễ kiếm, rẻ tiền. Cách ủ bánh dầu làm phân bón bằng nấm trichoderma và chế phẩm EM ( EMZEO) … đơn giản, dễ làm, ai cũng có thể thực hiện thành công 100%. Có thể nói, phân bánh dầu là dòng phân đạm hữu cơ tốt cho tất cả các loại cây trồng, đặc biệt là hoa hồng, hoa lan và rau quả.
About Đức Bình
3 Cách Sử Dụng Bánh Dầu Bón Cho Cây
– Do bánh dầu đậu phọng có mùi thơm hấp dẩn côn trùng, nếu không qua ủ hay ngâm mà bón trực tiếp cho cây dễ làm phát sinh rệp kiến tấn công lá cây, nên kết hợp phun thuốc trừ sâu bệnh phun phòng cho cây sau khi bón bánh dầu đậu phọng.Phương pháp bón trực tiếp không gây nên mùi khó chịu cho môi trường.
– Cách ngâm bánh dầu đậu phọng: 1 ký lo gam bánh dầu đậu phọng ngâm trong 7-8 lít nước thời gian từ 10-15 ngày ( đậy kín nắp sau khi ngâm), nước bánh dầu có mùi hôi đặc trưng rất khó chịu cho mọi người xung quanh, cần bổ sung chế phẩm sinh học EM để khử mùi rồi mới bón ( chan tưới) cho cây với liều lượng sau : 200ml nước ngâm bánh dầu với 8 lít nước sạch, hòa lẫn cho đều rồi tưới ( múc một ca khoảng 250 ml tưới cho một gốc cây), định kỳ tháng tưới chan 2 lần.
Giá thành bánh dầu dừa thấp nhất trong các loại bánh dầu nên thường được sử dụng trồng rau cải hay cây kiểng lấy lá.
Ngâm bánh dầu dừa với lượng nước vừa đủ, để từ 5-6 tiếng khi thấy bánh dầu dừa đã nở trương lên do hấp thu đủ lượng nước thì bón vào gốc cây hay rải lên mặt đất. phun thêm thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh cho cây sau khi bón bánh dầu, tháng bón bánh dầu dừa một lần.
Bánh dầu miểng tương đối khô ráo và ít làm phát sinh rệp nên dễ sử dụng mà không cần ngâm hay phun thuốc BVTV.
Trộn bánh dầu miểng cùng Super Lân và NPK 16.16.8 TE với tỷ lệ 2:2:1 xong bón vào gốc cây kiểng bằng cách rải đều xung quanh gốc và lấp đất lại, sử dụng 3-5 g / cây nhỏ; 6-10g/ cây trung; 10-15g/ cây to, tháng bón hổn hợp phân trộn một lần.
Ngoài ra, nếu điều kiện kinh tế khá có thể mua bánh dầu với số lượng lớn để ủ với các loại chế phẩm sinh học trong thời gian 45-60 ngày sẽ tạo ra loại phân hữu cơ giàu dinh dưỡng rất tốt cho cây trồng..
Cách Sử Dụng Bánh Dầu Làm Phân Bón Hiệu Quả Cho Cây Kiểng
Để sử dụng hiểu quả bánh dầu chúng ta cần phải hiểu bánh dầu là gì ? Bánh dầu là xác của đậu phộng sau khi ép khô để chiết xuất thành dầu ăn. Phần xác hay nói chính xác là phế phẩm của đậu phộng gọi là bánh dầu. Tuy chỉ là phần xác nhưng nó lại chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao nếu biết dùng bánh dầu làm phân bón. Bánh dầu bón cây trồng rất tốt. Tuy nhiên khi dùng dạng bánh hay dạng bột thường bị kiến tha đi mất, trong khi dùng dạng nước thì mùi hôi thật khó chiu. Để khắc phục tình trạng này anh Lê Văn Minh (Củ chi) chia sẽ kinh nghiệm của mình theo các bước sau: – Tận dụng những thùng đựng nhớt đã hết ( dung tích khoảng 20 lít), đem rửa thật sạch bằng xà phòng và phơi khô. – Cho 3 kg bánh dầu ( dạng bánh hay dạng bột đều được) vào thùng thứ 1 rồi đổ nước lấp xấp và đậy nắp. Cứ sau mỗi tuần châm thêm một ít nước sao cho đúng 1 tháng là ta có đầy thùng nước bánh dầu đậm đặc. – Lấy ½ thùng nước bánh dầu đậm đặc ở thùng 1 cho vào lu sành có dung tích 50 lít. Đổ thêm nước cho đầy lu sành ta thu được 50 lít bánh dầu loãng. – Dùng cái ca có cán ( loại 1 lít) múc bánh dầu loãng ở lu đổ vào thùng đựng nước sơn cũ (loại thùng 20 lít) rồi thêm nước cho đầy thùng, ta được 20 lít bánh dầu rất loãng để tưới Mai vàng hoặc các loài hoa kiểng khác đều tốt.
– Nên nhớ 1-2 tuần đầu không đổ đầy nước vì bánh dầu nở ra sẽ làm bung nắp thùng. – Thông thường mỗi sáng tưới nước một lần (nếu trời không mưa). Trong khi đó, 10 ngày mới tưới 1 lần bánh dầu. Tưới nước xong 1 tiếng đồng hồ là tưới bánh dầu. – Cây nhiều lá cần tưới nước nhiều, ít lá thì tưới ít. Tưới bánh dầu cũng vậy. Theo Huyền Châu (Tap chí hoa cảnh 2023)
Phân Bánh Dầu Đậu Phộng
PHÂN BÓN BÁNH DẦU ĐẬU PHỘNG LAVAMIX
Phân bánh dầu đậu phộng có khối lượng: Chai 100ml
Thành phần:
+ N: 2%; P2O5: 2%; K2O: 2%; B: 2000 ppm
+ Tỷ trọng: 1.25
+ pH: 7
+ Nguyên liệu được pha trong dung dịch sinh học đặc hiệu khi thủy phân bánh dầu.
Đặc điểm và công dụng:
+ Phân bón bánh dầu đậu phộng thủy phân-phân bón ra hoa, đậu trái là dạng phân hữu cơ với nguồn dinh dưỡng giàu đạm, đặc biệt tốt cho cây trồng. Theo phương pháp truyền thống, bánh dầu được sơ chế bằng cách ngâm với nước trước khi bón cho cây. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của phương pháp truyền thống là thời gian ngâm kéo dài và gây mùi hôi rất khó chịu trong và sau khi bón.
+ Là loại phân sinh học cung cấp đạm thực vật giúp cây xanh tốt. Phân đã được xử lý mùi hôi nên sử dụng rất tiện lợi.
+ Sử dụng giai đoạn cây con, cây cần phát triển thân cành lá, nuôi hoa, nuôi quả và phục hồi cây sau khi ra hoa, ra quả.
+ Các loại cây nên dùng: Rau màu, cây ăn trái, cây hoa kiểng…
Cách sử dụng:
+ Có thể phun qua lá hoặc tưới gốc cho cây. Lưu ý bón phân lúc trời mát tránh nắng và tránh mưa.
+ Đồng thời, với Lavamix VIF – Super, hạn chế về thời gian ngâm ủ kéo dài và mùi hôi của phương pháp ngâm bánh dầu truyền thống đã được giải quyết triệt để.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CỬA HÀNG CÂY CẢNH S-XANH
Địa chỉ: Trường Chinh, Phường 3, TP. Tây Ninh
Hotline: 0377818725 – 0866995446
Email: caycanhsxanh@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/caycanhsxanh/
Website: https://caycanhsxanh.com
�� Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCPHqPdOo-n-TouAEiTCaPKw
0.0
Phân Bánh Dầu Hữu Cơ Neem Cake Cho Hoa Hồng
Phân bánh dầu neem cake là dòng phân hữu cơ tự nhiên được sản xuất từ cây neem theo công nghệ ép lạnh. Phân bánh dầu chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, giúp hoa hồng phát triển chồi và lá, cải tạo đất, tăng khả năng cố định nito trong đất, từ đó giúp bộ rễ phát triển mạnh.
Phân bón Neem Cake là dòng phân bón hữu cơ cho hoa hồngNhư đã đề cập bên trên, Neem cake được làm từ nguyên liệu chính là thực vật có tên là Neem có nguồn gốc từ Ấn Độ. Với thành phần chính yếu này, Neem Cake được xem như một loại phân bón hữu cơ tốt nhất cho hoa hồng.
Cải tạo đất và tăng độ xốp cho đất – giá thể trồng hoa hồngNeem cake có khả năng làm gia tăng hệ vi sinh cũng như mật độ vi sinh vật hiện diện trong đất trồng và giá thể trồng hoa hồng- đặc biệt là vi sinh vật cố định đạm. Chính điều này, Neem Cake có thêm chức năng cải tạo đất và tăng độ xốp cho đất và giá thể trồng hoa hồng một cách hiệu quả nhất.
Kích rễ và bật mầm cho hoa hồngVới hàm lượng cao nito, Neem cake có khả năng kích thích sự phát triển và làm rễ phát triển mạnh hơn. Bên cạnh đó, nguồn đạm này cũng làm cho chồi, mầm và các lá non của hoa hồng phát triển nhanh chóng so với khi sử dụng các loại phân bón khác.
Cách bón phân hữu cơ Neem Cake cho hoa hồngThành phần chính Công dụng chính của phân bón neem cake
Cải tạo đất, thay đổi cấu trúc lý tính đất, tăng độ thông thoáng và giữ ẩm cho đất trồng
Kích thích sự phát triển của chồi, lá, sự phát triển của hoa Giúp hoa bền màu, thơm lâu và chuẩn form hơn
Bánh dầu Neem được dùng chung với ure, để tăng khả năng giữ đạm, cung cấp cho cây trồng
Ngăn ngừa, cân đối và điều chỉnh cần bằng dinh dưỡng cho cây. Nhất là khoáng trung lượng và vi lượng
Kích ra rễ cực mạnh, ngăn ngừa côn trùng có hại cho bộ rễ như sùng đất, cuốn chiếu
Cách bón phân bón neem cake cho hoa hồng
Để đảm bảo hiệu quả tối đa, đầu tiên bạn nên dùng các loại dụng cụ làm vườn để xới nhẹ lớp đất trồng, không xới sâu làm hư rễ.
Đối với cây còn nhỏ và trung bình:Bón 100 gram cho 1 gốc hoa hồng
Đối với cây đã lớn: Bón từ 200 gram cho 1 gốc hoa hồng
Những lưu ý khi sử dụng
Không bón sát gốc của cây
Khi bón sau vài ngày có mốc trắng xuất hiện (nhất là nơi có độ ẩm cao), điều này không gây ảnh hưởng cây. (Do sản phẩm không qua xử lý, nên mốc xuất hiện, sẽ biến mất vài ngày sau đó)
Khi bón lần 1. Chỉ bổ sung lại sau 1.5 đến 2 tháng, vì sản phẩm có chứa hạt pilet giúp dinh dưỡng nhả chậm
Chưa có thông số cho sản phẩm này
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Ngâm Ủ Và Bón Phân Bánh Dầu Cho Cây Mai trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!