Xu Hướng 9/2023 # Cách Ghép Lan Phi Điệp Vào Gỗ “Siêu Đơn Giản” Cho Người Mới Chơi # Top 17 Xem Nhiều | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cách Ghép Lan Phi Điệp Vào Gỗ “Siêu Đơn Giản” Cho Người Mới Chơi # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Ghép Lan Phi Điệp Vào Gỗ “Siêu Đơn Giản” Cho Người Mới Chơi được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lan phi điệp nổi tiếng cũng bởi sự mĩ miều và thướt tha của nó. Việc trồng cho mình một chậu lan phi điệp ưng ý cũng không phải là điều không thể. Hãy cùng Fao tìm hiểu về cách ghép lan phi điệp vào gỗ đơn giản qua bài viết này nhé!

Đặc điểm của lan phi điệp 1, Đặc điểm nhận dạng của lan phi điệp.

Lan phi điệp là loài lan được xếp vào dòng thân thòng, thường mọc theo hướng xuống dưới như thác nước, thân cây có kích thước bằng ngón tay út, mọng nước, có chiều dài từ 1,5 đến 1,7m.

Lá phi điệp có chiều dài khoảng từ 10 đến 12cm, rộng từ 4 đến 9cm, thường mọc so le nhau, có chấm tím trên thân tơ nhìn khá bắt mắt.

Hoa có mùi thơm nhẹ đặc trưng mà không loại hoa nào có được, độ bền của hoa có thể kéo dài đến gần 1 tháng tùy vào cách ghép lan phi điệ p vào gỗ của từng người. Màu sắc hoa của từng vùng miền là khác nhau .

2, Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lan phi điệp

Lan phi điệp có tốc độ sinh trưởng ở mức không quá nhanh, là loài cây ưa sáng giống bao loài lan khác, phát triển tốt ở nhiệt độ từ 23 đến 29 độ. Lưu ý, các bạn không nên phơi hoa trực tiếp ra nắng, vì như thế hoa sẽ chết.

Hoa thường nở rộ vào cuối xuân hoặc đầu hè (tháng 4 đến tháng 6), vì vậy đừng ai có ý tưởng trồng lan phi điệp chơi tết.

Trước khi ra hoa, thân cây già thường khô lại, dần chuyển sang màu vàng rơm hoăc màu tím, khi đó lá bắt đầu dụng dần. Tuổi thọ của lan phi điệp khá cao, cây có tuổi thọ 15 năm tuổi vẫn có thể ra hoa.

Ghép lan phi điệp vào thời điểm nào?

Cách ghép lan phi điệp khá đơn giản, sau khi tìm hiểu về cách chọn lan và loại giá thể để trồng thì bạn cần phải xác định chính xác thời gian để ghép. Đặc tính của lan phi điệp khá dễ nhớ thường là ra mầm non mới vào mùa xuân, mùa hè tiếp tục phát triển cho đến cuối thu thì xuống lá, thắt ngọn. Trong giai đoạn thắt ngọn, lá có thể vàng và rụng dần đến hết, nhưng cũng có một số loại giống không xảy ra trường hợp này. Mùa đông, phong lan có đặc điểm thường gặp là sẽ ngủ đông để giữ dưỡng chất cho một chu kỳ mới.

Mùa nào ghép lan phi điệp hợp lý nhất?

Cách ghép lan phi điệp tiếp theo là mùa nào thì nên ghép. Nếu các bạn ghép vào mùa xuân có nhiều mầm non, trong quá trình di chuyển vô tình làm đứt hoặc rơi mất mầm non thì bạn phải đợi 1 năm nữa.

Ghép vào mùa hạ, nắng nóng cây dễ bị bong rễ ra và lá rất dễ bị dập khiến cây có thể không phát triển hoặc chết.

Còn ghép vào mùa thu, đây là giai đoạn cây tích dưỡng chất, mà cây mới ghép thường phải cần thời gian dài để mọc rễ nên nếu dưỡng chất không đủ, thì có thể sẽ không có hoa và chúng ta lại phải đợi 1 năm nữa.

Vậy chúng ta nên ghép vào mùa đông, cây lan đang trong trạng thái co lại, khá cứng cáp và dinh dưỡng đã tích đủ để mùa xuần có thể ra hoa đẹp.

Cách ghép lan phi điệp 1, Dụng cụ cần chuẩn bị khi ghép lan phi điệp

Cách ghép lan phi điệp tiếp theo là chúng ta cần có dụng cụ và có 3 dụng cụ chính là :

súng bắn ghim

dây buộc co dãn

dây thép treo giá thể.

Chọn cây để ghép lan: nhãn, vú sữa, vải (cây phải cao, thoáng), mít, cau, lộc vừng, sưa, doi, ổi, sung… Ngoại trừ xoan, bạch đàn và cây gỗ dầu vì các gỗ này có tinh dầu nên không thể ghép được.

Sắp xếp sao cho ngọn cây lan phi điệp quay xuống đất, áp rễ vào thân cây, thân tơ hướng ra ngoài. Khi lan phi điệp nở sẽ khoe hoa trông rất bắt mắt, thân non mọc ra bên ngoài thuận hướng với hoa. Dùng dây buộc chặt vào thân cây để cố định.

Lưu ý: chỉ buộc phần gốc, không được buộc vào mắt ngủ để cây dễ ra mầm mới. Nên buộc vào vị trí cách mặt đất từ 2,5 m trở lên, để cây còn thòng xuống nhìn đẹp dáng. a, Cách ghép lan phi điệp vào khúc gỗ khô (hình trụ)

3, Cách ghép lan phi điệp vào gỗ

Cách ghép lan phi điệp vào gỗ thì chọn gỗ có kích thước thường to bằng khoảng bắp chân là đẹp. Nếu bé quá sẽ khó chp việc ghép, nhanh kín rễ, giữ ẩm không tốt. Khúc gỗ to nặng sẽ khó treo làm mất cân xứng cả giò lan phi điệp nên chọn khúc gỗ vừa phải là đủ.

Bạn nên phơi gỗ khô mới ghép, phơi nắng cũng làm cho gỗ tiệt trùng, bớt ẩm mốc và bớt nấm bệnh. Bạn có thể dùng nước vôi trong ngâm khoảng 1 ngày rồi ngâm sang nước sạch 1 ngày sau đó vớt lên để ráo nước là được.

b, Cách ghép lan phi điệp vào gỗ tấm (mặt phẳng)

Ghép trên gỗ tròn có hai kiểu ghép: ghép ngang kiểu rèm cửa hay ghép đứng lan xoè hình nơm như cái váy của cô dâu. Ghép kiểu nào cũng nên buộc bằng dây thép to cho chắc chắn.

Gỗ tấm cắt lát khúc gỗ to dày 3 đến 5cm là vừa, nếu gỗ nhỏ cưa chéo vát sẽ được bản rộng hơn và hình thức đẹp, khoan lỗ thủng cho lan dễ bám rễ và thoáng gốc, khoảng cách 5 đến 7cm một lỗ, bố trí lỗ sao cho đẹp nhất. Lỗ này cũng khá dễ buộc dây cho các bạn không có súng ghim.

Bạn nên dùng dây thép to làm dây treo để tạo sự chắc chắn, nên chọn dây không gỉ, cứng hơi khó buộc nhưng việc treo sau này sẽ tiện.

c, Cách ghép lan phi diệp vào gỗ lũa

Dùng dây mềm và dẻo luồn qua các lỗ cột chặt gốc lan vào thớt, tuỳ hình dạng của giễ lan, gốc lan mà ốp vào cho sát mặt gỗ, chỗ nào trống có thể lót xơ dừa, than, rêu hoặc dớn vào cho chắc và cũng là để giữ ẩm. Bạn có thể dùng cả thớt gỗ hỏng nhà bạn để ghép trông cũng hay nhưng cũng phải diệt khuẩn.

d, Cách ghép lan phi điệp vào gỗ dớn

Cách ghép lan phi điệp vào gỗ lũa cũng rất đơn giản, kiểu ghép này tùy trí sáng tạo của mỗi người.

Đây chính là cách phổ thông mấy ông nhà vườn hay làm vừa phát triển tốt vừa có thu hoạch cao. Có 2 loại là dớn bảng và dớn chậu, giá tuỳ loại từ 10 đến 50 nghìn đồng. Dớn bảng thì bạn ghép như gỗ tấm, nên dùng dây đồng, hoặc thép mềm và dẻo xuyên qua dớn để cột lan vào bảng.

Hiện nay, có loại giá thể đặc biệt là cây tổ quạ, bạn có thể ghép xung quanh rễ cây và phủ thêm lớp mỏng dớn sợi.

e, Cách ghép lan phi điệp với giá thể trong chậu gỗ, chậu đất hoặc chậu nhựaBạn phải cố định lan vào chậu trước khi cho giá thể vào. Lấy cục gỗ đặt vào chính giữa chậu, cố định lan xung quanh cục gỗ đó bằng dây như kiểu ghép khúc gỗ.

Sau đó, cho vào chậu buộc cục gỗ chặt vào đáy chậu qua các lỗ trong chậu làm sao chắc chắn nhất, sau đó cho giá thể vào (chú ý gốc lan cần hở, đừng lấp kín rễ và gốc bị bí gốc, thối rễ).

Có người dùng cục gỗ cài vào, có người cắt miếng tre, nói chung bạn làm thế nào cũng được, sau khi ra rễ thì nó bám hết không sợ rơi.

Các loại khác cũng làm tương tự như thế. Muôn vàn kiểu, từ gốc tre, ống bương, gáo dừa, bình hoa, hòm đạn, gỗ lũa… Nếu không có kinh phí, bạn có thể dùng các vật dụng cũ ví dụ như nồi nhôm, hộp nhựa dày…, nhưng phải thật thoáng.

Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong cách ghép lan phi điệp vào gỗ đơn giản này rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn sẽ có được cho mình những kiến thức bổ ích để có thể tự tay trồng cho mình một chậu lan phi điệp ưng ý nhé! Chúc bạn thành công!

NHAP “TU KHOA” BAN CAN TIM KIEM:

Cách Ghép Lan Vào Thân Cây “Thú Vị” Cho Người Mới

Sở dĩ hoa lan được nhiều người ưa chuộng vì nó vẻ đẹp khiến nhiều người không thể dời mắt, vô vàn màu sắc khác nhau.

Chúng ta thường thấy lan được trồng trong chậu hay gáo dừa nhưng ngoài ra còn có những khóm lan được mọc trên thân cây sống. Hầu hết các giống lan thuộc loại Lithophytes và Epiphyes đều có thể trồng bằng cách ghép lan vào cây sống.

Đặc tính của phong lan

Lan nằm trong họ sống phụ (bì sinh) bám, được treo lơ lửng trên các cây thân gỗ. Các dạng thân gỗ mập, ngắn, nạc dài hay mảnh mai chụm cơ thể mình thành các bụi dày hoặc bò ra xa.

Đảm nhận nhiệm vụ hấp thu chất dinh dưỡng là rễ cây, chúng được bao bọc bởi lớp mô hút dày, ẩm gồm vô vàn những lớp tế bào chết chứa đầy không khí chồng lên nhau, do đó tạo nên một màu xám bạc. Dựa vào lớp mô xốp đó, rễ có thể dễ dàng hấp thu nước mưa chảy dọc dài trên vỏ cây và lấy nước lơ lửng trên không khí.

Điểm nổi bật của phong lan là nó có thể tự dưỡng, nó phát triển toàn bộ hệ thống lá. Từ khi lá mới chồi ra cho tới khi úa vàng thì hình dạng của nó thay đổi rất nhiều, bắt đầu từ loại lá mọng nước rồi chuyển sang lá phiến mỏng.

Phiến lá trải rộng hoặc gấp lại theo gân hình chữ V hoặc gấp lại theo các gân vòng cung.

Cách ghép lan vào thân cây sống

Theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia trong giới chơi cây chia sẻ thì kỹ thuật trồng hoa cũng như cách ghép lan vào thân cây sống tương đối khó. Áp dụng phương pháp này đòi hỏi người trồng phải tìm hiểu sâu sắc về các bước tiến hành, từ chất lượng của cành lan ghép, gốc của cây gỗ ghép đến những kỹ thuật ghép lan vào cây sống và công sức bỏ ra để chăm sóc cho các cành lan phát triển tốt là không hề ít….

1, Điều kiện ánh sáng khi ghép lan vào thân cây sống

Một trong những đặc điểm sinh học mà người ta gọi đây là một loài khó tính bởi lan có khả năng chịu cớm cao, ưa ẩm và bóng râm nhưng khi thiếu ánh sáng thì cây sẽ giảm năng suất và phẩm chất của mình.

Cây sẽ lụi tàn một cách nhanh chóng nếu bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào, đặc biệt là nắng quá chiều khiến cây gây tàn trụi mặc dù đã được cung cấp đầy đủ khoáng hòa tan và nước.

2, Lựa chọn chậu và gốc ghép khi ghép lan vào thân cây sống

Việc đầu tiên bạn cần làm đó là lựa chọn chậu phù hợp, phải tương xứng với chiều cao và đường kính của gốc cây để ghép hoa lan vào đó. Có thể sử dụng gốc cây nhãn, vũ sữa, cây táo,… để làm thân ghép lan.

Nếu bạn không chọn được gốc cây có dáng như mong muốn, không có nhiều cành nhánh thì bạn thực hiện cưa các cành nhỏ rồi ghép vào gốc lớn tạo vóc dáng mới cho gốc.

Nếu ghép lan vào cây sống thì bạn không nên lựa chọn loại cây thay vỏ hàng năm như cây ổi, cây bằng lăng… Nên tránh chọn những cây có khả năng tiết ra hóa chất để trồng.

3, Kỹ thuật ghép lan vào thân cây sống

Để thành công với kỹ thuật ghép lan vào thân cây sống, bạn cần phải bó hoa bằng xơ dừa dạng miếng lớn trước khi tiến hành ghép hoa lan vào gốc để giúp chúng dễ bám rễ, phát triển tốt và tạo độ ẩm cho cây.

Tiếp theo bạn đặt hoa lan vào các giá thể tùy lựa chọn bằng thớt hay gốc cây… Muốn có một chậu hoa lan nhiều màu sắc khác nhau thì bạn xen kẽ các màu khác nhau khi trồng.

Với cách ghép áp lan vào khúc gỗ nên sử dụng dây thít nhựa vừa nhanh vừa chặt, bạn thắt tới đâu thì thắt chặt tay tới đó. Nếu vườn nhà bạn ẩm mát thì không phải làm gì thêm nhưng đối với vườn khô thì cài thêm ít xơ dừa gần thân.

Cách chăm sóc cây sau khi ghép lan vào thân cây sống

Mặc dù đây là cây ưa mát nhưng dù bất cứ giống hoa lan nào cũng không nên để nắng mặt trời chiếu trực tiếp chiếu vào giỏ, bụi lan hay toàn bộ giá thể (lồng lan), đặc biệt nó rất “kỵ” với nắng quái chiều và gió Tây (gió Lào).

Bạn phải cung cấp giàn bằng lưới nilon có lỗ cho cây nếu trồng đại trà để lan có thể quang hợp được. Chú ý tới việc phun tưới toàn bộ cây và giá thể theo kinh nghiệm “2 ướt 1 khô” trong ngày đó là vào khoảng thời gian sau hoàng hôn và trước bình minh.Tưới nước với liều lượng vừa đủ để làm mát cây, ướt rễ và dự trữ nước cho cây.

Cần nhặt bỏ ngay những lá úa vàng, già bởi nó làm ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển của cây. Ngoài ra nó giúp ngăn chặn sâu bệnh, thường xuyên cắt tỉa các cành khô, cành đã chết, rễ không còn chức năng hấp thụ hơi nước và cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm nuôi cây.

Không nên sử dụng phân NPK- loại dùng cho cây hoa màu, cây lương thực bón cho phong lan. Muốn cây tươi lâu đẹp bền, hương đậm, hoa sai thắm màu có thể bón thúc cho lan bằng nước gạo mới vo, nước ngâm tro hoai và rắc xỉ than.

Nếu có điều kiện bạn sử dụng bông (hoặc vải bông cotton) nhúng vào dung dịch glicerin từ 10 đến 15% cuốn vào cổ rễ lan để giữ ẩm cho lan.

NHAP “TU KHOA” BAN CAN TIM KIEM:

Bật Mí Cách Ghép Lan Hoàng Thảo Kèn Lên Gỗ Đơn Giản

Nhắc tới hoa phong lan thì giống hoa nào cũng đẹp mê mẩn, ngoài những giống hoa lan phổ biến và dễ trồng thì vẫn còn những giống lan đẹp, quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng như Lan Hoàng Thảo Kèn.

Hiện nay, giống lan hoàng thảo kèn ngày một hiếm, việc chăm sóc và cách ghép lan hoàng thảo kèn lên gỗ không đúng cách kiến cho lan khó có thể sống sót, dẫn đến sự tồn tại của loài hoa này ngày càng hiếm.

Đặc điểm của hoa lan hoàng thảo kèn

Tên khoa học của lan hoàng thảo kèn là Dendrobium Lituiflorum, đây là loài lan rất quý hiếm và mang một vẻ đẹp hết sức quyến rũ.

Nhiệt độ thích hợp để hoàng thảo kèn phát triển là thời điểm mát đến nóng, ngoài ra khả năng chịu lạnh của cây cũng rất cao. Chỉ cần ánh sáng ở mức trung bình đã đủ để cho cây phát triển tốt. Loài lan này không chịu được ánh nắng chiếu trực tiếp vào cây.

Hoàng thảo kèn có lá thuôn dài, nhỏ nhắn và thường rụng khi mùa thu tới. Sắc tím của hoa vô cùng quyến rũ với dải màu từ nhạt đến đậm dần. Hình dạng của mỗi bông hoa rất đặc sắc, chúng có hình loa kèn và vành môi trắng thướt tha.

Tới thời điểm ra hoa thì hoàng thảo kèn thường ra hoa rất sai trong thời gian từ cuối mùa đông đến đầu mùa xuân. Mùi hương của hoa mang lại khó có thể cưỡng lại được, thơm rất lâu và còn lâu tàn.

Tại các đốt thân những chùm hoa mọc ra 2 đến 3 chiếc trên 1 mắt. Một bông hoa thường to từ 4 đến 5 cm với hương thơm nồng nàn, mê mẩn.

Cách ghép Hoàng Thảo kèn lên gỗ

Nếu ai từng chơi Lan Phi Điệp trong khí hậu miền Nam thì cách trồng lan Hoàng Thảo Kèn là phương pháp cắt nước ép cây từ giống khác.

Theo kiểm chứng thực tiễn, dựa vào chu kỳ phát triển của cây. Thời điểm phù hợp nhất để trồng Hoàng Thảo Kèn là bắt đầu từ Tháng Giêng tới đầu tháng 3 âm lịch.

1, Cách sơ chế giống trước khi ghép hoàng thảo kèn lên gỗ 2, Lựa chọn gỗ ghép hoàng thảo kèn

Nên chọn gỗ lũa để thực hiện ghép lan hoàng thảo kèn lên gỗ, đây là loại có bề mặt mềm và xốp, rất phù hợp với cây. Sau đó, treo cao ở những nơi thoáng gió và tránh nắng trực tiếp vì Hoàng Thảo Kèn chịu nắng không giỏi bằng lan Phi Điệp.

Nếu bạn lấy giống từ rừng về, bạn phải cắt sạch rễ cũ rồi mới tiến hành ghép. Do bộ phận hút nước của rễ cũ đã hỏng do đưa chúng khỏi giá thể.

Chịu trách nhiệm làm chức năng sinh trưởng và phát triển hệ thống hấp thụ thức ăn, nước chỉ có thể là đầu rễ. Đầu rễ thì đã mất nên chính cái rễ đó là nơi dự trữ nước gây thối thân mẹ.

Khác với cách ghép lan Phi Điệp và lan Long Tu là hướng xuống dưới đất. Thì ghép Hoàng Thảo Kèn vào gỗ, ta phải làm thế nào để cho thân mẹ hướng lên trên. Với trường hợp thân cây quá nặng và dài thì ghim chắc chắn cả khóm vào giá thể.

Nếu bạn mua Hoàng thảo kèn về trồng thì nên mua ở thời điểm chúng bước vào giai đoạn nghỉ đông. Vì đây là lúc thân đã phát triển hoàn chỉnh. Bắt đầu tiến hành cắt ghép rồi chọn những chỗ râm mát, thoáng gió, tránh mưa và nắng trực tiếp để treo cây.

Trong giai đoạn này không cần thiết phải tưới nhiều nước cho cây. Một tuần chỉ nên tưới một đến hai lần, không thì cây sẽ ra rễ mọc mầm trái vụ.

Hoặc thân mẹ sẽ bị thối và không ra được hoa hoặc ít hoa, hoa xấu, mầm cây trái mùa thì yếu ớt. Tới đầu tháng 11 âm lịch khi thời tiết đã lạnh hẳn có thể ghép giò.

Khi mới đem lan hoàng thảo kèn ở rừng về mà khi đó nó đang có nụ thì chưa được ghép vội. Bạn cứ treo ngược cây lên khoảng hai ngày, không tưới bón phân hay tưới nước. Sau đó tiến hành cắt rễ cách gốc 2cm rồi bắt đầu đem ghép.

Một tuần tưới nước hai lần để đủ độ ẩm cho cây, nếu như trời mua phùn thì không cần thiết phải tưới nước.

5, Tưới nước sau khi ghép hoàng thảo kèn lên gỗ

Khi tưới nước, bạn phải căn cứ vào từng loại giá thể và tình tình thời tiết. Như vậy, chế độ nước tưới mới phù hợp, tránh tưới quá nhiều khiến lan bị úng như vậy sẽ dẫn tới lan bị thối và sẽ chết.

Với hầu hết các loài lan thì không nên để gốc lan chịu ẩm quá 6 tới 8 tiếng trong một ngày, ngoại trừ mùa mưa. Tuy rằng nước mưa rất tốt nhưng nếu mưa quá nhiều thì phải sử dụng thuốc phòng chống bệnh thối nhũn nhiều hơn.

6, Bón phân sau khi ghép hoàng thảo kèn lên gỗ

Sau khi ghép hoàng thảo kèn lên gỗ thì thời gian bón phân phù hợp cho lan là sau mùa hoa khi đó chồi non bắt đầu mọc từ gốc lên. Đây chính là thời điểm tăng trưởng phát triển của lan.

Lúc này sử dụng phân bón NPK 30-10-10 hoặc dùng phân cân đối có NPK 20-20-20 vào mỗi tuần để bón cho cây. Lưu ý, bạn nên pha loãng hơn liều lượng in trên trai để phun, thi thoảng cũng phải bổ sung thêm B1 để cây khỏe mạnh.

Có một tình trạng chung mà nhiều người trồng lan chưa có kinh nghiệm hay mắc phải. Đó chính là không thường kiểm tra xem cây có bị sâu bệnh hay không.

Hay thường bỏ qua những việc này nhưng loài lan nào cũng vậy, chúng rất nhạy cảm, nó sẽ chết rất nhanh nếu không được phòng trừ kịp thời.

Khi mùa hè tới thì Hoàng Thảo Kèn thường bị nhiễm một số bệnh như thối nón, thắt gốc. Đặc biệt là các bệnh như vàng lá, đốm lá, thối nhũn do mùa này thời tiết oi bức, mưa nắng thất thường thì không loài lan nào tránh khỏi.

Nếu trời vừa mưa to lan bị ướt sũng và sau đó trời lại nắng gắt luôn thì lan không thể kịp thích nghi. Nên phải để lan ở những chỗ thoáng gió, gió lùa mạnh, và tránh ánh nắng trực tiếp vào cây.

Ở giai đoạn này nên phun thuốc trừ nấm như ridomil để chống thối cho cây với tần suất 2 đến 3 lần trong một tháng.

Mùa đông là thời kì nghỉ ngơi của lan hoàng thảo kèn nên chỉ khi thấy cây bị teo hay héo thì mới tưới nước. Vào đầu thời kỳ lập xuân thì bón thêm cho cây phân kích hoa 10-30-10 đến khi cây bắt đầu ra nụ thì thôi.

NHAP “TU KHOA” BAN CAN TIM KIEM:

6 Loại Gỗ Ghép Lan “Tốt Nhất” Cho Sự Sinh Trưởng Của Cây Lan

Phong lan quả là một loài hoa khó ở. Tuy nhiên với những người chơi lan lâu năm thì vấn đề xử lí và chọn giá thể sẽ là một khâu được chăm chút vô cùng. Để có thêm được những kiến thức về các loại gỗ ghép lan hay các loại gỗ trồng phong lan hãy cùng Fao tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Mục Lục

Những loại gỗ ghép lan thông dụng và cách nhận biết?

Phân biệt các loại gỗ ghép lan hiện nay

1, Gỗ ghép lan – lũa

2, Gỗ ghép lan – gỗ vải, vú sữa, nhãn…

3, Gỗ ghép lan – gốc tre

4, Gỗ ghép lan – gỗ xoan, bạch đàn

5, Gỗ ghép lan – gỗ mít, bơ, xoài, cà phê

6, Gỗ ghép lan – gỗ thợ mộc

Những loại gỗ ghép lan thông dụng và cách nhận biết?

Nhắc đến những loài cây có sức sống tốt thì không thể bỏ qua loài phong lan. Ở những môi trường có độ ẩm cao như rừng nhiệt đới, Lan thường sống bám lên các cây gỗ và tạo hình rất điêu luyện như thể có bàn tay vô hình đã uốn ghép.

Gỗ lũa: Kiểu dáng của loại gỗ này rất đẹp mắt, hình dáng uốn lượn đa dạng. Loại gỗ này giúp tôn lên nét đẹp mĩ miều, kiêu sa của cây hoa lan. Độ bền của loại gỗ này được đánh giá rất cao bởi đây là loại gỗ rất cứng và không bao giờ bị mối mọt xâm hại. Hơn nữa độ ẩm của gỗ lũa không gia tăng.

Gỗ vải, vú sữa, nhãn bằng lăng: Những loại gỗ này rất đễ kiếm bởi nó khá phổ biến trong đời sống hàng ngày. Chúng giống nhau về đặc tính đó là có khả năng kháng nấm mốc, dễ ghép Phong Lan.

Gốc tre: Nếu bạn lựa chọn gốc tre làm gỗ ghép lan thì nó sẽ mang đến cho bạn hiệu quả cao để ghép Phong lan. Với những đặc tính nổi bật của nó như dễ trồng, không có muối và không dầu. Gỗ xoài, mít, cà phê, bơ: Ở Việt Nam, loại gỗ này rất dễ tìm bởi có cũng là những loại gỗ thông dụng, xuất hiện trên hầu hết các miền quê. Tuy nhiên, loại gỗ này cung cấp độ ẩm thấp, không đủ để cây phát triển, bạn phải mất sức nhiều hơn để chăm sóc cho cây nếu chọn lựa loại gỗ ghép lan là những loại gỗ này.

Gỗ thợ mộc: Từ những xưởng gỗ, họ lấy đi những phần gỗ bỏ đi để làm gỗ ghép lan, với đặc tính là dễ kiếm, hoàn toàn không mất phí và có thể ghép được. Tuy nhiên, mặt hạn chế của nó là không rõ về nguồn gốc, nếu bạn trồng nhiều lan có thể thử nghiệm với loại gỗ này

Phân biệt các loại gỗ ghép lan hiện nay 1, Gỗ ghép lan – lũa

Một trong những loại đặc sản của giá thể gỗ đó là gỗ lũa trồng lan. Giới thiệu sơ qua về loại gỗ lũa cho bạn nào chưa biết: tên của loại gỗ này không phải tên là lũa.

Gốc cây cổ thụ sau khi chết bị mưa, nắng, sông suối bào mòn chỉ còn lại phần lõi, phần lõi đó người ta gọi là gỗ lũa. Loại gỗ này có đặc trưng nổi bật là rất cứng và không bao giờ bị mối mọt xâm hại vì vậy nên có nhiều người lựa chọn loại gỗ này đẻ làm gỗ ghép lan.

Có rất nhiều loại gỗ lũa khác nhau có thể sử dụng để tạo hình cho Lan cực kỳ đẹp mắt. Nhưng không nên sử dụng lũa của cây có tinh dầu như gió bầu (trầm, kỳ nam), thông ngo, dầu…

Một điểm ưu việt khác so với các loại gỗ trồng lan khác đó là khả năng độ bền cao, chịu va đập tốt giúp bạn không mất công trong việc thay thế sau nhiều năm chăm sóc. Ngoài ra, gỗ lũa cũng không chứa những thành phần như muối và dầu, giúp cho hoa lan phát triển tốt hơn, rễ bám sâu hơn vào gỗ.

2, Gỗ ghép lan – gỗ vải, vú sữa, nhãn…

Theo các người trong giới chơi lan lâu năm, các loại gỗ trồng phong lan như: gỗ nhãn, gỗ vải, gỗ vú sữa… là những loại có giá thể gỗ rất tốt để trồng lan. Bởi chúng hội tụ các ưu điểm phổ biến như giá cả phải chăng và dễ ghép.

Bạn hoàn toàn có thể tìm thấy những loại gỗ này trong vườn cây ăn trái hoặc tìm đến và hỏi xin những người có trồng loại cây này. Đơn giản và nhanh chóng hơn, bạn lên tìm kiếm trực tiếp trên google để tìm chỗ bán và mua chúng về ghép.

Kháng nấm mốc là ưu điểm lớn thứ hai của những loại gỗ này. Chắc chắn bạn muốn bảo vệ và chăm sóc cây hoa lan, không muốn cây bị nấm mốc tấn công sau những công sức đã bỏ ra để trồng lan đúng không? Dùng loại gỗ này để ghép lan cũng giúp lan mọc nhanh hơn và phát triển khỏe mạnh hơn.

3, Gỗ ghép lan – gốc tre

Bạn có ngạc nhiên khi nghe hay đọc được cách ghép lan vào gốc tre không? Bởi nhiều người cho rằng ghép lan vào gốc tre không đảm bảo và rễ tre sẽ nhanh bị mục nát.

Nhưng theo cộng đồng những người chơi lan, đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Tre là một loại giá thể tốt, nó chỉ mới được mọi người trong giới tin dùng trong thời gian vài năm trở lại đây.

Một trong những ưu điểm nổi bật để ghép phong lan của gốc tre là nhựa đắng hay chát, không chứa dầu, phù hợp để Lan phát triển và bám rễ dài lâu.

4, Gỗ ghép lan – gỗ xoan, bạch đàn

Gỗ ghép lan nói chung thì hầu hết loại nào cũng có thể ghép được. Nhưng phải lựa chọn làm sao cho hiệu quả và không mất nhiều công sức để chăm sóc cây. Gỗ xoan hay gỗ bạch đàn, là hai trong những loại giá thể gỗ điển hình trong việc trồng lan không hiệu quả. Ghép phong lan vào những giá thể gỗ này sẽ còi cọc, chậm phát triển, chậm ra hoa.

Tại sao gỗ bạch đàn hay gỗ xoan lại kém hiệu quả như vậy? Bởi lẽ, những loại gỗ này chúng có chứa nhựa đắng, chát và còn chứa dầu trong thân gỗ. Những loại này có thể dùng để ghép phong lan nhưng không phải là lựa chọn những loại giá thể tối ưu.

5, Gỗ ghép lan – gỗ mít, bơ, xoài, cà phê

Cùng thuộc loại những loại gỗ của cây ăn trái, nhưng gỗ mít, bơ, xoài làm giá thể để ghép sẽ không tốt bằng ghép với gỗ vú sữa, nhãn… Bởi vì, những loại gỗ này không quá bền, hạn sử dụng ngắn.

Sau khoảng thời gian từ 1 đến 2 năm tưới tiêu và chăm sóc, những loại gỗ này sẽ mục nát, dẫn đến ẩm mốc, sâu bọ dễ dàng tấn công và cần phải thay mới như vậy sẽ mất thời gian của bạn vào việc chăm sóc cây cũng như sức khỏe của cây bị giảm. Thay vào đó, chúng ta nên nên lựa chọn những giá thể cây còn sống làm gỗ ghép lan sẽ tốt hơn.

6, Gỗ ghép lan – gỗ thợ mộc

Gỗ thợ mộc, đúng như cái tên của nó thì loại gỗ này chính là các khúc gỗ dư khi xẻ gỗ của các ông thợ mộc. Bạn sẽ thường không được loại gỗ này là loại gỗ nào. Nhưng nếu bạn không tìm được loại gỗ thích hợp thì bạn có thể lựa chọn loại gỗ này sử dụng làm gỗ ghép lan.

Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong về các loại gỗ ghép lan cũng như các loại gỗ trồng phong lan rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn sẽ có thêm được cho mình những kiến thức bổ ích nhất để có thể tự tay trồng cho mình những giò lan thật đẹp nhé. Chúc bạn thành công!

“Gỗ Lũa Ghép Lan” Và Những Điều Cần Biết Khi Trồng Phong Lan

Phong lan không chỉ là một loài hoa đẹp tuyệt vời mà nó còn mang trong mình rất nhiều ý nghĩa sâu sắc. Lan có thể sinh sống trong nhiều môi trường cũng như các loại giá thể khác nhau. Hôm nay, hãy cùng Fao tìm hiểu vê gỗ lũa ghép lan – một loại giá thể vô cùng hữu ích cho sự phát triển của cây lan nhé!

Gỗ lũa ghép lan là gì?

Để tìm hiểu gỗ lũa ghép lan là gì, thì trước hết mình sẽ nói cho các bạn nghe lũa là gì.

Lũa là phần gỗ còn lại của các cây đã chết sau một thời gian rất dài chịu sự tác động của nấm, vi khuẩn, đất, nước, gió, nhiệt độ, áp suất và các tác nhân xung quanh nó…. Chính vì như thế nên phần gỗ này mới có hình thù kỳ quái, hầm hố, bất định.

Ưu điểm của gỗ lũa trồng lan

Gỗ lũa là loại gỗ siêu bền, thách thức thời gian và thời tiết (nhiệt độ, nước, áp suất).

Nhìn cục lũa là đã thấy cái nét TÌNH của tạo hóa rồi vì nó có những hình thù mà không loại gỗ nào có được.

Nó rất cứng nên chịu được mọi va đập, rơi rớt nên các bạn không phải lo lắng khi va chạm mạnh.

Các giống lan sống đơn thân ghép vào lũa là sự lựa chọn tuyệt vời nhất vì các giống lan này rất ghét bị thay giá, thậm chí là không bao giờ thích bị làm phiền nên phải chọn gỗ ghép thật bền như lũa. Mình quan sát và thấy rằng rễ của mấy em này có thể sống tới hàng chục năm hoặc hơn.

Hầu như không bị nấm trắng (nấm mảng phấn), nấm hạt cải, sâu bệnh… và cực kỳ ít bị ốc sên và mấy con nhớt.

Giả sử bạn dùng gỗ lũa ghép lan thuộc chi Dendrobium như các giống lan thân thòng, kiều…, sau 3 đến 6 năm bạn bắt buộc phải nhổ cây ra và ghép lại, bạn hoàn toàn có thể tái sử dụng lại cục lũa vì nó còn rất tốt.

Gỗ lũa ghép lan rất ít khi bị đọng muối giống than hoặc chậu đất hoặc vài loại giá thể khác.

Nhược điểm của gỗ lũa ghép lan

Gỗ lũa ghép lan rất bền nhưng có nhược điểm là rất nặng. Giàn trồng lan treo khoảng 3000 chậu nhựa với dớn thì vô tư, nhưng treo khoảng 1000 giò lũa thì sập giàn là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Lũa càng bền thì càng nặng.

Đóng hàng bán đi xa thì rất là khổ. Phí ship chắc chắn sẽ phải rất cao.

Giá cả từ 5 đến 15 nghìn/kg, một cục có hình dáng đẹp cũng từ 50 nghìn đến 1 vài triệu, mà thật ra không ai đi ship cho bạn 1 cục lũa nhỏ cả, ít nhất cũng phải chục cục thì mới có công. Rõ ràng là so với chậu nhựa hay đất thì mắc gấp 5 đến 10 lần, tuy nhiên theo quan điểm cá nhân mình thì “tiền nào của đấy”.

Nếu trồng chậu bón 20 gam phân là cây lên ầm ầm, thì với lũa bạn muốn cây lên mạnh mẽ như người ta, bạn phải tốn ít nhất 50 đến 100 gam phân.

Không phải gỗ lũa nào ghép lan cũng phát triển tốt. Ví dụ mà mình tìm được như lũa cây thông có tinh dầu, lũa xá xị, lũa cây dầu… tóm lại là cây có tinh dầu bạn ngửi thấy mùi thơm hoặc nồng nặc thì gỗ lũa ghép lan đó sẽ khiến lan không phát triển hoặc rễ không bám được.

Cách ghép lan vào gỗ lũa

Bước 1: Bạn phải chuẩn bị một cục gỗ lũa.

Bước 2: Dùng bàn chải sắt chải thật sạch đất cát, rêu. Bàn chải ở chỗ mình có 15 nghìn 1 cái thôi. Nếu lười không chải hoặc không rảnh, bạn có thể mang ra chỗ làm cửa sắt thuê người ta dùng máy chà sắt chà cục lũa giúp bạn.

Bước 4: Ngâm nước vôi ít nhất 25 phút hoặc rửa bằng nước vôi, cũng có thể dùng nước vôi trong. Bạn cũng có thể dùng loại Physan 20 hoặc Benkona để thay thế nước vôi.

Bước 6: Làm móc (móc thật chắc, to để tránh bị đứt móc, làm từ dây thép hoặc dây đồng cứng là tốt nhất vì lũa rất nặng. Cách làm móc thì mình đã viết ở bài Làm móc và cố định lan. Nếu cục lũa to quá bạn nên đổ bê tông tạo đế thật chắc chắn cho cây.

Bước 7: Cố định lan vào lũa, treo lên giàn hoặc đặt lên khay chắc chắn, bước tiếp theo là chăm sóc và thưởng thức.

Sau đó khoan lỗ nhỏ để lấy chỗ cố định cây lan. Hoặc bạn lấy ống hút hoặc ống nhựa trắng nhỏ 5mm bọc vào cây đinh thép và đóng vào. Hoặc bạn cũng có thể khoan lỗ xuyên qua cột dây để cố định lan. Cách đơn giản nhất là lấy dây Nilon bó lan vào cục lũa.

Như vậy là ta đã tìm hiểu xong về những ưu nhược điểm và cách sử dụng của gỗ lũa ghép lan rồi. Qua bài viết này, Fao hi vọng bạn sẽ có được cho mình thêm nhiều kiến thức để có thể trồng cho mình được những giò lan thật đẹp từ gỗ lũa nhé!

NHAP “TU KHOA” BAN CAN TIM KIEM:

Lan Hồ Điệp Cách Trồng Và Chăm Sóc Kinh Nghiệm Chăm Cây

Hôm nay tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng và chăm sóc để cây tươi đẹp trở lại.Tôi xin giới thiệu với các bạn đây là cây lan hồ điệp mà năm ngoái chúng tôi đã mua về và bán cho khách hàng.Bên cạnh những mẫu đẹp,còn có những cây trong quá trình vận chuyển bị gãy bông. Và nhiệm vụ của chúng tôi là chăm lại những cây lan này. Cách trồng và chăm sóc ra sao chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé!

Những cây lỗi do gãy cành mùa trước sau mang trồng lại đã phục hồi khỏe đẹp.Cách trồng và chăm sóc lan cần rất nhiều lưu ý cũng như yếu tố khí hậu. Để trồng được những chậu lan đẹp chúng ta cần lưu ý đầu tiên là thổ nhưỡng. Lan hồ điệp ở đây chúng tôi trồng hữu cơ với khí hậu miền Bắc của chúng ta.

Thổ nhưỡng trồng lan đã khác với môi trường nó sinh ra. Vùng trồng Lan như ở nước ngoài hay Việt Nam đều có nhà lưới, nhà kính trồng trong môi trường lý tưởng. Như ở vườn chúng tôi là sử dụng nhà lưới để trồng. Môi trường lý tưởng có nghĩa là độ ẩm, nhiệt độ cũng như ánh sáng đều vừa đủ. Ví dụ thiếu yếu tố nào người ta lập tức chỉnh sửa cho vừa đủ. Nếu thiếu nước lập tức người ta tăng độ ẩm, ánh sáng yếu lập tức tăng ánh sáng.

Tại sao hoa lan hồ điệp lại ra đúng dịp Tết Nguyên Đán

Cây lan hồ điệp muốn ra hoa đúng dịp Tết thì người ta sẽ hãm và sử dụng chất kích thích tăng trưởng nở hoa. Phục vụ các bạn, những cây lan để chơi tết nghĩa là hoa nở từ rằm tháng Chạp.Tức là rằm tháng 12 âm lịch cho đến rằm tháng giêng là trung điểm của điệp. Với bông hoa đẹp nhất là nở vào thời kì mùng 1 Tết Nguyên Đán. Còn cây lan trên vườn của tôi nó ra hoa tự do. Ví dụ một cây lan tôi bán nhiều khi khách hàng người ta bỏ cái chậu hoa lan đi.Có khi thuê cái chậu cây của tôi rồi trả nhiều lúc còn cho tôi cả cây mang đi. Những cây Lan hồ điệp cũ còn khỏe tôi mang về trồng.

Sức sống của Lan Hồ Điệp công nghiệp.

Lan hồ điệp chúng ta mua công nghiệp được trồng ở môi trường lý tưởng. Vì vậy khi về chỗ chúng ta, nó chỉ có thể sống được 7-8 cây trên 10 cây. Sức sống còn phụ thuộc vào người chơi nữa, thời gian để trong nhà. Nếu Tết chúng ta chơi quá lâu đến hết tháng Giêng mới đem cây ra tỉ lệ hao hụt cao hơn. Trường hợp ra hoa hơi sớm thì người ta phải đưa kích thích vào hãm cho ra hoa nở đúng vào dịp Tết. Thí dụ người ta trồng một vạn cây lan thì phải chiếm đến 7,8,9 nghìn cây lan có bông vào đúng dịp tết. Nên là cây lan cũng bị hư hại về sức khỏe của nó.

Còn lan hồ điệp cây cảnh cảnh chợ hàng của tôi, môi trường của nó là không lý tưởng. Kết hợp với lại chăm bón không dùng kích thích đâm ra bông lan không bóng mượt. So về vẻ đẹp thì không mượt mà bằng cái cây lan chúng ta mua vào dịp Tết được. Nhất là giống ở trong Đà Lạt, họ trồng lý tưởng nên là có những cái bông lan là rất to. Thế nhưng cây lan hồ điệp của tôi hôm nay nó mới hết cuối tháng 11. Chơi bông lan này có thể chơi hết tháng 12 với điều kiện nó phải ở môi trường vườn. Còn nếu các bạn cho vào trong nhà chơi thì chúng ta sẽ không đạt nổi tiêu chí là 2 tháng đẹp đâu.

Cách làm giá thể Lan

Chính vì vậy, bông lan chỉ được khoảng độ gần 1 tháng đẹp thôi. Nếu mà muốn đem cây đấy ra trồng thì chúng ta sẽ chuyển nó vào một cái gáo dừa. Cái giá thể trồng lan cũng rất quan trọng. Thứ nhất chúng ta dùng một cái giá thể đơn giản như: dớn cuộng, xơ dừa. Xơ dừa ta xé bằng tay hoặc bằng dao thôi, ta khoanh vào gáo ta trồng. Thực ra giá thể còn loại cao cấp hơn từ tảo biển khô. Nguồn dinh dưỡng từ phần vô cơ như: sắt, đồng, kẽm rất cao. Vi lượng đó có trong xơ dừa với các thứ khác thì ít hơn. Trồng lan giá thể cũng rất quan trọng nhưng quan trọng nhất vẫn ở môi trường.

Khi ta để trong cái môi trường lý tưởng trồng lan thì cây nó sẽ phát triển tốt hơn. Nhưng tất nhiên là khi được nuôi dưỡng trong môi trường quá lớn như vậy thì sức chịu đựng của cây thì cũng kém hơn. Còn cây này của tôi ở vườn thì quen môi trường khắc khổ hơn. Khi trời rét nhiệt độ thấp quá thì vẫn phải chịu mà nhiệt độ cao thì nó cũng phải tự chịu. Thế nên lan có sức chịu đựng, kháng bệnh của nó cũng tốt hơn.

Những cây lan trong môi trường lý tưởng kháng khuẩn tốt nhất là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Cây sẽ không bị địch hại tấn công. Nếu trồng cây quá tốt sẽ bị dịch hại, sâu hại, bệnh sẽ tấn công cây lan rất nhiều. Khi thấy lá bị đốm chúng ta phải mua thuốc để chúng ta chữa bệnh cho nó. Thế còn mua thuốc thì tôi sẽ giới thiệu sau ở bài riêng sau.

Tạo cây con từ cành lan nhánh

Tất cả những cây lan trước mặt tôi nó đều ra nụ nhưng mà cây lan nó ra nụ như thế này thì lại là không chắc. Cây lan này chắc chắn đến Tết là cây không có hoa rồi. Còn đây là một cành năm cũ đã ra hoa, đơm hoa thế nhưng vẫn mọc ra được 1 cây hồ điệp nhỏ.

Cây hồ điệp nhỏ nếu mà tôi cắt từ đây xuống đem dâm vào một cái chậu là ta sẽ được một cây hồ điệp con. Còn đâu lá lan đấy các bạn lưu ý là lá lan rất quan trọng. Ví dụ như lá nó rất vàng rất hỏng chúng ta mới được bóc nó đi. Năng lượng của cái lá này nó sẽ quay trở lại để nuôi những cái lá sau. Năng lượng ở lá được tái và lá quan trọng hơn cả cái rễ lan.

Chúng ta trồng lan dưới cây bóng mát ở vườn như: cây me, khế, sấu, bằng lăng, bàng,… Lý tưởng nhất chúng ta trồng dưới dàn lưới chỗ tôi đang đứng đây. Thế nên đến Tết chúng ta chơi lan đến tầm khi hoa nó xấu có thể để ra vườn. Đây chính là xơ dừa,tôi trồng chỉ đơn giản như thế này thôi đúng không ạ. Còn tất nhiên các bạn có điều kiện thì trồng bằng tảo biển nó tốt hơn. Dưới nền vườn thì rất ẩm,xung quanh lại có cây xanh nhiều bốc ra hơi nước làm tăng độ ẩm cho vườn thì nhiều lúc cây lan nó tự sống.

Nếu chúng ta không có điều kiện chăm bón thì trừ khi nó mắc bệnh thì cây lan nó vẫn tự thu độ ẩm ở trong không khí. Trồng lan không có độ ẩm thì cây lan sẽ bị đói, nó không thu được năng lượng. Tôi có rất nhiều cây lan khác như vậy,cây nào nó cũng trông nó cằn cỗi một chút nhưng đều có hoa. Tôi chỉ để trồng cái gáo dừa rất đơn giản như thế này thôi. Nhưng cây lan thì các bạn phải lưu ý bệnh của nó và môi trường nó phải tốt.

Furthermore, the web site can customize a personalized paper

Assessing for papers is a tedious and time-consuming job, but

You also need to inquire about

Here are check out the post right over here some tips.

the array of the payment which you could expect for your services.

it doesn’t have to be.

to fulfill your needs for any project.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Ghép Lan Phi Điệp Vào Gỗ “Siêu Đơn Giản” Cho Người Mới Chơi trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!