Xu Hướng 3/2023 # Cách Cho Bưởi Da Xanh Ra Hoa Dễ Dàng # Top 11 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cách Cho Bưởi Da Xanh Ra Hoa Dễ Dàng # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Cách Cho Bưởi Da Xanh Ra Hoa Dễ Dàng được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

KHPTO – Cây bưởi da xanh có khả năng ra hoa tự nhiên, không cần xử lý, tuy nhiên nếu nhà vườn muốn cây ra hoa tập trung, thu hoạch cùng đợt thì tiến hành xử lý ra hoa. Theo hướng dẫn của Sở khoa học và công nghệ Bến Tre, người trồng bưởi cần lưu ý như sau: chú ý tạo khô hạn, bưởi cần thời gian khô hạn để phân hóa mầm hoa. Ở các vườn quản lý được nước thì có thể tạo sự khô hạn để bưởi ra hoa đồng loạt. Chú ý lịch thu hoạch để tiến hành chọn thời điểm xử lý.

Tạo khô hạn vào tháng 12 đến tháng 1 dương lịch, thu hoạch trái vào dịp tết Trung thu. Nếu tạo khô hạn vào tháng 3 – 4 dương lịch, thu hoạch trái vào dịp tết Nguyên đán. Gặp lúc mưa nhiều thì có thể dùng tấm nylon đen che phủ chung quanh gốc cũng có thể tạo sự khô hạn để xử lý ra hoa. Muốn thu hoạch trái vào tháng 11 – 12 dương lịch, có thể thực hiện các bước như sau:

Sau thu hoạch trái xong, tiến hành cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh, làm cỏ, quét vôi gốc, kế đến bón phân cho cây. Cây được bón phân lần 2 trước khi xử lý ra hoa (tăng hàm lượng phân lân và kali). Đến đầu tháng 3 dương lịch ngưng tưới nước (còn gọi là xiết nước, tạo khô hạn) cho tới 20/3 dương lịch (khoảng 20 ngày) thì tưới nước trở lại 2 – 3 lần/ngày và liên tục 3 ngày. Nếu cây ra tược non, dùng các loại phân như: 150 g MKP (0-52-34) + 1 g Progibb 10%/bình 8 lít, hoặc 200 – 350 g KNO3/bình 8 lít phun lên cây để giúp lá non mau thành thục, kích thích ra hoa. Đến ngày thứ tư, tưới nước 1 lần/ngày, 7 – 15 ngày sau khi tưới đợt đầu tiên cây sẽ ra hoa, lúc này ngày tưới ngày nghỉ, 10 – 15 ngày sau khi cây trổ hoa, hoa rụng cánh và đậu trái.

Cách xử lý khác là lảy lá của cành mang trái, phương pháp này có thể giúp ra hoa rải vụ, nhưng chỉ có kết quả chủ yếu trên cây mới cho trái trong vài năm đầu, khi cây đã phát triển, cành mang trái nhiều, kỹ thuật trên ít hiệu quả. Theo kinh nghiệm nhà vườn tại Bến Tre, để tăng khả năng ra nhiều hoa, cây không mất sức, suy yếu, ảnh hưởng tới bộ rễ thì trước khi xử lý (tạo khô hạn, trước lúc ngưng tưới nước hoặc lảy lá khoảng 7 – 10 ngày) thì tưới gốc các loại phân hữu cơ, sinh học để tăng sức cho cây, giúp cây phân hóa mầm hoa tốt, ra nhiều hoa, nụ hoa mập, dễ đậu trái và nuôi trái tốt. Có thể chọn các loại phân sinh học như Supagro, Wehg, Vinaxanh, K-Humate, Roodwell…

Khi cây đậu trái, chú ý trên mỗi chùm trái chỉ nên giữ lại tối đa là 2 trái, cành nhỏ vừa thì để 1 trái. Lưu ý không nên để trái ở nhánh nhô ra nắng, trái đầu cành vì dễ bị rám nắng, chai sượng. Để trái tùy vào độ tuổi và sức khỏe của cây, đảm bảo trái lớn, đất chất lượng ngon. Tốt nhất nên để trái thu hoạch khi tuổi cây tính từ lúc trồng phải được ít nhất là 36 tháng. Bón phân cân đối giai đoạn nuôi trái, bổ sung phân hữu cơ gốc. Theo kinh nghiệm nông dân Bến Tre, đến thời điểm thu hoạch mà giá bưởi giảm, có thể neo trái trên cây từ 15 – 30 ngày để chờ xuất bán bằng cách phun lên cây các loại phân bón lá như Retain, ProGibb… hoặc bón nhiều phân dạng đạm và tưới nước thường xuyên.

Phân Bón Cho Bưởi Da Xanh

Vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng đối với cây có múi:

Đạm (N): Giúp cây sinh trưởng tốt, tăng năng suất, chất lượng và kéo dài sinh trưởng trái. Khi thiếu N, mức nhẹ lá màu xanh vàng nhạt, nặng cành non chết khô, chồi ngắn, rụng trái non. Dư N: trái chín ít nước, vỏ thô và dầy.

Lân (P): Giúp rễ phát triển tốt, tăng chất lượng trái. Thiếu P: lá nhỏ, trái nhỏ, ít nước.

Kali (K): Giúp tăng chất lượng và khả năng đậu trái, hạn chế chồi non lúc ra hoa, khả năng hút nước và hô hấp của cây. Thiếu K: trái chua, chịu hạn kém.

Canxi (Ca): Giúp thân, cành cứng rắn tránh gãy đổ, tăng pH đất và diệt trùng, trái chắc dễ tồn trữ. Bón vôi CaCO3, CaO vào đất.

Magiê: Giúp lá xanh tốt, gốc ghép dễ tróc, thiếu Mg lá có màu vàng thau hình chữ V ngược nhất là đất cát acid ven biển, vùng sâu trong đất liền. Phun hay bón vào đất Mg(NO3)2, MgSO4.

Kẽm: Thiếu kẽm lá vàng gân xanh, nhỏ dần và đóng lá dầy, thân, cành không phát triển, trái nhỏ, chất lượng kém. Thiếu kẽm thường xảy ra ở vùng đất acid ven biển, đất kiềm. Phun hợp chất có kẽm qua lá cây hấp thu tốt nhất: sunfat kẽm lúc lá gần trưởng thành.

Mangan (Mn) và Sắt (Fe): Khi thiếu Fe lá nhỏ, chồi non vàng màu trắng bạc, thiếu Mn vàng từ cuống đến chóp lá. Thiếu mangan và sắt thường xảy ra ở đất acid và đất kiềm. Phun MnSO4 hay FeSO4 lên lá.

Đồng (Cu):Thiếu đồng vỏ trái có đốm nâu, trái nứt đít. Để bổ sung đồng cho cây có thể phun các thuốc trừ bệnh gốc đồng (Copper zine, Copper B…)

2. Phân hữu cơ:

Xu hướng canh tác tiên tiến hiện nay là sử dụng càng nhiều phân hữu cơ càng tốt khi sản xuất trái cây theo hướng sạch. Liều lượng 15-30 kg/năm/cây trưởng thành rất tốt cho bưởi, giúp tăng tuổi thọ rất rõ cho các vườn bưởi.

2.1. Việc sử dụng phân hữu cơ có tác dụng như sau:

Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây được lâu dài, vì trong phân hữu cơ có đầy đủ các nguyên tố cần thiết cho cây, từ đa lượng đến vi lượng, giúp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Do nồng độ dinh dưỡng trong phân hữu cơ thấp nên bón không làm cháy lá, hỏng rễ, hại cây. Bón thừa cũng không có tác hại cho cây, do đó kỹ thuật bón đơn giản dễ thực hiện.

Quả có phẩm chất ngon, kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch.

Tăng cường sự phát triển vi sinh vật trong đất, giúp quá trình khoáng hóa xảy ra nhanh hơn, cung cấp cho rễ cây được nhiều chất dinh dưỡng.

Cải tạo lý tính đất, giúp cho đất có cấu trúc xốp hơn, độ ẩm trong đất được giữ lâu hơn, bảo vệ đất chống xói mòn, gìn giữ được độ phì nhiêu của đất.

Tăng cường khả năng trao đổi chất trong đất, nhờ vậy làm gia tăng hiệu quả bón phân vô cơ, hạn chế thất thoát trong quá trình bón phân vô cơ.

2.2. Cách ủ phân hữu cơ đơn giản:

Không nên bón xác bã hữu cơ tươi vào đất mà nên ủ cho hoai mục trước khi bón. Các nguyên liệu hữu cơ được gom lại, có thể trộn với vôi để xử lý một số mầm bệnh trong đống ủ. Để gia tăng tiến trình phân hủy, có thể trộn thêm phân lân và phân đạm làm thức ăn cho vi sinh vật. Có thể ủ với nấm đối kháng Trichoderma để hạn chế nấm bệnh, nhất là các bệnh do tác nhân Phythophtora sp. gây ra. Cách ủ như sau: Gom hữu cơ thành đống: Đáy 2 m, cao 1,2-1,5 m, tưới nước vừa đủ ẩm (nắm chặt vừa rịn nước), đạp chân để đống hữu cơ được nén chặt xuống. Tưới nấm TRICÔ-ĐHCT (20 – 30 g/m3), phủ bạt nhựa để giữ ẩm. Tưới nước bổ sung hàng tuần để đủ ẩm. Đảo đống ủ sau 3 tuần. Đống ủ hoai sau 6-8 tuần. Sử dụng phân này bón cho bưởi rất tốt.

3. Phân vô cơ:

Phân bón vô cơ còn được gọi là phân khoáng, thường có 2 loại:

Phân đơn: Là những loại phân khoáng chỉ chứa có một trong các nguyên tố dinh dưỡng như đạm, lân, kali.

Phân hỗn hợp: Là những loại phân bón chứa từ 2 nguyên tố dinh dưỡng trở lên. Người ta còn phân biệt phân hỗn hợp sản xuất bằng cách phối trộn cơ học giữa các loại phân đơn (như NPK) và phân phức hợp là sản phẩm của các phản ứng hóa học (phân DAP). Tỷ lệ hàm lượng NPK trong các loại phân bón hỗn hợp cũng biến động và khác nhau tùy theo nhu cầu dinh dưỡng từng lọai cây, các giai đoạn sinh trưởng của cây, tình trạng dinh dưỡng trong đất và tùy theo nhà sản xuất.

Để nâng cao chất lượng và hiệu lực phân hỗn hợp, ngoài các nguyên tố đa lượng NPK trong thành phần phân bón còn có các nguyên tố trung lượng (Mg, Ca, S…) và nguyên tố vi lượng (Cu, Zn, B, Mn…) trên cơ sở đặc thù của từng loại cây và tính chất đất ở mỗi vùng sinh thái khác nhau.

Hiện nay, trên thị trường đã có các loại phân bón chuyên dùng cho cây ăn quả theo từng giai đoạn rất thuận lợi cho người sản xuất.

4. Phân bón qua lá:

Phân bón qua lá có các hợp chất dinh dưỡng như NPK và các nguyên tố trung và vi lượng nhưng ở nồng độ thấp, hoặc có thêm một số chất kích thích sinh trưởng. Phân bón qua lá được hòa tan trong nước phun lên lá để cây hấp thu trực tiếp.

5. Phân hữu cơ vi sinh:

Phân hữu cơ vi sinhlà những sản phẩm được sản xuất chủ yếu từ các nguyên liệu hữu cơ, chứa một hoặc nhiều chủng loại vi sinh vật sống được tuyển chọn đạt tiêu chuẩn quy định, nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo đất, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Phân hữu cơ vi sinh vật không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người, động vật, thực vật, môi trường sống và chất lượng nông sản. Nên sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh có tính chuyên biệt.

Cách Trồng Bưởi Da Xanh Trong Chậu

Không khác nhiều kỹ thuật trồng bưởi Diễn cảnh, trồng bưởi da xanh trong chậu cũng trải qua một số bước cơ bản sau:

Chọn cây làm giống tốt: khỏe mạnh,sinh trưởng ổn định có trái ra đều,không bị nấm bệnh hay sâu hại tấn công. Ươm cây con: bà con có thể chiết trực tiếp cây mẹ hoặc ghép mắt (nên ưu tiên phương pháp này bởi nó sẽ tận dụng được sức phát triển của các gốc bưởi địa phương – vốn giàu sức sống, cùng khả năng thích nghi cao).

Giai đoạn trước thành phẩm: tiến hành lựa chọn và ghép thêm quả để cho ra những cây bưởi cảnh có giá trị cao nhất.

Lựa chọn gốc và mắt ghép cây con

Thời gian thực hiện vào đầu xuân tháng 1 hoặc 2, khi thời tiết mát mẻ,có thể tiến hành ghép vào chiều tối tầm 4 – 5 giờ.

Với mắt bưởi da xanh,chọn các cành bánh tẻ ( không quá non – không quá già ), tiến hành lấy mắt ghép độ sâu chạm đến phần sinh gỗ, độ rộng cách mắt 2cm 1 đầu cắt vuông để dễ cố định, đầu còn lại cắt vát( các mắt tam giác sẽ tốt hơn mắt tròn ), đồng thời cắt phần lá – nên giữ lại 1 phần cuống lá để tiện thao tác khi ghép.

Lựa chọn thao tác ghép trên những cành cấp 3 (kích thước bằng ngón tay trỏ) 1 cành tương ứng với 1 mắt, bà con cần cân đối số mắt ghép trên toàn cây để không bị quá thưa hay quá dày. Thông thường mỗi đầu cành cấp 2 sẽ có vài nhánh cấp 3 những cành đó bà con cần giữ lại đề phòng mắt trước không thành công thì ta có thể thay thế.

Tiếp tục ta dùng dao sắc cắt sát vào tầng sinh gỗ của cành cấp 3 thuộc gốc ghép, độ dài đúng bằng độ dài mắt ghép 2cm.

Đưa mắt ghép vào đặt thật khít,đồng thời đảm bảo 2 tầng sinh gỗ sát vào nhau (nếu tách rời thì tỷ lệ thất bại sẽ rất cao). Cuối cùng cố định vòng quanh mắt ghép (không buộc lên phần mắt) – ta có thể dùng băng dính đen loại nhỏ để làm hoặc dùng giấy Parafilm. Đồng thời có dụng cụ che nắng sương cho cây để tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho mắt ghép

Lưu ý: dụng cụ chăm sóc,thao tác cây bưởi da xanh cần được vệ sinh, khử trùng hoàn toàn tránh nấm vi khuẩn xâm nhập.

Đưa cây bưởi da xanh lên chậu

Tính từ thời điểm tháng 1 khi bắt đầu thực hiện ghép mắt đến cuối năm ( tháng 12 ), cây bưởi da xanh lúc này đã phát triển đầy đủ cành lá bà con có thể tiến hành đảo gốc và đưa lên chậu. Các bước thực hiện như sau

Dùng thuổng cuốc và bay chuyên dụng để khoanh vùng và đánh gốc lên, khoảng cách tùy thuộc vào bộ gốc ghép, gốc lớn ta sẽ đánh rộng – gốc nhỏ đánh hẹp lại, làm sao để hạn chế tối đa việc đứt rễ non cũng như thuận lợi để đưa cây lên chậu. ( với gốc bưởi chua 3 năm tuổi tôi thường để bán kính vùng là 30cm )

Chuẩn bị chậu kích thước rộng 70 – 80 cm chiều cao 40 – 50 cm , đồng thời chuẩn bị thêm đất thịt tơi xốp trộn với than xỉ hoặc tro bếp thêm vào 200g lân. Đổ hỗn hợp vào đất làm sao khi đặt cây lên bầu đất nhô cao hơn so với mặt chậu là 10 cm. Cuối cùng nén nhẹ và tưới nước nhẹ vòng quanh.

Lưu ý: trong quá trình bưởi da xanh ở trong chậu cảnh cần thường xuyên cắt tỉa , kiểm soát cành vượt để cây đẹp và cân đối nhất. Chưa kể phải phát hiện sớm sâu bệnh hại và xử lý: nhất là các loại rệp sáp, nhện đỏ, và một số loại nấm…

Do bưởi da xanh có trái quanh năm, nhưng do diện tích trong chậu chật hẹp cũng như cây không trong thời điểm tết bán có giá không cao. Nên ta cần ngắt bỏ hoa trong năm chỉ căn giữ lại đợt quả tết.

Khi trái bằng ½ chén trà thì có căn cứ vào số quả hiện có, và sức khỏe của cây bưởi da xanh ta có thể ghép thêm hoặc ngắt bỏ, đảm bảo phân bổ đều và trái to đẹp khi lớn lên.

và khoảng cách trồng bưởi da xanh là bao nhiêu nếu trồng trên đất vườn.

Bà con thực hiện tương tự như đã trình bày trong bài viết cách trồng bưởi diễn cảnh , tuân thủ đầy đủ các bước từ lựa chọn trái ghép đến cành cần thêm, cũng như thao tác và chăm sóc.

Trồng bưởi da xanh trong chậu

Kỹ thuật trồng bưởi da xanh trong chậu

Cách trồng bưởi da xanh trong chậu cảnh

Từ khóa tìm kiếm:

Cây Giống Bưởi Da Xanh

Giống bưởi da xanh – hướng dẫn trồng và chăm sóc bưởi da xanh

1 Giống bưởi da xanh ruột đỏ không hạt nổi tiếng:

Giống Bưởi Da Xanh ruột đỏ không hạt thơm ngon nức tiếng khắp cả nước.

Trái bưởi da xanh có dạng hình cầu, nặng trung bình từ 1,2 -2.5 kg/trái.

Khi chín, vỏ trái có màu xanh đến xanh hơi vàng, dễ lột và khá mỏng ; tép bưởi màu hồng; nước quả khá, vị ngọt, không chua; có mùi thơm.

Giống bưởi da xanh khi trưởng thành cây cao từ 3-4 m,

Vỏ thân có màu vàng nhạt, ở những kẽ nứt của thân đôi khi có chảy nhựa.

Lá có gan hình mang, lá hình trứng, dài 11-12 cm, rộng 4,5-5,5 cm, cuống có dìa cánh to.

Giống bưởi da xanh sinh trưởng nhanh và đặc biệt rất ưa nước nhưng lại sợ úng do nước bởi thế khi trồng nó phải làm sao cho mùa mưa thoát nước nhanh, mùa nắng phải tưới.

Khi trồng giống cây bưởi da xanh cần chú ý nên tránh đất sét nặng, đất nhiễm phèn mặn, đất bạc màu, đất cát rời rạc, đất thấp ngập úng, đất cao “hóc” nước, đất mới lên bờ, đất có cỏ tranh, cỏ song chằn bao phủ.

Nhìn chung là đất không thuận lợi thì không nên trồng bưởi Da xanh,

Đất ít cát pha sét, pha thịt; đất bờ dừa lâu năm; đất có Trùng, giun cư trú tức là có cả vi sinh vật tồn tại. Đất có cỏ hôi, cỏ lồng vực, cỏ đuôi chồn, rau trai mọc lấp sấp thì dễ trồng bưởi.

– Cây giống bưởi da xanh đủ tiêu chuẩn trồng là cây có chiều cao từ 50-70cm, chiều cao mắt ghép tối thiểu 20cm. cây khỏe mạnh không bị sâu bệnh hay rỉ sắt

– Mật độ trồng cây bưởi da xanh là 5 mx5 m đối với trồng đơn canh hoặc 5m x 7m đối với xen canh

– Có thể trồng trên khu vực vùng núi, đồi cao nguyên dốc . Trồng dọc theo đường đồng mức

– Trồng bưởi da xanh chú ý thời điểm và thời tiết trồng để có phương án trồng tốt nhất

Chuẩn bị đất trồng bưởi

Bao gồm: phát quang, san mặt bằng; thiết kế vườn trồng; đào hố; bón phân lót và lấp hố; các công việc khác như làm đường, mương rãnh tưới tiêu nước,…

Phát quang và san ủi mặt bằng

Đối với những đồi rừng chuyển sang trồng cây ăn quả nói chung và trồng bưởi da xanh đều phải phát quang, thậm chí phải đánh bỏ toàn bộ rễ cây rừng và san ủi tạo mặt phẳng tương đối để cho việc thiết kế vườn được dễ dàng.

Trừ những nơi đất quá dốc ( từ khoảng 100 trở lên ) sẽ áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, nghĩa là chỉ phát quang, dãy cỏ, san lấp những chỗ quá gồ ghề sau đó thiết kế và đào hố trồng cây,

Đối với các loại đất chuyển đổi khác sang trồng bưởi da xanh cũng cần phải dọn sạch và tạo lại mặt bằng trước khi thiết kế.

Thiết kế vườn trồng bưởi da xanh

+ Tuỳ theo quy mô diện tích và địa hình đất mà có thiết kế vườn trồng một cách phù hợp.

Đối với đất bằng hoặc có độ dốc từ 3 – 50 nên bố trí cây bưởi da xanh theo kiểu hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tam giác (kiểu nanh sấu). Đất có độ dốc từ 5 – 100 phải trồng cây theo đường đồng mức, khoảng cách của hàng cây là khoảng cách của đường đồng mức.

Ở độ dốc 8 – 100 nên thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang đơn giản, dưới 80 có thể áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, trên 100 phải thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang kiên cố.+ Đối với vườn diện tích vườn bưởi da xanh nhỏ dưới 1ha không cần phải thiết kế đường giao thông.

Với diện tích lớn hơn thậm chí tới 5 – 10 ha cần phải phân thành từng lô nhỏ có diện tích từ 0,5 đến 1ha/lô và có đường giao thông rộng để có thể vận chuyển vật tư phân bón và trái bưởi da xanh bằng xe cơ giới, đặc biệt đối với đất dốc cần phải bố trí đường lên, xuống và đường liên đồi. Độ dốc của đường lên đồi không quá 100.

Bố trí mật độ, khoảng cách canh tác bưởi da xanh

Mật độ trồng bưởi da xanh phụ thuộc vào và khả năng đầu tư thâm canh. Thông thường đối với bưởi da xanh trồng với khoảng cách 5 m x 4 m (tương ứng với 500 cây/ ha). Đối với những vùng đất tốt hoặc có điều kiện đầu tư thâm canh và áp dụng các biện pháp đốn tỉa hàng năm có thể bố trí mật độ dày hơn (600 cây/ha). Ở những vùng đất dốc, hàng cây được bố trí theo đường đồng mức và khoảng cách giữa 2 đường đồng mức là khoảng cách giữa 2 hình chiếu của cây. Khoảng cách cây được xác định như nhau trên cùng một đường đồng mức, đường đồng mức dài hơn thì có số cây nhiều hơn.

Đào hố trồng và bón lót phân trước khi trồng bưởi da xanh

+ Kích thước hố rộng 0,8 – 1 m sâu 0,8 – 1 m. Đất xấu cần đào rộng hơn.+ Bón phân lót cho 1 hố: Bót lót cho mỗi hố 30 – 50 kg phân chuồng hoai (hoặc 5 – 7 kg phân vi sinh) + 1 kg supelân + bón vôi đủ điều chỉnh pH đất về ngưỡng thích hợp (từ 6 – 6,5). Toàn bộ lượng phân lót trên được trộn đều với tầng đất mặt và lấp hố. Lượng đất lấp hố cao hơn bề mặt hố từ 7 – 10 cm. Hố cần phải chuẩn bị trước khi trồng ít nhất 1 tháng.

Cách tỉa cành và tạo tán cho bưởi da xanh

Sau khi trồng cây khoảng 1 năm cây đã đạt chiều cao nhất định và tán lá đã phát triển khá mạnh. Định kì bạn nên cắt tỉa những cành già, cành yếu và bị bệnh để cây tập trung nuôi dưỡng những cành khỏe.

Bón phân đúng thời điểm và theo từng giai đoạn phát triển

Căn cứ vào chất đất bạn đang trồng mà sẽ có chế độ bón phân thích hợp nhất. Thường người ta sử dụng loại phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục để bón cho cây phát triển. Giai đoạn tạo lá bạn nên bón thêm cho cây một lượng phân NPK để giúp tạo lá và kích thích cây đâm cành mới nhiều hơn.

Phòng trừ sâu bệnh nâng cao chất lượng và sản lượng

Giống như những loại bưởi khác, bưởi da xanh cũng mắc một số bệnh điển hình như bệnh thối lá, thối rễ và các loại sâu hay côn trùng chích hút vv. Bạn có thể thực hiện bằng tay loại bỏ những loại sâu hoặc côn trùng chích hút. Cắt bỏ những cành héo, cành sâu bệnh để không ảnh hưởng đến những cành khỏe mạnh. Có thể sử dụng biện pháp phun thuốc bảo vệ thực vật hoặc chế phẩm sinh học để tiêu diệt sâu bệnh hại cây.

Kích thích ra hoa, đậu trái

Để cây ra hoa đậu trái đung thời điểm thị trường cần bạn nên tiến hành kích thích cây ra hoa và đậu trái trước 7 tháng trước ngày thu hoạch là tốt nhất.

Để cho ra những quả to mẫu mã đẹp thì các chuyên gia khuyên nên bao trái từ sớm. Khi bưởi da xanh có kích thước bằng với quả trứng vịt thì bạn sử dụng túi nilon có đường kính 20cm để bao quả lại. Dùng dây buộc giữ túi vừa chặt. Cắt bỏ phần đáy để giữ cho cây có độ thông thoáng giúp ngăn các loại côn trùng và sâu đục thân tấn công trái. Với loại túi nilon trắng trong này cây vẫn có thể quang hợp được và chất diệp lục ở vỏ quả vẫn hấp thu được ánh do đó mà màu sắc của quả không thay đổi từ khi nhỏ tới chín.

Thu hoạch bưởi da xanh:

Từ khi trồng ây ra hoa cho đến lúc thu hoạch khoảng 3 tháng. Nên thu hoạch bưởi lúc vừa chín tới để giúp quả có chất lượng tốt nhất.

3 Các loại hình nhân giống cây bưởi da xanh

Giống như nhiều loại cây trồng khác, người ta có thể trồng bưởi từ cây hạt , cây ghép hoặc cây chiết. Mỗi loại hình cây giống lại có những ưu nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc vào tình hình địa phương canh tác và hoàn cảnh kinh tế mà ta có những phương án lựa chọn loại hình cây giống bưởi da xanh sao cho hợp lý.Bưởi da xanh được trồng từ cây ghép mắt hoặc cây chiết cành là phương án tốt nhất và tối ưu nhất do khả năng sống tốt, thời gian sinh trưởng ngắn chỉ sau 2 năm đã bắt đầu được thu hoạch. Bới vậy đa phần hiện nay bà con thường trồng bưởi từ 2 loại này

– Giống bưởi da xanh ghép : cây giống cao 40-60 cm, cây ghép mắt ghép cao 20 cm – Giống bưởi da xanh chiết : cây giống cao 60-70 cm

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Cho Bưởi Da Xanh Ra Hoa Dễ Dàng trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!