Bạn đang xem bài viết Cách Bón Phân, Chăm Sóc, Bảo Vệ Lúa Mùa được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
nhà nông cần biết
Cách bón phân, chăm sóc, bảo vệ lúa mùa
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, thời gian tới thời tiết diễn biến rất phức tạp, các đợt nắng, nóng còn xảy ra, đặc biệt là lượng mưa còn lại trong những tháng cuối năm rất lớn (trên 1.000mm), các đợt mưa to đến rất to có khả năng tập trung từ đầu tháng 8-2020 trở đi và có thể xảy ra ngập úng trên diện rộng đúng vào giai đoạn lúa bắt đầu hồi xanh, đẻ nhánh, đồng thời gây dư thừa lượng đạm cho lúa và tạo điều kiện cho sâu bệnh, nhất là bệnh bạc lá, bùng phát diện rộng.
Để đảm bảo chăm sóc, bảo vệ tốt các trà lúa mùa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đề nghị UBND, Phòng NN và PTNT các huyện, thành phố và các Công ty Khai thác công trình thủy lợi quan tâm chỉ đạo tập trung hoàn thành gieo cấy lúa mùa trước ngày 15-7-2020. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết để chủ động tiêu rút nước đệm trên các tuyến kênh mương, nhất là ở những vùng úng, trũng; chủ động máy bơm dã chiến, máy bơm di động để chống úng cho lúa, màu khi có mưa lớn xảy ra; duy trì mực nước nông cho ruộng lúa từ sau cấy đến khi kết thúc đẻ nhánh hữu hiệu, không để ruộng khô hạn; khoanh vùng, điều tiết nước hợp lý cho từng vùng, chú ý không để ngập úng những diện tích lúa gieo sạ. Chăm sóc, bảo vệ tốt lượng mạ dự phòng đến hết ngày 30-7-2020. Tổ chức chăm bón kịp thời cho lúa, màu sau gieo cấy đảm bảo nguyên tắc bón phân sớm, tập trung (nặng đầu, nhẹ cuối) và cân đối; tuyệt đối không bón đạm lai nhai, tăng lượng phân lân, phân kali, giảm lượng đạm để cây lúa sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, chống đổ tốt. Khẩn trương bón thúc lần 1 cho những diện tích lúa đã cấy từ 7-10 ngày, lượng phân đạm được bón tập trung chủ yếu cho lần thúc 1 để hạn chế bệnh bạc lá lúa và đốm sọc vi khuẩn. Tăng cường sử dụng phân bón hỗn hợp N-P-K của các doanh nghiệp uy tín, chất lượng. Lượng phân bón sử dụng cho 1 sào gồm: Phân lân, đảm bảo bón đủ 15-20 kg/sào; những diện tích bón lót chưa đủ 15-20 kg/sào cần bón bổ sung 5-7kg super lân ở lần thúc 1. Phân đạm urê, đối với lúa lai cần đảm bảo lượng bón 7-8 kg/sào (phía nam tỉnh bón 8 kg/sào, phía bắc tỉnh bón 7 kg/sào); đối với lúa thuần từ 5-6 kg/sào; lúa đặc sản từ 3-5 kg/sào. Phân kali, đảm bảo lượng bón 5-6 kg/sào. Cách bón cụ thể như sau: Đối với lúa cấy, tiến hành bón thúc lần 1 sau cấy từ 7-10 ngày. Đối với diện tích lúa cấy trước ngày 5-7, hoàn thành bón thúc lần 1 trước ngày 20-7; những diện tích lúa cấy sau ngày 5-7, hoàn thành bón thúc lần 1 trước ngày 30-7. Lượng bón, lúa lai 4kg urea + 3kg kali hoặc bón 10kg N-P-K (16-16-8) hoặc bón 13 kg N-P-K (13:13:13). Lúa thuần 3kg urea + 3kg kali hoặc bón 8kg N-P-K (16-16-8) hoặc bón 10kg N-P-K (13:13:13). Lúa đặc sản 2kg urea + 3kg kali hoặc bón 5kg N-P-K (16-16-8) hoặc bón 7kg N-P-K (13:13:13). Bón thúc lần 2 (khi lúa đứng cái – làm đòng), bón 3kg kali. Chỉ bón bổ sung phân đạm (1kg urea/sào) cho những diện tích lúa còn xấu. Đối với lúa gieo sạ, bón giảm 20% lượng phân đạm và tăng 15-20% lượng kali so với lúa cấy để lúa đứng cây, chống đổ tốt. Bón thúc lần 1 (khi lúa 2-2,5 lá) bón 30% lượng phân N-P-K (loại chuyên dùng bón thúc). Bón thúc lần 2 (khi lúa 5-6 lá) bón 70% lượng phân N-P-K (loại chuyên dùng bón thúc).
Tăng cường theo dõi và phòng trừ dịch hại, quan tâm làm tốt công tác thu thập mẫu rầy, mẫu lúa để giám định virus lùn sọc đen theo Kế hoạch số 1256/KH-SNN ngày 2-6-2020 của Sở NN và PTNT về tuyên truyền, tập huấn, quản lý giám sát bệnh lùn sọc đen hại lúa mùa 2020 làm cơ sở tổ chức phòng trừ rầy lứa 4 vào cuối tháng 7, đầu tháng 8. Trước mắt, đối với lúa gieo sạ cần phun thuốc trừ rầy sau khi xuống giống từ 15-20 ngày (khi trên ruộng có mật độ rầy trên 300 con/m2 và nơi mẫu rầy phân tích có kết quả dương tính). Sử dụng thuốc có hoạt chất Thiamethoxam (Amira 25WP, Onera 300WG, Mikhada 20WP…), hoạt chất Imidacloprid (Midan 10WP, Sectox 100WP, Aicmidae 100WP…), hoạt chất khác (DupontTM PexenaTM 106SC, Chess 50WG, TVpymeda 350WP…). Sau 3 ngày phun thuốc nếu rầy còn mật độ cao cần tiếp tục phun trừ lại. Tích cực phát động và tổ chức diệt chuột, ốc bươu vàng, cỏ dại; tuyệt đối không dùng điện và các biện pháp gây nguy hiểm cho người, vật nuôi. Quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ kỹ thuật nhằm đảm bảo thành công các mô hình “cánh đồng lớn”, “cánh đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm” cho nông dân. Tăng cường kiểm tra thị trường cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Hướng dẫn nông dân ghi chép số lượng, chủng loại các loại vật tư nông nghiệp, địa chỉ cung ứng; giữ lại bao bì, tem nhãn, hóa đơn mua vật tư, hóa chất làm cơ sở giải quyết khi có khiếu nại về chất lượng vật tư nông nghiệp và giúp truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Triển khai rà soát, thống kê diện tích bỏ ruộng hoang, mô hình cánh đồng lớn, mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi, cơ cấu giống lúa vụ mùa năm 2020 và gửi kết quả thống kê về Sở NN và PTNT (theo biểu mẫu đính kèm qua Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật) trước ngày 10-8-2020 để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh./.
Văn Đại
Khái Niệm Phân Bón Và Cách Sử Dụng Phân Bón (Phần 1) : Khái Niệm Phân Bón
Hà Nội , ngày 27 tháng 5 năm 2019
A – Khái Niệm
I. Khái niệm Phân bón: Là những chất hoặc hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ có chứa một hay nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu được đưa vào trong sản xuất nông nghiệp với mục đính chính là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng nhằm giúp chúng sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao.
II. Phân loại
Phân loại theo nguồn gốc hình thành
– Phân hữu cơ: Là loại phân bao gồm phế phụ phẩm của cây trồng và gia súc ở các giai đoạn khác nhau của quá trình phân giải và được bón vào đất nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và cải thiện tính chất đất. Phân hữu cơ bao gồm phế phụ phẩm của trồng trọt, lâm nghiệp, rác thải từ các nghành sản xuất như nghành sản xuất giấy, đường, bùn cống rãnh và phế phụ phẩm từ các ngành chế biến nông sản.
– Phân vô cơ: là những loại phân không có yếu tố các bon (có khi dùng thuật ngữ phân hóa học, phân khoáng để gọi phân vô cơ nhằm phân biệt sản phẩm được sản xuất ra bằng phương pháp vật lý, hóa học và không có nguồn gốc từ cây trồng, vật nuôi)
– Phân đơn: là loại phân chỉ chứa một nguyên tố dinh dưỡng đa lượng (phân đạm , kali, lân…)
– Phân tổng hợp: Là những loại phân chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng (bao gồm có phân trộn như NPK; phân phức hợp như DA, DAP.v.v.)
– Phân sinh học: Là loại phân có chứa vi sinh vật có tác dụng tăng cường quá trình tổng hợp, phân giải, chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong đất để cây trồng sử dụng. Phân sinh học chỉ có giá trị khi bón ra đồng ruộng các vi sinh vật trong phân còn sống và phát huy tác dụng.
– Phân sinh hoá: Loại phân được sản xuất bằng cả công nghệ sinh học và hoá học trong đó:
+ Sử dụng công nghệ sinh học để chuyển hoá làm giàu các nguyên liệu sản xuất phân.
+ Sử dụng công nghệ hoá học để tạo ra sản phân bón. Phân sinh hoá khi bón ra ruộng không còn sự có mặt của vi sinh vật.
– Phân phức hợp: Là loại phân có chứa trong thành phần từ 2 hoặc nhiều hơn các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
– Phân trung lượng: là loại phân chứa một loại chất dinh dưỡng trung lượng như: Mg, S, Ca…Các loại chất dinh dưỡng này cây cần với một lượng trung bình nhưng rất cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
– Phân vi lượng: Phân vi lượng là loại phân có chứa một yếu tố dinh dưỡng vi lượng như: Cu, Fe, Zn, Mo…Phân vi lượng cây trồng cần một lượng rất nhỏ nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng phát triển cũng như chất lượng của nông sản phẩm.
2. Phân loại theo cách sử dụng
Theo cách sử dụng người ta chia phân bón thành 3 nhóm:
– Phân bón rễ: Là các loại phân bón được bón trực tiếp vào đất hoặc vào nước để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ;
– Phân bón lá: Là các loại phân bón được tưới hoặc phun trực tiếp vào lá hoặc thân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân lá;
– Chất cải tạo đất : Là chất bón vào đất có tác dụng nâng cao độ phì, cải thiện đặc điểm lý tính, hoá tính, sinh tính đất, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao và chất lượng nông sản tốt .
*) Tìm mua phân bón chất lượng cao quý khách hàng vui lòng truy cập , liên hệ theo đường link sau :
↔ Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon
↔ Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng
↔ Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277
↔ E-mail : vandienfmp@gmail.com
↔ Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/
Theo Cục Trồng Trọt , Cục Khuyến Nông
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN LÂN NUNG CHẢY VĂN ĐIỂN
Chăm Sóc Cho Sân Vườn Hiệu Quả Vào Mùa Đông Lạnh
Vào mùa đông thường ngày ngắn đêm dài do đó có nhiều loại cây cảnh ưa nắng sẽ cần có sự quan tâm đặc biệt. Vì ánh sáng giúp cho cây quang hợp để phát triển, do mùa đông ít nắng nên cách tốt nhất để cho cây phát triển thì sân vườn luôn được cắt tỉa dọn sạch sẽ không để cành lá um tùm che mất phần ánh sáng cần thiết.
2. Cung cấp nước đầy đủ cho cây trong sân vườn
Yếu tố thứ 2 ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây đó chính là không khí và độ ẩm. Vào mùa đông miền bắc lạnh kèm theo không khí khô và độ ẩm thấp nên dẫn ra tình trạng sâu bệnh, khiến cây kém phát triển và chết.
Do đó bạn cần phải làm cách tăng thêm độ ẩm cho cây, bằng việc tưới nước cho cây 1 lần vào buổi sáng. Cách làm tuy đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả, cây cối được tăng độ ẩm, tránh tình trạng héo úa, khô rễ…
3. Bón phân định kỳ cho cây trồng
Bón phân định kỳ cho cây trồng để cây có chất dinh dướng phát triển. Tuy nhiên, trong suốt mùa đông dài lạnh giá, để những cây, hoa trong sân vườn bạn đủ sức chống chọi với sâu bệnh, thời tiết thì bạn nên tăng việc bón phân nhiều hơn gấp rưỡi so với mùa hè và mùa xuân.
Bón phân là cách giúp rễ cây khỏe mạnh, đủ sức mang lại sự tươi tốt cho toàn bộ thân cành lá phía trên, đặc biệt là những loại cây nở hoa.
4. Cắt tỉa cây thường xuyên.
Tùy từng loại cây cảnh, những chậu cây nhỏ, bạn có thể dọn dẹp phía dưới gốc cây và nhặt đi những chiếc lá chuẩn bị úa vàng. Với loại cây cảnh có kích thước lớn hơn, bạn nên xem xét cắt tỉa chúng trong những ngày nắng ấm của mùa đông.
Việc cắt tỉa định kỳ không chỉ giúp cây cối có kiểu dáng đẹp hơn, mà còn giúp cây phát triển an toàn, tránh được nhiều sâu bệnh trong mùa đông.
Hướng dẫn cách chăm sóc cây xanh trong sân vườn Greenmore [G+] – Mang lại cuộc sống an nhiên!
Tags: cảnh quan sân vườn
Cách Tự Chăm Sóc Sân Vườn Đơn Giản Nhất
Để có một khoảng sân vườn như mong muốn đã khó, chăm sóc phát triển chúng xanh tốt lại càng khó hơn, đặc biệt là làm sao để có thể vừa chăm sóc vườn đẹp vừa đúng cách. Chăm sóc được một vườn cây cảnh đẹp và đúng yêu cầu quả thật là không hề dễ dàng chút nào. Nhất là khi cuộc sống ngày càng hiện đại, con người càng trở nên bận rộn hơn, việc dành ra một khoảng thời gian để chăm sóc vườn là điều khá hiếm hoi. Chính vì vậy, tự trang bị cho mình những cách để chăm sóc sân vườn để bạn dễ dàng hơn trong việc giúp sân vườn phát triển một cách tốt nhất.
1.Tưới nước tùy theo nhu cầu của cây:
Không phải cây trồng nào cũng có nhu cầu nước tưới giống nhau, vào mùa mưa không cần phải tưới nhiều mà chỉ cần tưới sơ qua để rửa lá, nhất là đối với các cơn mưa đầu mùa vì mưa trái mùa thường có nhiều bụi axít sẽ làm hư lá. Nên tưới nước vào buổi sáng và tưới thật đẫm thật kỹ đảm bảo cây đủ ẩm.
Nước là yếu tố vô cùng quan trọng của tất cả các loài cây vì có nước cây mới có thể duy trì sự sống, nhưng đừng tưới quá nhiều nước sẽ làm cho chúng bị úng. Lưu ý vào mùa nắng gắt thì tưới và sáng sớm hoặc chiều tối lần để cây không bị héo lá rất khó phục hồi, cây dễ bị hư tán hay khô nhánh.
2. Dùng các loại phân bón đúng cách trong chăm sóc sân vườn:
Nên bón phân vào mùa mưa để cây trong sân vườn có đủ ẩm độ hấp thu phân bón dễ dàng. Mỗi loại cây trồng đều có nhu cầu khác nhau nên cần thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật, liều lượng theo hướng dẫn nhà sản xuất, không được bón phân quá liều sẽ làm cây chết.
Chỉ bón phân khi trời mát, thường bón vào sáng sớm hay chiều mát, bón phân khi cây đã đủ ẩm độ hoặc tưới nước ngay sau khi bón phân để cây hấp thu và phát triển tốt nhất.
3. Cắt tỉa cây cảnh trong sân vườn:
Trong quá trình chăm sóc sân vườn cần thường xuyên cắt bỏ lá vàng hư, hoa tàn để cách ly nguồn bệnh cho cây khi gặp mưa gió kéo dài. Nếu có cây bị nghiêng ngã thì phải cho chống sửa ngay để tránh làm hư hại cho cảnh vật xung quanh. Cây bụi và thảm cỏ nên cắt tỉa thường xuyên mỗi tháng 1 lần khiến sân vườn luôn đẹp
Làm cỏ là một trong những việc gần như quan trọng nhất trong việc chăm sóc vườn bởi vì nếu bạn không làm cỏ thường xuyên thì cỏ dại sẽ mọc rất nhanh và ăn hết chất dinh dưỡng của bạn dành cho các loại cây trồng khác. Do đó bất cứ khi nào bạn có thời gian rảnh rỗi, chỉ cần đi ra khu vườn của bạn tận hưởng không khí trong lành thì bạn nên rành chút thời gian nhặt đi những cây cỏ dại lá vàng giúp khu vườn thêm đẹp.
4. Phòng trừ sâu bệnh cho cây cảnh trong sân vườn:
Nếu lúc nào cây cảnh trong sân vườn luôn được cắt tỉa gọn gàng và không có lá vàng thì ít khi bị sâu bệnh tấn công. Khi thời tiết chuyển mùa thì cần phải phun thuốc BVTV để phòng trừ, khi sử dụng thuốc lưu ý chon lựa thuốc có nguồn gốc sinh học để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà và môi trường.
Ngoài ra, khi cây trong sân vườn bị sâu bệnh thì nên hỏi các nhà chuyên môn để dùng thuốc BVTV đặc trị mới hiệu quả. Hạn chế tối đa việc cây, hoa chết hoặc còi cọc gây mất thẩm mỹ cho sân vườn.
Thiết kế sân vườn đẹp cho nhà phố
Greenmore [G+] – Mang lại cuộc sống an nhiên!
Tạp chí Greenmore
Tags: cảnh quan sân vườn
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Bón Phân, Chăm Sóc, Bảo Vệ Lúa Mùa trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!