Bạn đang xem bài viết Bón Phân Trùn Quế Đúng Cách Và Đúng Liều Lượng – Aber Vietnam được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Cho sự nẩy mầm:
Dùng 20-30% phân trùn trộn với đất sẽ tạo ra một hỗn hợp giá thể gieo ươm cây con tốt nhất mà không cần thêm bất cứ loại phân nào khác. Có khả năng làm tăng tỷ lệ nẩy mầm của hạt, giúp cây con phát triển nhanh và có tỷ lệ sống cao.
2. Dùng cải tạo đất:
Phân trùn chứa hàng ngàn kén trùn/kg nên khi bón vào đất, gặp điều kiện thuận lợi, kén nở và sinh sống trên chính mảnh đất canh tác của chúng ta – mà chúng ta đều biết nơi nào có trùn sinh sống thì nơi đó đất luôn màu mỡ và tơi xốp. Bón phân trùn và tưới nước thường xuyên vào vùng đất cằn cỗi đã được cuốc lên thì lớp đất này dược cải tạo đáng kể (lượng bón tối ưu được khuyến cáo là 3kg/m2).
3. Như là phân bón:
Bỏ phân trùn trực tiếp quanh gốc cây (không gây hư hại cây nếu dùng nhiều), bón lót cho cây, rau, quả các loại sẽ tạo ra một loại thực phẩm hữu cơ hảo hạng và đạt năng suất cao.
4. Dùng dạng dung dịch:
Có thể ngâm phân trùn trong nước một ngày theo tỷ lệ 1/5 (nước không chứa clo và thường xuyên được khuấy đều để tránh phân bị yếm khí), hỗn hợp chất lỏng này có thể sử dụng như một loại phân bón dạng dung dịch và có khả năng giảm sâu bệnh khi phun trực tiếp vào thân, lá.
LƯỢNG DÙNG:
Cây cảnh:
Trộn theo tỷ lệ 3/5 (3 phần phân trùn và 5 phần còn lại gồm đất, xơ dừa, tro trấu… để trồng mới hoặc chỉ cần bón 5kg phân trùn trên 1 chậu 40 x 60 cm.
Rau, củ, quả:
• Trồng rau tại nhà: Trộn tỷ lệ 30-50% (3-5 phần phân trùn và phần còn lại gồm đất, xơ dừa, tro trấu… Không cần bón thêm bất cứ loại phân nào khác, bón bổ sung các lần tiếp theo sau mỗi lần thu hoạch
• Trồng rau mầm: chỉ cần 1kg phân trùn cho vào khay nhựa 30cm x 45cm và 20g hạt giống sau 5 ngày chúng ta sẽ có 300gr rau mầm.
• Trồng đại trà: Bón lót 250-300kg/1000m2
Làm phân bón dạng dung dịch:
Lấy 1kg phân trùn cho vào thùng nhựa cùng với 10 lít nước, dùng máy bơm oxy (loại nhỏ dùng sục khí cho hồ cá) sục 24 – 36h, sau đó lọc lấy nước cho vào bình xịt, xịt cho tất cả các loại cây, có tác dụng như loại phân bón lá rất tốt, ngoài ra còn có tác dụng ngăn ngừa sâu bệnh, còn phần bã bón cho cây bình thường.
Cách Bón Phân Cho Hoa Hồng Đúng Quy Trình Đúng Liều Lượng
Tác dụng của việc bón phân cho hoa hồng
Cơ bản thì bón phân là cung cấp dinh dưỡng cho cây hoa hồng, điều này có tác dụng giúp cây đủ dinh dưỡng, đảm bảo sự phát triển của cây hoa hồng, tăng năng suất cây trồng. Nhưng nếu chỉ hiểu đơn giản như vậy thì chưa đầy đủ vai trò của phân bón và tác dụng của việc bón phân. Vậy đầy đủ thì bón phân cho hoa hồng có vài trò gì?
– Cung cấp dinh dưỡng cho hoa hồng, tăng năng suất cây trồng: đây là vai trò đầu tiên của việc bón phân, cần đảm bảo những nguyên tố mà ở trên đã phân tích. Như hoa hồng thì việc đảm bảo yếu tố trung và vi lượng biểu hiện rất rõ ra màu hoa và độ to của form hoa, hồng.
– Cải tạo đất, phục hồi chức năng của đất, tăng độ phì của đất trồng: cây sau khi hút dinh dưỡng của đất thường gây bạc màu, giảm độ phì và các đặc tính của đất hoặc giá thể trồng hoa hồng. Cần trả lại đặc tính sinh – lý – hóa của đất, phục hồi hệ đệm sinh học cho đất và giá thể trồng hoa hồng. Chính vì thế ngoài cung cấp dinh dưỡng cho cây, việc bón phân cũng phải đảm bảo yếu tố quan trọng này, đảm bảo duy trì việc khai thác bền vững của đất, giá thể trồng cây. Phân hữu cơ và vôi có thể làm rất tốt việc này.
– Bảo vệ cây trồng, hạn chế nấm bệnh gây hại cho hoa hồng: Cây đầy đủ dinh dưỡng sẽ có sức khỏe tốt, từ đó sẽ tăng khả năng đề kháng và chống chịu với bệnh hại. Ngoài ra hiện nay các loại phân vi sinh cung câp nhiều loại vi sinh vật có lợi, từ đó hạn chế hoạt động của vi sinh vật có hại nên gây cây cũng được giảm khả năng bị bệnh do các vi sinh vật có hại gây ra… Hay như việc cây được cung cấp đầy đủ một số nguyên tố trung – vi lượng như Fe, Cu… sẽ giảm một số bệnh vàng lá ở hoa hồng…
– Bảo vệ môi trường: Việc bón phân không hợp lý có thể gây ảnh hưởng tới môi trường, ngay cả phân hữu cơ, nếu không được ủ hoặc xử lý có thể gây ô nhiễm môi trường. Phân hóa học bón nhiều vừa làm hỏng đất vừa để lại dư lượng trong đất dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, đất bị nhiễm kim loại nặng do dư thừa nhiều một số nguyên tố trung – vi lượng…
Một chế độ bón phân tốt phải đảm bảo tất cả các yếu tốt trên.
Cơ chế hấp thụ chất dinh dưỡng của cây hoa hồng
Các giống cây hoa hồng lấy được chất dinh dưỡng qua 2 bộ phận:
– Nhờ bộ rễ:
Không phải toàn bộ các phần của rễ đều hút dinh dưỡng mà là nhờ miền lông hút rất nhỏ trên rễ tơ. Từ một rễ cái, bộ rễ được phân nhánh rất nhiều cấp, nhờ vậy tổng cộng diện tích hút dinh dưỡng từ đất của cây rất lớn. Rễ hút nước trong đất và một số nguyên tố hòa tan trong dung dịch đất như: đạm, lân, kali, lưu huỳnh, manhê, canxi và các nguyên tố vi lượng khác, bộ rễ là cơ quan chính lấy thức ăn cho cây.
– Nhờ bộ lá:
Bộ lá và các bộ phận khác trên mặt đất, kể cả vỏ cây cũng có thể hấp thu trực tiếp các dưỡng chất. Ở trên lá có rất nhiều lỗ nhỏ (khí khổng). Khí khổng là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng bằng con đường phun qua lá. Trên cây một lá mầm (đơn tử diệp) khí khổng thường phân bố cả 2 mặt lá, thậm chí mặt trên lá nhiều hơn mặt dưới lá như: lúa , lúa mì…;trên cây ăn trái (cây thân gỗ) khí khổng thường tập trung nhiểu ở mặt dưới lá. Khi dùng phân bón lá phải theo đặc điểm cây trồng và đúng hướng dẫn thì lá cây mới hấp thụ cao được.
Cây hoa hồng cần các chất dinh dưỡng nào
Dinh dưỡng cho cây hoa hồng
– Đa lượng: Đạm (N), lân (P), kali (K)
– Trung lượng: Canxi (Ca), lưu huỳnh (S), magiê (Mg)…
– Vi Lượng: Sắt(Fe), kẽm (Zn), mangan (Mn), bo (B), đồng (Cu), molypden (Mo), clo (Cl)
Tất cả những nguyên tố trên đều rất cần thiết cho cây, một chế độ bón phân tốt là phải đầy đủ và cân bằng tất cả các yếu tố trên.
Có những loại phân bón gì?
– Phân vô cơ (phân hóa học): Phân vô cơ hay phân hóa học là các loại phân có chứa yếu tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng(vô cơ) thu được nhờ các quá trình vật lý, hóa học.
– Phân đơn: Phân lân, phân đạm Ure, phân đơn kali…
– Phân tổng hợp: N – P – K
– Vôi
– Phân hữu cơ: Là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng những hợp chất hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phụ phế phẩm nông nghiệp, phân rác…
– Phân chuồng
– Phân xanh
– Rác
– Hữu cơ vi sinh
– Phân vi sinh: Là chế phẩm phân bón được sản xuất bằng cách dùng các loại vi sinh vật hữu ích cấy vào môi trường là chát hữu cơ (như bột than bùn). Khi bón cho đất các chủng loại vi sinh vật sẽ phát huy vai trò của nó như phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ, hoặc hút đạm khí trời để bổ sung cho đất và cây.
– Phân bón lá: dùng để bón thúc trong giai đoạn cần thiết, pha vào nước và phun lên toàn bộ cây
Và theo mình thì không dùng một loại phân nào mà tốt hẳn, nên dùng phối hợp tất cả các loai phân trên sẽ cho hiệu quả cao nhất.
Các loại phân bón cho cây hoa hồng
– Chế phẩm đỗ tương ngâm: thuộc nhóm phân bón hữu cơ vi sinh
Vì sao mình nghiên cứu và sản xuất chế phẩm này thì mình đã phân tích rất kỹ ở bài này mời các bạn tham khảo bài viết: Chế phẩm đỗ tương ngâm cho hoa hồng
– HVP301B: thuộc nhóm phân hữu cơ khoáng
– Garsoni: thuộc nhóm phân vô cơ tổng hợp: Đây là phân bón theo công nghệ của Mỹ, dễ hòa tan trong nước, hiệu suất sử dụng và được hấp thụ rất cao.
– Phân bón lá Miracle Gro: Phân bón lá mà mình thích sử dụng nhất, rất hiệu quả và an toàn
Nguyên tắc bón phân cho hoa hồng
Quy trình bón phân cho hoa hồng cần tuân thủ các đợt như sau:
– Đợt 1: Sau khi đợt hoa của vườn đã tàn, mình cho cắt tìa toàn bộ hoa tàn, nhân tiện bấm tỉa luôn cành khô, chết, bệnh, chồi điếc, lá vàng, sâu, bệnh. Sau đó quét dọn và thu gom toàn bộ rác đi. Rồi tiến hành bón đợt đầu cho cây gồm: Tưới chế phẩm đỗ tương ngâm cho hoa hồng + phân bón Garsoni.
– Đợt 2: Sau khi bón khoảng 7 – 10 ngày, cây đã bắt đầu đâm chồi đỏ đồng loạt (lưu ý cái này còn phụ thuộc vào giống hoa và thời tiết mùa đông hay mùa hè). Mình tiến hành bón cho vườn đợt 2 gồm: Tưới chế phẩm đỗ tương ngâm + Phân bón Garsoni + phân hữu cơ khoáng HVP301B. Sau 2 ngày mình phun phân bón lá Miracle Grow.
– Đợt 3: sau khoảng 7 – 10 ngày tiếp theo, cây bắt đầu đóng nụ (cái này cũng tùy thuộc vào thời tiết và giống hoa hồng gì) thì mình bắt đầu bón đợt 3 cho vườn gồm: Phân bón Garsonni + phân hữu cơ khoáng HVP301B.
Tuy nhiên mình khuyên bạn dùng chủ yếu là phân hữu cơ vi sinh, vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây, vừa phục hồi và tăng độ phì cho đất và giá thể trồng hoa, vừa bảo vệ môi trường, hoa hồng tại vườn mình cho năng suất rất cao. Chất hữu cơ có tác dụng cải thiện trạng thái kết cấu đất, các keo mùn gắn các hạt đất với nhau tạo thành những hạt kết tốt, bền vững.
Phân hữu cơ có tác dụng làm đất thông thoáng tránh sự tạo váng, tránh sự xói mòn. Cải thiện lý, hóa và sinh học đất, làm đất tơi xốp, thoáng khí, ổn định pH, giữ ẩm cho đất, tăng khả năng chống hạn cho cây trồng…. Tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật hoạt động trong đất, giúp bộ rễ và cây trồng phát triển tốt. Góp phần đẩy mạnh quá trình phân giải các hợp chất vô cơ, hữu cơ thành nguồn dinh dưỡng dễ tiêu N, P, K, trung, vi lượng … để cây trồng hấp thụ qua đó giảm thiểu các tổn thất do bay hơi, rửa trôi gây ra.
Chỉ có phân Garsoni là phân vô cơ hóa học tuy nhiên vì lý do trên nên sẽ được cây hấp thụ tối đa mà không để lại dư lượng.
Liều Lượng Và Cách Bón Phân Cho Lan
Ai cũng biết, phân bón dù là vô cơ hay hữ cơ đều cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của lan. Nếu không có sự trợ lực của phân bón, chắc chắn sự phát triển của lan sẽ bị ngưng trệ. Thế nhưng lạm dụng phân bón quá độ thì lại có kết quả ngược lại.
Việc bón phân đúng theo liều lượng ra sao, thật ra còn tùy trường hợp sức khỏe của từng cây lan trong từng gian đoạn một ra sao nữa. Và điều này thì chỉ nhà vườn có nhiều kinh nghiệm mới có quyết định pha chế mà thôi. Mọi công thức đưa ra không bao giờ có giá trị đối với tất cả mọi trường hợp. Vì vậy, tùy theo kinh nghiệm của mình, mỗi nhà vườn đều có cách tính toán riêng. Lời khuyên của chúng tôi là dù dùng loại phân nào, với liều lượng ra sao thì quý vị cũng nên để tâm theo dõi phản ứng của cây ra sao. Nếu gặp kết quả tốt thì tiếp tục ứng dụng, còn ngược lại thì cố tìm giải pháp khác để cứu chữa kịp thời.
Tóm lại, việc sử dụng hàm lượng phân bón ra sao cần phải có sự cân nhắc, tính toán kỹ. Vì như ta đã biết, ngay chu kỳ bón phân cho lan cũng thay đổi tùy từng loài và tùy từng thời điểm tăng trưởng của lan trong năm nữa.
Dù rằng ai cũng biết nhu cầu dinh dưỡng của lan gồm 3 nguyên tố chính là Đạm (N), Lân (P), và Kali (K) nếu dùng riêng lẻ từng chất thì:
– Khi cần bón thúc cho lan tăng trưởng nhanh, giúp cây đủ sức tăng trưởng lên, nhất là đối với cây con, cây sau mua nghỉ hàng năm; cây sau mùa ra hoa thì ta bón thêm đạm.
– Khi cần thúc cho lan nảy chồi nhanh, thúc ra hoa nhanh thì ta bón thêm lân.
– Khi muốn thúc nảy chồi, thúc mau ra rễ, ra lá, ra hoa thì ta bón thêm phân Kali.
Đó là cách dùng đơn chất, thông thường NPK được bón với hỗn hợp chung và tùy theo nhu cầu mà ta có những công thức riêng. Chẳng hạn:
– 30-30-10: Công thức phân có nhiều đạm này nên dùng vào mùa lan tăng trưởng (đầu mùa mưa) để thúc đẩy cây tăng trưởng, mau ra lá…
– 10-10-20: Công thức phân nhiều lân thúc cho lan mau mọc rễ.
– 10-20-30: Công thức phân Kali cao nhằm vào mục đích tăng sức chịu đựng, tăng thêm sức đề kháng cho lan. Công thức này thường được đa số nhà vườn dùng trước mùa nghỉ cho lan.
Ngoài thị trường, hiện có bán nhiều loại phân đặc chế sẵn dành riêng cho hoa lan. Với loại phân này, khi mua về cứ theo cách chỉ dẫn ở ngoài bao bì mà dùng rất tiện lợi.
Còn những loại phân khác, nhất là phân hữu cơ, tùy vào kinh nghiệm của mình thấy loại nào tốt thì sử dụng loại đó. Có thể kinh nghiệm mỗi người mỗi khác, ít ai giống ai. Vì thực tế cho thấy, cũng là phân bò, nhưng có người dùng phân tươi pha vào nước lã để tưới, có người lại phơi khô. Có người không những chỉ dùng phân trâu bò mà còn pha trộn với phân cút và phân chim, phân gà vịt nữa…Tất nhiên là cũng đem ngâm cho ngấu ra sau 3-4 tháng khi mà nước phân không còn xông mùi hôi nữa mới đem dùng.
Phân bón cho cây cũng chẳng khác gì thuốc bổ dành cho người, dùng với mức độ vừa phải, vừa hợp với nhu cầu lại vừa hợp với thể trạng mới tốt. Bón phân dư thừa quá sẽ dẫn đến tình trạng “bội thực”, không những không tốt mà còn có khi nguy. Đó là điều chắc chắn nhà vườn nào cũng đều nắm vững.
Cách Sử Dụng Dịch Trùn Quế Cho Hoa Hồng Đúng Chuẩn
Hoa hồng – Nữ hoàng của các loài hoa có đặc điểm là khoảng cách các đợt ra hoa khá dày và mỗi lần cho rất nhiều hoa. Chính vì thế nó cần được bổ sung thêm dinh dưỡng để có thể nuôi hoa to, cho màu đẹp. Mà cách nhanh nhất để tiếp thêm chất dinh dưỡng cho cây trồng chính là bón phân. Nếu bạn là một tín đồ của hoa hồng thì bạn không thể bỏ qua dịch trùn quế, loại phân bón có thể đáp ứng được nhu cầu thức ăn đầy đủ cho loại hoa mang đầy sức hút này. Để hiểu rõ hơn về các lợi ích mà dịch trùn quế mang lại cùng với cách sử dụng dịch trùn quế cho hoa hồng sao cho đạt hiệu quả tốt nhất, mời bạn theo dõi bài viết sau đây của MY GARDEN.
1. Ưu điểm của dịch trùn quế
Dịch trùn quế là một loại phân bón hữu cơ đang được ưa chuộng trên thị trường phân bón hiện nay. Dịch trùn quế được sản xuất bằng cách thủy phân trùn quế tươi để tạo ra các chất dinh dưỡng amino acid thiết yếu và chuỗi peptides cùng với các khoáng chất trung, vi và đa lượng cần thiết cho quá trình phát triển của cây trồng.
Những ưu điểm nổi bật để bạn lựa chọn tìm hiểu cách sử dụng dịch trùn quế cho hoa hồng bao gồm:
Có chứa đầy đủ các loại dinh dưỡng mà hoa hồng cần trong suất quá trình sống và ra hoa.
Các chất dinh dưỡng trong dịch trùn quế có cấu tạo dễ để hoa hồng hấp thụ.
Dịch trùn quế thuộc dòng phân bón hữu cơ nên hoàn toàn thân thiện với sức khỏe con người, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Dịch trùn quế khá rẻ nên tiết kiệm được nhiều chi phí chăm sóc hoa hồng cho người dùng.
Dịch trùn quế được coi là loại phân bón thế hệ mới vì vừa đáp ứng được yêu cầu cung cấp đầy đủ thức ăn cho cây trồng, vừa đáp ứng được xu hướng bảo vệ môi trường đang rất cấp thiết hiện nay. Để biết tác dụng cụ thể mà dịch trùn quế mang lại cho hoa hồng và cách sử dụng dịch trùn quế cho hoa hồng thì mời bạn tiếp tục theo dõi những phần sau của bài viết.
2. Tác dụng mà dịch trùn quế mang lại cho hoa hồng
2.1. Cung cấp dinh dưỡng, kích thích hoa hồng phát triển
Vì các chất dinh dưỡng trong dịch trùn quế rất dễ hấp thụ nên cực kỳ có lợi cho quá trình trao đổi và tổng hợp chất của cây hoa hồng. Điều này giúp cho quá trình phát triển của hoa diễn ra rất mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, dịch trùn quế còn giúp phân giải những chất dinh dưỡng khó phân hủy có trong các loại phân bón, thuốc kích khác, làm tăng hiệu quả sử dụng lên nhiều lần. Biết cách sử dụng dịch trùn quế cho hoa hồng đúng thì vườn hồng nhà bạn sẽ có thêm nhiều hoa hơn.
2.2. Tăng sức đề kháng và làm màu hoa đẹp hơn
Biết cách sử dụng dịch trùn quế cho hoa hồng đúng chuẩn thì sẽ giúp cho hoa chống lại được nhiều loại bệnh như phấn trắng, đốm đen, gỉ sắt, mốc xám. Hỗ trợ cây phát triển mạnh mẽ trong điều kiện thời tiết bất lợi như nóng, rét, hạn hán, ngập úng.
Ngoài ra, dịch trùn quế còn có khả năng làm cho cánh hoa trở nên khỏe hơn, cứng hơn, không bị giòn, bị rụng. Màu hoa đậm hơn, lâu phai hơn. Bông hoa chắc và nở to hơn, tròn hơn. Dịch trùn quế góp phần không nhỏ trong việc tăng vẻ đẹp sang trọng của loài hoa nữ hoàng này.
2.3. Hỗ trợ hoa hồng trong quá trình phục hồi
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, nếu chẳng may hoa hồng của bạn bị vi khuẩn tấn công dẫn đến tình trạng thối rễ và nhiễm một số bệnh khác thì bạn có thể dùng dịch trùn quế để hỗ trợ cây phục hồi nhanh hơn. Nắm rõ cách sử dụng dịch trùn quế cho hoa hồng có thể kích thích hoa hồng ra rễ mới, đẩy nhanh quá trình trao đổi và tổng hợp chất, giúp cây lấy lại được trạng thái khỏe mạnh.
2.4. Góp phần cải tạo, phục hồi chức năng và tăng độ phì nhiêu của đất trồng
Dịch trùn quế có chứa các vi sinh vật có lợi cho đất khiến đất trồng trở nên tơi xốp hơn. Các chất dinh dưỡng cải tạo tình trạng đất bị bạc màu, giúp đất trồng phục hồi chức năng nuôi dưỡng cây trồng tốt hơn.
3. Cách sử dụng dịch trùn quế cho hoa hồng đúng chuẩn
Không phải cứ tưới dịch trùn quế thật nhiều và thường xuyên cho hoa hồng thì sẽ đem lại kết quả như ý muốn. Để có được kết quả như ý, bạn nên tuân thủ cách sử dụng dịch trùn quế cho hoa hồng như sau:
Dịch trùn quế phát huy hiệu quả nhiều nhất là khi sử dụng để bón thúc qua lá trong giai đoạn hoa hồng đang phát triển. Trước tiên bạn nên pha dung dịch với nước sạch theo tỉ lệ 1:100. Sau đó khuấy đều rồi đem tưới lên toàn thân của hoa hồng để hoa hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nhất. Phần còn thừa bạn đem tưới vào gốc cây để giúp cải tạo đất.
Nên tưới dịch trùn quế vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát để tránh tình trạng dịch bị bốc hơi và cũng khoogn tốt cho cây trồng. Bạn nên tưới đều cho hoa hồng cho đến lúc cây ra hoa. Tần suất tưới nên là từ 7 đến 10 ngày 1 lần tưới.
4. Những sai lầm khi chăm sóc cây hoa hồng
Bên cạnh hiểu biết về cách sử dụng dịch trùn quế cho hoa hồng đúng chuẩn thì bạn cũng cần tránh những sai lầm sau đây để tránh làm tổn hại đến hoa hồng nhà bạn:
4.1. Sai lầm khi sử dụng dịch trùn quế hoặc các loại phân bón khác
Người biết cách sử dụng dịch trùn quế cho hoa hồng đúng thì sẽ hiểu rõ sau khi sử dụng dịch trùn quế, phân bón hay thuốc trừ sâu thì không nên tưới lại bằng nước. Có người nghĩ tưới lại bằng nước để thuốc ngấm tốt hơn nhưng thực ra là đang rửa trôi các sản phẩm đó, khiến cây trồng không nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng hay các chất chống sâu bệnh.
Khi cây hoa hồng bị bệnh nặng thì việc ưu tiên đầu tiên là phải bơm thuốc trừ sâu hoa. Sau đó mới đến việc áp dụng cách sử dụng dịch trùn quế cho hoa hồng để hỗ trợ cây phục hồi. Nếu không tuân thủ điều này thì bệnh của cây hoa sẽ ngày càng nặng hơn.
Không tưới dịch trùn quế hay phân bón khác vào ban đêm vì dễ gây nên hiện tượng nấm mốc trên hoa hồng.
Trong những ngày nắng nóng, việc ưu tiên đầu tiên là phải cấp đủ nước cho cây hoa hồng chứ không phải tưới dịch trùn quế hay phân bón khác. Vì rất dễ gây ra tình trạng ngộ độc, vàng lá, cháy ngọn. Nếu muốn tưới thì phải pha cùng nước sạch và va thật loãng.
Mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây hoa hồng lại cần những chất dinh dưỡng chính khác nhau. Vì thế ngoài việc biết cách sử dụng dịch trùn quế cho hoa hồng thì phải kết hợp cùng các loại phân bón hữu cơ khác để đảm bảo cây hồng đủ thức ăn cần thiết.
4.2. Sai lầm khi cắt tỉa cho hoa hồng
Khi cắt tỉa cho hoa hồng không nên cắt vào những ngày trời nắng gắt hoặc những ngày trời mưa. Vào những ngày tiết trời nắng nóng, việc cắt tỉa sẽ gây ra tình trạng táp ngọn, teo cành hoa, làm ảnh hưởng đến sự bật mầm của hoa hồng. Còn vào tiết thời mưa nhiều thì cây sẽ dễ bị vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập qua vết cắt, gây ra các bệnh nguy hiểm cho cây.
Khi cắt cành lá hỏng vào mùa hè thì nên cắt nông, cắt hớt ngọn từ 5 đến 10 cm vì vào mùa hè, hoa hồng bật mầm kém hơn hẳn.
4.3. Sai lầm khi thay chậu cho hoa hồng
Trong một số trường hợp cần thay chậu cho hoa hồng thì chú ý nên thay vào giai đoạn hoa vừa tàn và đặc biệt không nên thay vào mùa hè vì khả năng phục hồi vào mùa này khá chậm. Khi thay chậu cần cẩn thận để không làm đứt rễ hoa. Sau khi thay xong thì nên để vào chỗ râm mát từ 7 đến 10 ngày. Đợi cây phục hồi mới đem ra chỗ có ánh nắng. Và để cây mau chóng phục hồi hơn thì nên biết cách sử dụng dịch trùn quế cho hoa hồng
Ngoài việc biết cách sử dụng dịch trùn quế cho hoa hồng đúng thì bạn cần phải biết 2 yếu tố quan trọng không kém đối với hoa hồng là phòng trừ sâu bệnh và cây có đủ ánh sáng. Vì thế phải kết hợp bón phân cùng sử dụng thuốc trừ sâu và để cây ở nơi hưởng nhiều ánh nắng mặt trời.
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ
Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.
CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:
CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
CS3: Số 354, Kim Giang, P. Đại Kim, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bón Phân Trùn Quế Đúng Cách Và Đúng Liều Lượng – Aber Vietnam trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!