Bạn đang xem bài viết Bón Phân Qua Lá: Những Điều Bạn Nên Biết được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phương Pháp Bón Phân Qua Lá
Bón phân qua lá bổ sung thêm thức ăn đặc biệt là vi lượng để kích thích cho cây trồng ra lá, ra hoa nhanh hơn. Phân bón lót có tác dụng với rau, cây ăn quả, hoa hơn so với ở trên cây hoa lan, loài sống phụ sinh
Theo các nhà khoa học, bón phân qua lá thậm chí còn tốt cho cây hơn là bón qua rễ, bởi đây là cách nhanh nhất mà chất dĩnh dưỡng được cây hấp thụ.
Những ưu điểm khi bón phân qua lá
Khi bón qua lá, chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng qua hệ thống khí khổng ở bề mặt lá. Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt tới 95%. Trong khi đó, bón qua đất, cây chỉ sử dụng được 45-50% chất dinh dưỡng. Sở dĩ như vậy là vì tổng diện tích bề mặt các lá trên một cây rộng gấp 15-20 lần diện tích đất được che phủ bởi cành và lá, nghĩa là diện tích hấp thụ chất dinh dưỡng của lá rộng hơn rất nhiều so với diện tích đất trồng của một cây. Qua khí khổng, các chất dinh dưỡng được dẫn đến các tế bào, mô cây để sử dụng.
Trong thành phần chất dinh dưỡng của phân bón lá ngoài các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali còn có các nguyên tố trung lượng và vi lượng như Fe, Zn, Cu, Mg,… các nguyên tố này tuy có hàm lượng ít nhưng lại giữ vai trò rất quan trọng vì trong môi trường đất thường thiếu hoặc không có. Do đó, khi bổ sung các chất này trực tiếp qua lá sẽ giúp đáp ứng đủ nhu cầu và cân đối dinh dưỡng cho cây nên tạo điều kiện cho cây phát triển đầy đủ trong từng giai đoạn sinh trưởng. Phân bón lá có tác dụng đặc biệt trong những trường hợp cần bổ sung khẩn cấp chất dinh dưỡng đạm, lân, kali hay các nguyên tố trung, vi lượng.
Trong thành phần của phân bón lá còn tăng cường điều hòa sinh trưởng, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất kích thích đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, đậu trái, giảm hiện tượng rụng trái non, trái to đẹp, phẩm chất ngon và tăng cường khả năng đề kháng chống chịu sâu bệnh.
Phân bón là thức ăn của cây trồng, thiếu phân cây không thể sinh trưởng và cho năng suất, phẩm chất cao. Phân bón có vai trò rất quan trọng trong việc thâm canh tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
Mời bạn xem video clip:
https://www.youtube.com/watch?v=SMufLl5yJB4
Cây hút thức ăn nhờ gì?
Nhờ bộ rễ: Không phải toàn bộ các phần của rễ đều hút dinh dưỡng mà là nhờ miền lông hút rất nhỏ trên rễ tơ. Từ một rễ cái, bộ rễ được phân nhánh rất nhiều cấp, nhờ vậy tổng cộng diện tích hút dinh dưỡng từ đất của cây rất lớn. Rễ hút nước trong đất và một số nguyên tố hòa tan trong dung dịch đất như: đạm, lân, kali, lưu huỳnh, manhê, canxi và các nguyên tố vi lượng khác, bộ rễ là cơ quan chính lấy thức ăn cho cây.
Nhờ bộ lá: Bộ lá và các bộ phận khác trên mặt đất, kể cả vỏ cây cũng có thể hấp thu trực tiếp các dưỡng chất. Ở trên lá có rất nhiều lỗ nhỏ (khí khổng). Khí khổng là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng bằng con đường phun qua lá. Trên cây một lá mầm (đơn tử diệp) khí khổng thường phân bố cả 2 mặt lá, thậm chí mặt trên lá nhiều hơn mặt dưới lá như: Lúa , lúa mì…, trên cây ăn trái (cây thân gỗ) khí khổng thường tập trung nhiều ở mặt dưới lá. Khi dùng phân bón lá phải theo đặc điểm cây trồng và đúng hướng dẫn thì lá cây mới hấp thụ cao được.
Khi nào bắt buộc phải bón phân qua lá:
Rễ còn đầy đủ nhưng cây không hấp thu được dinh dưỡng. Nguyên nhân là do: Chất dinh dưỡng bị bất động hóa do các vi sinh vật; Chất dinh dưỡng bị cố định do môi trường đất và các chất hữu cơ; Sự nhiễm mặn (độ EC quá cao sẽ giới hạn khả năng hấp thụ nước của rễ cây); Sự bất động liên hệ tới độ pH (sự oxy hóa kim loại ở độ pH cao hoặc sự bất động của Mo ở pH thấp); Sự bất cân đối dinh dưỡng trong đất (sự đối kháng giữa các ion như K và Ca); Thiếu oxy (đất ngập nước); Sự hoạt động của rễ thấp (nhiệt độ thấp quanh vùng rễ trong thời kỳ ra hoa và đậu trái); Thiếu nước để các chất dinh dưỡng ngấm vào (khô hạn).
Rễ bị tổn thương hoặc không còn do côn trùng, nấm bệnh tấn công hoặc tổn thương cơ học (do xới xáo khi chăm bón làm đứt rễ).
Rễ vẫn hấp thu nhưng cây đang cần một lượng lớn chất dinh dưỡng vào thời kỳ ra hoa, kết trái. Muốn cây tăng năng suất, phải phun thêm qua lá.
Bón phân qua lá cũng có thể được chỉ định khi nhu cầu tập trung dinh dưỡng vào các vị trí chuyên biệt bên trong cây vượt quá khả năng phân phối dinh dưỡng bên trong cây.
Khả năng cơ động các nguyên tố bên trong cây cũng có thể bị hạn chế nếu hoa phát triển trước lá và do đó dẫn đến tình trạng hạn chế sự chuyển dịch dinh dưỡng trong các mô mao dẫn.
Trong các thời kỳ hạn hán hoặc ẩm độ không khí cao cũng có thể hạn chế sự chuyển vận trong các mạch mao dẫn và ngăn cản sự phân phối các dưỡng chất bất động bởi các mô libe.
Đăng Ký Thư Tuần Farmvina:
Những Điều Bạn Cần Biết Về Phân Bón Lá Đầu Trâu
Bạn đang lo lắng cây trồng của bạn thiếu dinh dưỡng, không thấp thụ được phân bón mà bạn bón vào đất khiến cây trồng có dấu hiệu còi cọc, kém phát triển. Những mối lo này sẽ được giải quyết nếu bạn biết đến phân bón lá đầu trâu và quyết định sử dụng nó.
Phân bón lá là loại phân bón chứa các hợp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng và được sử dụng bằng cách hòa tan trong nước rồi phun tưới lên lá để cây trồng có thể hấp thụ.
Đối với người tiêu dùng Việt Nam, phân bón đầu trâu nói chung và phân bón lá đầu trâu nói riêng đã không còn gì xa lạ. Phân bón đầu trâu là thương hiệu phân bón được chính thức ra mắt năm 1976, thuộc công ty cổ phần phân bón Bình Điền. Phân bón đầu trâu đã gắn liền với nền nông nghiệp Việt Nam cho tới tận bây giờ.
Các dòng sản phẩm của thương hiệu phân bón này được phát triển nhằm hướng đến sự giảm thiểu lượng phân bón phải dùng nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu về chất dinh dưỡng của cây trồng trong suốt quá trình sinh trưởng, mang lại sự tiện lợi, tiết kiệm và song song với đó là giúp bảo vệ môi trường tự nhiên.
Theo thống kê của hiệp hội phân bón thế giới, Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ lượng phân bón hóa học nhiều nhất hiện nay. Người dân sử dụng rất nhiều phân tuy nhiên hiệu quả sử dụng lại thấp. Điều đó đồng nghĩa với lượng phân bón dư thừa tồn tại trong môi trường cao, làm tăng nguy cơ ô nhiễm.
Để góp phần giải quyết những vấn đề đó, phân bón đầu trâu đã cho ra các dòng sản phẩm giảm từ 20% đến 30% lượng đạm và lân, trong đó có các loại phân bón lá. Điều này giúp cho nỗi lo về chất lượng nông sản được giảm bớt. Phân bón lá đầu trâu đã trở nên an toàn hơn đối với cây trồng, với môi trường. Chất lượng nông sản được nâng cao, nông sản trở nên sạch hơn, an toàn hơn với sức khỏe con người. Lượng phân dư thừa ít đi làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường.
Cây trồng có thể hấp thụ đến 95% chất dinh dưỡng từ phân bón qua lá cây, cao hơn 40-50% khi bón phân qua đất. Điều này chứng tỏ bón phân qua lá có thể giúp cây trồng hấp thu nhiều dinh dưỡng hơn. Bên cạnh đó, phân bón sẽ không bị lãng phí, không tồn đọng trong đất nhiều, giảm các nguy cơ ô nhiễm.
Phân bón lá đầu trâu phù hợp cả cho những trường hợp cần cung cấp dinh dưỡng gấp như cây bị nhiễm bệnh cần phục hồi vì phân bón lá đầu trâu có hiệu quả tức thì. Cây trồng có thể hấp thụ dinh dưỡng ngay khi phân bón được tưới xuống, bạn sẽ nhanh chóng thấy được kết quả.
3.3. Chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết
Trong thành phần của phân có chứa các nguyên tố đa lượng như lân, đạm, kali; các nguyên tố trung và vi lượng như đồng, kẽm, sắt, magie. Các nguyên tố này giúp cây trồng được thỏa mãn nhu cầu và cân đối về dinh dưỡng. Tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển toàn diện trong tất cả các giai đoạn.
Phân bón lá đầu trâu còn có khả năng giúp điều hòa sinh trưởng cho cây trồng, giúp các giai đoạn phát triển trở nên hài hòa, làm tăng năng suất cây trồng. Bên cạnh đó còn giúp cây trồng có thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng lớn, tăng hiệu quả sử dụng phân bón, tránh lãng phí.
Phân bón lá đầu trâu góp phần làm cây trồng nhanh chóng đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, đậu quả. Cung cấp đủ dinh dưỡng một cách hợp lí khiến cây trồng tránh được tình trạng rụng hoa, rụng quả non làm giảm năng suất. Chất lượng nông sản cũng được cải thiện đáng kể, quả to hơn, mùi vị đậm đà hơn.
3.6. Giúp cây trồng tăng sức đề kháng
Một lí do nữa khiến bạn nên sử dụng loại phân bón lá này đó là nó giúp cây trồng chống trọi với những vi khuẩn gây bệnh, tăng sức đề kháng, cây trồng khỏe hơn, phát triển mạnh hơn, cho năng suất cao hơn, tạo ra nhiều lợi ích.
4. Hạn chế của phân bón lá đầu trâu
Phân bón lá nói chung và phân bón lá đầu trâu nói riêng đều giống như thuốc bổ đối với cây. Có thể sử dụng để giúp cây trồng khỏe hơn, lớn hơn nhưng không thể sử dụng một mình nó. Phải dùng thêm các loại phân bón qua đất khác để làm thức ăn chính cho cây trồng. Phân bón lá đầu trâu không thể dùng để thay thế các loại phân bón khác, nó chỉ có tác dụng hỗ trợ. Để đạt được hiệu quả cao nhất thì bạn phải kết hợp phân bón lá với các loại phân bón qua đất khác.
5. Lưu ý khi sử dụng phân bón lá đầu trâu
Khi sử dụng phân bón lá đầu trâu, bạn cần lưu ý những điểm sau đây để bảo đảm phân bón phát huy tối đa tác dụng:
Sử dụng phân bón lá kết hợp cùng phân bón thúc để tăng cường dinh dưỡng cho cây trồng.
Tuân thủ hướng dẫn sử dụng, thực hiện pha phân với nước theo đúng tỉ lệ. Nếu pha quá đặc sẽ dễ xảy ra tình trạng làm cháy lá, pha quá loãng thì không cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng phát triển.
Không tưới phân bón lá vào những ngày trời mưa. Vì lúc đấy cây sẽ ở trong tình trạng no nước, các lỗ khí khổng trên lá, thân cây không mở rộng mà sẽ đóng lại, không hấp thụ được chất dinh dưỡng từ phân bón. Phân bón sẽ bị nước mưa rửa trôi đi nhanh chóng.
Không tưới phân bón lá vào những ngày trời nắng gắt vì phân pha loãng với nước sẽ dễ bị bay hơi, cây không kịp hấp thụ.
Khoảng thời gian tốt nhất có thể tưới phân bón lá cho cây là vào từ 7 đến 9 giờ sáng hoặc 4 đến 6 giờ chiều. Tiết trời vào khoảng thời gian đó mát mẻ, có lợi cho việc hấp thu chất dinh dưỡng của cây trồng.
Có thể kết hợp phân bón lá đầu trâu cùng với thuốc trừ sâu để phun trong một lần cho cây. Nó giúp tiết kiệm thời gian và công sức của người trồng cây mà lại không làm giảm tác dụng của bất kì sản phẩm nào.
6.1. Phân bón lá đầu trâu MK 501
Phân bón đầu trâu 501 có công dụng nổi bật nhất là kích thích cây trồng phát triển lá xanh tốt, cây con ra nhiều chồi mới hơn, có sức đề kháng mạnh hơn. Phân bón đầu trâu 501 phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau, từ hoa lan và các cây cảnh đến cây lương thực, cây ăn quả.
6.2. Phân bón lá đầu trâu MK 701
Phân bón lá đầu trâu 701 thích hợp dùng khi cây trồng đã trưởng thành và bắt đầu ra hoa. Nó giúp cây ra nhiều hoa hơn, tăng cường tỉ lệ đậu quả cho cây trồng. Quả con được nuôi dưỡng từ đầy đủ dưỡng chất sẽ không bị rụng nhiều, tăng năng khi thu hoạch. Ngoài ra loại phân bón lá này còn giúp bông hoa của các cây hoa, cây cảnh được to, đẹp và có màu đậm hơn.
6.3. Phân bón lá đầu trâu 901
Phân đầu trâu 901 được sử dụng nhiều cho các loại hoa, cây cảnh. Phân bón này giúp giữ cho hoa lâu tàn hơn, giữ màu tốt hơn. Giúp người chơi hoa, chơi cây cảnh được thời gian lâu hơn.
Phân bón lá đầu trâu 30-10-5+TE có tác dụng nổi bật là kích thích cây trồng tăng đẻ nhánh, ra chồi, ra lá mới. Đặc hiệu phục hồi nhanh khi cây bị nghẹt rễ, vàng lá do thiếu chất, do bị hạn hán, ngập úng. Giúp cây trồng có sức đề kháng tốt hơn, cải thiện năng suất hiệu quả.
Để có thể mua những sản phẩm phân bón đầu trâu chất lượng và chính hãng, bạn hãy đến ngay với MY GARDEN, cơ sở cung cấp vật tư nông nghiệp top đầu Hà Nội. MY GARDEN cam kết chất lượng của sản phẩm sẽ không làm bạn thất vọng cùng với giá cả cạnh tranh nhất trên thị trường.
Địa chỉ: Số 615 Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Số điện thoại: 0243 999 8190
Hotline & Zalo: 0916 818 526
Facebook: mygardenvietnam
Email: mygardenvietnam@gmail.com
Những Điều Nên Biết Khi Chọn Phân Bón Cho Hoa Hồng
Việc biết được những bộ phận hấp thụ chất dinh dưỡng cho cây hoa hồng, bạn sẽ có phương pháp và chọn được loại phân bón phù hợp.
Hoa hồng sẽ hấp thụ dưỡng chất từ phân bón qua các bộ phận như:
Không phải toàn bộ rễ của hoa hồng sẽ làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng để nuôi cây. Tuy nhiên thông qua những miền lông hút nhỏ phân bố đều trên khắp bộ rễ mà lượng dưỡng chất sẽ được vận chuyển đến cây.
Trên bề mặt lá của hoa hồng tồn tại nhiều lỗ nhỏ li ti giúp vận chuyển dưỡng chất đến để nuôi cây. Để lá hoa hồng hấp thụ dinh dưỡng thì bắt buộc người trồng cây phải sử dụng hình thức phun phân bón qua lá hoa hồng.
Để có thể phát triển cách tốt nhất, cây hoa hồng cần nhận được những nguồn dưỡng chất như:
Đa phần người mới trồng hoa hồng đều thắc mắc việc có cần thiết phải bón phân cho cây hay chỉ tưới nước đều đặn là được.
Tuy nhiên việc bón phân cho cây hoa hồng là điều rất cần thiết vì cây không chỉ nhận đủ nguồn dinh dưỡng thiết yếu mà còn đảm bảo khả năng sinh trưởng ổn định.
Không những vậy, việc bón phân cho cây hoa hồng đúng cách, đúng liều lượng, đúng thời điểm còn mang đến những lợi ích như:
Hỗ trợ phân giải những chất dinh dưỡng khó tan thành dạng dễ hấp thụ cho cây trồng. Nhờ vậy mà cành hoa hồng không bị giòn hay quá yếu ớt, hoa lên màu sắc sắc sỡ và bền hơn.
Góp phần phục hồi, cải tạo chức năng của đất trồng cây, giúp dất trồng thêm phì nhiêu.
Lượng dưỡng chất trong phân bón còn có mục đích cân bằng lại đặc tính hóa – sinh – lý cho đất trồng.
Khi cây hoa hồng nhận đủ dưỡng chất sẽ giúp nó phát triển tốt, không làm thất thoát lượng phân bón ở những lần bón tiếp theo.
Giúp tăng cường sức đề kháng để cây chống lại sâu bệnh và điều kiện thời tiết không thuận lợi.
Phân bón hóa học (phân vô cơ): đây là dạng phân bón mà các chất dinh dưỡng sẽ tồn tại ở dạng muối khoáng.
Phân tổng hợp: Thành phần trong phân có chứa các nguyên tố vi lượng: N, P, K.
Phân đơn: Phân đơn Kali, đạm ure, phân lân.
Phân hữu cơ: Đây là loại phân mà chất dinh dưỡng tồn tại ở dạng hợp chất hữu cơ.
Phân chuồng, phân xanh
Phân hữu cơ vi sinh: điển hình và phổ biến hiện nay là Phân bò ủ vi sinh.
Phân bón lá.
Đối với vườn hoa hồng được trồng bằng phương pháp cắt cành thì việc bón lót và bón thúc cần diễn ra sau mỗi lần thu hoạch. Lưu ý: Trước khi tiến hành trồng hoa cần sử dụng các loại thuốc chống sùng, sâu và mối rải đều xuống hồ trồng.
Nhà nông cần lưu ý bón lót từ 7 – 10 ngày trước khi bắt đầu trồng cây xuống. Nếu thời gian không cho phép thì việc bón lót phả diễn ra trước ngày trồng cây là 3 ngày.
Đối với 1ha đất trồng hoa hồng, nhà nông cần sử dụng lượng phân bón lót như sau:
+ 30 tấn tro trấu đã ủ mục.
+ 4 tạ phân lân super.
+ 4 tạ phân KCL.
+ 30 tấn phân chuồng đã qua ủ hoai.
+ 4 tạ vôi nếu đất có tình trạng bị chua.
Sau khi trồng, việc bón thúc cho cây sẽ diễn ra theo định kỳ, khoảng 3 tuần/lần. Liều lượng phân bón cho 1ha hoa hồng là từ 4 – 6 tạ phân NPK. Lưu ý: Sau mỗi đợt cách tỉa cảnh cần bổ sung cho vườn từ 7 – 10 tấn phân trùn quế, từ năm thứ 2 trở đi, lượng phân trùn quế có thể tăng lên khoảng 50 tấn.
Để cung cấp lượng dinh dưỡng cho cây hoa hồng được trồng trong chậu, người trồng cần căn cứ vào lượng đất cũng như giai đoạn phát triển của cây.
Cây hoa hồng trồng trong chậu được khoảng 1 tuần, nhà nông có thể dùng phân bón lá trộn cùng phân trùn quế để hòa tan và tưới vào gốc cây.
Khi cây hoa bước vào giai đoạn ra rễ mạnh thì nhà nông tiếp tục hòa loãng phân NPK để tưới cho cây. Khoảng từ 20 – 30 ngày thì bổ sung phân NPK cho cây 1 lần.
Sau khoảng 3 – 5 tháng trồng, đất trong chậu sẽ dần mất dưỡng chất khiến lá hồng bị vàng, cây còi cọc. Lúc này người trồng hoa cần lưu ý thay thế ½ lượng đất trong chậu và bổ sung phân hữu cơ cho cây trồng.
Tự tay trộn giá thể cho cây Hoa Hồng – Bạn Đã Thử Chưa?
Vừa rồi là một số chia sẻ cơ bản nhất về việc sử dụng phân bón cho hoa hồng. Hy vọng rằng những gì mà chúng tôi gửi đến bạn sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc vườn hoa của chính mình.
Tìm hiểu thêm:
Cách trồng hoa hồng trong chậu – Lý tưởng cho sân thượng nhiều nắng
Tất tần tật về chăm sóc cho hoa hồng
Những Điều Nên Biết Về Rễ Lan
Rễ lan là một bộ phận rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của cây hoa phong lan. Do vậy, người trồng lan giỏi cần phải nắm được những đặc điểm cần thiết về rễ lan!
Như các bạn trồng lan đều đã biết, rễ lan có 2 nhiệm vụ: – Hút nước và chất bổ dưỡng để nuôi cây. – Giữ cho cây bám vào trên cành cây, hốc đá hay dưới đất.
Nếu rễ quá ít, cây lan sẽ không đủ nước, không bám vào cành cây hốc đá đươc, hoa sẽ không nhiều và không đẹp. Nếu rễ không mọc được, bị thối, bị bệnh hay bi chết, cây lan sẽ thiếu nước, thiếu chất bổ dưỡng cây sẽ còi cọc và sẽ chết dần chết mòn. Rễ lan chia ra làm 5 phần: lõi rễ, thân rễ, vỏ rễ, lông rễ và đầu rễ.
Đầu rễ có nhiệm vụ hút nước và chất bổ dưỡng để nuôi cây. Nếu vật liệu nuôi trồng khô ráo, rễ sẽ mọc dài ra để tìm nước. Trái lại lúc nào cũng có sẵn nước ở bên, rễ sẽ không mọc thêm ra. Ngay cả nhưng giống lan cần tưới nhiều như Vanda, Renanthera chẳng hạn, cũng nên đợi một vài giờ sau cho khô rễ rồi mới tưới.
Nếu tình trạng sũng nước kéo dài ngày này qua ngày khác, rễ sẽ bị thối. Rễ bị thối không có gì để hút nước, lá cũng có thể thấm nước nhưng không đủ để nuôi cây cho nên lá bị nhăn nheo, thân, bẹ cây lan bị tóp lại. Chúng ta cũng đừng nhầm lẫn giữa thối rễ và tưới không đủ nước. Nếu tưới không đủ, cây sẽ bị cằn cỗi và không tăng trưởng đúng mức. Những loại lan có lá dài và mềm như Oncidium, Brassia hay Odontoglossum… khi thiếu nước lá sẽ có triệu chứng chun xếp lại.
Rễ lan cần ẩm chứ không ướt và có không khí chuyển động quanh rễ. Nhìn vào rễ có thể biết ngay việc tưới nước và bón phân ra sao. Nếu rễ có màu trắng, cứng và đầu rễ có màu xanh là tốt, còn nếu tưới quá nhiều chỉ có một vài rễ tốt, số còn lại mềm nhũn và có mầu nâu.Bón phân quá mạnh hoặc quá nhiều sẽ làm cho rễ lan cháy xám lại. Vì vậy nên bón phân rất loãng và thưa , không nên bón bằng phân viên, phân hột vì chúng ta không thể kiểm soát được liều lượng. Các vườn cây kỹ nghệ họ đã nghiên cứu kỹ càng cho nên rất chính xác, không có việc bón quá mạnh.
Người ta cũng thấy rằng phân rong biển (Sea weed) với thành phần 0.3-0.3-4 rất tốt cho rễ nhưng thứ phân này hơi có mùi tanh và nhiều khi có vi khuẩn bên trong.
Muốn quan sát tình trạng của rễ lan ra sao, nhiều người dùng loại chậu nhựa trong suốt để dễ dàng quan sát ( nhất là với lan Hồ điệp). Khi mua lan nên quan sát bộ rễ kỹ càng, rễ có nhiều, có tốt cây mới mọc mạnh và cho nhiều hoa. Nếu mua những cây lan loại trơ rể mới bóc ở trong rừng hay gửi từ xa tới nên ngâm vào trong dung dịch pha như sau:
– 4 lít nước ấm – 1 thìa súp đường vàng tốt hơn là đường trắng – 1 thìa cà phê phân bón loại 15-15-15 hay tốt hơn là 2 thìa rong biển Sea weed – 10 giọt Super Thrive hay 1 viên thuốc ngừa thai Ngâm chừng một vài giờ rồi để khô rồi lại ngâm tiếp cho đến khi thấy rễ lan hút đủ nước, nghiã là rễ đã căng phồng lên.
Nói tóm lại muốn giúp cho rễ mọc tốt cần phải: – Để cho khô rồi mới tưới, khi rễ chưa mọc, không tưới hoặc tưới rất ít. – Đừng bón phân quá nhiều, cây không rễ, không bón. – Đừng để quá lạnh, dưới 50°F hay 10°C rễ sẽ không mọc – Đừng để quá nóng, trên 100°F hay 37.8°C rễ lan khó mọc. Nên mang cây vào chỗ rợp mát và tăng thêm độ ẩm. Có những cây lan rất khó lòng ra rễ, dù đã ở trong tình trạng này cả năm trời nhưng vẫn không chết. Đừng vội nản lòng hãy bỏ cây vào túi nylon, bịt kín lại và để chỗ rợp mát. Lâu lâu lại mở ra và phun sương với dung dịch kể trên, đợi khô rồi lại cho vào bao nylon cho đến khi mọc rễ dài 4-5 phân mới mang ra trồng. Phân đông trong trường hợp này, cây sẽ ra cây con .
Cập nhật thông tin chi tiết về Bón Phân Qua Lá: Những Điều Bạn Nên Biết trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!