Xu Hướng 3/2023 # Bón Phân Gì Để Cây Lúa Khoẻ Mạnh “Đạp Đất, Đội Trời” # Top 5 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bón Phân Gì Để Cây Lúa Khoẻ Mạnh “Đạp Đất, Đội Trời” # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Bón Phân Gì Để Cây Lúa Khoẻ Mạnh “Đạp Đất, Đội Trời” được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hà Nội , ngày 3 tháng 7 năm 2019

“Cây lúa đứng lên cũng đạp đất đội trời” – đó là một câu thơ ấn tượng trong bài thơ nổi tiếng “Đánh thức tiềm lực” của nhà thơ Nguyễn Duy, ý nói đến sự cứng cỏi của người nông dân trong khó khăn vất vả một thời qua hình ảnh cây lúa. Còn trên thực tế trên đồng lúa vụ mùa, cây lúa cứng cáp, có sức chống đổ ngã, chống sâu bệnh luôn là mơ ước của người nông dân.

Mong muốn đó, ngày nay dễ dàng được chia sẻ, khi người nông dân biết chọn những loại phân bón như Văn Điển cho lúa mùa và hiểu rõ cách bón phân một cách khoa học, cũng như nắm rõ ý nghĩa của từng loại dinh dưỡng có trong loại phân khoáng đặc biệt này.

Sản xuất lúa mùa diễn ra trong điều kiện thời tiết diễn biến bất thuận khó lường ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển cây lúa. Mỗi trận mưa to kèm theo sấm chớp là một lần cây lúa được bổ sung dinh dưỡng đạm; mỗi cơn gió to đi qua làm rách lá lúa là tạo điều kiện cho vi khuẩn bạc lá có điều kiện lan truyền ra diện rộng… Do vậy mỗi nông dân cần nắm bắt được cơ sở khoa học để biết được cây lúa cần dinh dưỡng gì, vào thời điểm nào, tại vị trí nào… mới có thể thâm canh lúa mùa  đạt hiệu quả cao.

Trong chu kỳ sinh trưởng cây lúa dược chia làm 2 giai đoạn là sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.

-Từ khi gieo hạt thóc xuống đất đến trước lúc đứng cái, làm đòng là giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng. Trong giai doạn này, cây lúa tập trung vào phát triển bộ lá, đẻ nhánh và làm bẹ lá; tương ứng với thân lá trên mặt đất là bộ rễ lúa phát triển mạnh theo chiều ngang và tập trung ở lớp đất mặt.

– Từ khi lúa đứng cái làm đòng đến trỗ bông và vào mẩy …là giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Lúc này thân chính cây lúa vươn cao phân đốt và làm đòng, làm hạt, tương ứng với thân vươn cao là phát sinh bộ rễ thứ 2 chủ yếu phat triển theo chiều sâu, xuống các lớp đất phía dưới.

Lúa mùa khoẻ mạnh khi được “tiếp sức” bởi phân Văn Điển

Về tổng thể cây lúa cần rất nhiều loại dinh dưỡng, song mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển lại có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Do vậy, phân bón cho lúa phải đáp ứng đầy đủ và cân đối các yếu tố dinh dưỡng, đồng thời phải cung cấp đúng thời điểm, đúng vị trí mới có thể giúp cây  lúa khỏe, chống chịu tốt hơn với sâu bệnh và ngoại cảnh bất lợi và cho năng suất tối ưu.

Xét về dinh dưỡng, giai đoạn sinh trưởng, sinh dưỡng cây lúa cần nhiều chất đạm để phát triển thân lá thông qua lớp rễ thứ nhất. Căn cứ đặc tính này nên Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển sản xuất phân chuyên bón thúc cho lúa. Phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK chuyên bón thúc cho lúa có nhiều loại công thức khác nhau như :

– Phân đa yếu tố NPK (16 :5 :17) có hàm lượng N 16%, P2O5 5%. K2O 17% Mg 5%, SiO2 7%, CaO  8%, S 2%…  – Phân bón NPK 12 :5 :10 có hàm lượng N12%, P2O5 5%, K2O 10%,   Mg2%, SiO2 4%, CaO 5%…

Hiện nay nhiều nơi bà con thường sử dụng phân bón công thức NPK  14:6:8+TE hoặc  13:3:10 +TE. Những loại phân bón này ngoài việc cân đối các chất NPK theo nhu cầu cây lúa giai doạn đẻ nhánh, còn đủ mặt các chất trung, vi lượng giúp cây lúa sinh trưởng khỏe mạnh, chống chịu tốt với sâu bệnh và môi trường bất thuận.

Giai đoạn sinh thực, ngoài các chất trung và vi lượng, cây lúa rất cần lân để phân hóa mầm hoa, giúp cứng gốc, chống chịu sâu bệnh và tích lũy đường bột…. thông qua lớp rễ thứ hai. Phân đa yếu tố NPK chuyên bón lót cho lúa có nhiều loại công thức khác nhau như: ĐYT NPK 6:11:3 trong đó hàm lượng N 6%, P2O5 11%, K2O 3%, S 2%, MgO 10%, CaO 20%, SiO 15%, ngoài ra còn nhiều  chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo…, hoặc đa yếu tố NPK vi 5:10:3 có tổng các chất dinh dưỡng NPKvà các chất trung lượng trên 58%; hiện nay nhóm phân bón này được bổ sung thêm loại phân chuyên dùng “Lúa 1” chuyên bón lót cho lúa công thức ĐYT NPK 8:8:4.

Quy trình chăm bón lúa tiết kiệm và hiệu quả

Từ cơ sở khoa học và thực tiễn sản xuất, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh (nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình) khuyến cáo bà con nông  dân xây dưng quy trình chăm bón cho lúa mùa như sau:

Bón lót: Để phân bón lót (phân chuồng ủ mục và phân ĐYT NPK chuyên bón lót lúa) được trộn đều và gửi xuống các lớp đất phía dưới, phân nên rải đều ra ruộng trước khi bừa cấy hoặc trước lượt bưà cuối cùng; nếu lo mất nước, mất phân trong khi bừa thì có thể rải phân ngay sau khi bừa xong, khi nước còn đục, bùn còn lỏng. Không nên bón phân lót sau khi nước đã trong, bùn đã lắng. Để lắng bùn, trong nước 1-2 ngày, tháo bớt nước trong rồi gieo cấy. Như vậy, phân được vùi xuống các lớp đất phía dưới vừa kích thích bộ rễ ăn sâu, vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng giai đoạn làm đòng và nuôi đòng, nuôi hạt; tạo điều kiện cho cây lúa cứng cáp, cân đối rễ và thân, giúp cây khỏe, không đổ ngã, tạo cho bông to, hạt mẩy…

Bón thúc: Bón phân thúc lúa đẻ nhánh cần phải được bón sớm ngay khi lúa ra lá non hoặc ra rễ trắng. Do vậy, sau cấy 5-7 ngày đã phải bón phân thúc. Đây là các loại phân có hàm lượng dinh dưỡng đạm cao, giúp cây lúa đẻ khỏe, vươn lá, vươn thân. Hàm lượng dinh dưỡng kaly khá cao trong phân bón thúc nhằm “đặt vòng” cho lúa đẻ nhánh vừa phải; kaly giúp tăng hiệu suất quang hợp tạo ra nhiều sản phẩm hữu cơ; đồng thời kaly vận chuyển dòng nhựa luyện về nuôi các nhánh mới đẻ giúp các nhánh phát triển thành bông hữu hiệu. Sử dụng phân chuyên bón thúc lúa các loại hoặc lúa 2 giúp cây lúa đẻ nhánh vừa phải, nhưng đạt tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, tạo ruộng lúa thoáng gốc nhưng nhiều bông, ít sâu bệnh và cho hệ số kinh tế cao.

Để giảm bớt thất thoát phân bón do hiện tượng bốc hơi, rửa trôi hay thẩm lậu, không nên bón phân thúc khi trời nắng nóng và khi ruộng nhiều nước. Nên bón phân khi trời mát và ruộng cạn nước. Để đảm bảo an toàn cho lúa mùa với mức năng suất phấn đấu, tốt nhất sử dụng phân bón chuyên dùng cho lúa (loại chuyên bón lót và chuyên bón thúc), không bón thêm phân đơn, không bón phân muộn, không bón rải làm nhiều lần.

Sử dụng phân bón chuyên dùng cho cây lúa, cân đối loại chuyên bón lót và chuyên bón thúc, thực hiện “Lót sâu”, “Thúc sớm”, sẽ giúp lúa vụ mùa phát triển cân đối, khỏe mạnh; ruộng lúa thông thóang, màu sắc lá không xanh đen, dinh dưỡng khoáng và ánh sáng được phân phối đều cho từng cây lúa, ít sâu bệnh hại, lúa đứng cây, ít đổ ngã, bộ lá lúa vàng tươi đến khi bông lúa chín hoàn toàn.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển có những dưỡng chất nào?

Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, cây trồng cần đến 19 nguyên tố dinh dưỡng khác. Trong đó những chât cây có nhu cầu nhiều hơn gọi là dinh dưỡng đa lượng như đạm, lân, kaly và si lich; một số chất cây cần ít hơn một chút như Ca, Mg, S…, một số chất cây cần lượng rất ít nhưng không thể thiếu là các chất vi lượng.

-Dinh dưỡng Đạm (N): Giúp cây trồng ra nhiều lá mới, ra nhiều chồi, nhánh   mới, giup phát triển thân lá và cac cơ quan dự trữ sản phẩm quang hợp và sản phẩm tích lũy. Song bón thừa đạm rất nguy hại, tạo ra thân mềm, lá mỏng, dễ đổ, nhiễm sâu bệnh, hạn chế quá trình phân hóa mầm hoa, giảm chất lượng nông sản…

-Dinh dưỡng Lân (P):Tăng sức chống rét, chống nóng cho cây trồng, giảm sâu bệnh hại, giúp bộ rễ phát triển, thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa   và tổng hợp đường bột thuận lợi hơn,

– Dinh dưỡng ka ly (K):Tăng hiệu suất quang hợp, giảm sâu bệnh hại, tăng sức sống hạt phấn giúp quá trình thụ phấn, thụ tinh thuận lợi nên tăng số hạt mẩy, giúp vận chuyển dinh dưỡng trong cây làm tăng chất lượng nông sản…

– Dinh dưỡng Can xi (Ca): Ngoài chức năng giảm độ chua trong đất, Ca còn giữ vai trò là thức ăn cho cây, tham gia chủ yếu vào cấu tạo tế bào, làm tăng tính chịu độc nhôm, sắt và mangan của cây,; Canxi là thuôc phòng chữa bệnh cho cây, làm tăng sức kháng bệnh do vi khuẩn hoặc một số bệnh do nấm gây hại

– Dinh dưỡng Magiê (Mg)  là thành phần chính trong diệp lục, làm tăng hiệu suất quang hợp; Magie giúp tăng hấp thu và vận chuyển Lân; tăng số hạt chắc và năng suất. Magiê cũng tham gia vào các phản ứng enzim, MgO cùng với CaO  làm tăng độ PH trong dịch bào, đồng thời tạo thành và giữ được hương vị nông sản, tạo ra chất lượng cao cho nông sản, . MgO là chất tạo thành chất béo trong gạo, cho nên cây lúa hút càng nhiều MgO thì hạt gạo càng bóng đẹp. Theo tính toán khoa học, cây lúa năng suất 6-7 tấn/ha cần 21 – 25 kg MgO

-Dinh dưỡng Silíc (Si) Giúp cây trồng hấp thu cân đối dinh dưỡng,làm gia tăng sự sinh trưởng, phát triển , làm tăng năng suất và chất lượng nông sản. Vào trong cây trồng, Si tạo ra “màng kép” thành mạch tế bào, giúp lá, thân và rễ cứng cáp, tăng sưc chống đổ và chống chịu sâu bệnh; Si còn làm giảm tác hại của các yếu tố môi trường bất lợi khác như: Nhiễm mặn, hạn, úng, ngộ độc kim loại. Phân tích thân và hạt của 1 tấn thóc thu được  22,2 kg N, 31,6 kg K2O và 89kg SiO. Như vậy, cây lúa cần silic nhiều gấp 4 lần dinh dưỡng đạm.

Lưu huỳnh (S) là thành phần cơ bản của một số chất Protein, các axit amin quan trọng, lưu huỳnh còn tham gia một số phản ứng Oxy hóa-khử trong tế bào/

Các dinh dưỡng vi lượng như Zn, Cu, Mn, Fe, B0, M0….tuy nhu cầu rất ít, song trong hoạt động sống của cây trồng chúng có trong thành phần các loại enzyme quan trong. Thiếu nguyên tố vi lượng, cây trồng hay mắc bênh và phát triển không bình thường.

– Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon

– Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng

– Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277

– E-mail : vandienfmp@gmail.com

– Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/

                                                                                                                           Nguồn : langmoi.vn

Bí Quyết Chăm Sóc Làn Da Nâu Căng Bóng, Khoẻ Mạnh

Sở hữu làn da nâu không có nghĩa là bạn sẽ không gặp những vấn đề về da như nám, mụn, lỗ chân lông to,… Để chăm sóc làn da nâu đúng cách, bạn cần phải chú ý những lưu ý sau:

Chú ý dưỡng ẩm và chống nắng

Nếu có làn da nâu, đặc biệt với những ai có làn da khô, làn da bạn sẽ trông tái nhợt hơn mọi người khi da thiếu ẩm. Việc dưỡng ẩm cho da là vô cùng quan trọng. Sau khi tắm, bạn hãy sử dụng kem dưỡng ẩm cho da mặt và cho cơ thê để da được cung cấp nước đầy đủ, giúp da đẹp căng bóng hơn. Nếu sở hữu làn da quá nhạy cảm, bạn có thể chọn loại gel dưỡng ẩm dịu nhẹ, không chứa cồn.

Có làn da nâu không đồng nghĩa với việc làn da bạn sẽ không bị ánh nắng mặt trời gây hại. Da nâu không cần bôi kem chống nắng là một quan niệm sai lầm nhiều người mắc phải. Hãy chọn loại kem chống nắng phù hợp với làn da của mình và sử dụng thường xuyên để da không bị lão hoá.

Mụn và sẹo mụn

Làn da có màu tối thường dễ bị mụn hay sẹo mụn. Khi bị mụn, bạn không nên nặn mụn hay tác động mạnh lên nốt mụn để da không bị tổn thương, sẽ dễ gây ra sẹo mụn. Hãy giữ vệ sinh da mặt và sử dụng sản phẩm điều trị phù hợp.

Nếu gặp tình trạng sẹo mụn quá nặng, bạn có thể sử dụng các liệu pháp chăm sóc da công nghệ cao sử dụng laser như phương pháp “Sake Seishi”. Phương pháp này chứa yếu tố tăng trưởng với mật độ đậm đặc, có tác dụng tăng sinh và tái tạo tế bào da, được tinh chế từ tinh hoàn cá hồi đến từ vùng biển sâu Nhật Bản. Hiện nay, phương pháp này đang gây sốt tại Việt Nam tại viện thẩm mỹ Eri International.

Chọn lớp nền phù hợp với làn da

Việc chọn lớp nền có màu phù hợp với tone da sẽ khiến da bạn có sức sống hơn. Cẩn thận khi lựa chọn màu nền, màu tạo khối, vì nếu màu kem nền sáng hơn tone da của bạn sẽ khiến da bạn trở nên tái. Kem nền dạng lỏng sẽ giúp bạn trang điểm dễ dàng hơn, lại tiệp màu da hơn loại loại kem hoặc phấn trang điểm – những loại làm da bạn sáng hơn rõ rệt.

Trang điểm mắt cũng là một bước vô cùng quan trọng. Những màu tối và ánh kim như xanh, đồng, đỏ đô, tím hoặc nâu sẽ rất hợp với tone da màu tối, tạo nên nét quyến rũ cho bạn trong những sự kiện quan trọng.

Dù là bất cứ tone màu da nào, bạn cũng nên chọn những loại mĩ phẩm lành tính, không chứa quá nhiều cồn để làn da không bị kích ứng. Nếu trang điểm thường xuyên, bạn nhớ phải tẩy trang thật kĩ lưỡng trước khi đi ngủ để làn da không bị “quá tải”.

Phương Anh

Giá Phân Bón Sẽ Tăng Mạnh ?

Sau một thời gian xuống ở mức thấp, từ đầu tháng 2-2009 đến nay, giá nhiều loại phân bón đang có xu hướng tăng trở lại. Giá phân bón tăng tập trung nhiều ở các loại phân urê và DAP. Riêng giá nhiều loại phân NPK, lân, kali vẫn bình ổn.

Hiện giá phân urê trên thế giới tăng 60-70 USD/tấn so với cách nay hơn 1 tháng, lên ở mức 330-340 USD/tấn. Giá phân urê tăng mạnh do tác động của việc Trung Quốc tăng thuế đối với mặt hàng phân bón từ 75% lên 110%, áp dụng từ 1-2-2009. Nếu so với tháng 12-2008, giá phân urê trên thế giới đang tăng trở lại khoảng 120 USD/tấn. Còn phân DAP cũng tăng 110 USD/tấn lên ở mức khoảng 500 USD/tấn.

Tại TP Cần Thơ, hiện giá các loại phân DAP, urê đã tăng bình quân khoảng 60.000-100.000 đồng/bao (50kg) so với hồi đầu tháng 1-2009. Hiện giá phân urê (Phú Mỹ, Quata, Trung Quốc) tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp (đại lý cấp 1) ở mức 318.000-330.000 đồng/bao, DAP (Trung Quốc, Mỹ) loại hạt xanh 645.000-665.000 đồng/bao. Trong khi đó, giá phân urê tại nhiều cửa hàng vật tư nông nghiệp (đại lý cấp 2) ở mức 340.000-350.000 đồng/bao, DAP (Trung Quốc, Mỹ) loại hạt xanh 680.000-740.000 đồng/bao. Lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp còn nhiều, giá hàng nhập khẩu ổn định nên giá nhiều loại phân bón NPK trong nước hầu như chưa có biến động. Dù vậy, giá nhiều loại phân NPK, kali, lân vẫn đang ở mức khá cao. Tại nhiều cửa hàng vật tư nông nghiệp trong thành phố, giá phân NPK 16-16-8 (Việt Nhật) 450.000 đồng/bao; NPK 16-16-8 (Philippines) 525.000 đồng/bao; NPK 20-20-15 Đầu Trâu 595.000 đồng/bao, NPK 20-20-15 Đầu Trâu (loại cao cấp) 660.000 đồng/bao. Còn giá phân lân Long Thành (dạng bột) ở mức 150.000 đồng/bao, kali (Canada) 655.000 đồng/bao.

Vụ đông xuân 2008-2009, nông dân ở thành phố thu hoạch lúa trúng mùa và trúng giá nên rất phấn khởi. Sau khi trừ đi các chi phí, nhiều nhà nông có mức lời từ 1,8-2 triệu đồng/công. Hiện tại, giá lúa thường đang tiếp tục nhích lên khoảng 100-150 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tuần, lên mức 4.200-4.350 đồng/kg. Đây là một động lực giúp cho nhiều nông dân có thể vững tâm hơn khi đầu tư cho vụ sản xuất lúa hè thu tới đây. Tuy nhiên, với việc giá một số loại phân bón thiết yếu (urê, DAP) đang tăng trở lại làm nhiều nhà nông không khỏi e ngại. Theo nhiều nông dân, vụ đông xuân 2008-2009, làm lúa có lời do giá phân bón và các chi phí đầu vào giảm, lúa vụ này đạt năng suất và chất lượng tốt, bán được giá. Còn vụ hè thu tới đây, năng suất và chất lượng lúa khó đạt như vụ đông xuân. Nông dân lại phải tốn thêm nhiều chi phí bơm nước. Hiện nay, giá các loại phân lại tăng, nên vụ tới muốn sản xuất lúa có lời thật khó. Ông Hồ Thanh Tùng ở ấp Trường Thọ, xã Trường Long, huyện Phong Điền, cho biết: “Vụ sản xuất lúa hè thu, nhà nông làm lúa thường bị lỗ hoặc phá huề, ai làm giỏi lắm mới có lời chút ít. Nhưng chẳng lẽ mình có ruộng lại bỏ đất trống, nên phải làm coi như lấy lúa cũ đổi lúa mới. Vụ đông xuân vừa rồi tôi mua phân urê với giá 340.000 đồng/bao, còn DAP 650.000 đồng/bao, nhưng hiện nay nhiều cửa hàng vật tư nông nghiệp đã bán phân urê ở mức 350.000 đồng/bao, còn phân DAP tới hơn 700.000 đồng/bao.. nên tôi cũng hơi lo”.

Theo quy định, các cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp phải thực hiện niêm yết giá bán các mặt hàng. Nhưng thực tế là nhiều cửa hàng còn niêm yết giá theo kiểu tượng trưng một số mặt hàng cho có. Trong khi đó, giá bán cùng một mặt hàng phân bón tại nhiều cửa hàng đang có sự chênh lệch tới vài chục nghìn đồng/bao.

Theo giới kinh doanh vật tư nông nghiệp tại thành phố, thời gian qua, giá phân bón luôn tăng giảm khó đoán. Dự báo, giá một số loại phân bón sẽ tăng trong thời gian tới. Song, mức tăng sẽ không nhiều như năm 2008. Ông Nguyễn Văn Em, chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp Tư Em ở xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, cho rằng: “Nguồn cung các loại phân bón trong nước hiện đang rất dồi dào và dễ mua hàng. Nhà nông không phải lo về tình trạng thiếu hàng, sốt giá như hồi tháng 4, tháng 5-2008”.

KHÁNH TRUNG (Báo Cần Thơ)

Phân Bón Vụ Lúa Hè Thu:

Vụ HT 2013, thay vì sử dụng phân chuyên dùng (phân phối trộn sẵn) nhiều nông dân ĐBSCL đã cân nhắc chọn mua các loại phân đơn về tự phối trộn theo công thức riêng bón lúa. Theo bà con, nguồn cung các loại phân đơn (đạm, lân, kali), đặc biệt là đạm trong nước khá dồi dào, giá cả phải chăng nên tiết giảm được chi phí.

Nông dân cân nhắc chọn lựa

chúng tôi – Vụ HT 2013, thay vì sử dụng phân chuyên dùng (phân phối trộn sẵn) nhiều nông dân ĐBSCL đã cân nhắc chọn mua các loại phân đơn về tự phối trộn theo công thức riêng bón lúa. Theo bà con, nguồn cung các loại phân đơn (đạm, lân, kali), đặc biệt là đạm trong nước khá dồi dào, giá cả phải chăng nên tiết giảm được chi phí.

Phối trộn phân đơn

Nông dân Võ Văn Bé ở xã Khánh An, huyện An Phú, An Giang vừa ra đại lý mua 20 bao phân cho 2,3 ha lúa HT vừa xuống giống, cho biết: “Giá phân vụ này không tăng cao lắm, chúng tôi thấy rất vui. Chứ mấy năm trước đến vụ là tăng lên ào ào chóng mặt.  Vụ lúa ĐX vừa qua bán lúa tại ruộng chưa tới 4.200 đồng/kg, giá này chỉ đủ trả tiền nhân công và tiền phân thuốc chứ không có lời.

Sang vụ HT này tôi tính đến chuyện giảm chi phí tối đa bằng cách chọn mua phân đơn của 3 loại N-P-K đem về tự phối trộn lại với nhau. Tuy có cực công một chút nhưng giá rẻ hơn mấy chục ngàn đồng/bao. Vụ này sử dụng gần 1,6 tấn phân các loại đã tiết kiệm được cả triệu đồng”.

Còn nông dân Trương Văn Thống ở xã Đông Bình, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ cho biết: “Trung bình một vụ bón 3 đợt phân, để tiết kiệm chi phí 2 đợt đầu tôi bón phân đơn chứ không mua phân chuyên dùng, đợt bón thứ 3 và bón rước hạt mới chọn mua phân chuyên dùng vì lúc này lúa cần lượng phân để nuôi hạt”.

Ông Thống cho biết thêm, bón phân tự phối trộn nông dân có thể tăng giảm theo ý của mình, tránh tình trạng bón thừa gây lãng phí. Thời buổi giá cả leo thang, nông dân làm “đổ mồ hôi sôi nước mắt” mới có hạt lúa nhưng giá cả đầu ra lại quá bấp bênh nên cần tính toán để tiết giảm chi phí đến mức tối đa mới có lợi nhuận.

Nông dân mua phân đơn về tự phối trộn theo công thức riêng cho ruộng lúa của mình vừa hiệu quả vừa giảm chi phí

Theo chân nông dân các huyện Thới Lai, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) ra đại lý mua phân bón cho vụ lúa HT, đa phần thấy bà con chọn mua các loại phân đơn đem về tự phối trộn. Anh Võ Phúc Cường, chủ cửa hàng VTNN Phúc Cường ở huyê%3ḅn Vĩnh Thạnh cho biết: “Mỗi năm mua bán hơn 3.000 tấn phân bón các loại cho nông dân. Trong đó, riêng phân urê chiếm từ 500 – 700 tấn/vụ. Từ đầu năm đến nay giá phân tương đối ổn định nên đại lý cũng dễ làm ăn, mà nông dân cũng dễ thở”.

“Kỹ thuật ô khuyết”

Theo các nhà quản lý, trong 3 vụ lúa/năm ở ĐBSCL thì lãi cao nhất là vụ TĐ (do giá thời điểm này thường cao nhất trong năm), kế đến là vụ ĐX và cuối cùng là HT. SX vụ HT nông dân tốn chi phí rất nhiều nhưng năng suất lại rất thấp do thời tiết không thuận lợi. Vì vậy, nông dân phải biết tính toán thật kỹ, lựa chọn giống và phân bón thật hợp lý để hạn chế tình trạng cây lúa bị đổ ngã thì mới mong có lời.

Ông Phù Khí Nguyên, PGĐ Trung tâm KN-KN Kiên Giang cho biết, tùy theo nền đất và tùy theo vụ mà nông dân cần có sự điều chỉnh công thức bón phân cho phù hợp. Đối với đất làm 2, 3 vụ lúa/năm ở ĐBSCL thì trung bình lượng phân cần sử dụng khoảng 150 – 180 kg urê, 50 – 100 kg DAP, 30 kg kali. Nếu nông dân có bón lót phân lân đầu vụ (khoảng 300 kg/ha) thì lượng DAP cần dùng là 50 kg, còn urê thì nên sử dụng bảng so màu lá lúa để cân đối cho phù hợp.

Theo ông Nguyên, nếu là ruộng mới khai hoang thì nên sử dụng loại phân đơn, tự phối trộn để dễ tăng giảm theo nhu cầu. Tuy nhiên, việc sử dụng phân tự phối trộn rất dễ bón thừa, nhất là thừa đạm làm phát sinh sâu bệnh. Còn đối với nền ruộng đã thuần và có điều kiện thì nông dân nên sử dụng phân chuyên dùng vì đã được nghiên cứu tính toán kỹ công thức, phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của cây lúa.

Các nhà khoa học cũng khuyến cáo nông dân nên áp dụng “kỹ thuật ô khuyết” để xác định từng yếu tố phân bón như đạm, lân, kali có sẵn trong đất để quyết định lượng phân cần bón thêm cho phù hợp. Theo tính toán, để có được 1 tấn lúa, cây lúa cần hấp thụ 15 kg N (đạm), 6 kg P2O5 (lân) và 18 kg K2O (kali).

Như vậy, nếu năng suất lúa đạt 7 tấn/ha thì cây lúa cần 105 kg N, 42 kg P2O5 và 126 kg K2O. Trước khi tiến hành gieo sạ lúa, nông dân nên thiết kế 3 ô liền kề nhau (khoảng 5 x 5 m), mỗi ô sẽ không bón một loại phân (khuyết 1 trong 3 nguyên tố đa lượng nói trên) trong suốt mùa vụ, các khâu còn lại vẫn chăm sóc bình thường.

Đ.T.CHÁNH – LÊ HOÀNG VŨ

Đến khi thu hoạch, lấy năng suất lúa thực tế của từng ô nhân với lượng nguyên tố mà cây lúa cần hấp thụ để tính ra lượng phân đạm, lân, kali mà đất đã cung cấp. Sau cùng lấy tổng lượng nguyên tố mà cây lúa cần hấp thụ để đạt năng suất mà nông dân mong muốn (ví dụ 7 tấn/ha), trừ đi lượng phân mà đất đã cung cấp, còn lại là lượng phân bón cần phải bổ sung thêm. Đây là cách làm đơn giản, rẻ tiền nhưng rất hiệu quả, giúp nông dân có được công thức bón phân hiệu quả nhất.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bón Phân Gì Để Cây Lúa Khoẻ Mạnh “Đạp Đất, Đội Trời” trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!