Bạn đang xem bài viết Bón Phân Cho Cây Nho được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bón phân cho cây nho
Một ha trung bình có 2.000 cây vậy mỗi cây 1 vụ bón 12,65 kg phân chuồng 1.350 gam đạm SA, 850 gam supe lân, 360 gam KCl, tính cả năm mỗi gốc nho bón tới 37,95 kg phân chuồng, 4.050 gam đạm SA, 2.550 gam supe lân và 1.080 gam KCl.
Về tỷ lệ các loại phân N:P:K, nếu tính trong 1 tấn phân chuồng hoai tốt có 5 kg N, 3 kg P2O5, 6 kg K2O thì tổng cộng, một vụ, một ha nho đã bón 666 kg N, 415 kg P2O5, 440 kg K2O, tỷ lệ N:P:K đã bón là 1,6 : 1 : 1,1.
Nếu đem tỷ lệ N:P:K so với ở các nước khác ví dụ Philippines theo kế hoạch bón phân ở Cebu City (1974) là 1,3 : 1 : 1,2 thì không có sự khác nhau lớn, N vẫn bón nhiều nhất rồi đến K rồi đến P.
Về thời gian bón ở Ninh Thuận, đạm bón 1/2 trước khi cắt 1/2 còn lại bón vào thời kỳ ra lá, nở hoa, trái lớn và chín là hợp lý; tuy nhiên, bón tới 20% vào thời kì trái lớn và chín có lẽ hơi muộn.
– Lân : bón 2/3 vào trước khi cắt cành là hợp lý, nhưng còn tới gần 25% bón vào kỳ trái lớn và chín có lẽ cũng hơi muộn.
– Kali bón 45% trước khi cắt, 44% khi trái lớn và chín cũng tương đối hợp lý nhưng vẫn bón hơi muộn.
Nói chung phương pháp bón của người trồng nho ở Ninh Thuận hiện nay tương đối hợp lý và cũng đã dựa vào kinh nghiệm vài chục năm chăm bón cho nho. Chưa có thí nghiệm tỷ mỷ, nên chưa thể có khuyến cáo chính xác nhưng có lẽ có thể cải tiến theo hai hướng chính : bón sớm hơn một chút đặc biệt với lân và kali và tăng tỷ lệ kali lên chút ít, không nên chỉ dựa vào đất đai màu mỡ ở ven sông Dinh.
RHQ, 04/04/2007
Sử dụng phân bón cho cây nho
Hầu hết các giống nho trồng thuộc loài Vitis Vinifera L. Có một diện tích nhỏ được trồng loài V. Rotundifolia (Muscadines), V. Labrusca (Concord) và con lai giữa các loài. Trong hầu hết các trường hợp, các giống nho Vitis Vinifera cần được ghép với gốc ghép chống được rệp hại rễ lấy từ các loài có nguồn gốc Mỹ.
Trên thế giới có khoảng 10 triệu ha nho, được trồng trên nhiều loại đất, ở các vùng khí hậu từ xích đạo tới nhiệt đới và á nhiệt đới. Năng suất nho cũng biến động rất lớn, từ 5 – 35 tấn/ ha/ năm tùy thuộc vào vùng trồng, điều kiện canh tác và mục đích sử dụng (làm rượu nho loại ngon, loại thường, làm nho ăn tươi). Tuy được trồng ở phổ rộng về khí hậu nhưng đặc điểm rất đáng chú ý của nho là yêu cầu có một mùa khô đủ dài để tích lũy đường. Ở nước ta có vùng Ninh Thuận, nam Khánh Hoà và bắc Bình Thuận là vùng bán khô hạn, có điều kiện khí hậu, thời tiết và đất đai khá phù hợp cho cây nho phát triển và hiện đang là vùng nho đặc sản của cả nước. Tuy nhiên, do chưa được quan tâm đầu tư KHKT nên cây nho ở đây chưa có điều kiện phát triển đúng với khả năng của nó. Những thiếu sót nằm ở tất cả các mặt về chiến lược phát triển, cơ sở nghiên cứu, giống trồng và kỹ thuật canh tác.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây nho
Lượng dinh dưỡng cây hút
Nhu cầu dinh dưỡng của cây nho phụ thuộc rất nhiều vào giống trồng, điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết và năng suất thu hoạch. Tuy nhiên giới hạn chung của lượng dinh dưỡng lấy đi từ đất của cả thân, lá và quả biến thiên như:
Lượng dinh dưỡng cây hút khi năng suất đạt từ 7 – 25 tấn/ ha
Lượng dinh dưỡng đa lượng (kg/ha/năm)
N : P2O5 : K2O : MgO : CaO = 22-84 : 5-35 : 41-148 : 6-25 : 28–204
Lượng dinh dưỡng vi lượng (g/ha/năm)
Fe : B : Mn : Zn : Cu
292-1 37- 49- 110- 64
121 228 787 585 910
Nguồn: Fregoni, 1984
Nếu phần thân và lá được vùi trở lại đất thì ước tính nó chiếm khoảng 70% lượng N và 60% lượng P2O5 và K2O cây hút, do vậy nếu chỉ tính lượng dinh dưỡng lấy đi do năng suất thì sẽ rất nhỏ so với tổng lượng cây hút ở trên.
Chẩn đoán dinh dưỡng lá cây nho
Người ta có thể phân tích lá nho để chẩn liệu khác nhau về chẩn đoán dinh dưỡng lá cho cây nho. Do có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng nên khó có thể so sánh các nguồn số liệu này. Cần có sự tham khảo và vận dụng linh hoạt trong điều kiện Việt Nam.
Một số giới hạn và quan hệ của các nguyên tố dinh dưỡng trong cuống lá thời kỳ quả chín (xem bảng).
Hiện tại kết quả phân tích lá được sử dụng để chẩn đoán dinh dưỡng (thiếu, đủ, gây độc) và để điều chỉnh sự khuyến cáo sử dụng phân bón. Mặc dù số liệu phân tích lá không thể sử dụng trực tiếp để xác định lượng phân cần thiết, nó vẫn cho phép đáp ứng được việc thực hành bón phân theo mục tiêu năng suất, với điều kiện là các kết quả được làm sáng tỏ bởi các tiêu chuẩn vùng đất, khí hậu, giống, gốc ghép và tập quán canh tác.
Dinh dưỡng cây trồng còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Thừa N có thể làm giảm cấu trúc mầu của quả và tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng rượu và tăng khả năng bị nhiễm bệnh của cây. Tương tự, thừa Kali có thể làm giảm độ axit của quả và của hèm rượu và chính vì vậy ảnh hưởng xấu đến chất lượng rượu. Thừa Kali còn gây ra sự thiếu Magie do đối kháng ion giữa K và Mg.
Nguyên tố dinh dưỡng/quan hệ Giới hạn Đánh gía N >6 %o* Dinh dưỡng N bình thường P > 1.5 %o* DD P bình thường K/Mg < 1 Thiếu K K/Mg > 10 Thiếu Mg K/Mg 2 to 8 DD K và P bình thường B < 15 ppm* Thiếu B
(* so với chất khô) – Nguồn: Delas, 1990
Bón trước khi trồng:
Cần bón lót phân sâu trong đất để nâng hàm lượng dinh dưỡng trong lớp đất sâu như Lân, Kali, Canxi, Magie. Những chất này rất ít di động nên có thể tích lũy trong đất để cây sử dụng dần dần. Mặt khác, bón phân lót còn có tác dụng điều chỉnh độ chua đất, làm giảm sự gây độc của Al và Cu nếu đất chua. Ngoài ra phân chuồng trong phân lót còn nâng cao độ mùn, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho đất. Tùy theo số liệu phân tích đất lớp mặt và lớp dưới, số lượng dinh dưỡng cần bón dao động từ 0 – 600 kg P2O5, 0 -1000 kg/ ha K2O, 0 – 300 kg/ha MgO, bón vôi (ở những nơi pH < 6) với liều 2000-10.000 kg/ha CaO, và 0 – 100 tấn/ha phân chuồng hay phân hữu cơ tương ứng.
Bón hàng năm:
Đối với giống nho rượu loại tốt, có năng suất nhỏ hơn 10 tấn/ ha bón 0 – 40 kg/ ha N, 20 – 50 kg/ha P2O5, 60 – 100 kg/ha K2O. Đối với các vườn nho khác bón 60 – 120 kg/ha N (bón nhiều hơn nếu có tưới), 20 – 50 kg/ ha P2O5, 100 – 150 kg/ha K2O. Nhìn chung phân N bón vào cuối thời kỳ ngủ nghỉ và trong thời gian sinh trưởng; lân và Kali bón lót vào thời kỳ ngủ nghỉ của cây và ở những vùng khí hậu ẩm ướt và đất nhẹ, có thể bón thúc như phân đạm.
Bón lên lá cho cây:
Các nguyên tố K, Mg, B và Fe có thể được bón lên lá nếu có biểu hiện thiếu. Một số nguyên tố khác có thể được bón không chính thức thông qua thuốc trừ nấm, ví dụ: S dùng chống Oidium; Cu dùng trong thuốc Bordeaux; Mn và Zn trong Dithiocarbamates dùng chống bệnh mildew.
Từ năm thứ 3 trở đi lượng bón có thể còn tăng, phân chuồng chỉ bón 1 lần/ năm.
Dạng phân bón thích hợp: Nho là cây không đòi hỏi nhiều về mặt này. Các dạng Kali như Kali sulfate cũng không hơn gì Kali Clorua. Tuy nhiên, cần chú ý khi đất mặn thì Kali Sulfate tỏ ra tốt hơn, hoặc khi lượng bón lớn, chẳng hạn 500 – 1000 kg/ ha K2O, thì Kali Sulfate cũng tốt hơn.
Ở những ruộng nho làm rượu loại tốt, phân hữu cơ có hàm lượng đạm thấp thường được dùng nhằm không gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng.
Trên thực tế sử dụng phân bón cho nho ở Việt Nam cho thấy, có sự biến động rất lớn. Trong cùng 1 vùng, việc dùng phân cũng biến động từ ruộng này sang ruộng khác và từ năm này sang năm khác. Có những chỗ hoàn toàn không bón phân, lại có chỗ bón với lượng lớn, thừa thãi so với yêu cầu của cây. Điều này có thể gây ra những rủi ro của sự ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm do thiếu, thừa hay không cân đối dinh dưỡng. Cần có sự nghiên cứu tìm ra cách bón phân hợp lý trên cơ sở hiểu biết đất, nhu cầu của cây cùng với kết quả phân tích lá nho.
Sử dụng phân NPK
Thời kỳ kiến thiết cơ bản: Cây nho là cây có thời kỳ kiến thiết cơ bản ngắn. Năm đầu tiên có thể coi như năm KTCB, còn các năm sau cây đã ở trong thời kỳ kinh doanh. Trước khi trồng nho nhiệm vụ kiến tạo một môi trường dinh dưỡng thích hợp cho cây nho là rất quan trọng như đã nói ở trên. Nho cần được bón 30 – 40 tấn phân hữu cơ/ ha trước khi trồng. Chọn các loại phân thích hợp để bón lót cho nho như các loại NPK 14-8-6; 18-8-8-6; 19-7-8; 20-10-5; 20-10-10 v.v… Với các loại phân này tính toán để bón lót cho mỗi gốc được 30 – 50g N. Sau đó tiếp tục bón thúc cho nho ở các thời kỳ. Liều lượng dành
· Một tháng sau trồng: Bón mỗi gốc 15 g N.
· Ba tháng sau trồng: Bón mỗi gốc 20g N.
· Năm tháng sau trồng: Bón mỗi gốc 25 g N.
· Bảy tháng sau trồng: Bón mỗi gốc 30 g N.
· Chín tháng sau trồng: Bón mỗi gốc 35 g N.
· Một năm sau trồng: Bón mỗi gốc 40 g N. (lượng phân lân và kali được ăn theo trong phân hỗn hợp NPK)
Mỗi liều phân trên có thể chia bón làm 2 lần, hoặc rải đều trên toàn hầm nho, tránh bón quá tập trung có thể gây xót rễ. Bón phân phải luôn kèm theo tưới nước để cây có thể sử dụng được ngay và tránh gây ra sự tranh chấp nước với cây, vì phân ở nồng độ cao sẽ giữ nước.
Thời kỳ kinh doanh: Khi cây nho bước sang thời kỳ kinh doanh chọn phân bón ở các thời kỳ như sau.
· Sau khi thu hoạch: Mục đích bón lúc này là tiếp tục nuôi bộ lá làm cơ sở cho sự tích lũy dinh dưỡng để bắt đầu 1 chu kỳ sau. Loại phân đưa vào phải có tác dụng duy trì bộ lá nhưng không kích thích ra chồi mới. Chọn các loại phân sau để bón – NPK 11-7-14; 14-7-14, 10-5-10; 15-10-15; 16-6-16; 16-8-16; 17-10-17; 20-15-20 v.v.. Lượng bón được tính toán
· Trước khi cắt cành: Thời kỳ này thường là 1-2 tháng sau thu hoạch. Bón thời kỳ này nhằm chuẩn bị dinh dưỡng sẵn sàng cho cây sau khi đâm chồi. Chọn các loại phân như NPK 14-8-6; 18-8-8-6; 19-7-8; 20-10-5; 20-10-10 v.v… để bón. Lượng ha).
· Khi bắt đầu có trái: Khi có những trái đầu tiên lớn bằng đầu ngón tay út thì bón. Chọn các loại phân như NPK 11-7-14 hay 20-7-25 và các loại phân có hàm lượng Kali cao khác để bón. Lượng bón được tính toán khoảng 40 g N/gốc (mật độ > 2000 cây/ha)
NNVN, 11/2003
Phân hữu cơ sinh học cho nho sạchNinh Thuận và một phần diện tích của Bình Thuận có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc trồng nho. Tuy nhiên, đến nay toàn tỉnh Ninh Thuận chỉ còn khoảng 1.800 ha nho (giảm khoảng 400 ha so với năm 2004) ^và diện tích này ngày càng giảm do sâu bệnh.
Chi cục bảo vệ thực vật Ninh Thuận khẳng định: Phải áp dụng các biện pháp cắt tỉa cành hợp lý, bón phân hữu cơ, phun thuốc có chọn lọc, đúng quy trình sẽ cải thiện tình trạng tồn dư thuốc BVTV trên trái nho. Một vấn đề làm “đau đầu” nông dân trồng nho hiện nay là xuất hiện rất nhiều dịch hại trên nho như bệnh mốc sương, bệnh phấn trắng, thán thư, sâu xanh da láng, bọ trĩ, nhện đỏ… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng nho. Do đó, việc vệ sinh đồng ruộng lâu nay chưa được nông dân quan tâm đúng mức thì nay càng phải báo động. Chi cục BVTV cho rằng, sau khi thu hoạch nho xong, người dân cần làm sạch cỏ, phát quang bờ bụi trên vườn, thu gom, tiêu huỷ các cành mang mầm bệnh loại bỏ bằng cách đốt hoặc chôn lấp tránh mầm bệnh lây lan khi có điều kiện thuận lợi. Qua điều tra của Chi cục BVTV cho thấy, đa phần người dân trồng nho bón phân chuồng với lượng 14 tấn/ha/vụ nhưng chỉ có trên 50% nông dân bón phân vào vụ đông – xuân. Đã vậy, đa số nông dân bón quá nhiều đạm nhưng lại thiếu kali tạo điều kiện cho sâu bệnh dễ gia tăng, chất lượng nho giảm.
Đối với nho thời kỳ kinh doanh, tính cho 1.000m2 và cho 1 vụ như sau:
Phân hữu cơ sinh học (viết tắt là HCSH) chuyên dùng cho nho có hàm lượng dinh dưỡng N-P2O5 – K2O là 5-3-4. Liều lượng sử dụng 400kg.
Đợt 1: Sau khi thu hoạch xong vụ trước:
+ 100 kg vôi CaCO3.
+ Bón 13kg phân HCSH
+ Bón rải đều rồi dùng cuốc xới nhẹ, chôn vùi xong theo nước ngay. Lưu lý, bón tới đâu xới tới đó, không phơi phân dưới ánh sáng mặt trời.
Đợt 2: Trước cắt cành từ 10 – 15 ngày:
+ Bón 120 kg phân HCSH
+ Bón bằng cách cuốc lỗ, cách nhau khoảng 20 cm, sau đó lấp đất lại và tưới nước hoặc rải đều trong hầm, sau đó dùng cuốc xới nhẹ lấp phân rồi tưới nước.
Đợt 3: Từ 10 – 15 ngày sau khi nho đậu trái:
+ Bón 150 kg phân HCSH
+ Cách bón phân như đợt 2
– Ngoài ra, các chế phẩm phân bón lá có hiệu quả tốt để hỗ trợ dinh dưỡng cho nho:
+ Agrostim; Ultra Planta 5C; Ultra Planta 5T; K – Humat.
+ Canxi Bore bón vào thời kỳ trước khi nho trổ hoa, sau đậu trái và lần cuối cùng khi trái đã lớn.
+ Sugar Transfer 1 lần trước khi thu hoạch 70 ngày để tăng lượng đường và chất lượng cho trái.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Mọi có biệt danh “Ba Mọi” với thương hiệu “Nho Ba Mọi” nổi tiếng trong nước, người có kinh nghiệm trồng nho bậc nhất Ninh Thuận cho biết: Nhiều năm qua, gia đình tôi đã tiên phong trong phong trào trồng nho theo hướng tăng cường bón phân hữu cơ sinh học (HCSH) đã đem lại kết quả rất khả quan nên tôi đang nhân rộng thêm, chủ yếu là giống NH01-48. Trồng nho theo hướng HCSH đã giúp cải tạo đất tơi xốp, giảm được nấm và sâu hại trên nho tạo ra chất lượng nho rất an toàn. Sắp tới ngoài việc mở rộng diện tích, tôi còn đầu tư xây dựng nhà máy chế biến rượu nho tại chỗ với chi phí không dưới 400 triệu đồng. Phương pháp trồng nho sạch theo hướng HCSH đang được nông dân Ninh Thuận và Bình Thuận rất quan tâm hưởng ứng, bởi họ lo ngại, nếu không trồng nho sạch thì họ sẽ… thất nghiệp khi khả năng tới đây nho ngoại sẽ ồ ạt tràn vào với giá rẻ và chất lượng tốt…
NNVN, 21/08/2006
Cách Bón Phân Cho Cây Nho
Chính vì thế nên trồng nho vào các tháng 11, 12 và tháng 1 năm sau, tốt nhất là sau khi mùa mưa kết thúc. Loại đất trồng nho thích hợp là đất thịt, thịt pha cát, độ pH = 6 – 7. Đất phải cao, thoát nước tốt, có hệ thống tưới tiêu thuận lợi. Nếu độ pH dưới 5 phải bón thêm vôi.
Hàng cách hàng 2,5m, cây cách cây 2m (mật độ 2.000 cây/ha), đào hố 50 x 50 x 50cm, bón lót 8 – 10kg phân hữu cơ cho 1 hố. Khi cây nho cao 25 – 30cm, tiến hành cắm cọc làm giàn và cột cây nho vào cọc theo hướng thẳng góc với giàn nho. Nên làm giàn lưới cho nho leo, độ cao của giàn khoảng 1,8 – 2m để tiện việc đi lại, chăm sóc. Cây nho cần khoảng 10 – 12 tháng để tạo bộ tán, leo giàn. Thời kỳ này loại phân thích hợp là NPK (20-20-15) + TE Đầu Trâu.
Những tháng đầu sau trồng có thể pha 30 – 50g phân với 10 lít nước tưới đều vào vùng rễ nho. Các tháng sau có thể bón trực tiếp vào đất với lượng 75 – 100kg/ha/lần, định kỳ 1 – 1,5 tháng/lần, bón kết hợp xới đất phá váng và vùi lấp phân bón. Khi cây nho vượt khỏi giàn 30 – 40cm có thể tiến hành bấm ngọn để tạo cành cấp 1, tốt nhất là chọn 2 – 3 cành cấp 1 khoẻ. Tạo cành cấp 2 khi cành cấp 1 dài khoảng 120cm, bấm ngọn cành cấp 1 chừa lại 40cm.
Bón phân cho nho thời kỳ kinh doanh (tính cho 1.000m2 và 1 vụ): Phân hữu cơ sinh học (HCSH) chuyên dùng cho nho NPK là 5-3-4, liều lượng sử dụng là 400kg và vôi CaCO3: 100kg.
Bón lót đợt 1 sau khi thu hoạch xong vụ trước 100kg vôi CaCO3 và 130kg phân HCSH. Bón phân bằng cách rãi đều, sau đó dùng cuốc xới nhẹ chôn vùi phân vào đất, sau đó tưới nước ngay. Bón phân tới đâu xới tới đó, không phơi phân dưới ánh sáng mặt trời làm giảm hiệu lực của phân.
Bón lót đợt 2 trước cắt cành 10 – 12 ngày 120kg phân HCSH. Bón bằng cách cuốc lỗ cách nhau khoảng 20cm, sau đó lấp đất lại tưới nước. Bón lót đợt 3 khoảng 10 – 15 ngày sau khi đậu trái xong với liều lượng 150kg phân HCSH. Cách bón: Bón xung quanh gốc kết hợp xới xáo xung quanh vùng rễ, lần đầu cách gốc 20cm, các lần kế tiếp xới xa dần, bón xong tưới nước ngay.
Có thể phun thêm một số loại phân bón lá có hàm lượng calci cao như calci bore vào các giai đoạn trước khi nở hoa, sau đậu trái và lần cuối cùng là khi trái lớn để tăng dinh dưỡng cho cây nho. Hoặc phun sugar transfer 1 lần trước thu hoạch 70 ngày để tăng lượng đường và phẩm chất của trái (dùng chủ yếu trong vụ hè thu).
Tìm bài này trên Google:Kỹ Thuật Trồng Và Bón Phân Cho Cây Nho
I- ĐẶC TÍNH: Cây nho (Vitis vinifera) hiện được trồng phổ biến ở các nước thuộc vùng ôn đới và bán ôn đới. Ở nước ta nho trồng tập trung ở Ninh Thuận với diện tích khoảng 2.500 ha. Cây nho sinh trưởng và phát tốt trên đất phù sa, giàu chất dinh dưỡng, thoát nước tốt. Trên đất cát, đất lẫn sỏi đá ở các triền đồi cũng có thể trồng được nho miễn là có nhiều mùn, giàu chất dinh dưỡng, có điều kiện tưới nước vào mùa khô và thoát nước vào mùa mưa. Độ pH thích hợp cho cây nho cần có điều kiện khí hậu khô, độ ẩm không khí thấp, lượng mưa ít , nếu mưa nhiều kéo dài dễ làm bệnh phát sinh phát triển mạnh.
– Muốn trồng nho, trước hết phải tìm hiểu kỹ về điều kiện thời tiết khí hậu. Không phải quan tâm đến độ nhiệt ở miền Nam vì những nơi rét nhất như Đà Lạt, vẫn còn là nóng đối với nho, vả lại nho đã thích nghi tốt với độ nhiệt cao, thậm chí nắng to cũng không làm nám trái như với dứa, cam nhờ có giàn che.Cơ bản nhất là phải có khí hậu khô nhiều nắng, độ ẩm không khí thường xuyên thấp. Vùng Ninh Thuận có lượng mưa thấp nhất nước 750 – 850 mm/năm và không khí tương đối khô. Tuy nhiên, lượng mưa quá cao tập trung vào những tháng cuối năm (tháng 9, 10, 11…) kết hợp với độ nhiệt cao làm cho bệnh phát triển mạnh và phải phun thuốc nhiều lần vào thời kỳ này.
Ở nhiều nơi khác ở miền Nam, vẫn có thể trồng nho kinh doanh với điều kiện là phải có mùa khô 4, 5 tháng nắng, và đất không bị úng nước mùa mưa do rễ nho là nơi xúc tích dự trữ của cây, rất mẫn cảm với tình trạng thiếu oxy. Cũng phải tính toán nên thu hoạch 1 vụ hay 2 vụ vì những nơi mưa nhiều chi phí về phun thuốc cộng với khả năng ô nhiễm môi trường làm giảm hiệu quả kinh tế của việc trồng nho.Gió to không những có thể làm dập nát lá, chùm nho, còn có thể làm đổ giàn, vậy nên trồng nho ở những nơi hứng nắng, nhưng được che chắn kỹ. Những vùng hay có gió bão không thuận tiện.Đất phù sa ven sông Dinh (Ninh Thuận), sâu, giàu chất dinh dưỡng, luôn thoát nước, là đất nho rất tốt. Tuy nhiên theo điều tra khảo sát của nghành nông nghiệp thì đất thịt, đất cát, đất lẫn sỏi đá ở các triền đồi, đều có thể trồng nho nếu đầu tư phân hữu cơ và phân khoáng với lượng cao, cũng phải có điều kiện tưới nước về mùa khô và bao giờ cũng phải thoát nước.
Độ pH thích hợp cho nho là pH = 6,5 – 7,0 nếu pH dưới 5 phải bón thêm vôi. Vùng Ninh Thuận mưa ít pH hay gặp là 6 – 7 có khi vượt 7 ở các đất phèn và trường hợp này phải rửa phèn. Đất phải nhiều mùn, vì thế phải bón nhiều phân hữu cơ. Vẫn theo điều tra của Nha Hố ở 30 điểm trồng nho vùng Ninh Thuận tỷ lệ mùn trong đất thường là 2% trong 100 g đất hàm lượng lân dễ tiêu là 77,76 mg và 44,47 mg kali trao đổi là những chỉ tiêu cao.
Tóm lại, nho ưa khí hậu khô và nhiều nắng. Có những điều kiện này thì những điều kiện khác, ví dụ về đất, về ánh sáng v.v… cũng thuận tiện theo, sợ nhất là mưa vì mưa làm rụng hoa, rụng trái, và nhất là tạo điều kiện cho nhiều bệnh nguy hiểm phát triển.
II- GIỐNG VÀ NHÂN GIỐNG: Tất cả các giống nho trồng trong sản xuất hiện nay đều từ nước ngoài nhập vào từ thời Pháp thuộc và nhất là trong thời kỳ trước 1975. Nơi tập trung trồng nhiều giống nhất là Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Nha Hố nay là Viện Nghiên cứu Bông và từ đó các giống nho đã phổ biến vào trong sản xuất ở tỉnh Ninh Thuận và các tỉnh khác.
Qua nhiều năm đào thải hiện chỉ còn lại trong sản xuất 4 giống trong đó giống Muscat blanc gần như không được trồng nữa, mặc dù thơm ngọt nhưng có một nhược điểm rất quan trọng là vỏ mỏng trái dễ vỡ, không chịu khi vận chuyển.Hiện nay giống Cardinal chiếm tới 99% diện tích trồng nho cả vùng Ninh Thuận:
1. Cardinal (nho đỏ) không chỉ là giống quan trọng của Việt Nam mà cả của các nước quanh vùng như Philippines, Thái Lan v.v… và có nhiều ưu điểm quan trọng : mã đẹp, dễ vận chuyển, sinh trưởng nhanh, chất lượng khá.
2. Cardinal có một ưu điểm nữa hơn các giống khác đã được nhập vào Việt Nam, từ cắt cành đến chín chỉ khoảng 90 ngày, với 1 tháng ngủ nghỉ trước khi lại cắt để cho ra trái vụ sau, tổng cộng 4 tháng cho 1 vụ, một năm có thể thu ba vụ, tiêu chuẩn kinh tế quan trọng của người trồng nho hiện nay.
– Đặc điểm của nghề trồng nho là phải cho cây leo giàn. Ở các nước nhiệt đới khác người ta dùng cọc hình chữ T bằng sắt hoặc bằng bê tông, tay dọc chữ T cắm sâu xuống đất, tay ngang buộc năm dây thép cách nhau đều. Tay ngang rộng từ 1,2 m đến 1,5 m. Chiều cao từ tay ngang tới mặt đất từ 1,2 m đến 2 m tùy vùng. Cao thì thoáng nhưng dễ đổ do sức nặng của cả hàng cây, đặc biệt khi mang trái. Hai cột hai đầu phải đóng cọc gia cố.
– Ở Ninh Thuận bà con làm giàn. Giàn nho thông thường gồm hai hay nhiều hàng cọc. Trên đầu cọc, cao độ 1,8 m – 2,0 m, giăng một giàn dây thép ngang dọc cho nho leo. Giàn to thì phải gia cố những hàng cọc phía rìa bằng những thanh gỗ, thanh sắt, sào tre v.v… đủ vững để không sụp đổ, dưới sức nặng của cành lá và trái nho.Cho nho leo và cắt tỉa: Cho leo giàn không có gì khó. Dùng một cái sào, hoặc cọc gỗ lớn bằng ngón tay cái, cắm gần gốc nho, cắm dựng đứng. Chọn trong các ngọn nho ngọn khỏe nhất buộc cho leo lên giàn. Bao nhiều ngọn phụ, hoặc cành sinh ra sau này cắt hết, sát đến tận nách lá để có một thân duy nhất to khỏe. Khi ngọn chính đã lên tới giàn, ngắt búp sinh trưởng để cho các cành cấp 1 phát triển.
Ngọn của thân chính sau khi vươn tới giàn thì ngắt đi. Trong các cành mọc từ thân ra chọn lấy hai cành khỏe nhất, buộc vào dây thép cho phát triển theo hai hướng ngược. Hai cành cấp 1 này sẽ trở thành 2 tay, buộc chặt vào dây thép bằng một loại dây có thể tự hủy được (đay, bẹ chuối, vỏ cây leo, dây ni lông v.v…). Không dùng dây thép vì sẽ thắt lấy tay, cản trở lưu thông của nhựa. Khi tay đã mọc dài 1 – 1,2 m lại bấm ngọn để lại trên mỗi tay một số cành cấp 2 gọi là cành quả. Cành quả cũng buộc vào dây thép, tránh gió lay, làm rách lá rụng mắt và không cho đè lên nhau, khoảng 10-12 tháng sau trồng, khi các cành cấp 2 đã hóa gỗ, màu nâu, mắt đã nổi rõ thì tiến hành để trái bằng cách cắt hết cành lá đã có, chỉ để lại cành quả, mầm dự trữ ở chân cành quả (cành quả vụ sau). Những cành to khỏe dài hơn 1m thì cắt ở vị trí mắt thứ 6,8, các cành nhỏ ngắn thì cắt ở mắt vị trí số 1 -2 để tạo các cành dinh dưỡng cho vụ sau. Sau khi cắt cành 20 ngày cây bắt đầu ra hoa, 25-30 ngày đậu trái. Mỗi dây chỉ để 2-3 chùm, trên các chùm cần loại bỏ các trái có dị tật, méo mó, sâu bệnh để tập trung dinh dưỡng nuôi các trái còn lại.Cắt hết cành lá đã có, chỉ để lại các bộ phận sau đây : – Cành quả để hình thành trái và gỗ mới. – Mầm dự trữ ở chân cành quả để thay thế các cành này vụ sau.
B- Bón Phân: 1. Bón lót: Trước khi trồng, bón cho mỗi hố 2 – 3 kg Better HG01 + 0,5 kg lân.
2. Bón phân cho nho thời kỳ kiến thiết cơ bản:– Cây nho cần khoảng 10 – 12 tháng để tạo bộ tán, leo giàn, trong thời kỳ loại phân thích hợp là Better NPK 16-12-8-11+TE.– Những tháng đầu sau khi trồng có thể pha 30 -50 gam phân với 10 lít nước tưới đều vào vùng rễ nho.– Các tháng sau có thể bón trực tiếp với lượng 50 – 70 kg/ha/lần, bón kết hợp xới đất phá váng và vùi lấp phân bón.
3 Bón phân cho nho kinh doanh:– Trung bình mỗi tấn nho, cây sẽ lấy đi khỏi đất 3,14 kg N, 0,71 kg P¬2O5, 5,86 kg K2O, 0,86 kg MgO, 4 kg CaO, 42 ppmFe, 15,7ppm Zn, 9,1 ppm Cu, 5,3 ppm B, 7ppm Mn… như vậy với năng suất bình quân 10 tấn/ha, cây nho lấy đi khỏi đất 31,4 N, 1 kgP2O5 , 58,6 K2O và nhiều trung vi lượng khác. Để nho đạt năng suất cao, ổn định, bón phân như sau:– Sau khi thu hoạch: xới đất phá váng, bón 6-10 tấn phân hữu cơ Better HG01 + 100-150 kg phân Better NPK 16-12-8-11+TE ( phân tím), kết hợp phun phân bón lá đầu trâu ĐT001 định kỳ 7-10 ngày/lần.– Trước cắt cành: bón 100 -150 kg Better NPK 16-12-8-11+TE (phân tím), phun 2-3 lần phân bón lá đầu trâu ĐT001.– Khi trái lớn bằng hạt tiêu: 100 -150 kg phân Better NPK 12-12-17-9+TE (phân xanh), kết hợp phun thêm phân bón lá đầu trâu ĐT 907 hoặc Better KNO3.– Khi trái lớn bằng hạt đậu: 150 -200 kg Better NPK 12-12-17-9+TE (phân xanh), kết hợp phun phân bón lá ĐT 907 hoặc Better KNO3, ngưng phun trước thu hoạch 10 ngày.Cần xới nhẹ đất giữa hai hàng nho hoặc cách gốc nho 0,5-1m để rải phân, sau rải phân cần lấp đất để vùi phân, tránh thất thoát.
IV- SÂU BỆNH HẠI:: – Nhện đỏ: bám ở mặt dưới lá hút lấy nhựa, đặc biệt lúc mới đâm chồi. Trị bằng các thuốc: Bi 58 ND, polytrin P 440EC, DC Tron Plus 98,8EC…– Bọ trĩ: trị bằng các loại thuốc Regent 800WG, Confidor 100SL…– Sâu ăn lá, sâu đục thân, đục quả: trị bằng các thuốc Sherpa 25ND, Decis 2,6ND…– Bệnh mốc sương: trên là bệnh xuất hiện ở mặt trên có những vết màu xanh-vàng, sau đó chuyển sang đỏ nâu, mặt dưới lá, tơ nấm phát triển thành một màng mỏng, trắng trắng những lông tơ. Bệnh còn gây hại cả tay leo, đọt, hoa và chùm 68WP, Antracol 70WP….– Bệnh phấn trắng: nắm bệnh gây hại các đọt non, bệnh phủ một lớp phấn trắng như bột lên lá non, cành thân non, trên cành lúc đầu bệnh cũng ở dạng phấn trắng nhưng sau đó chuyển sang nâu, các thuốc trị 53,8 DF, Champion 57,6DP, Kocide 250EC…
Hiếu Giang Better kính chúc bà con trúng mùa được giá!
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Bón Phân Thúc Cho Cây Nho
A. Nội dung 1. Loại phân bón thúc 1.1. Mục đích của việc bón thúc
– Nhằm cung cấp kịp thời dinh dưỡng cho cây nho để cây sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh và cho năng suất cao, phẩm chất tốt, đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng và nhu cầu chế biến.
– Nhu cầu dinh dưỡng của cây nho cao hơn nhiều so với những cây trồng khác, vì cây nho cần một lượng khá lớn các nguyên tố dinh dưỡng để hình thành năng suất. Cây nho cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa lượng như: đạm, lân, kali; các nguyên tố trung lượng như canxi, magiê, lưu huỳnh; các nguyên tố vi lượng như: molipđen, bo, đồng, mangan… Nếu thiếu hoặc thừa các nguyên tố trên đều ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển cây nho.
1.2. Các loại phân bón thúc 1.2.1. Phân đạma. Vai trò của đạm đối với cây nho
– Mặc dù trong phân tích lượng phân kali cần nhiều nhất nhưng trong thực tế thiếu đạm là điều đáng lo ngại hơn cả.
– Đạm giúp cây phát triển cành lá, tăng khả năng quang hợp.
– Đạm làm tăng năng suất nho.
b. Các dạng đạm bón cho cây nho
– Urê là dạng phân trung tính, có thể bón cho nhiều loại đất và có thể dùng phun lên lá bổ sung dinh dưỡng khi cần thiết.
– Sunphat Amon là loại phân chua nên hạn chế bón ở đất quá chua.
– Có thể sử dụng cả 2 loại phân là Sunphat Amon thường gọi là SA (21% N) và urê (46% N). Trên đất phèn nên dùng urê.
– Đối với những chân đất có triệu chứng thiếu lưu huỳnh thì nên chọn đạm SA.
– Nếu bón phân lân supe hoặc kali sunfat thì có thể thay SA bằng Urê
Phân urê dạng hạt và đóng bao
Đạm sunphat amon tinh thể và đóng bao
Chú ý: Nếu thiếu đạm lá nho xanh nhạt rồi chuyển sang vàng, sự sinh trưởng của ngọn bị giảm đi. Triệu chứng rõ nhất là khi cắt cành mà chừa lại đầu cành dài thì có nhiều mầm nứt ra. Số lá trên cành bị giảm tới 25% hoặc hơn nữa vào thời điểm thu hoạch là do thiếu đạm.
1.2.2. Phân lâna. Vai trò của lân
– Giúp cây nho đâm nhiều rễ.
– Tăng khả năng chịu hạn cho cây, hạn chế sâu bệnh.
– Phân lân còn giúp cây mau ra hoa và tỉ lệ đậu trái cao hơn.
– Tạo phẩm chất quả.
b. Chọn loại phân lân cho nho
– Trong thực tế thường dùng hai loại phân:
+ Super lân: chứa hàm lượng lân dễ tiêu cao nhưng có chứa nhiều axit dư, nên trong quá trình canh tác sẽ làm chua đất
+ Phân lân nung chảy: có chứa hàm lượng canxi và magiê cao, giúp cải tạo độ chua đất,trên đất chua nên sử dụng loại phân lân nung chảy.
Phân nung chảy và super lân
– Ngoài ra còn có thể sử dụng DAP, trong phân DAP có đến 46% lân nguyên chất.
1.2.3. Phân kalia. Vai trò của kali đối với cây nho
– Giúp cây cứng cáp, tăng sức chống chịu với sâu bệnh.
– Bón phân kali màu sắc trái nho đẹp hơn, tăng vị ngọt, thúc đẩy quả chín mọng
b. Chọn loại phân kali cho nho
– Loại phân kali khuyến cáo dùng cho cây nho là Kali sunphat (K2SO4) hàm lượng nguyên chất khoảng 50% (Kaliclorua không phù hợp cho cây nho vì cây nho là loại cây trồng kị gốc Clo).
Chú ý:
– Khi thiếu kali lá nho có màu xanh nhợt rồi cháy xém từ mép lá.
– Chùm quả nhỏ tụm chặt lại, chín không đồng đều hoặc chín chậm.
1.2.4. Phân phức hợp– Ngoài các loại phân đơn ở trên, có thể dùng phân phức hợp (NPK) để bón cho cây nho.
– Phân phức hợp là loại phân phối hợp từ hai nguyên tố dinh dưỡng trở lên cần thiết cho cây trồng nhưng chủ yếu là ba nguyên tố đa lượng (NPK).
+ Dạng phân tổng hợp NPK tiện lợi hơn đối với nông dân khi sử dụng.
+ Dạng NPK nhiều đạm, ít kali được chọn để bón giai đoạn đầu.
+ Dạng NPK ít đạm, nhiều kali được chọn để bón giai đoạn cuối khi quả lớn.
1.2.5. Phân hữu cơ– Phân hữu cơ ngoài bón lót trước khi trồng còn được bón bổ sung hàng năm trong suốt thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây.
– Phân hữu cơ bổ sung dinh dưỡng giúp cây phát triển cân đối.
– Giảm sâu bệnh.
– Cải tạo độ màu mỡ của đất, làm đất tơi xốp, tăng mùn, tăng kết cấu, hạn chế hiện tượng rửa trôi dinh dưỡng và xói mòn đất cho vườn nho.
1.2.6. Vôi– Trong nông nghiệp vôi thường được sử dụng ở dạng vôi bột.
– Vôi cung cấp canxi cho cây trồng : Canxi là 1 trong 4 chất trung lượng cần thiết cho cây trồng. Ngoài vôi bà con có thể dùng canxi nitrat Ca(NO3)2. Không nên dùng bột đá, bột vỏ sò CaCO3 hay thạch cao CaSO 4+2H2O như 1 số tài liệu khuyến cáo (những chất này không tan trong nước, thậm chí còn có hại cho cây trồng).
– Sử dụng vôi mục đích chính là cung cấp canxi cho cây và cải tạo độ chua của đất. Canxi là thành phần tạo nên màng mỏng giữa các vách tế bào, nó ảnh hưởng tới tính thấm của màng tế bào và sự hydrat hóa chất keo.
– Ngoài ra vôi còn có tác dụng làm cho đất tới xốp tạo thuận lợi cho bộ rễ nho phát triển và hút nhiều dinh dưỡng từ đất.
b. Liều lượng
– Tùy vào độ chua của đất mà xác định lượng vôi bón cho phù hợp. Để đánh giá độ chua của đất người ta dùng trị số pH, đây là ký hiệu để chỉ độ chua.
Phân cấp độ chua của đất theo trị số pH
– Sau khi xác định được độ chua của đất, nếu pH KCl < 5,5 thì cần phải bón vôi, lượng vôi bón có thể dựa vào bảng sau:
Mức độ cần bón vôi theo độ chua và thành phần cơ giới của đất
– Trong trường hợp không xác định được độ chua của đất có thể bón lượng vôi khoảng 500- 1000kg vôi/ha.
2. Lượng phân bón thúcViệc xác định lượng phân bón tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây và dự kiến năng suất cũng như khả năng đầu tư.
2.1. Thời kỳ kiến thiết cơ bản– Giai đoạn cây con trong thời kỳ kiến thiết cơ bản (khoảng 7-8 tháng), ở giai đoạn này khoảng 1 tháng bón 1 lần hoặc 2 tháng bón một lần. Có thể sử dụng phân hữu cơ sinh học chuyên nho có thành phần NPK là 5-3-4 hoặc các loại phân hữu cơ sinh học khác có chất lượng tương đương khoảng 4000 kg/ha. Hoặc có thể dùng phân hóa học NPK: 20 – 20 – 15 khoảng 700 kg/ha. Cụ thể nếu có điều kiện nên bón 1 tháng 1 lần như sau:
Lượng phân bón cho nho thời kỳ kiến thiết cơ bản
2.2. Thời kỳ kinh doanh
– Phương pháp bón phân: Bón xung quanh gốc kết hợp xới xáo xung quanh vùng rễ lần đầu cách gốc 20 cm, các lần kế tiếp xới xa dần, bón xong theo nước ngay.
* Ở thời kỳ kinh doanh, có thể sử dụng lượng phân bón theo quy trình sau:
– Phân chuồng hoai mục: 25-30 tấn/ha
– N: 400 – 500kg/ha + P205: 200 – 250kg/ha + K20: 500 – 600kg/ha
– Nếu không có phân chuồng hoai thì có thể dùng phân hữu cơ sinh học, với lượng khoảng 4000 kg/ha phân hữu cơ sinh học cho thời kỳ kiến thiết cơ bản, còn thời kỳ kinh doanh khoảng 3000 kg/ha phân hữu cơ sinh học cho 1 vụ nho.
– Lượng phân bón khuyến cáo cho nho kinh doanh ở Ninh Thuận như sau:
Lượng phân bón cho nho
– Lượng phân này áp dụng cho những giàn nho từ 3 năm tuổi trở lên.
– Nho dưới 3 năm tuổi thì bón bằng 1/3 -1/2 lượng phân trên. Cần đảm bảo tỷ lệ N:P:K là 1: (0,3-0,4) : (1-1,2).
– Cách tính lượng phân theo công thức khuyến cáo, ta tính quy đổi từ lượng phân nguyên chất ra lượng phân thương phẩm để bón, theo bảng sau.
Quy đổi từ hệ số để tính ra lượng phân thương phẩm
– Theo bảng hệ số quy đổi, lượng phân bón cho nho theo quy trình trên được quy đổi như sau:
+ U rê = N x 2,17= 868 – 1085 kg/ha
+ SA = N x 5= 2000 – 2500 kg/ha
+ Supe lân = P2O5 x 6,06 = 1210 – 1520 kg/ha
+ Lân nung chảy = P2O5 x 6,06 = 1210 – 1520 kg/ha Kali sun phát = K2O x 2 = 1000 – 1200 kg/ha
3. Phương pháp bón phân thúc 3.1. Thời kỳ kiến thiết cơ bản– Thời kỳ kiến thiết cơ bản khoảng 7 tháng, mỗi tháng bón 1 lần. Bón cách gốc khoảng 10-20cm tùy theo độ tuổi của cây:
+ Cây mới trồng thì bón cách gốc 10 cm.
+ Cây 6-7 tháng tuổi nên bón cách gốc 20cm.
+ Khi bón phân cần xới nhẹ, rải phân, lấp kín phân. Nếu trời nắng phải tưới nước luôn để phân tan và ngấm vào vùng đất nơi có rễ cây.
3.2. Thời kỳ kinh doanh– Bón phân nên kết hợp với làm cỏ bằng cách xới sâu vào đất 20-25cm cách gốc 50 cm dọc theo hàng nho để cắt đứt những rễ nhỏ và bón phân theo một dải rộng 20 cm dưới độ sâu 5-20cm, phân được trộn đều và lấp kín. Cách bón này chỉ nên thực hiện ở lần bón thứ nhất (tức sau cắt cành 2-3 ngày).
– Còn các lần bón sau nên bón theo tán cây cách lần bón trước 15-20cm dọc theo dải phân trên.
* Bón theo các đợt sau:
– Đợt 1: Trước cắt cành 15 – 20 ngày:
+ Bón toàn bộ phân chuồng kết hợp 20 – 25% đạm và 70% lân
+ Rạch hàng cách gốc 40-50 cm hoặc cuốc lỗ cách gốc và cách nhau khoảng 20cm sau đó rải đều phân, lấp đất và tưới nước.
Rạch hàng bón phân cho nho
– Đợt 2: Sau cắt cành 3 ngày đến khi trắng quả
+ Bón 60 – 65 % đạm + 20% lân + 30 – 40% kali
+ Rạch hàng cách gốc 40-50 cm hoặc cuốc lỗ cách gốc và cách nhau khoảng 20cm sau đó rải đều phân, lấp đất và tưới nước
– Đợt 3: Trắng quả đến chín bói
+ Bón 10 – 20 % đạm + 10% lân + 60 – 70% kali
+ Rạch hàng cách gốc 40-50 cm hoặc cuốc lỗ cách gốc và cách nhau khoảng 20 cm sau đó rải phân, lấp đất và tưới nước.
Rạch hàng rải phân cho nho
Danh Sách 5 Loại Phân Bón Lót Cho Cây Nho Hiệu Quả Nhất
Vai trò của phân bón lót cho cây nho
Cây nho có nhu cầu dinh dưỡng cao, vì vậy việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây ngay từ giai đoạn đầu mới trồng là hết sức quan trọng. Việc sử dụng phân bón lót sẽ giúp đất trồng thêm màu mỡ, phì nhiêu, duy trì độ pH và độ ẩm ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho rễ cây nhanh chóng phát triển, tăng cường khả năng hút nước và hấp thu dinh dưỡng cần thiết cho cây. Bên cạnh đó, việc bón lót cũng giúp khử trùng cho đất, ngăn ngừa các tác nhân có thể gây hại cho nho.
Điểm danh 5 loại phân bón lót cho cây nho nên dùng Phân gà xử lý DAITO HUMIX bón lót cho nhoThành phần:
Chất hữu cơ: 23 %.
Lân hữu hiệu (P2O5hh): 2 %.
Sắt (Fe): 500 ppm.
Đồng (Cu): 100 ppm.
Kẽm (Zn): 100 ppm.
Mangan (Mn): 100 ppm.
Bo (B): 300 ppm.
Vi sinh vật cố định Đạm (Azotobacter,Azospirillum…): 1 x 106CFU/gr.
Vi sinh vật chuyển hóa Lân (Bacillus spp) : 1 x 106 CFU/gr.
Độ ẩm: 30 %.
pH(H2O): 5.
Công dụng:
Được sản xuất từ phân gà lên men nhập khẩu từ Nhật Bản và phân nền hữu cơ từ than bùn, phân gà xử lý DAITO HUMIX giúp bổ sung mùn hữu cơ, duy trì độ phì nhiêu cho đất canh tác và tăng thêm tính đệm cho đất cũng như giữ ẩm tốt cho đất canh tác trong mùa khô.
Phân có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cây nho hình thành và phát triển hệ rễ, giúp cây hấp thu nước và dinh dưỡng hiệu quả.
Bên cạnh đó, phân còn bổ sung thêm vi sinh vật hữu ích đa chủng loại cho đất canh tác và giúp cây nho ngăn ngừa nhiều loại nấm bệnh gây hại cho cây.
Cách dùng: Phân bón phù hợp cho mọi loại cây trồng như hoa kiểng, cây công nghiệp, cây ăn trái, rau màu, lương thực,…
Đơn vị sản xuất: CÔNG TY CỔ PHẦN HỮU CƠ DAITO
Phân hữu cơ khoáng Komix – K bón lót cho cây nhoThành phần: Công dụng:
Phân Komix – K cung cấp chất hữu cơ và các chủng vi sinh vật có ích giúp cải tạo đất, hạ phèn, khử mặn, phát triển trùn đất.
Phân cũng giúp cây nho tăng cường sức đề kháng với nhiều loại dịch hại, hạn chế sâu bệnh.
Ngoài ra, phân còn cung cấp cân đối và đầy đủ hữu cơ, đạm, lân, kali và các nguyên tố trung vi lượng cho cây nho.
Các enzyme có trong phân giúp cây nho hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, nhờ đó, cây sinh trưởng mạnh, ra hoa và đậu quả tốt, giảm thiểu hiện tượng rụng quả non.
Cách dùng: Đây là loại phân chuyên dùng để bón cho cây ăn quả, trong đó có nho
Đơn vị sản xuất: Công ty Cổ Phần Thiên Sinh
Supe lân Lâm Thao bón lót cho nhoThành phần:
Lân hữu hiệu (P2O5hh): 16%
Hàm lượng axít tự do (% khối lượng quy về P2O5td): 4%
Candimi (Cd): 12mg/kg
Lưu huỳnh (S): 10%
Độ ẩm: 12%
Công dụng:
Phân cung cấp P2O5 hữu hiệu dễ tan trong nước, nhờ vậy cây nho có thể hấp thu lân một cách dễ dàng. Không chỉ vậy, phân còn cung cấp cho cây các trung, vi lượng cần thiết khác cho cây nho sinh trưởng tốt.
Phân giúp cây nho tăng cường khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết bất lợi. Ngoài ra, phân còn kích thích cây nho ra hoa và kết trái.
Supe lân Lâm Thao không gây ngộ độc cho cây và không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, vì vậy được nhà nông rất tin dùng.
Cách dùng: Phân này có thể sử dụng để bón ở các loại đất trung tính, đất kiềm, đất chua đều được. Tuy nhiên, ở các loại đất chua nên bón vôi khử chua trước khi bón supe lân
Đơn vị sản xuất: Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao
Dùng DAP Cà Mau 18-46 bón lót cho nhoThành phần: Công dụng:
Phân bón DAP Cà Mau 18-46 cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho nho trong giai đoạn mới trồng, đặc biệt là lân.
Phân cũng có tác dụng giúp cây nho trao đổi chất tốt với môi trường, tăng sức đề kháng và hạn chế sâu bệnh.
Phân bón cũng giúp thúc đẩy cây nho ra nhánh, phát triển hoa, quả và hạt cho nho.
Phân DAP Cà Mau 18-46 không có tạp chất gây chai cứng đất trồng nên bà con hoàn toàn yên tâm sử dụng.
Cách dùng: Bà con có thể kết hợp phân với nhiều loại phân bón khác để bón lót cho cây nhãn.
Đơn vị sản xuất: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN DẦU KHÍ CÀ MAU
Sử dụng phân bón lót NPK- Si 5.10.3-8 Thiên Nông cho nhoThành phần:
Ðạm (N): 5%
Lân (P2O5): 10%
Kali (K2O): 3%
Và các nguyên tố trung vi lượng khác…
Công dụng:
Phân bón NPK- Si 5.10.3-8 Thiên Nông chuyên dùng để bón lót cho nhiều loại cây trồng, trong đó có cây nho.
Phân đã bổ sung đầy đủ và cân đối đạm, lân, Kali cần thiết cho cây nho. Vì vậy, khi sử dụng phân để bón lót cho nho, bà con có thể không cần bón thêm đạm hay kali cho cây.
Phân bón giúp cây nho phát triển cứng cáp ngay từ giai đoạn mới trồng và tăng sức chống chịu với sâu bệnh cho cây, từ đó góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nho.
Phân chậm tan nên hạn chế được tình trạng rửa trôi và bay hơi, giúp bà con nông dân tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả của phân bón.
Cách dùng: Bón lót với lượng 20 – 25kg/ sào 360m2 (360 – 720kg/ ha)
Đơn vị sản xuất: Công ty cổ phần Thiên Nông Thanh Hóa
Lưu ý khi bón lót cho cây nho
Bà con nên trồng nho ở vùng đất có độ pH = 6,5 – 7,0. Nếu độ pH của đất dưới 5, bà con cần phải bón thêm vôi cho đất trước khi bón thêm các loại phân bón lót khác.
Đất trồng nho cũng cần nhiều mùn, vì vậy, bà con cần sử dụng nhiều phân hữu cơ kết hợp với phân vô cơ bón lót cho cây.
Mua các loại phân trên ở đâu?Bạn đọc có thể đặt mua Danh sách 5 loại phân bón lót cho cây nho hiệu quả nhất trực tiếp ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp. Bạn cũng có thể đặt mua thuốc online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín như agriviet.org/shop
–
Như vậy, Agriviet đã giới thiệu những thông tin Danh sách 5 loại phân bón lót cho cây nho hiệu quả nhất, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bà con có được những kiến thức hữu ích để chăm sóc cây đạt chất lượng tốt nhất và mang lại năng suất cao cho mỗi vụ mùa.
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Bón Lót Cho Cây Nho
– Bón lót là gì? Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp kịp thời dinh dưỡng cho cây nho. Một số loại phân mà chất chất dinh dưỡng cung cấp cho cây nằm phần lớn ở dạng khó tiêu hoặc chậm phân giải. Vì vậy cần có thời gian cho sự chuyển hoá các chất này sang dạng dễ tiêu hơn. Do đó, các loại phân này cần được bón sớm để có thời gian phân giải cung cấp từ từ chất dinh dưỡng cho cây nho.
Các loại phân sử dụng bón lót gồm:phân hữu cơ, phân lân và vôi.
1. Cách bón và xử lý phân hữu cơ cho cây nho như thế nào?– Phân hữu cơ gồm các loại phân có thể sản xuất tại chỗ như: Phân hữu cơ vi sinh phân chuồng, phân xanh, phân rác mục, chất thải thô của công nghiệp chế biến nông sản đã được ủ hoai mục. Phân hữu cơ thường cung cấp đủ cả đạm, lân, kali và các chất vi lượng nhưng hàm lượng thấp.
Hình 1: Ủ phân hữu cơ
1.1 Tác dụng của phân hữu cơ– Làm cho đất có kết cấu tốt, đất tơi xốp, thoáng khí.
– Giữ được nước và dinh dưỡng để cung cấp từ từ cho cây sử dụng.
– Ngoài ra phân hữu cơ còn cung cấp các nguyên tố vi lượng như: Mg, Mn, Bo, Cu, Mo…là những chất cây cần ít, nhưng không thể thiếu được.
– Giá trị chủ yếu của việc bón phân hữu cơ là cung cấp chất mùn cho đất, cải tạo đất.
Hình 2: Phân hữu cơ được ủy thành đống
1.2. Liều lượng bón phân hữu cơLiều lượng bón phân hữu cơ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
– Khả năng đầu tư.
– Độ phì nhiêu của đất.
Thông thường liều lượng bón phân hữu cơ để bón lót cho đất trồng nho từ 30 – 50 tấn/ ha.
1.3. Cách bón phân hữu cơ cho cây nho– Trộn lớp đất mặt với khoảng từ 10 – 20 kg phân hữu cơ, 0,3 – 0,5 kg vôi và 0,3 – 0,5 kg lân, sau đó cho phân đã trộn xuống hố rồi dùng đất còn lại lấp gần đầy miệng hố để kín phân và hạn chế cỏ mọc.
– Dùng que nhỏ đánh dấu tâm hố để tiện cho việc trồng sau này.
– Việc trộn phân, lấp hố phải hoàn thành trước khi trồng ít nhất từ 15 – 20 ngày.
* Ngoài ra có thể đưa phân hữu cơ, lân, vôi xuống hố sau đó đưa lớp đất mặt trộn đều phân và lấp kín bằng mặt.
Hình 3: Trộn phân
2. Sử dụng vôi để bón lót cho cây nho 2.1.Tác dụng của vôi trong việc bón lótTrong nông nghiệp vôi thường được sử dụng ở dạng vôi bột: bột đá vôi (CaCO3) hoặc vôi sống (CaO).
Tác dụng của vôi:
– Khử chua, huy động chất dinh dưỡng cho cây.
– Tăng cường hoạt động của vi sinh vật.
– Làm đất tơi xốp dễ cày bừa.
– Làm cho đất tới xốp tạo thuận lợi cho rễ phát triển và hút nhiều dinh dưỡng từ đất.
2.2. Liều lượng bón vôi cho câyTùy vào độ chua của đất mà xác định lượng vôi bón cho phù hợp. Để đánh giá độ chua của đất người ta dùng trị số pH (đây là ký hiệu để chỉ độ chua).
Bảng 1: Phân cấp độ chua của đất theo trị số pH
Sau khi xác định được độ chua của đất, nếu pHKCl < 5,5 thì cần phải bón vôi, lượng vôi bón có thể dựa vào bảng sau:
Bảng 2: Mức độ cần bón vôi theo độ chua và thành phần cơ giới của đất
Trong trường hợp không xác định được độ chua của đất có thể bón lượng vôi khoảng 500- 1000kg vôi/ha.
2.3. Cách bón vôi cho câyCó 2 cách bón vôi:
– Rải đều vôi trên mặt ruộng sau đó cày hoặc bừa đảo đều. Chú ý khi bón vôi phải đi lùi ngược chiều gió tránh vôi tiếp xúc vào mắt, gây hại mắt.
– Vôi bón chung với phân hữu cơ, phân lân cho vào hố, sau đó trộn đều với lớp đất mặt trong hố rồi lấp đầy hố trước khi trồng mới.
Hình 4: Bón vôi với phân lân trước khi trồng
3. Sử dụng lân bón lót cho nhoDo đặc tính của cây trồng là có nhu cầu lân rất sớm, lúc cây còn nhỏ để bộ rễ phát triển, mặt khác khi bón vào đất sẽ bị keo đất hấp phụ ngay, sau đó mới giải phóng dần vào dung dịch đất cho nên lân cần phải tập trung bón lót.
3.1. Lân có vai trò rất quan trọng– Giúp cây nho đâm nhiều rễ.
– Mau hồi sức khi mới trồng, chống sâu bệnh.
– Tăng khả năng chịu hạn cho cây khi lớn.
– Lân tham gia cấu tạo nên các hợp chất hữu cơ trong cây, lân là thành phần của một số men để xúc tiến quá trình sinh hóa trong cây.
– Lân giúp cây phân cành, ra hoa thuận lợi, làm quả to, vỏ quả mỏng, màu sắc đẹp, cũng như xúc tiến quá trình hút đạm của cây.
3.2. Liều lượng bón lânLượng phân lân nguyên chất bón lót tùy vào mật độ và khả năng đầu tư mà có thể biến động từ 150 – 180 kg/ha,
Như vậy, nếu sử dụng supe lân thì bón với liều lượng từ 837 – 937 kg/ha, nếu dung lân nung chảy thì khoảng 882 – 1000kg/ha.
Loại phân lân thường sử dụng:
– Lân supe: hàm lượng P2O5 16-18%
– Lân nung chảy: hàm lượng P2O5 15-17%.
Hình 5: Phân lân bón lót
Bảng 3: Lượng phân lân có thể bón theo khả năng đầu tư (kg/ha)
3.3. Cách bón lân cho cây nho– Phân lân cần có thời gian để hòa tan vì vậy nên tiến hành bón sớm, sâu trong đất để nâng hàm lượng dinh dưỡng trong lớp đất. Lân ít di động nên có thể tích lũy trong đất để cây sử dụng dần dần.
– Thông thường mỗi hố bón từ 0,3 – 0,5kg lân kết hợp với phân hữu cơ
và vôi.
– Có 2 cách bón phân lân:
+ Trộn lân với phân hữu cơ và vôi với lớp đất mặt, sau đó cho vào hố trước khi trồng mới.
+ Trộn lân với phân hữu cơ và vôi trong hố trồng.
Hình 6: Trộn đều lân, vôi trước khi trồng
Cập nhật thông tin chi tiết về Bón Phân Cho Cây Nho trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!