Xu Hướng 11/2023 # Bình Định: Giá Phân Bón Tăng, Nhà Nông Lo Lắng # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bình Định: Giá Phân Bón Tăng, Nhà Nông Lo Lắng được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Gía leo thangDạo quanh một vòng các đại lý kinh doanh phân bón trong tỉnh, chúng tôi nhận thấy giá các loại phân DAP, urê đã tăng bình quân 60.000-100.000 đồng/bao (loại 50kg/bao) so với hồi đầu tháng 3/2009. Hiện, giá phân urê tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp (đại lý cấp 1) ở mức 325.000-350.000 đồng/bao (50kg), DAP loại hạt đen 460.000-500.000 đồng/bao. Trong khi đó, giá phân urê tại nhiều cửa hàng vật tư nông nghiệp (đại lý cấp 2) ở mức 340.000-370.000 đồng/bao (50kg), DAP loại hạt xanh 680.000-740.000 đồng/bao.

Tại nhiều cửa hàng vật tư nông nghiệp trên địa bàn, giá phân NPK 16-16-8 ở mức 450.000 đồng/bao (50kg); NPK 20-20-15 Đầu Trâu 595.000 đồng/bao. Còn giá phân lân Long Thành (dạng bột) ở mức 150.000 đồng/bao, kali 655.000 đồng/bao…

Hiện, giá phân urê trên thế giới tăng 60-70 USD/tấn so với tháng trước, ở mức 330-340 USD/tấn. Giá phân urê tăng mạnh do tác động của việc Trung Quốc tăng thuế đối với mặt hàng phân bón từ 75% lên 110%, áp dụng từ 1/2/2009. Phân DAP cũng tăng 110 USD/tấn lên mức 500 USD/tấn.

Giới kinh doanh vật tư nông nghiệp tỉnh Bình Định nhận định, giá một số loại phân bón sẽ tăng trong thời gian tới nhưng mức tăng không nhiều. ông Nguyễn Xuân Thành, chủ một đại lý phân bón ở thị trấn Bình Định (An Nhơn) cho biết: “Nguồn cung các loại phân bón trong nước hiện đang rất dồi dào vì các doanh nghiệp còn dự trữ lượng phân khá lớn. Nhà nông không phải lo về tình trạng thiếu hàng, sốt giá như tháng 4 – 5/2008”.

Theo quy định, các cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp trong tỉnh phải thực hiện việc niêm yết giá bán các mặt hàng phân bón. Tuy nhiên, qua khảo sát, nhiều cửa hàng, đại lý niêm yết giá theo kiểu tượng trưng cho có.

Nông dân lo lắng

Hiện, nông dân Bình Định đang tập trung thu hoạch lúa đông xuân với nỗi lo mất mùa do bị rầy nâu tấn công. Theo một số bà con, ở các diện tích gieo sạ sớm vừa được thu hoạch, năng suất lúa giảm 100-150kg/sào, chỉ đạt 200 – 250kg/sào. Hiện tại, giá lúa dao động ở mức 4.000-4.500 đồng/kg, tính ra mỗi sào lúa sau 3 tháng lãi chưa tới 100.000 đồng. Việc giá một số loại phân bón thiết yếu đang có xu hướng tăng làm nhà nông đứng ngồi không yên do vụ hè thu sắp tới, bà con sẽ phải tốn thêm chi phí phân bón, thuốc trừ sâu hơn vụ đông xuân.

Ông Phan Văn Dũng, nông dân ở xã Phước Lộc (Tuy Phước), cho biết: “Vào vụ hè thu, nhà nông làm lúa thường hoà vốn, ai làm giỏi lắm mới có lời chút ít. Hiện, giá phân bón tiếp tục tăng, trong khi giá lúa vẫn đứng nên sản xuất lúa chắc chắn không có lãi”. Theo tính toán của ông Dũng, với giá phân bón như hiện nay, vụ hè thu 2009 nông dân phải chi phí ít nhất 2,5-3 triệu đồng/ha. Trong khi đó, giá lúa mấy vụ liền chỉ đứng ở mức 4.000-4.500 đồng/kg nên nhà nông không có lãi. Trước đây nếu đầu tư chăm bón tốt, bình quân mỗi hecta lúa có thể thu hoạch được 5-6 tấn, thu lãi 4-5 triệu đồng/vụ. Nhưng nay, giá phân bón tăng, e rằng khó có thể lãi được 2 triệu đồng/ha/vụ.

Trước tình hình phân bón đang có xu hướng tăng, ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định khuyến cáo nông dân nên tăng cường sử dụng các loại phân bón sinh học để giảm chi phí đầu vào. Ngoài ra, bà con nên nhân rộng việc sản xuất lúa theo mô hình “1 phải, 5 giảm” hoặc “3 giảm, 3 tăng” được ngành nông nghiệp áp dụng có hiệu quả trong thời gian qua để giảm chi phí sản xuất nhưng vẫn tăng hiệu quả kinh tế.

Giá Phân Bón Tăng, Nông Dân ‘Vừa Làm Vừa Lo’

Khảo sát giá phân bón ngày 1/3/2023 cho thấy, giá phân DAP dao động từ 12.000 – 15.000 đồng/kg. Urea Đục Cà Mau: 9.000 đồng/kg, Urea Đục Malaysia là 9.000 đồng/kg, Urea Ninh Bình: 8.000 đồng/kg, Urea Phú Mỹ: 8.000 đồng/kg. Kali dao động từ 6.000 – 7.000 đồng/kg.

Đội chi phí sản xuất

Ông Nguyễn Văn Thâu, ấp Thới Hữu, xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ), cho biết các chi phí sản xuất lúa vụ Đông Xuân này đã tăng cao so với vụ trước. Nguyên nhân là không chỉ có giá phân bón tăng mà nhiều chi phí khác phục vụ sản xuất cũng tăng như giá lúa giống, chi phí nhân công…

Theo phản ánh của nhiều nông dân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, các vụ lúa trước, giá phân bón khá rẻ nhưng bước vào vụ Đông Xuân này, giá nhiều loại phân bón tăng từ 20.000 – 30.000 đồng/bao tuỳ kích cỡ.

Trong tình hình giá phân bón và các chi phí đầu vào phục vụ sản xuất tăng, muốn đảm bảo được hiệu quả sản xuất, nông dân phải nỗ lực đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để giảm chi phí, đặc biệt là áp dụng các giải pháp “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” và các biện pháp thủ công phòng tránh sâu bệnh.

Về lâu dài, nông dân mong ngành chức năng có biện pháp hiệu quả bình ổn giá phân bón và tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân được tiếp cận các sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo chất lượng và có giá cả hợp lý.

Trong khi đó, ông Vũ Duy Hải, Tổng Giám đốc công ty CP Vinacam đưa ra cảnh báo về hiện tượng khan hiếm phân DAP. Cụ thể, ông cho biết hiện tồn kho hàng DAP nhập khẩu gần như bằng không, giá DAP bán tại Việt Nam tăng chóng mặt. So với tháng 11/2023, DAP (Trung Quốc) xanh hiện đã tăng 5,1 triệu đồng/tấn lên mức 15,5 triệu đồng/tấn, DAP Trung Quốc (nâu) đã hết hàng, DAP Hàn Quốc tăng 2,7 triệu đồng/tấn lên 15,5 triệu đồng/tấn.

Giá phân DAP nội địa cũng tăng nhanh trong thời gian qua, giá bán tại nhà máy của DAP Đình Vũ và DAP Lào Cai đã tăng 900.000 đồng/tấn lên mức 9,528 triệu đồng/tấn. Theo đó, giá DAP Đình Vũ và DAP Lào Cai bán ngoài ngoài thị trường tăng gần 2 triệu đồng/tấn lên 10,4 triệu đồng/tấn.

Ông Hải cho biết, với kinh nghiệm của mình và qua khảo sát hệ thống đại lý, Vinacam nhận định rằng tình hình hụt DAP ở Việt Nam đang rất nghiêm trọng. “Chúng tôi đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ để nắm tình hình và có hướng giải quyết”, ông Hải nói.

Nhu cầu phân bón sẽ tăng cao

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam, nhập khẩu phân bón về Việt Nam trong tháng 1/2023 giảm 8,65% về lượng và giảm 11,64% về kim ngạch so với tháng cuối cùng của năm 2023, đạt 322,15 nghìn tấn với trị giá 84,55 triệu USD.

Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp phân bón cho Việt Nam. Trong tháng 1/2023, thị trường này chiếm 36,89% trong tổng lượng phân bón nhập khẩu của cả nước và chiếm 38,27% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 118,85 nghìn tấn với trị giá 30,66%, giảm 11,74% về lượng và giảm 5,92% về trị giá so với tháng trước đó.

Báo cáo cập nhật ngành phân bón của công ty CP chứng khoán FPT phân tích, năm 2023, thị trường phân bón Việt Nam chứng kiến sự biến động mạnh trong giá các loại phân bón, đặc biệt là phân đơn như Urea, DAP, Kali. Hầu hết các loại phân bón đều giảm về mức đáy vào giữa năm và hồi phục trở lại vào những tháng cuối năm 2023. Trong khi đó, giá phân NPK ổn định trong suốt năm 2023, tạo điều kiện cho các DN sản xuất phân NPK từ phân đơn được hưởng lợi từ sự chênh lệch giá này.

Trong khi đó, theo dự báo từ AgroMonitor, với những yếu tố thuận lợi, cùng với tác động của dịch COVID-19 dần giảm bớt, tổng nhu cầu tiêu thụ phân bón năm 2023 dự báo hồi phục trở lại, dự kiến đạt 10,3 triệu tấn, tăng 5,5% so với năm 2023. Tiêu thụ hầu hết các loại phân bón đều tăng đáng kể, đặc biệt là phân DAP, phân lân, phân NPK. Tiêu thụ phân Ure dự báo ổn định, phân Kali tăng 2,4%, phân bón khác tăng 10,3%.

Năm 2023, dự kiến tổng nhu cầu phân bón tại Đồng bằng Sông Cửu Long (khu vực tiêu thụ phân bón lớn nhất cả nước) sẽ tăng trưởng từ 4-6% so với cùng kỳ, trong đó chủ yếu tăng tiêu thụ phân DAP, NPK và các chủng loại khác như phân lân, phân bón hữu cơ…

Giá phân bón trong nước tăng mạnh thời gian qua là do ảnh hưởng của giá phân bón thế giới đã tăng mạnh trở lại từ giữa năm 2023 sau thời gian suy thoái. Cùng với đó, cước tàu và container tăng chóng mặt nên nửa cuối năm 2023 cũng làm tình hình vận chuyển và giá cả tăng lên.

Đại diện Vinacam đề xuất Chính phủ có biện pháp khẩn cấp là tạm thời hủy bỏ biện pháp tự vệ đối với phân DAP, MAP nhập khẩu để các doanh nghiệp mua hàng, tăng nguồn cung trong nước.

Thy Lê

Ghi nhận thị trường nông sản ngày 15/5 cho thấy, giá cà phê giảm từ 600 – 700 đồng/kg, giá tiêu chững lại sau phiên giảm mạnh ngày hôm qua, …

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Vĩnh Phúc vừa hoàn tất thủ tục chuyển giao hồ sơ, tang vật cho Công an tỉnh Vĩnh Phúc vụ việc kinh doanh …

Địa Lan Nở Sớm, Nhà Vườn Lo Lắng

Còn khoảng 20 ngày nữa mới đến tết Nguyên đán 2023 nhưng hiện nhiều nhà vườn trồng địa lan tại Đà Lạt đã nở sớm khiến nhiều nhà vườn lo âu.

Nhiều vườn địa lan tại Đà Lạt đã nở hoa sớm

Ghé thăm vườn địa lan của anh Đỗ Văn Ẩn, Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ Dalata, một trong những doanh nghiệp nổi tiếng và có quy mô cũng như thương hiệu lớn trong làng địa lan Đà Lạt trên đường Tô Hiến Thành. Anh Ẩn cho biết: “Chắc năm nay nhà vườn chúng tôi lại phải “ăn tết” sớm quá, vì nếu thời tiết vẫn diễn tiến như gần đây, khả năng địa lan bung nụ sớm, lượng hoa trổ đúng dịp tết còn không nhiều”.

Theo anh Ẩn, nguyên nhân hoa nở sớm là bởi năm nay thời tiết thất thường, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cao. Dù các nhà vườn có biện pháp kìm hãm sự phát triển của hoa như dùng lưới đen che tối vườn, hạn chế chất dinh dưỡng hay dùng lưới bọc cho hoa… nhưng kết quả đạt không cao.

Địa lan xuống phố phục vụ thị trường tết ở Đà Lạt

Để có một chậu lan rực rỡ, nhà vườn chăm sóc từ 3 – 4 năm, bắt đầu từ thời điểm cây được cấy mô nhỏ như cây mạ tới khi mỗi chậu có khoảng 15- 20 bông. Dịp tết năm nay, gia đình anh Ẩn đưa 500 chậu để trưng bày và bán với các loại địa lan gồm: Hoàng hậu, cam lửa, xanh bơ, vầng trăng, vam lửa, vàng mít… Giá địa lan tùy từng loại, đắt nhất là loại lan hoàng hậu, khoảng 400.000 đồng/cành, loại rẻ hơn khoảng 200.000- 250.000 đồng/cành. Khách hàng có thể lựa chọn các loại chậu có nhiều hay ít cành phù hợp với điều kiện gia đình, anh Ẩn cho hay.

Lạc quan hơn một số nhà vườn khác, ông Nguyễn Văn Hải, chủ một vườn địa lan nằm trên đường Hùng Vương cho biết: Đối với những chậu địa lan đã nở hoa sớm, ông phải đầu tư chăm sóc đặc biệt để kìm hãm hoa bung nụ. Dù vậy, với tình trạng hoa địa lan nở sớm và tình hình kinh tế năm nay khá hơn nên nhà vườn hi vọng giá địa lan tết năm nay sẽ tăng mạnh từ 10 – 15 %.

Theo ông Hải, những năm gần đây, các loại địa lan do Đà Lạt nuôi cấy là giống mới nhập ngoại, chủ yếu từ Nhật Bản. Ưu điểm của các giống địa lan là thời gian trụ trên cây lâu, màu sắc rực rỡ, sai hoa hơn và dễ chăm sóc.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, tổng diện tích hoa địa lan phục vụ thị trường tết của thành phố Đà Lạt đạt 35 ha (khoảng 400 nghìn cành) chưa kể các vùng phụ cận. Các chợ đầu mối chuyên kinh doanh hoa tươi trên địa bàn tỉnh và các hội chợ hoa đã chuẩn bị lượng lớn hoa các loại, sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng dịp tết.

Hiện tại, trên một số tuyến phố của thành phố Đà Lạt như: Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, Trần Phú …, nhiều nhà vườn trồng địa lan, lan hồ điệp, cây cảnh đã bắt đầu rục rịch đưa cây xuống phố để phục vụ nhu cầu khách hàng chơi tết.

Theo nhiều nhà vườn, đến khoảng mùng 10/12 âm lịch, cây cảnh tết sẽ được bày bán đa dạng và phong phú hơn. Hiện tại, khách hàng tìm đến các tuyến phố này hỏi mua cây vẫn chưa nhiều, đa số khách hàng đi qua thấy đẹp nên vào xem và tham khảo giá cả.

HOÀNG SA

Phân Bón Super Lân Long Thành Vẫn Ổn Định, Không Tăng Giá

Ông Lê Minh Sơn, giám đốc Nhà máy super phốt phát Long Thành cho biết, mặc dù giá xăng dầu tăng cao, dẫn đến cước phí vận chuyển tăng, có gây ảnh hưởng đến giá thành vật tư, nguyên liệu đầu vào của nhà máy, nhưng giá phân bón super lân Long Thành vẫn không tăng giá. Hiện tại, giá phân lân 16,5% P2O5 được bán 1.102.500 đồng/tấn; phân lân M 1.081.500 đồng/tấn, lân PA 1.092.000 đồng/tấn; lân hạt 16% P2O5 1.260.000đồng/tấn, phân NPK 3.822.000đồng/ tấn (tất cả đã bao gồm thuế VAT). Để làm được điều này, nhà máy phải khắc phục bằng cách tăng cường tiết kiệm các chi phí hành chính; tiết kiệm xăng, dầu trong vận hành sản xuất; cân đối, bố trí lại lực lượng lao động, giảm chi quỹ tiền lương từ 5% tổng doanh thu xuống còn 4% nhưng không làm ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động (lương bình quân vẫn ở mức 2,8 triệu đồng/ người/tháng).

Từ đầu năm đến nay, nhà máy đã sản xuất và cung ứng 90.000 tấn phân super lân các loại, sản xuất 22.000 tấn axit sulfuric, tiêu thụ 6.000 tấn, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước, doanh thu tiêu thụ đạt hơn 100 tỷ đồng. Hiện nay, nhà máy đang vận hành chạy thử dây chuyền sản xuất axít số 2, công suất 40.000 tấn/năm với vốn đầu tư gần 70 tỷ đồng và dự kiến đến trung tuần tháng 8 này nhà máy sẽ chính thức đưa dây chuyền vào sản xuất. Ông Trần Công Khoa, Phó giám đốc kỹ thuật cho biết, đây là một dây chuyền hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường; giảm công lao động từ 7 người/ca xuống còn 4 người/ca, đáp ứng được yêu cầu sản xuất trong thời hội nhập. Trước đây, khi chưa có dây chuyền axít số 2, hàng năm nhà máy phải nhập từ nước ngoài từ 8 đến 10 ngàn tấn axít thương phẩm, giá vận chuyển cao gây ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của nhà máy. Năm 2005, với mục tiêu sản xuất 170.000 tấn phân lân và 60.000 tấn axít sulfuric theo kế hoạch, nhà máy sẽ hoàn thành đủ và vượt chỉ tiêu đề ra.

Giá Phân Bón Tăng Cao

Thời gian qua, giá phân bón liên tục tăng cao, trong khi giá một số nông sản giảm mạnh, khiến việc sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn.

Theo ông Dương Văn Thuyền – người trồng bưởi tại xã Khánh Trung, huyện Khánh Vĩnh, thời gian qua, giá phân bón tăng cao làm tăng chi phí sản xuất, trong khi giá bưởi lại giảm sâu đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người dân. Trước Tết, giá phân NPK tổng hợp bao 50kg đã tăng thêm từ 50.000 đến 70.000 đồng/bao; phân kali tăng 30.000 – 40.000 đồng/bao. Tuy nhiên, mới đây, giá phân bón lại tiếp tục tăng nhiều so với trước Tết. “Tôi có gần 15ha bưởi da xanh, trung bình mỗi tháng bón phân 1 lần hết hơn 2 tấn. Với giá phân bón như hiện nay, mỗi tháng, gia đình tôi phải tăng thêm mấy triệu đồng, trong khi giá bưởi giảm sâu, chỉ 15.000 – 16.000 đồng/kg. Tôi đang cố bón lót thêm các loại phân gà, phân bò nhưng không hiệu quả nên vẫn phải mua thêm phân bón”, ông Thuyền nói.

Các loại phân bón đều đồng loạt tăng giá.

Gia đình ông Phạm Đắng (xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa) trồng hơn 4 sào hành. Do giá hành xuống thấp trong khi giá phân bón tăng cao nên vụ này gia đình ông lỗ gần 50 triệu đồng. Mọi năm, thu hoạch hành xong ông vào vụ trồng dưa, các loại đậu ngay, nhưng hiện nay, giá phân bón tăng cao nên ông đang tính toán lại chi phí sản xuất. Ông Phạm Đắng cho biết: “Giá phân bón ở đại lý cấp 1 tăng khoảng 10% thì đến người dân phải tăng lên 20%. Những người mua nợ phân bón đến cuối vụ mới trả tiền còn cao hơn. Cụ thể, phân đạm Phú Mỹ mua tại đại lý ở trung tâm thị xã Ninh Hòa hiện có giá 450.000 đồng/bao 50kg, nhưng khi về đại lý trên địa bàn xã đã tăng lên 550.000 – 600.000 đồng/bao. Cộng thêm chi phí mỗi bao phân ghi nợ trong vòng 6 tháng tăng thêm 80.000 – 90.000 đồng/bao”.

Nông dân huyện Vạn Ninh chưa kịp vui mừng vì vụ lúa đông xuân năm nay vừa được mùa, vừa được giá thì lại lo lắng khi giá phân bón liên tục tăng. Ông Nguyễn Văn Tư (xã Vạn Phú) cho biết, gia đình ông có 2ha lúa. Nhờ chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi nên năng suất đạt hơn 70 tạ/ha. Với giá lúa từ 6.000 đến 8.000 đồng/kg nên trừ chi phí gia đình ông lãi khoảng 20 – 30 triệu đồng/ha. Tuy vậy, ông đang lo lắng khi giá phân bón tăng quá cao khi vụ lúa hè thu sắp tới, bởi đây là vụ lúa nông dân cần sử dụng nhiều phân bón nhất trong năm.

Qua tìm hiểu của phóng viên ở một số đại lý phân phối phân bón, do yếu tố mùa vụ nên năm nào cũng vậy, từ tháng 11 năm trước đến đầu năm sau, giá phân bón đều tăng, nhưng năm nay giá phân bón tăng cao nhất trong nhiều năm qua. Từ đầu tháng 11-2023 đến nay, giá phân bón đồng loạt tăng mạnh, có loại tăng lên 2.000 đồng/kg so với trước đó. Tuy giá phân bón tăng cao nhưng do nhu cầu sản xuất nên sức mua không có gì thay đổi. Hiện nay, giá phân Ure trong nước tại các đại lý dao động 9.000 – 9.400 đồng/kg, tương đương 450.000 – 470.000 đồng/bao 50kg, tăng khoảng 25% so với đầu tháng 11-2023; phân NPK khoảng 12.000 đồng/kg, tương đương 600.000 đồng/bao, tăng khoảng 50.000 đồng/bao; giá phân kali tăng ít nhất, từ 360.000 đồng tăng lên 380.000 đồng/bao 50kg, tăng mạnh nhất chính là phân DAP và Ure nhập khẩu. Trong khoảng thời gian nói trên, giá phân DAP Hàn Quốc tăng từ 14.000 đồng/kg lên 16.000 đồng/kg; DAP Trung Quốc tăng từ 10.000 đồng/kg lên gần 15.000 đồng/kg (tăng gần 50%); giá phân Ure từ 9.000 đồng/kg tăng lên 10.000 đồng/kg. Đây là mức tăng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Không chỉ tăng giá bán, một số loại phân bón nhập khẩu đang khan hiếm hàng.

Ông Kiều Xuân Bông – Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Công ty Cổ phần Vật tư Phú Khánh cho biết, giá phân bón trong nước tăng mạnh thời gian qua là do ảnh hưởng của giá phân bón thế giới đã tăng mạnh trở lại từ cuối năm 2023 sau thời gian suy thoái. Cùng với đó, những tháng qua, giá cước tàu biển và container tăng chóng mặt cũng làm giá cả tăng lên. Đối với giá phân bón trong nước như Ure và NPK, nguyên nhân tăng giá do nguyên liệu nhập khẩu khan hiếm và tăng giá. Một nguyên nhân nữa, phần lớn phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc, nhưng nước này đang siết chặt xuất khẩu phân bón đến Việt Nam dẫn đến giá phân bón trên thị trường tăng mạnh.

Nguồn: Báo Khánh Hòa

Phân Bón Mặt Trời Mới Hỗ Trợ Nông Dân Liên Kết Sản Xuất Theo Chuỗi Giá Trị Tại Tỉnh Bình Định

Phân bón Mặt Trời Mới hỗ trợ nông dân liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị tại Tỉnh Bình Định

Chức năng, nhiệm vụ chính của Công ty là nhập khẩu các loại phân bón chất lượng cao và sản xuất phân bón NPK Mặt Trời Mới, cung cấp cho nông dân trong tỉnh Bình Định và trên toàn quốc. Phân bón Mặt Trời Mới hướng vào khách hàng và thị trường nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Chính sách của Công ty là: “Luôn thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, chất lượng sản phẩm cung cấp luôn đảm bảo và ổn định, giá cả hợp lý, giao hàng đúng hẹn và kịp thời” và khẩu hiệu là: “MẶT TRỜI MỚI – NIỀM MONG ĐỢI CỦA NHÀ NÔNG”. Chính vì lẽ đó sản lượng sản xuất, kinh doanh phân bón bình quân hàng năm là 120.000 tấn, doanh số trên 700 tỷ đồng.

Trong quá trình phục vụ nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Bình Định, Công ty đã tham gia tích cực vào việc thực hiện chỉ đạo xây dựng “Nông thôn mới”, “Cánh đồng lớn” của UBND tỉnh, của Sở Nông nghiệp và PTNT, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị thông qua xây dựng “Cánh đồng lớn”. Công ty đã cung ứng phân bón chuyên dùng cho lúa, phục vụ sản xuất cho các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh với phương thức liên kết với các HTX sản xuất nông nghiệp, đồng ý ứng trước phân bón cho nông dân và cho nợ tiền hàng trong vòng 120 ngày không tính lãi, để nông dân thuận lợi trong việc đầu tư phân bón chất lượng, giá rẻ, hợp lý; đồng thời Công ty cử chuyên gia và cán bộ kỹ thuật trực tiếp tham gia tập huấn kỹ thuật, theo dõi và tổ chức hội nghị đầu bờ, tổng kết mô hình ở cuối vụ sản xuất. Các mô hình trong chương trình “Cánh đồng lớn” trên địa bàn tỉnh đều đạt năng suất và hiệu quả cao, được các HTX sản xuất nông nghiệp và nông dân đồng tình hưởng ứng. Hằng năm Công ty đã cung ứng trên 10.000 tấn phân bón chuyên dùng cho cây lúa để phục vụ cho “Cánh đồng lớn” trong tỉnh, góp phần tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Doanh nghiệp với các HTX nông nghiệp và nông dân, trực tiếp góp phần vào việc thúc đẩy các địa phương đạt tiêu chí số 10 về thu nhập bình quân đầu người và tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới.

Cụ thể trong vụ Đông xuân 2023-2023, Công ty đã tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất lúa giống tại HTX Nông nghiệp Nhơn Thọ 2 và Nhơn Lộc 1, TX An Nhơn – Bình Định với quy mô diện tích 600 ha (HTX NN Nhơn Thọ 2 sản xuất 350 ha, HTX NN Nhơn Lộc 1 sản xuất 250 ha). Chuỗi liên kết sản xuất lúa giống gồm các bên như sau: Nhà nông (xã viên), HTX Nông nghiệp, Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định, Công ty sản xuất kinh doanh giống (Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình; Công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung ương tại Quảng Nam), nhà khoa học và chính quyền địa phương.

HTX Nông nghiệp và xã viên là người tổ chức sản xuất và sản xuất lúa giống; chính quyền địa phương từ tỉnh đến huyện, xã hỗ trợ chính sách; Công ty sản xuất kinh doanh giống cho mượn giống và tiêu thu sản phẩm lúa giống. Riêng Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định đã tham gia vào chuỗi liên kết với 2 dòng sản phẩm Phân bón Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây lúa gồm: MT01, MT02 và Lúa 1-2, Lúa 3 với phương thức là cho mượn đủ số lượng phân bón theo định mức cho 1 ha trong 4 tháng, hỗ trợ chi phí vận chuyển phân bón đến trụ sở HTX, lãi vay ngân hàng,… (tổng các khoản là tương ứng đầu tư 25,2% chi phí sản xuất cho 1 ha lúa giống) và từ đầu vụ đã cử cán bộ kỹ thuật, chuyên gia đến từng HTX để tập huấn cho nông dân tham gia xây dựng Cánh đồng lớn về kỹ thuật canh tác lúa giống, hướng dẫn sử dụng Phân bón Mặt Trời Mới và cuối vụ Hội nghị đầu bờ, tổng kết mô hình.

Tại HTX Nông nghiệp Nhơn Lộc 1 sử dụng bộ sản phẩm Lúa 1-2 và Lúa 3. Với NPK Lúa 1-2 (22-14-7+TE) có thành phần: Đạm (N) là 22%, Lân (P 2O 5): 14%, Kali (K 2O): 7% và vi lượng (TE) gồm Bo: 50 ppm, Kẽm (Zn): 200 ppm, Mangan (Mn): 50 ppm, Đồng (Cu): 50 ppm;và NPK Lúa 3 (18-0-22+TE) có thành phần: Đạm (N): 18%, Lân (P 2O 5): 0%, Kali (K 2O): 22% và vi lượng (TE) như Lúa 1-2. Tại HTX Nông nghiệp Nhơn Thọ 2 sử dụng bộ sản phẩm MT01 và MT02;với NPK MT01+TE (20-14-8+TE) có thành phần: Đạm (N) là 20%, Lân (P 2O 5): 14%, Kali (K 2O): 8% và vi lượng (TE) và NPK MT02+TE (20-0-20+TE) với thành phần: Đạm (N) là 20%, Lân (P 2O 5): 0%, Kali (K 2 O): 20% và vi lượng (TE). Với phân bón NPK chuyên dùng cho lúa với thương hiệu Mặt Trời Mới giúp cây lúa ra rễ mạnh, đẻ nhánh khỏe, tăng số chồi hữu hiệu, tăng số bông, đòng to, bông dài, trổ đều, bông nhiều, hạt to, tăng số hạt chắc/ bông, tăng năng suất và chất lượng lúa giống. Tổng lượng Phân bón Mặt Trời Mới đầu tư cho 2 HTX là 292,5 tấn và các khoản Công ty đã hỗ trợ tương ứng tổng kinh phí đầu tư là 3,068 tỷ đồng(gồm vận chuyển phân bón, lãi vay ngân hàng trong 4 tháng).

Ngoài giống tốt, thời tiết thuận lợi, nông dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, HTX Nông nghiệp tổ chức, quản lý sản xuất tốt,… thì trong đó chất lượng phân bón và chính sách đầu tư, hỗ trợ hợp lý của Phân bón Mặt Trời Mới đã giúp cây sinh trưởng phát triển tốt và đưa năng suất lúa giống đạt bình quân từ 75,0 – 75,1 tạ/ha, cao hơn năng suất bình quân là 3,45 tạ/ha, tương ứng tăng trên 5% so với năng suất bình quân của địa phương (Trong đó tại HTX NN Nhơn Thọ 2 năng suất đạt 75,0 tạ/ha và tại HTX NN Nhơn Lộc 1 đạt 75,1 tạ/ha). Theo quy đổi để thu mua lúa giống của các Công ty giống thì giá 1 kg lúa giống sẽ trả từ 1,2 – 1,3 kg lúa thương phẩm (bình quân 1,25 kg). Như vậy, hiệu quả kinh tế từ Cánh đồng lớn trong chuỗi liên kết sản xuất lúa giống đã có giá trị tăng thêm khoảng 25% cho xã viên. Vì vậy đã mang lại lãi ròng bình quân trong chuỗi liên kết sản xuất lúa giống tại HTX NN Nhơn Thọ 2 là 31,438 triệu đồng/ha và tại HTX NN Nhơn Lộc 1 là 32,828 triệu đồng/ha. Trong đó, cơ cấu chi phí để sản xuất 1 ha lúa của Phân bón Mặt Trời Mới chiếm 25,2% nên lãi ròng mang lại cho nông dân từ Cánh đồng lớn của Công ty là 4,804 tỷ đồng (trong đó HTX NN Nhơn Lộc 1 là 2,178 tỷ đồng, HTX NN Nhơn Thọ 2 là 2,626 tỷ đồng), lợi nhuận mang lại gấp 1,57 lần so với tổng vốn đầu tư từ Phân bón Mặt Trời Mới. (Bảng 1).

Song song với xây dựng Cánh đồng lớn thì trongnăm 2023 Công ty còn xây dựng mô hình trình diễn tại 10 HTX NN có 20 hộ nông dân tham gia với diện tích gần 10 ha (bình quân 3-6 sào/ hộ) và các loại cây trồng là lúa, lạc, sắn, ớt, cây ăn quả (bưởi da xanh),… và tiếp tục vụ ĐX 2023-2023 triển khai mô hình tại 9 HTX NN khác trong tỉnh, với diện tích 6-7 ha.

Đặc biệt trong vụ ĐX năm 2023-2023, Công ty đã triển khai xây dựng cánh đồng lớn tại 14 HTX NN của các xã đang phấn đấu hoàn thành Nông Thôn Mới nâng cao với diện tích trên 1.000 ha sản xuất lúa giống bằng phân bón NPK chuyên dùng Mặt Trời Mới (trong đó có 2 HTX NN lần đầu tiên tham gia là Hoài Mỹ và Ngọc An – TX Hoài Nhơn).

Ngoài việc liên kết hỗ trợ nông dân thông qua HTX Nông nghiệp thì tại tỉnh Quảng Nam, Công ty còn liên kết với Hội Nông Dân tỉnh để hỗ trợ và tiêu thụ Phân bón Mặt Trời Mới thông qua việc tư vấn khoa học kỹ thuật, tập huấn, hội thảo, xây dựng mô hình trình diễn, tài chính khác,… cho nông dân tại từng cơ sở Hội tại địa phương. Nhờ vậy, sản lượng tiêu thụ Phân bón Mặt Trời Mứi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tăng theo hàng năm.

Tóm lại, với sự liên kết chặt chẽ, minh bạch và hài hòa lợi ích giữa nông dân, HTX Nông nghiệp, chính quyền địa phương và Doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định – Phân bón Mặt Trời Mới và Công ty Giống) đã đảm bảo mục tiêu: Hạ thấp giá thành sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng hạt giống, tăng lợi nhuận. Đặc biệt, sự minh bạch và hài hòa lợi ích giữa Doanh nghiệp, HTX và nông dân sẽ hạn chế những rủi ro như sản lượng lúa giống (nông sản)không dư thừa, hạn chế tình trạng phá vỡ hợp đồng sản xuất, tiêu thụ lúa giống/ nông sản, góp phần thúc đẩy sản xuất theo hướng bền vững, sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng Nông Thôn Mới nâng cao tại địa phương./.

Bảng 1. Hiệu quả kinh tế từ Phân bón Mặt Trời Mới trong chuỗi liên kết sản xuất lúa giống vụ ĐX 2023-2023 tại HTX NN Nhơn Lộc 1 và Nhơn Thọ 2 – An Nhơn – Bình Định

BÀI VIẾT QUA CÁC NĂM

Cập nhật thông tin chi tiết về Bình Định: Giá Phân Bón Tăng, Nhà Nông Lo Lắng trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!