Xu Hướng 12/2023 # Bí Quyết Tạo Dáng Cây Cảnh, Bonsai Tuyệt Đẹp # Top 20 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bí Quyết Tạo Dáng Cây Cảnh, Bonsai Tuyệt Đẹp được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chơi cây cảnh bonsai không đơn giản chỉ là việc chăm sóc mà nó rèn luyện đức tính tỉ mỉ, khiêm nhường, kiên nhẫn. Mỗi hình dáng, thế của cây cảnh bonsai lại thể hiện những đức tính khác nhau của gia chủ.

Cây cảnh cũng như con người cần phải uốn nén thật kỹ và khéo léo mới có thể đẹp được. Việc tạo dáng cho cây rất quan trọng, có thể tạo nên cây cảnh một vẻ đẹp, độc đáo riêng mà khó có thể bắt chước được.

– Chọn cây

Ngoài ra, chậu cây cũng là yếu tố quyết định vẻ đẹp của cây, chậu cây có hình dáng và kích thước phù hợp với cây sẽ làm tăng vẻ đẹp của cây lên rất nhiều.

– Dụng cụ chuẩn bị

+ Kéo cắt tỉa: cắt bỏ bớt lá và cành quá sát nhau gây khó khăn cho việc tạo dáng cho cây. Trong bonsai nên tránh những cành cây song song, uốn về phía sau, gối lên nhau, đối xứng và cành rũ.

+ Dây uốn cành: thường thì sử dụng dây uốn cành là dây đồng hoặc dây kẽm để uốn. Ngoài ra, có thể dùng loại dây vải để quấn để tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp sẽ làm ảnh hưởng đến cây, tuy nhiên sẽ gây nấm mốc vào mùa mưa.

Lưu ý:

Không nên dùng dây sắt vì theo thời gian dễ bị gỉ sắt. Đối với một số loại cây lá kim, gỉ sét sẽ làm ảnh hưởng đến cây, gây độc và làm chết cây.

– Tạo dáng

Đầu tiên là uốn thân trước, rồi đến cành chính, tiếp đó là những cành quanh thân cây tính từ gốc đến ngọn. Uốn cành lớn trước, cành nhỏ uốn sau.

Để quấn được dây kẽm quanh thân cây thì ta nên cắm một đầu dây kẽm sau trong đất của chậu cây.

Khi quấn dây thì không nên quấn quá lỏng hay quá chặt và đường quấn phải hình thành những góc 45 độ với trục thẳng đứng của cây.

Uốn cây bằng cách nhẹ nhàng xoắn cành theo hướng quấn dây kẽm để dây luôn luôn được giữ chặt vào vỏ cây. Đối với những loại cây rụng lá sớm thì sau khoảng 3 đến 5 tháng là có thể tháo dây quấn. Riêng đối với những cây gỗ lớn thường là 1 năm. Và có thể uốn cành lại lần hai nếu cây trở lại hình dáng ban đầu.

Cây dáng trực

Cây dáng trực có dáng mọc thẳng đứng, thân cây không đổi hướng phát triển, thuôn dần từ gốc đến ngọn. Dáng trực trong nghệ thuật cây cảnh nó được nghệ thuật hóa để ẩn dụ thế hiên ngang, bất khuất.

Thân cây dáng siêu nằm nghiêng sang phải hoặc sang trái và có thân, dáng thuôn gần từ gốc đến ngọn.

Cây dáng siêu thường là những cây mọc ở ngoài tự nhiên ở chân núi do ánh sáng chỉ chiếu một bên nên dáng cây cũng siêu theo hướng đó để tiếp xúc với ánh sáng. ( Cũng có trường hợp do tác dụng của ngoại lực làm cây siêu đi như gió mạnh một bên hoặc có vật gì đó chèn ép khiến cây bị nghiêng.)

Cây dáng siêu có góc hơi nghiêng, dù gặp trắc trở, thiên tai làm đổ nghiêng nhưng cây vẫn sống và vươn lên. Về mặt thẩm mỹ, cần có dáng xiêu thường trông rất mềm mại, duyên dáng nhã nhặn, thường thể hiện hình tượng của người phụ nữ.

Cây dáng hoành

Cây dáng hoành là dáng cây mà trục của thân cây nằm ngang so với mặt chậu.

Ý nghĩa: Dáng hoành ở ngoài tự nhiên thường là những cây có điều kiện sống khó khăn nhưng cây vẫn sống và nảy lộc đâm chồi. Dáng cây này khá khác thường, ngoạn mục biểu hiện sự mềm mại duyên dáng.

Cây dáng huyền 3. Cách trồng và chăm sóc cây cảnh, bonsai

Đất trồng cây cảnh chủ yếu là đất phù sa đóng lại sau mỗi đợt lũ lụt hoặc đất ruộng gặt hái xong. Chúng ta dùng 2 loại này để ủ trồng cây cảnh nhưng chủ yếu vẫn là đất phù sa vì giàu dinh dưỡng và rất tươi xốp. Đất trồng cây cảnh trong miền nam, người ta thường dùng xơ dừa, trấu trộn với cát và đất phù sa. Việc này giúp cây thoát nước rất tốt ít bị ngập úng. Tuy nhiên, chất dinh dưỡng rất ít cần bổ sung thêm nhiều phân bón.

Sau một thời gian trồng, cần thay đất trồng cũng như chọn chậu phù hợp hơn với kích thước của cây. Ta chọn loại đất tơi xốp sau đó bón lót một lớp phân hữu cơ để cây phát triển tốt hơn khi đưa cây vào chậu mới cần tỉa bớt phần rễ xum xuê để cây phát triển tốt hơn.

Cây cảnh trồng trong chậu lượng đất ít hơn và việc giữ nước cũng kém hơn cây trồng ngoài đất nên phải thường xuyên tưới nước cho cây. Cây cảnh nói chung có loại cây ưa nước những cũng có loại cây ít chịu nước. Do đó, lượn tưới cần căn cứ vào điều kiện sinh trưởng của từng loại và điều kiện khí hậu.

Tùy vào sự phát triển của cây và độ ẩm của đất để quyết định liều lượng nước tưới. Nhiều người mới chơi cây thường tưới nước quá nhiều khiến rễ cây bị thối và chết. Tốt nhất nên chọn loại đất thoát nước tốt và quan sát khi thấy đất dưới rễ cây khô mới tưới.

Nước tưới nên chọn nước sông, suối, ao, hồ..giàu dinh dưỡng. Nên tưới nước vào buổi sáng hoặc chiều mát. Tưới cho cây no nước, tránh tưới nhiều lần trong ngày khiến cây bị thối dễ. Có nhiều nghệ nhân sử dụng nước vo gạo để vài ngày cho chua rồi tưới cho cây rất tốt.

Đa số các loại cây cảnh bonsai là cây ưa nắng nhiều người mang cây vào trong nhà để vài ngày thấy cây vàng lá và có hiện tượng rụng lá. Mỗi ngày nên phơi nắng cây ít nhất 3 tiếng, những cây như linh sam, bông trang rất thích ánh nắng trực tiếp càng nhiều nắng cây càng ra nhiều hoa.

Với điều kiện ánh sang, nhiệt độ ở từng miền có thú chơi cây cảnh khác nhau như miền bắc có mùa đông lạnh, ánh sáng yếu thích hợp chơi các loại cây: sanh, si, đa, lộc vừng, từng la hán,,,

Miền nam và miền trung mưa và nhiều ánh sáng hơn nên thích hợp trồng linh sam, bông trang, sam núi..

Loại phân tốt nhất cho cây là phân hữu cơ, ở các nhà vườn các loại phân chuồng, phân xanh được ủ qua 2 lần một lần ủ hoai và một lần phơi nắng.

Ngoài ra có thể sử dụng phân vô cơ NPK tuy nhiên lượng vừa đủ nên bón loãng gấp đôi với liều lượng ghi trên bao bì. Đối với người mới chơi cây tốt nhất nên sử dụng phân hữu cơ vì phân vô cơ nếu bón sai cách sẽ dẫn tới đất bị thoái hoá hoặc cây bị chết do xót phân.

Không nên bón phân vô cơ khi mùa đông không bón khi cây bị rụng lá hoặc đang ra lá non. Nên bón phân khi trời ấm và sau khi mưa là tốt nhất.

LIÊN HỆ

Cách Uốn Cây Cảnh, Bonsai Tạo Dáng Thác Đổ “Đẹp Như Mơ”

Dáng cây cảnh thác nước đổ là gì?

Trong nghệ thuật chơi bonsai, dáng cây là điều mà người chơi đặc biệt chú ý. Hiện đang có những dáng cơ bản phổ biến là trực, xiêu, hoành, dáng bay và huyền. Chúng được phân loại dựa trên độ nghiêng của cây so với mặt đất. Trong đó, dáng huyền bao gồm các dáng như dáng đổ, dáng thác đổ, Full Cascade,…

Cây cảnh dáng huyền có nghĩa là những cây được mọc trên các sườn núi dạng dốc đứng. Kiểu này có các nhánh thấp nhất trong các dáng. Những nhánh này thường thấp hơn đáy chậu. Trong các loại dáng huyền, việc tạo dáng cây sao cho trông giống như một ngọn thác chảy qua ghềnh đá là đẹp nhất.

Thế cây cảnh dáng thác đổ là thế kiểng cổ ít thấy. Ở dáng này, phần thân cây sẽ nằm bò qua miệng chậu. Trông giống như chúng bị một trận cuồng phong xô ngã xuống ao vậy. Do đó, phần ngọn cây sẽ bẻ cong, thòng xuống thấp hơn cả đáy chậu. Tuy nhiên, chúng vẫn có dáng mềm mại và mọc vươn lên theo từng bậc, đầy sức sống.

Cách uốn cây cảnh tạo dáng thác đổ như nghệ nhân

Để tạo được dáng bonsai thác đổ đẹp, người chơi cây cần cẩn thận ở từng bước. Cụ thể trong từng giai đoạn như sau:

Chọn phôi

Để có thể tìm được một phôi dáng thác nước là cực kỳ khó. Chính điều này khiến cho việc tạo dáng bonsai thác đổ không hề đơn giản. Điều này là do vị trí cây mọc tự nhiên theo dáng thác đổ không nhiều. Chủ yếu tập trung ở các vách núi. Đa số những người chơi cây sẽ chọn loại cây trực lắc, có hình chữ C để tạo dáng thác đổ.

Cách nuôi cấy phôi

Sau khi bạn chọn được phôi như ý, nếu tạo dáng đổ ngay thì cây sẽ phát triển rất chậm. Đặc biệt là ở phần rễ cây và ngọn cây. Bởi tại khu vực này, tán cây sẽ nhận được nắng gió không nhiều. Vì vậy, cách tạo dáng tốt nhất là bạn trồng cây thẳng lên như dáng trực lắc. Giai đoạn đầu, không cần cắt tỉa nhiều mà nên để cây phát triển cành và chồi tự nhiên. Điều này sẽ giúp cho cây có bộ rễ tơ nhiều và mạnh.

Cách xử lý bộ rễ của cây

Sau khi cây đã phát triển tốt và có bộ rễ khỏe mạnh, bạn nới bộ rễ lên dần và bắt đầu trồng cây nghiêng đổ từ từ. Hãy thực hiện từng giai đoạn dài để cây có thể thích nghi tổng thể. Nếu đổ càng sâu thì thời gian sẽ càng chậm. Bởi phần ngọn cuối sẽ phát triển rất ít.

Song song với quá trình này, bạn cần cắt phần rễ to không cần thiết và phần rễ chọc lên trời. Bạn chọn vị trí cành và cắt cành để định hướng độ tàn sau này. Trong quá trình nuôi cây, bộ rễ sẽ nổi lên dần. Lúc này, bạn có thể cơi quanh bộ rễ để giữ ẩm. Điều này cũng giúp cho phần rễ lộ lên không bị nắng cháy gây tổn thương, cũng như có thể thích nghi từ từ.

Để bộ rễ nổi lên cao, cách đơn giản nhất là bạn cắt một miếng nhựa mỏng be bờ. Chúng sẽ chứa chất trồng bên phía cần nuôi rễ. Sau này, phần rễ mọc dài thì bạn hạ bớt chất trồng xuống cho rễ dần lộ ra.

Đây là chia sẻ cách tạo dáng cây Bonsai thác đổ của nghệ nhân Trần Thắng. Hay còn gọi là Thắng đổ, một nghệ nhân cây cảnh vô cùng nổi tiếng ở Hồ Chí Minh.

Nuôi các chi từ số hai trở đi trước

Đầu tiên, bạn chưa cho cây đổ vội. Các chi từ số hai trở đi sẽ được nuôi trước. Khi bộ tàn đã dần được định hình, cây bắt đầu cho đổ thì mới nuôi đến chi số một sau. Nhờ ưu thế phần ngọn, chi số một sẽ rất nhanh chóng bắt kịp các chi kia và phát triển như mong muốn của bạn.

Để có bảy chi này, bạn lấy cưa khứa vào các vị trí đã định. Bạn làm cho cây nảy mầm tại vị trí mình mong muốn. Khi mầm cây lớn lên, bạn không tiến hành ghép luôn. Bởi giai đoạn này bộ rễ vẫn chưa được xử lý xong. Bạn hãy đợi đến khi cắt xong ba cái rễ chĩa lên trời thì mới bắt đầu tiến hành ghép lá nhỏ.

Tiến hành ghép lá

Khi tiến hành ghép lá, tại vị trí số ba sẽ có hai nhánh mọc song song cùng kích thước. Thay vì cắt bớt đi một nhánh, bạn nên để vậy ghép lá nhỏ luôn. Tức là lúc này có tới tám mắt ghép. Phần ngọn thác đổ từ số bốn trở đi vẫn còn yếu, có khả năng chết nên cần giữ nguyên hai nhánh ở vị trí số ba để dự phòng.

Trong trường hợp ngọn bị chết thì bạn sẽ có phương pháp thay thế luôn. Sau này, khi cây sống khỏe thì bạn mới cần cắt bỏ chi thừa.

Kỹ thuật hạn chế sinh trưởng

Trong nghệ thuật chơi cây cảnh Bonsai thì kỹ thuật hạn chế sinh trưởng là rất quan trọng. Nó sẽ biến một cây ngoài thiên nhiên vô cùng cao lớn thành một cây chỉ vài ba cm được trồng trong chậu. Bạn cần sử dụng các chất ức chế thực vật và kỹ thuật bón phân, tưới nước một cách hợp lý.

Việc bón thêm vôi (Ca) và ít nước tưới sẽ tạo nên tình trạng khô hạn. Điều này khiến cho cây sinh trưởng chậm và mau già. Bên cạnh đó, bạn cần bón thêm một lớp phân lân đúng cách để cành cây vẫn khỏe và lá vẫn xanh.

Nguyên tắc cắt tỉa cây cảnh dáng Thác đổ

Để giữ cây luôn được dáng Thác đổ theo mong muốn thì nguyên tắc cắt tỉa cũng rất quan trọng. Đối với một cây kiểng Bonsai thì việc cắt tỉa cần phải duy trì suốt đời sống của cây. Bạn cần phân biệt hai giai đoạn cắt tỉa là cắt tỉa để tu bổ duy trì dáng và cắt tỉa để tạo dáng.

Các nguyên tắc cắt tỉa cây mà bạn cần lưu ý như sau:

Các nhánh nhỏ dần lên trên. Các nhánh cần phân bổ theo hình xoắn ốc quanh phần thân. Tán lá tạo hình khối chóp.

Cắt bỏ nhánh thừa (vị trí xấu, vô ích, héo, chết).

Cắt một nhánh nếu có hai nhánh mọc đối nhau.

Những nhánh lớn, quá dài cần cắt bớt.

Cắt bỏ những chồi mọc đứng từ cành.

Không nên chọn chồi mảnh mai làm đầu của cành lớn.

Vết cắt ngọt, chéo và lõm vào thân để mặt cắt nhanh thành sẹo.

Cách chăm sóc cây cảnh có dáng thác đổ

Sau khi biết cách uốn cây cảnh tạo dáng thác đổ, bạn cần biết cách chăm sóc cây để chúng được đẹp và phát triển tốt nhất. Một số điều quan trọng mà bạn cần lưu ý như sau:

Đất trồng

Bạn có thể sử dụng nhiều loại đất cùng một lúc nhưng không được trồng thành nhiều lớp. Hãy trộn đều chúng lên. Trong quá trình trộn cần nhặt sạch cát mịn. Bạn chỉ nên để lại những hòn đá nhỏ và thô. Công thức đất trồng cho cây cảnh như sau:

Với cây đã sống khỏe: 70% cát hạt lớn, 10% Tro trấu đen và than tổ ong 20%. Hoặc 30% tro trấu, 20% mụn dừa, 30% cát to và 20% dớn lan.

Với cây phôi mới: 100% cát.

Tưới nước và bón phân

Bạn chỉ được tưới nước khi cây thật sự cần. Khi tưới thì cần làm từ từ và đưa từ trên xuống. Còn với việc bón phân, bạn thực hiện đầy đủ theo lịch và theo từng mục đích khác nhau.

Mẹo Trồng, Chăm Sóc Và Tạo Dáng Mai Rừng, Mai Vàng Bonsai Tuyệt Đẹp

Mai rừng nói riêng và tất cả giống hay mai bonsai nói chung đều là lại cây cảnh dễ sống, sống mạnh và tương đối dễ trồng. Ta có thể trồng mai trên các loại đất khác nhau như đất thịt, đất cát pha, sét pha, đất phù sa, đất đỏ bazan, thậm chí đất có lẫn đá sỏi… thì mai vẫn phát triển tốt.

Tuy nhiên, mai rừng kỵ đất bị úng thuỷ, thường xuyên ngập lụt. Rễ mai dài bởi vậy nước ngập lâu dài sẽ khiến cây bị héo úa và chết dần. Trong rễ mai, rễ bàng (mọc quanh đoạn cổ rễ) có sức sống mạnh nhất. Bị chặt đứt, chúng lại mọc ra. Vì vậy, bộ rễ bàng đóng vai trò quan trọng với việc sinh trưởng và phát triển của cây mai.

Mỗi giống mai đều có một cách trồng riêng. Có giống đòi hỏi phải trồng với kỹ thuật cao mới phát triển tươi đẹp. Nhưng cũng có nhiều loại mai lại có cách trồng giản dị. Tuy nhiên, đó là cách trồng để cây mai sống và ra hoa. Còn trồng theo cách ghép cành, uốn thế, tạo dáng để có cây mai kiểng cổ, cây mai ghép nhiều màu, hoặc cây mai bonsai tuyệt đẹp thì lại là một việc khác. Nó đòi hỏi người trồng phải có kỹ thuật, hiểu biết về loài cây này.

Điều quan trọng nhất với mai rừng kiểng là tạo dáng đẹp và việc ra hoa đúng kỳ. Cành lá quá tốt sẽ gây ra ức chế với việc trổ hoa. Cây còi cọc quá thì hoa ít, không đẹp.

Ok, sau khi đã phân tích sơ lược về loại giống cây cảnh này, tiếp theo là phần nội dung quan trọng nhất đó là hướng dẫn từ A đến Z quy trình trồng mai từ bé đến lúc trưởng thành và chỉ ra các mẹo cũng như các kỹ thuật trồng mai rừng, cách chăm sóc mai và tạo dáng mai để giúp mọi người có thể tự mình tạo ra được những sản phẩm mai cảnh tuyệt đẹp.

Cây mai không hợp với những vùng đất thấp, đất có mạch nước ngầm dâng quá cao, đất thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa. Nếu trồng mai ở thế đất như trên, cần lên luống. Thông thường, bề ngang luống rộng từ 1-1,2m. Luống này sẽ dùng để ương mai con, khi lướn bứng trồng vào chậu. Giữa hai luống mai sát nhau nên có mương, rãnh thoát nước, tránh ngập úng cho vườn mai.

Đây là cách trồng mai bằng hạt. Cách trồng này có ưu điểm là số lượng mai con nhiều, không tốn kém, mất ít công sức. Tuy nhiên, cây mai thường không mang những đặc tính tốt của cây mẹ (hoa nhỏ, ít cành hơn, màu sắc có khi khác với cây mẹ…).

Đây là cách trồng mai được tiến hành bằng việc chiết cành, ghép cành, hoặc giâm cành. Cách nhân giống này giúp cây con giữ được trọn vẹn những đặc tính của cây mẹ. Tuy vậy, với cách nhân giống này, mai không thể sản xuất đại trà với số lượng lớn.

Chọn một cành nhỏ của cây mai mẹ, cắt một khoanh vỏ có chiều dài khoảng 3-4 phân, cố tránh đừng để vết cắt phạm vào phần gỗ bên trong, bóc khoanh vỏ đó đi. Sau đó, dùng hỗn hợp đất với phân chuồng hoai nhào dại cho dẻo rồi ốp chặt vào xung quanh vết cắt, bên ngoài dùng vải dày hay bao bố hoặc xơ dừa bó lại cho thật chặt. Hàng ngày phải năng tưới nước cho bầu đất đó được ẩm cho đến vài ba tháng sau, khi bầu đất có nhiều rễ con bắn ra ngoài là lúc cắt nhánh đó rời khỏi cây mẹ.

Là dùng cành của cây mẹ đem ghép vào cây mai khác để tạo cây mai mới mang những đặc tính của cây mai mẹ.

Có một cách ghép khác là ghép mắt, là lấy mắt lá, chồi non từ cây mẹ để ghép sang một cây khác làm gốc ghép.

Lấy một cây mai làm gốc ghép, lựa một chỗ trên gốc cây để ghép cành hay ghép mắt, dùng mũi dao nhọn rạch một hình tam giác nhỏ tương đương hột bắp rồi bóc lớp vỏ đó ra.

Dùng dao bén tách ra một chồi nhỏ hay một mắt lá của cây mai mẹ đem áp vào chổ tam giác vừa được lột vỏ của gốc ghép. Sau đó, dùng dây vải hoặc băng keo băng mắt ghép lại. Sau vài tuần, thấy chồi ghép hay mắt ghép xanh tươi có nghĩa là thành công.

Một gốc ghép có thể ghép được nhiều chồi hay nhiều mắt ghép. Ta thấy một cây mai ghép có nhiều màu hoa khác nhau chính là do cách ghép này.

Dùng dao vạt hình cái nêm trên cành ghép và hình lỗ nên trên gốc ghép (hay làm ngược lại) rồi ráp khít hai bộ phận trên lại với nhau. Yêu cầu là cành ghép và gốc ghép phải có đường kính bằng nhau hay gần bằng nhau và cả 2 cây phải có độ tuổi ngang nhau mới tốt.

Đặt 2 mối khít với nhau, ta dùng dây cao su hoặc dây nylon quấn chặt bên ngoài vết ghép cho chắc chắn.

Chú ý: Nên ghép mai rừng vào mùa mưa, vì đây là mùa cây đang dồi dào sinh lực. Tại gốc ghép, chọn nơi vỏ cây tươi tốt để tạo chỗ ghép, như vậy mắt ghép mới hy vọng đạt được thành công, vì nơi ấy nhựa nguyên lưu thông tốt. Việc ghép mai rừng phải thực hiện càng nhanh càng tốt, để lâu nhựa sẽ khô, ghép không có kết quả.

Tất cả các loại mai cũng như những cây trồng khác phải được chăm sóc kỹ lưỡng bằng các thao tác cơ bản như: tưới nước, phân bón và phòng tránh bệnh, trị bệnh… giúp mai rừng có thể sinh trưởng tốt và ra hoa đẹp như ý.

Cây mai có thể chịu nắng hạn, nhưng không có nghĩa là có khả năng chịu hạn cao. Trong mùa nắng, ta nên chăm lo tưới nước. Với giống mai trồng đại trà ngoài vườn, mỗi ngày hoặc cách ngày tưới nước một lần mới tốt. Tưới thẳng vào gốc và xịt nước với tia nhỏ lên khắp tán lá lại tốt hơn. Nên tưới vào lúc sáng sớm (trước 9 giờ) hoặc tưới vào lúc chiều mát.

Vào mùa mưa, mai trồng trong vườn khỏi tưới cũng được, trừ trường hợp nhiều ngày nắng gắt kéo dài thì phải tưới nước để giữ đất đủ ẩm. Mai kiểng trồng trong chậu thường bị khô nước vì đất chứa trong chậu quá ít nên không giữ ẩm được lâu. Do đó, mai kiểng trồng trong chậu phải tưới nước mỗi ngày, ngày tưới 2 lần (sáng, chiều).

Phải chú ý đến độ rút nước của từng chậu, nếu thấy có tình trạng úng nước phải dùng que nhỏ thông ngay, nếu để lâu cây mai sẽ bị chết vì bộ rễ bị hư.

Trồng mai vàng phải bón phân, nhất là đối với cây trồng trong chậu, sau khi tỉa cành tạo dáng cho chúng ta cần bón phân cho mai sinh trưởng tốt về cành lá.

Lúc này yêu cầu đạm và lân nhiều hơn, kali ít cũng được. Có thể dùng phân Đầu Trâu NPK 20-20-15TE, xới đất lên bón, lấp đất lại. Lượng bón mỗi lần không cần nhiều: khoảng 40-50 g/chậu chứa 50-60kg đất (đối với cây mai rừng trồng ngoài đất lượng bón tương tự như trong chậu nhưng bón xa gốc cây, khoảng rìa ngoài của tán cây), tưới đủ nước thường xuyên (trong mùa khô). Mỗi tháng bón 2-3 lần, quan sát thấy cây ra lá, cành lá xum xuê là được. Nếu thấy lá quá đậm thì giảm số lượng cũng như số lần bón xuống.

Vào mùa mưa từ tháng 6-10 dương lịch, dùng NPK Đầu Trâu 13-13-13TE để bón, mỗi lần bón 40-50g/chậu chứa 50-60kg đất, 15-20 ngày bón một lần. Bón các loại phân trên đã cung cấp đầy đủ các chất đa lượng và vi lượng cho mai. Tuy nhiên khi thay đất hoặc sau 3-4 tháng kể từ khi thay đất có thể bón thêm phân chuồng: phân bò, heo, gà vịt đã ủ kỹ kết hợp với tro trấu cũng rất tốt.

Cỏ dại tranh ăn chất bổ của phân được bón vào đất, vì vậy cần phải tiêu diệt ngay. Nên diệt cỏ vào trước mùa mưa hàng năm. Về sâu bệnh, cây mai rừng có đặc tính kháng bệnh cao, nên ít bị sâu rầy phá hại, thế nhưng không phải là không có. Chúng ta nên quan sát, nếu phát hiện có sâu rầy thì nên tận diệt ngay. Một số sâu, rầy chính hại cây mai: Sâu đục thân, rầy bông, sâu tơ, sâu nái.

Đây là việc làm giúp mai rừng nở hoa đúng vào dịp Tết. Thời gian để trẩy lá mai không nhiều, tiến hành xong trong ngày mới tốt. Nếu kéo dài thì mai sẽ nở hoa không đúng ngày. Muốn cây mai trổ hoa nhiều, người trồng mai cần trẩy hết là non, lá già, chú ý không làm gẫy ngọn cành.

Có 2 cách trẩy lá mai: Cách thứ nhất, ta cầm lá trẩy ngược ra sau. Cách này tốn ít sức, nhưng dễ kéo theo một đoạn dài vỏ, dễ làm hư hại đến cành hoa và nụ hoa. Cách thứ hai, ta cầm lá kéo theo chiều của chiếc lá. Cách này không làm xước vỏ, nhưng tốn nhiều công sức. Hơn nữa, đối với những đọt non, cách này dễ gây ra đứt đọn do kéo quá sức.

+ Thường thì gốc mai được để tự nhiên do việc tạo dáng và ghép rễ rất khó. Bởi vậy đánh giá mai vàng như đánh giá vẻ đẹp của một cô gái, nếu muôn biết đẹp xấu thì phải đánh giá những cái gì là tự nhiên nhất mà thiên nhiên đã ban tặng.

+ Còn nếu bạn muốn có một gốc mai vàng đẹp theo ý muốn thì bạn phải tạo dáng bộ rể lúc mới trồng, hoặc nếu đó là mai già thì phải biết moi gốc ra để lộ phần rễ, nhưng thường thì không đẹp do mai sống hoan dã nên rễ cũng xuông đuột. Với các loại mai rừng già thì khó mà thay đổi được hình dáng bộ rể vì vậy mà nên tập trung và phần thế mai.

+ Với kỹ thuật ghép cành phổ biến như hiện nay thì có thể tạo được nhiều thế mai rất đẹp. Nhưng phần lớn thế mai phải theo dáng thế tự nhiên của cây mai, vì khi bứng gốc mai rừng cho vào chậu thì phần nhánh lớn đã bị cắt trùi lũi, ở đầu mỗi nhánh mai lớn này sẽ được ghép lại các nhánh mai con, cách bố trí các nhánh mai ghép và tạo dáng nhánh mai ghép sẽ tạo nên thế của cây mai.

+ Việc cắt các cành lớn để cho mai vàng vào chậu kiểng cũng là một công việc không dễ vì nếu không biết cắt thì cây mai chẳn ra một thế nào hết. Mỗi cây có hình dáng riêng nên tùy theo thế tự nhiên của mai mà việc cắt nhánh sẽ khác nhau.

Thông thường những nhánh nào làm phá dáng mai sẽ được cắt sát thân mai có nghĩa là bỏ luôn nhánh đó, còn những nhánh nào tạo được thế mai thì giữ lại và chừa ra khoảng 20 -30 cm.

+ Nếu cây mai non mà bạn làm nó thành mai già có nhiều u nầng, sần sùi thì giá trị nó sẽ tăng lên rất cao. Tạo dáng mai lão là một kỹ thuật tương đối khó, vì nếu không khéo thì cây mai sẽ chết luôn. Để tạo dáng mai già u nầng, các vết sần sùi thì người ta dùng đục khoét vào thân cây hoặc dùng các dụng cụ chuyên dụng cào lên thân cây, lâu ngày vết thương sẽ lành lại và làm lộ các vết sần sùi u nầng.

+ Đối với mai non thì cách tạo dáng mai rất dễ dàng. Trước tiên, ta nên chú ý 2 bộ phận quan trọng nhất của cây mai là phần rễ và thân để phát dáng sau này.

Cách Uốn Và Tạo Dáng Cây Hoa Giấy Bonsai, Cảnh Đẹp Như Ý

Xem sản phẩm cây hoa giấy tại: https://hoacanhquangvy.com/shop/cay-hoa-giay/

Ý nghĩa của hoa giấy

Hoa giấy sinh trưởng khá nhanh, dễ sống, dễ nhân giống. Đây là hình ảnh biểu tượng cho một tình yêu giản dị, đơn sơ, chân thành. Nhìn những bông hoa giấy khá mỏng manh, mềm mòng, dịu dàng, ngây thơ thì nhớ đến tình yêu thời mới biết yêu, một tình yêu trong sáng, ngây thơ.

Quan sát kỹ những bông hoa giấy thì bạn sẽ thấy chúng mọc chùm và sát nhau, gắn kết lại rất chặc chẽ. Với hình ảnh đó thì bạn liên tưởng ngay đến tình cảm anh em gia đình khăn khít, luôn bên nhau và có tình cảm sâu sắc

Hoa giấy còn mang ý nghĩa phong thủy ngoài những ý nghĩa trên. Hoa giấy mang lại niềm hanh phúc, may mắn, tài lộc, sự sum vầy, cho mọi người trong công việc cũng như trong cuôc sống khi xét về mặt phong thủy.

Phương pháp uốn, tạo cành cây hoa giấy Bonsai

Để tạo dáng cây bonsai, bạn phải định hình hình dáng mà bạn muốn tạo bằng dây đồng hoặc kẽm. Bạn cần tạo điểm cố định bằng cách cắm một đầu dây kẽm hoặc đồng vào mâm. Trong quá trình quấn dây uốn không nên quấn quá chặt hay quá lỏng. Đường quấn chéo phải hình thành những góc 5 độ với trục thẳng đứng của thân cây giấy. Để dây uốn không bị rớt mà luôn giữ cố định trên thân cây, thì sau khi uốn xong bạn nên uốn cành bằng cách xoắn nhẹ nhàng dây kẽm vào thân cây.

Cũng tùy vào gu thẩm mĩ hay sự sáng tạo của mỗi người mà cho ra những tác phẩm khác nhau. Bạn nên chọn những cành hoa giấy to uốn trước rồi đến càng nhỏ, từ thân cây giấy mới đến cành nhánh sau. Khi dây đã ăn hơn 1/3 thân cây hoa giấy thì bạn nên tháo dây ra khỏi thân cây. Với mức đó thì cây đã một phần nào đó định hình theo hướng mà bạn uốn. Nếu bạn để dây quấn quấn lâu thì sẽ in những vết sâu hơn do dây quấn tạo nên. Khi tháo phải tháo từ ngọn đến gốc, ngược lại với quá trình quấn

Đối với thân cành hoa giấy có kích thước lớn thì bạn phải cẩn thận và làm thật chậm. Đối với những người mới chơi hoa giấy theo kiểu bonsai thì sẽ không biết được độ uốn của thân, cành, nhánh như thế nào thì nên uốn vừa phải rồi sau một thời gian cây quen dần sẽ tiếp tục uốn

Những điều cần thiết khi uốn và tạo dáng cây hoa giấy Bonsai Công đoạn trước khi uốn và tạo dáng

Cần tỉa bớt lá, cắt bỏ những cành quá sát nhau trước khi uốn để không gây khó khăn trong việc tạo dáng cho cây hoa giấy. Bạn nên chú ý không nên để những cành cây song song với nhau, tỏa đều, gối lên nhau, cành mọc về phái sau, phía trước các cành mọc chéo nhau, những cành rủ, vì chúng gây mất thẩm mĩ của cây hoa.

Thời điểm nào thích hợp nhất để tạo dáng cho cây

Thời điểm thích hợp để bạn tạo dáng, uốn cành cho cây hoa giấy bonsai là vào thời điểm giữa mùa hè, hay vào tháng 8 hằng năm. Vì hoa giấy sinh trưởng và phát triển mạnh vào trời nắng gắt, lúc này cây sẽ ra chồi non, lá mới rất thích hợp cho việc uốn cành.

Bạn không muốn tốn công về sau này thì vây mới lên, cong nhỏ nên tạo dáng những cành thích hợp. Trước khi tạo dáng, uốn cành bạn nên quan sát kỹ những cành có độ đàn hồi tốt, sức chịu đựng của cành để không làm tổn thương đến cây. Uốn cây phải đi theo từng bước một, uốn bộ phận nào trước, nào sau. Đối với cây hoa giấy thì uốn phần thân chính trước, sau đó mới đến cành chính và cành phụ, cành lớn phải uốn trước mới đến uốn cành nhỏ.

Cần những dụng cụ gì để uốn, tạo dáng cây hoa giấy

Khi uốn hoa giấy bạn cần chọn những sợi dây cuốn, vì hoa giấy thuộc loại thân leo, mềm dẻo. Thông thường nhiều người sẽ sử dụng dây đồng và dây kẽm để uốn cây, hay để tiết kiệm hơn cho bạn thì có thể dùng dây chì vì dây chì có thể tái sử dụng. Bạn không nên dùng dây sắt để uốn cây, vì dây sắt khi mưa gặp nước sẽ dễ rỉ rét, sẽ không tốt cho cây và mất đi sự thẩm mĩ cho cây.

Cách trồng hoa giấy ra hoa nhiều quanh năm

Kinh nghiệm từ những người chơi hoa giấy lâu năm, cách để hoa giấy ra hoa nhiều và quanh năm sẽ ra sao. Vào cuối tháng giêng âm lịch hằng năm, sau khi đợt hoa giấy đầu tiên tàn đi, thì bạn nên tiến hành cắt tỉa chúng, chỉnh sữa lại cành tàn cho đẹp rồi trồng lại đất phân mới cho cây. Hái hết toàn bộ lá cũ khi cây đã sống ổn định sau khi trồng lại đất mới. Dừng chăm sóc khi chồi mầm mới bắt đầu nãy nở, để bà đất khô. Cho đến khi hoa nở đều trên cành thì bạn mới tưới nước cho cây để hoa tươi lâu, giữ màu bền đẹp.

Khi bạn quan sát thấy hoa chuẩn bị tàn thì lấy phân NPK bón sâu quanh gốc rồi tưới nước cho cây, cắt tỉa hoa đã tàn bằng cách dùng kéo, luôn giữ độ ẩm cho cây hoa, Chú ý những cành lá già tren cây bạn phải cắt bỏ bớt đi đẻ những cành nhánh non mới phát triển ra hoa được. Áp dụng những phương pháp trên thì chỉ sau 10 – 20 ngày sau hoa sẽ ra trở lại.

Cách chăm sóc hoa giấy bonsai cần những lưu ý gì?

Cây hoa giấy không ưu lạnh, sống được trên nhũng đất kho khan, cằn cõi, đặc biết chịu nóng khá tốt

Trên thân hoa giấy có gai nên trong quá trình chăm sóc, cắt tỉa bạn cần mang bao tay và áo tay dài tránh bị thương do gai hoa giấy chạm phải

Cây sẽ chết hay thối rễ nếu bạn tưới nước quá nhiều cho cây, tưới vừa phải không đẫm ướt đất

Để thúc cho cây ra hoa nở rộ thì quy trình, mật đó bón phân là mỗi tháng 1 lần. Giam lượng phân bón hay kéo dài thòi gian bón phân đi nếu thấy cây phát triển manh rậm rạp. . Đối với cây hoa giấy thì nên bón phân hữu cơ hay phan bón chậm tan là thích hợp nhất.

Khi vào mùa đông thời tiết khí hậu sẽ lạnh đi, vì hoa giấy không ưu lạnh, mà trồng theo hướng bonsai rất dễ di chuyển, nên bạn có thể cho cây vào nhà để giữ ấm cho cây.

Mua bán phôi cây hoa giấy Bonsai tại Đà Nẵng

Hiện tại, ở HoaCanhQuangVy có nhiều phôi cây hoa giấy đẹp, lạ dễ tạo hình dáng tùy ý muốn. Nếu bạn có nhu cầu mua hoặc có nhu cầu trao đổi, giao lưu cây cảnh thì có thể liên hệ tại:

Cách Tạo Thế, Tạo Dáng, Uốn Chăm Sóc Cây Lộc Vừng Bonsai Cảnh

Đối với những người yêu thích dòng cây cảnh trồng theo hướng bonsai, thì nhất thiết sẽ phải luôn tìm hiểu về cách tạo thế, tạo dáng, uốn hay chăm sóc cây bonsai. Tuy nhiên mỗi cây sẽ có một đặc thù và hình dáng khác nhau nên có cách tạo bonssai khác nhau. Vì vậy theo chân Hoacanhquangvy hôm nay bạn sẽ hiểu rõ về cách tạo thế, dáng, uốn và chăm sóc cây lộc vừng bonsai như thế nào là hợp lý.

Tìm hiểu cây lộc vừng bonsai

Cây mưng là tên thường gọi khác của cây lộc vừng, người phương đông có bộ tứ cây là sanh – sung – tùng – lộc, vây lộc vừng được xem là một trong bộ tứ cây quý đó. Hoa của lộc vừng nhỏ rất đẹp, màu hoa có màu trắng hoặc đỏ, thường mọc theo chùm thẳng dài thành một chuỗi như pháo hoa. Còn có những cây lộc vừng có hoa màu vàng, mọc ra từ nhánh lá của cây lộc vừng.

Cây lộc vừng có lợi ích gì?

Cây lộc vừng trồng nhiều với mục đích làm cây cảnh cho gia đình, không gian nhà bạn thêm nhiều sắc màu. Vì có kiểu dáng đẹp lạ, lá dày có thể làm cây bóng mát sân vườn, hay với thân dẻo dai có thể tạo dáng nên được làm cây bonsai để ban công, hành lang…

La và đọt cây lộc vừng còn được dùng để nấu canh chua hay ăn kèm một số món gỏi cuốn hay lá cây còn được dùng làm bả đánh cá ở một số vùng khác.

Một số bộ phận của cây lộc vừng như rễ cây, hạt cây, vỏ cây… có thể làm thuốc chữa bệnh trong đông y. Ngoài những tác dụng trên cây lộc vừng cò có tác dụng trong tây y như chế xuất ra một số loại hóa chất để tao ra các sản phẩm chống viêm, kháng sinh…

Ý nghĩa từ cây lộc vừng

Cây lộc vừng luôn mang lại nhiều ý nghĩa khác nhau, đem lại nhiều may mắn cho gia chủ, đem lại tài lộc cho chủ nhân của nó như tên gọi lộc có nghĩa là tài lộc. Từ vừng trong lộc vừng có ngụ ý nhỏ nhặt nhưng nhiều mang lại sự thịnh vượng cho gia chủ

Kỹ thuật tạo thế, dáng, uốn lộc vừng bonsai Trước khi uốn cành, tạo thế dáng cần những công đoạn gì?

Cây xuất hiện những cành song song, tỏa đều, gối lên nhau, uốn về sau, trước chéo, cành rủ…đó là những điều tối kị nhất trong cấu trúc bonsai. Vì vậy trước khi bắt đầu tạo dáng uốn cho cây bạn nên cắt bỏ chúng. Để thuận tiện cho việc uốn cành hơn bạn cần cắt tỉa lá và những cành quá sát nhau.

Thời điểm thích hợp để tạo dáng, uốn bonsai

Thời điểm thích hợp nhất để tạo dáng, uốn bonsai là vào cuối tháng 7 hay cuối mùa hè, vì đây là thời gian lộc vừng ra chồi non mới và cây phát triển mạnh.

Chuẩn bị dây uốn

Một số loại người chơi chọn một số loại uốn cành như kẽm, chì, đồng, dây có vải quấn quanh. Đối với cây lộc vừng thì dây đồng hoặc dây chì sẽ là thích hợp nhất, giá thành lại rẻ, có thể tái sử dụng. Bạn không nên dùng dây sắt để uốn vì nó dễ rỉ rét dính vào thân cây không đẹp.

Kỹ thuật tạo dáng cho cây

Trước tiên uốn thân trước sau đó đến những cành chính rồi tiếp đến là những cành nhỏ quanh thân từ gốc đến ngọn. Uốn cành lớn trước cành nhỏ sau. Không nên quấn quá chặt hay quá lòng sẽ ảnh hưởng đến cây, xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng dây sau khi quấn xong để dây quấn giữ và thân cây bền hơn. Thường 3 đến 4 tháng là thời gian thích hợp để tháo dây uốn ra khỏi cây lộc vừng, nếu cây sau khi tháo dây ra trở lại hình dáng ban đầu thì bạn có thể uốn lại lần 2.

Cách duy trì dáng bonsai sau khi uốn

Để những phần phía bên trong cây phát triển tốt hơn thì chúng ta cần tỉa phần ngọn và phần ngoài rìa, như chúng ta biết thì những bộ phận này mọc rất nhanh. Trong suốt thời gian phát triển của cây chúng ta nên tỉa những bộ phận đó. Cần cắt phần cuống ở ngay trên lá điêu này giúp duy trì hình dáng của cây.

Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng bonsai Đất trồng

Đất tốt nhất thích hợp để trồng cây lộc vừng là đất màu trộn thêm trấu, than, phân chuồng mục. giữ độ ẩm vừa phải cho cây ra rễ mới thì trồng xong cần tưới nước cho cây. Khi cây đã phát triển tốt thì tưới nước nhiều thoải mái cho cây, nhưng tránh bị ngập úng phải có độ rút cho chậu.

Tạo rễ cho cây

Ta có thể bó mùn, giữ ẩm hay ngâm nước nếu muốn cho ra rễ ở vị trí nào trên thân cây, làm theo cách đó sau 2 3 tháng rễ sẽ mọc ra ngay tại điểm đó. Tuy nhiên rễ lộc vừng khá nhạy cảm với môi trường âm và ngập nước. Tùy theo mức độ to nhỏ của cây mà chúng ta chọn phương pháp tạo rễ cho thích hợp.Ta phải nâng dần cây lên khi cây đã có rễ

Cách chăm sóc cây lộc vừng bonsai

Để cây phát triển đều ở các phía chỉ cần đặt bồn cây ở nơi thoáng đãng, cũng tương tự với cách chăm sóc các cây cảnh khác. Thường xuyên quan sát dùng kẹp hoặc phun thuốc trừ sâu để diệt trừ sâu bọ. Để cây luôn phát triển ra hoa đúng mùa, đủ chất dinh dưỡng, hàng tháng nên đều đặn tưới nước phân bô sung cho cây. Tiến hành thay đất mới và trồng lại cây một lần trong thời gian 2 3 năm.

Không nên cắt tỉa thường xuyên như các loại cây khác, với lộc vừng không nên cắt tỉa theo từng đợt. Khi thấy cành vượt lá cắt, cắt tỉa nhiều làm các cành không có độ tuổi đồng đều, dẫn đến không đồng đều tới việc ra hoa của cây, mà rải ra từ màu xuân đến màu hạ.

Ta lấy đồ dùng có vật nhọn như móng tay hay mũi dao nhọn dùng lấy một số nụ hoa đi, khi nụ hoa mọc dài ra khoảng 2 cm, sau gần 2 tháng cành dăm bị lấy nụ đó sẽ tiếp tục ra hoa. Nếu không lấy nụ hoa ra bớt thì ta có thể uốn cong những cành dăm đã ra nụ. Tuy nhiên những cành nay sẽ ra hoa sau vài tháng bi tổn thương.

Hoa sẽ không nở vào những tháng rét nên chúng ta không ép nó ra hoa vào thời gian này. Nên bón thúc cho cây khi vây lộc vừng chớm ra nụ.

Cách phục hồi cây lộc vừng bị héo rũ

Phải vặt bỏ toàn bộ lá cây nếu cây mới trồng rồi khoan lỗ sát đáy để nước thoát nhanh giúp cây không ngập nước nhiều. Sau đó mới tiến hành tưới nhẹ giữ ẩm cho cây phát triển sau khi đã rút nước khô bầu đất từ 2 đến 3 ngày.

Đối với cây trồng đã lâu thì cần vặt bỏ tất cả lá đi rồi khan lỗ cho thoát hết nước, sau đó đào bỏ đất rễ tạo thành chậu cho phân đất mới

Thông qua một số thông tin về kỹ thuật tạo thế, tạo cành, uốn, cách chăm sóc cũng như ý nghĩa và lợi ích từ cây lộc vừng mà Hoacanhquangvy giới thiệu trên. Hi vọng sẽ giúp cho những người chơi lâu năm hay mới vào nghề có thêm một số kiến thức hữu ích khi chơi cây bonsai lộc vừng.

Hướng Dẫn Cách Trồng Bưởi Cảnh Bonsai Tạo Dáng Đẹp Chơi Tết

Bưởi cảnh là loại cây mang đến hương thơm dịu nhẹ cho không gian xung quanh. Quả bưởi có màu vàng đại diện cho sự thịnh vượng, giàu sang, lá bưởi xanh và non. Có nhiều chồi khiến người xem liên tưởng tới sự sinh sôi, nảy lộc của vạn vật. Biểu tượng cho một năm mới đầy hứa hẹn ở phía trước.

– Giống cây trồng:

Nên chọn những cây đã phát triển thay vì chọn hạt và thực hiện gieo trồng. Bởi lẽ, cây phôi đa phần đều dễ sinh trưởng, mọc sai quả và nhanh thu hoạch.

– Đất trồng:

Cần làm đất cày bừa kĩ, nhặt sạch cỏ trước khi lên luống hoặc đào hố trồng cây. Cây phôi cần được trồng trên luống rộng 1,5m. Khoảng cách cây trên luống từ 1,2 – 1,5m; rãnh rộng 30 – 50cm.

Vì cây bưởi cảnh sẽ có kích thước nhỏ hơn so với trồng cây lấy quả trên vườn. Nếu chỉ trồng từ 1-2 cây, bạn chọn nơi trồng thuận tiện cho chăm sóc, có đủ nguồn nước phục vụ tưới tiêu sau này.

Bước 1: Ngâm hạt

– Ngâm hạt bưởi trong nước khoảng 3 đến 4 tiếng để hạt nhanh nảy mầm hơn.

– Nên chọn những hạt còn nguyên và bỏ đi hạt đã vỡ.

– Sau khi ngâm, bạn lấy hạt ra để vào giấy thấm cho khô nước.

– Cho lượng đất vừa đủ vào chậu cần trồng cây bưởi.

– Tiếp đến, bóc bỏ lớp vỏ ngoài của hạt rồi đặt vào trong chậu với khoảng cách vừa phải.

– Đất gieo hạt cần có độ ẩm nhất định để tạo điều kiện cho hạt bưởi nảy mầm.

Chăm sóc cây bưởi cảnh

– Dùng tro bếp, phân lân để chăm sóc cho cây. Nhờ có tro bếp, phân lân mà cây được kích thích cho ra các rễ tơ mới từ những rễ bị cắt đứt để duy trì sự sống sau này.

– Trước Tết khoảng hơn 2 tháng (đến khoảng giữa tháng 10 âm lịch),

Bạn nên dùng dụng cụ đào một rãnh rộng khoảng 20cm, sâu: 35-40cm theo hình bán nguyệt cách gốc 25-30cm.

Dùng đất bột, trộn đều với tro bếp và một ít phân supe lân lấp đầy rãnh.

Bạn cần đào nốt nửa bán nguyệt bên kia gốc cây

dùng đất bột, tro bếp, phân lân lấp đầy hố.

Bẩy gốc lên và cho vào chậu, chăm sóc cho cây hồi xanh.

– Để giữ cho cây không bị héo, không bị rụng quả, chú ý vận chuyển nhẹ nhàng, tránh làm lay gốc, vỡ bầu.

– Có thể dùng túi, dây buộc lại quả bưởi, hoặc sử dụng băng dính để cố định quả bưởi khi vận chuyển đi xa tặng người thân hoặc bạn bè. Tránh làm lung lay quả bằng mọi cách.

– Không được tưới nhiều nước, việc tưới nhiều nước có thể làm cây bị sốc, từ đó rụng lá, rụng hoa và rụng quả.

– Sau Tết, bạn cần đào hố sâu và to hơn chậu cây. Thêm nhiều phân hữu cơ, phân vi sinh, một ít phân lân trộn đều xuống hố và trồng lại cây bưởi cảnh. Chăm sóc bình thường để cây ra lá xanh và quả quả vào Tết năm sau.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Quyết Tạo Dáng Cây Cảnh, Bonsai Tuyệt Đẹp trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!