Xu Hướng 5/2023 # Bí Quyết Phân Biệt Kim Điệp Giấy Và Kim Điệp Nhựa # Top 11 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Bí Quyết Phân Biệt Kim Điệp Giấy Và Kim Điệp Nhựa # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Bí Quyết Phân Biệt Kim Điệp Giấy Và Kim Điệp Nhựa được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong các loài lan, có 2 loài Kim điệp là Kim điệp Giấy và Kim điệp Nhựa. Với người mới trồng lan do chưa tìm hiểu đến hoặc chưa trồng qua 2 loài này thì thấy khó phân biệt khi cây không có hoa. Nhìn chung, 2 loài này khá giống nhau và dễ nhầm.

Tìm hiểu chung về 2 Kim điệp

Kim Điệp Giấy tên khoa học là Dendrobium Capillipes. Đây là loài hoàng thảo thân (giả hành) ngắn, khi các bạn đi mua hàng kilogram để ghép, thường gặp thân ngắn cỡ 10-20 cm. Còn những giò thuần chăm sóc tốt thân có thể dài đến khoảng 25-30 cm nhưng ít thấy hơn. Thân màu vàng xanh, có lá mỏng ở gần ngọn. Các bạn còn nghe đến Kim Điệp Xuân, thực ra nó là Kim Điệp Giấy nhưng có xuất xứ tại vùng cao nguyên có khí hậu đặc thù như Lâm Đồng nên ra hoa sớm hơn, thường vào dịp tết.

Kim Điệp Nhựa còn gọi Kim Điệp Thơm, tỷ lệ người gọi 2 tên này tương đương nhau nên đều phổ biến, tên khoa học Dendrobium Trigonopus. Thân ngắn, mập, thường 6-12 cm. Ít gặp hơn và giá bán cao hơn Kim Điệp Giấy.

Kim Điệp Giấy có chùm hoa màu vàng tươi rất đẹp, cánh hoa mỏng, cánh dáng tròn, môi hoa to có lông tơ, mùi chỉ thoảng nhẹ. Mùa hoa thường khoảng tháng 2-4 dương lịch.

Cách phân biệt Kim điệp Giấy và Kim điệp Nhựa

Hoa

Hoa Kim Điệp Nhựa khác với Kim Điệp Giấy, hoa của Kim Điệp Nhựa cánh nhọn, rất dày, bông hoa hơi bóng nên nhìn có cảm giác như hoa nhựa, màu vàng kim, phớt xanh lục ở họng. Hoa rất bền, khoảng 40-50 ngày, thơm đậm mùi mật, kẹo. Mùa hoa muộn hơn một chút, khoảng tháng 4 dương bắt đầu nở rộ.

Dendrobium Trigonopus

Dendrobium Capillipes

Khi cây không hoa, ta so sánh các điểm sau:

a) Lá: Đây là điểm dễ nhận biết 2 loài này nhất.

Lá Kim điệp giấy có màu xanh vàng, xanh non còn lá Kim Điệp Nhựa có màu xanh sẫm, xanh tối gần như Kiều Hồng.

Lá Kim điệp giấy mềm, mỏng còn lá Kim Điệp Nhựa dày, cứng hơn. Mỏng thế nào là mỏng? dày, cứng đến thế nào là dày, cứng? Với các đặc điểm về dài – ngắn, to – nhỏ, dày – mỏng, mềm – cứng thì càng nhiều kinh nghiệm thực tế nhận biết càng chuẩn xác.

Lá Dendrobium Trigonopus

Điểm quan trọng này, mặt dưới lá Kim Điệp Giấy trơn, không có lông đen còn mặt dưới lá Kim Điệp Nhựa có 1 lớp lông đen rất nhỏ, ngắn, mịn, có thể nhìn kỹ để thấy được bằng mắt thường. Tuy nhiên ai lớn tuổi mắt kém thì khó nhìn được điểm này.

b) Ngồng hoa

Một đặc điểm dễ thấy nữa để phân biệt 2 loài này là nhìn ngồng hoa cũ. Lan mua theo cân thì đa phần đã đủ tuổi, từng ra hoa rồi nên thường còn cuống hoa cũ trên thân già.

Kim Điệp Giấy có hoa dạng chùm nên khi hoa tàn thường còn cuống hoa khô dài khoảng 8-15 cm trên thân già (khoảng 01 ngón tay).

Kim Điệp Nhựa bật bông hoa từ thân, khi hoa tàn còn lại cuống hoa khô ngắn ngủn 2-3 cm thôi (khoảng 01 đốt ngón tay).

Vậy nên nếu thấy Kim Điệp nào chỉ cần có 1 ngồng hoa dài cỡ 1 ngón tay thì đó là Kim Điệp Giấy rồi.

c) Thân/giả hành

Thân trưởng thành Kim Điệp Giấy dài hơn, thường dài 10-20 cm hoặc hơn nữa, xanh sáng hơn, thân tơ nhìn căng mọng hơn, có nhiều lớp áo trắng bạc bao thân.

Thân trưởng thành Kim Điệp Nhựa ngắn hơn, thường 8-12 cm, màu xanh sẫm hơn, ít áo trắng bạc bao thân hơn, thân già còn có màu vàng hoặc nâu đỏ, nhìn dáng thân cứng hơn hẳn so với Kim Điệp Giấy.

Kim điệp giấy

Dendrobium Trigonopus

Một điểm dễ thấy nữa là thân con mới nhú của Kim Điệp Nhựa phủ chi chít lông tơ đen, còn thân con của Kim Điệp Giấy thì xanh non màu mạ, trơn, không hề có lông đen. Các bạn mua cây không vào mùa có thân con thì không thấy điểm này.

Xem thêm

Kim Điệp Giấy Là Lan Gì? Bí Quyết Trồng Và Chăm Sóc Lan Nở Hoa Đẹp

Từ xưa đến nay hoa phong lan là biểu tượng cho sự cao sang quyền quý những vẫn đầy quyến rũ. Một trong số đó là loại hoa lan Kim Điệp Giấy. Đây là loài hoa có thời gian tàn rất lâu và thường được nhiều người mua để chơi tết.

Kim điệp giấy là lan gì? Bí quyết trồng và chăm sóc lan nở hoa đẹp

Kim điệp giấy có tên khoa học là Dendrobium Capillipes. Người ta vẫn thường gọi là Kim Điệp thường. Loài cây này được phân bố trên các nước như Lào, Thái Lan, Miến Điện, trong đó có cả Việt Nam. Ở nước ta thường thấy loài hoa này trong khu vực tây nguyên.

Loài hoa này có thân giả hành ngắn tầm 15-20cm, nếu chăm sóc trong điều kiện tốt thì có thể lên đến 25-30 cm. Thân cây có màu xanh ngả vàng và có các đốt ngắn. Lá cây ít hơn các loài hoa khác, thường chỉ ra ở ngọn cây. Lá màu xanh nhạt, mỏng và ngắn tầm 5 – 6cm mặt lá trơn.

Hoa của lan kim điệp giấy rất đẹp và nổi bật. Cánh hoa màu vàng, ở giữa có màu vàng đậm hơn. Hoa ra chùm ngắn tầm 9 – 15 bông mỗi chùm. Hương hoa thơm nhẹ nhàng thoang thoảng. Kim Điệp Giấy thường ra hoa tháng 2 – 4 dương lịch, có nghĩa là vào khoảng gần tết. Mỗi chùm hoa ra được tầm nửa tháng mới tàn.

Lan Kim Điệp giấy được xem là một loài hoa sinh trưởng tốt, dễ trồng và chăm sóc. Nhưng nếu như không biết cách chăm sóc thì cây sẽ không phát triển và ra hoa được. Tuy nhiên nếu bạn nắm được một số nguyên tắc về kỹ thuật trồng và chăm sóc dưới đây chắc chắn sẽ có những giò lan ưng ý nhất.

là một trong những loài lan hiếm ở nước ta hiện nay. Loài lan này được yêu thích không chỉ vì vẻ đẹp quyến rũ mà còn lạ mắt. Hãy cùng tìm hiểu cách trồng và chăm sóc loài lan này nhé!

2.1. Chọn giống Kim Điệp giấy

Đây là bước quan trọng số 1 quyết định cây Kim Điệp giấy phát triển tốt hay không. Khi mua bạn nên chọn những cây có thân cây mập, rễ vừa.

Không lấy những cây có rễ dập và nát. Không chọn những cây đang ra hoa hay cây có nụ hoa bởi vì như vậy cây giống sẽ không được khỏe.

Khi chọn giống phải quan sát màu thân, rễ, lá cây nếu phát hiện cây bị nấm mốc hay sau bệnh thì không mua vì như vậy nó sẽ ảnh hưởng đến việc sinh trưởng của hoa.

2.2. Giá thể trồng Kim Điệp Giấy

phát triển khá dễ nên có thể sử dụng Kim Điệp Giấygiá thể trồng lan là chậu, gỗ trụ hay dớn đều có thể ghép được.

+ Ghép cây vào chậu: Bạn cần chuẩn bị thêm than, gỗ nhãn, dớn vụ và ít dơn bản. Bạn cần phải ghép cố định và chắc chắn. Cách ghép này khi di chuyển đi xa thì khá thuận tiện

+ Gheo vào gỗ trụ, hoặc dớn: Cách ghép này trông tự nhiên và hấp dẫn. Ghép kiểu này thì phải chú đến việc tưới nước, phải đảm bảo nước xung quanh luôn ẩm.

Ngoài việc có hạt giống khỏe và giá thể trồng tốt thì khi trồng, người chơi lan cũng cần phải thực hiện theo một số bước cơ bản sau để cây có thể phát triển tốt nhất.

Bước 1: Chuẩn bị và xử lý giống

Cần phải cắt bỏ những cây giống có rễ cây già, cuống lá bị dập và thối. Ngâm cây trong dung dịch chống thối rễ. Vớt ra để ráo rồi tiếp tục ngâm trong dung dịch hòa tan B1 ở 30 phút để kích thích rễ cây phát triển. Cần phải để cây ở nơi khô ráo rồi mới bắt đầu ghép cây.

Bước 2: Tiến hành ghép cây vào giá thể. Sau khi đã chuẩn bị được cây giống và giá thể thì bạn đem ghép vào nhau. Cần phải lưu ý khi ghép phải buộc cây cố định thì cây mới phát triển tốt.

Bước 3: Chăm sóc sau khi ghép

Việc chăm sóc lan diễn ra trong cả quá trình cho đến khi hoa nở. Bạn cần lưu ý đến lượng nước tưới, hàm lượng phân bón, nhiệt độ, độ ẩm cho cây.

Do Lan Kim Điệp Giấy là loại cây ưa khô thoáng vì vậy hãy chọn những vị trí thoát nước tốt. Không để cây quá ẩm để tránh bị úng cây. Hạn chế tối đa môi trường sinh trưởng của nấm mốc.

Vệ sinh giá thể sạch sẽ để vi khuẩn, nấm mốc không thể phát triển

Phun thuốc phòng trừ nấm, vi khuẩn cho cây theo chu kỳ 1 lần 1 tháng.

Thường xuyên theo dõi vườn lan để có thể phát hiện kịp thời những cây lan bị bệnh và di chuyển nó sang khu vực cách ly.

Nếu phát hiện phần rễ bị úng hay thối thì phải cắt bỏ ngay lập tức và phun luôn thuốc diệt nấm .

Khi mới ghép cây vào giá thể, tránh không tưới các loại phân để lan không bị úng.

Đúng như cái tên thường gọi là một loài hoa phong lan mang vẻ đẹp nhẹ nhàng nữ tính nhưng vẫn không kém phần kiêu sa quyền quý. Có bao nhiêu người đã từng biết đến loài hoa này.

Do đặc tính Kim điệp Giấy là loài hoa nở vào mùa xuân, đúng dịp tết Nguyên Đán nên việc chăm hoa nở đúng dịp tết cũng khá dễ dàng. Nếu như các bạn nắm vững một số cách chăm sóc thì chắc chắn sẽ có những giò lan ra hoa đẹp nhất.

Nếu như bạn đang muốn trồng Lan Kim Điệp Giấy để chơi tết thì không nên trồng quá sớm. Tầm khoảng cuối tháng 11 đầu tháng 12 trồng là thích hợp. Khi đó nên chọn cây có chồi nụ, khỏe mập.

Điều chỉnh ánh sáng phù hợp cho cây, không để nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào.

Trong thời gian cây nghỉ đông thì hạn chế tưới nước để lan nở đúng dịp tết. Nếu cảm thấy thời gian còn sớm để cây ra hoa so với dịp tết thì bạn có thể thực hiện nhân giống. Hạn chế tối đa việc ra hoa bằng cách thêm các loại phân B1 pha loãng tưới với chu kì 1 lần 1 tuần. Cách tưới này sẽ cho ra nhiều mầm mà không ra hoa.

Đến khi Kim Điệp Giấy chuẩn bị ra hoa thì hàm lượng phân Kali sẽ được tăng lên để tưới cho hoa. Tưới phun sương, không tưới quá ướt đẫm bởi vì hư vậy cây rất dễ bị chết. Tưới tăng cường thêm phân Kali này giúp cây sẽ ra nhiều hoa và bông hoa to hơn rất nhiều.

Qua bài viết trên chúng ta có thể thấy rằng Kim Điệp Giấy là loài cây đẹp, dễ trồng và dễ chăm sóc. Ai đang có nhu cầu chơi lan ngày tết thì đừng quên tìm hiểu ngay về thông tin của loài lan Kim Điệp Xuân này và kỹ thuật chăm sóc cây được đúng cách. Chúc các bạn có được một chậu lan Kim Điệp Giấy đẹp nhất để chơi tết.

Nhận Biết Và Cách Trồng Lan Kim Điệp Nhựa

Kim điệp nhựa là cái tên khá độc đáo mà người chơi lan đã dành tặng nó. Nói đến kim điệp, chúng ta thường nghĩ đến sắc vàng của nắng, của sức sống mãnh liệt. Vậy lan kim điệp nhựa có hình thái như thế nào và cách trồng, chăm sóc chúng ra sao, cùng chăm lan khám phá nhé

Lan kim điệp nhựa trong khoa học

Kim điệp thơm có tên khoa học là Dendrobium Trigonopus. Ở Việt Nam, kim điệp thơm còn có tên gọi khác đó là kim điệp sáp, kim điệp nhựa.

Kim Điệp Nhựa phân bố ở Myanmar, Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc, Lào và Việt Nam trong rừng trên thân cây ở độ cao từ 300 đến 1500 mét. Chúng sống bám trên các cây thân gỗ cao, tán lá không quá rậm rạp, ưa nắng ẩm nhưng lại không thích nóng.

Nhận biết lan kim điệp nhựa Thân ngắn, mập tương tự kim điệp giấy. Thân phình to ở giữa, dọc thân có nhiều sọc chạy dài từ gốc đến ngọn. Mỗi thân thường có từ 3 đến 6 lá, mọc tập trung ở phía ngọn.

Cánh nhọn, rất dày, hơi bóng nên nhìn có cảm giác như hoa nhựa. Cánh hoa màu vàng kim, phớt xanh lục ở họng. Chùm hoa của lan kim điệp nhựa khá nhỏ, thường từ 1 đến 4 bông, không nhiều và dài như kim điệp xuân.

Kim điệp nhựa có thể cho hoa bền khoảng 2 tháng trong điều kiện lý tưởng. Bạn lưu ý những cây lan cho hoa cánh cành dày thì càng lâu làn, cánh càng mỏng thì càng nhanh tàn.

Nói đến kim điệp thơm, loại này có mùi thơm có thể nói là đặc trưng, thơm ngang với giả hạc, đai châu hay cả trầm. Đây là một trong số ít những loài lan cho hoa vừa bền lại có mùi thơm đặc trưng.

Cách trồng lan kim điệp nhựa

Kim điệp nhựa khá khó chơi và khó thuần, mặc dù hoa cực kì bền và thơm.

Chính vì khó chơi nên bạn cần chăm sóc nó thật đúng kĩ thuật ngay từ khi chọn em ấy về.

Để đạt được giống tốt, căng tràn sức sống, bạn lưu ý như sau: chọn loại hàng giề, đầy đủ thân lá, càng đẹp càng tốt. Có thể không cần hàng giề to, tầm 5-6 hành giả có đủ lá là được. Nên tránh các loại hàng thanh lý, dập, trụi lá bởi em ấy đã khó tính mà lại quẹo quặt nữa thì khó chơi lắm.

Cũng không nên làm giề quá to, loại này khó tính mà 1-2 hành giả bỏ cuộc là đi cả lũ, còn tách lẻ ra thì… ôi thôi bạn đừng mong nó nảy mầm gốc như phi điệp.

Đừng mua cái loại nhiều rễ bám chi chít hay bóc rừng cả mảng to đùng. Rễ ấy trước sau gì cũng phải cắt, vừa nặng nữa nên tốn tiền để rồi vất đi đấy.

Cắt tỉa toàn bộ rễ già trên 1 năm của giề, loại dưới 1 năm để lại không cắt, trừ khi chúng bị bệnh hoặc dập nát. Nguyên nhân là các rễ của thân lâu năm rất khó thích nghi với môi trường mới, rễ mới của hành giả thân tơ có thể giúp cây hấp thu chất dinh dưỡng và nước nhanh hơn so với loại mới mọc.

Tiến hành ngâm giống xử lý nấm bằng Physan 20SL 1ml/1 lit nước. Sau 5-10p thì vớt ra treo ngược cho khô. Ngâm tiếp vào chế phẩm Hùng Nguyễn 1ml/1lit trong 30 phút hoặc Vitamin B1 kết hợp với NPK Te( cứ 2l nước thì 4ml B1 và 1 gam NPK) trong 10 phút, sau đó treo lên chờ khô rồi ghép.

Bạn có thể ghép lan kim điệp vào chậu hoặc dớn, gỗ đều được. Tuy nhiên cần một lưu ý là loại này cực ghét thay giá thể. Do vậy bạn cần chọn các loại giá thể càng bền càng tốt và phải xử lý kĩ trước khi ghép.

Các loại giá thể phù hợp cho kim điệp nhựa có thể kể đến như gỗ nhãn, gỗ vải, lũa, viên đất nung, dớn cọng, dớn bảng.

Trước khi ghép bạn phải lưu ý xử lý giá thể thật kĩ vì cái loại này nó khó tính, không thích axit. Tôi khuyên bạn cần xử lý giá thể 2 lần cho cây đảm bảo, lần 1 bạn có thể luộc qua, lần 2 ngâm nước vôi cho sạch sẽ rồi bắt đầu ghép.

Chăm sóc kim điệp nhựa Kim điệp nhựa ưa ẩm khoảng 70-90%, nếu như cây khô quá thì rễ khó phát triển. Đặc biệt là cái loại này rất ít rễ, rễ không phát triển được thì cây rất khó thuần.

Loại này trồng cần phải có giá thể và giàn thoáng thì mới chơi được. Nếu không thoáng sau 1-2 cơn mưa đầu mùa thì các giả hành sẽ bị thối và lan dần. Do đó mỗi ngày bạn tưới 1 đến 2 lần là được, đảm bảo cây không bị nhăn lá, héo lại là được. Dù cây không có rễ nhưng các bộ phận khác của cây vẫn có thể hấp thu nước đấy nhé. Loại này cần có lúc khô, lúc ẩm là được. Loại kim điệp nhựa này cần phải treo trong mái che nhé các bác, dính mưa liên tục là kiểu gì cũng đi.

Về chế độ nắng, kim điệp nhựa ưa ánh nắng nhưng lại không thích nhiệt độ cao. Haizz, một bài toán khá là khó đúng không nào. Bạn có thể treo dưới 1 lớp xanh đen của thái nhưng phải cách xa giàn để hạ nhiệt.

Về chế độ phân bón, loại lông đen này thì bạn có thể sử dụng B1 và NPK+TE + Nano đồng phun nửa tháng 1 lần. 1 tháng phun trung lượng Magie 1 lần. Hai tháng phun nước vôi trong 1 lần.

Chỉ cần như vậy là quá đủ, bạn không cần thêm bất kì loại phân nào cả. Nếu bạn sử dụng phân chì tan chậm thì không cần sử dụng phân NPK nữa.

Chữa bệnh: lan kim điệp nhựa đã nhiễm bệnh thì bạn nên dùng dao kéo mà cắt đi, hiệu quả chữa bệnh với loại này khá thấp.

Phòng bệnh cho cây lan kim điệp thơm: Phòng bệnh bằng Nano Bạc, Agrifos 400 (pha liều 50ml pha 16 lít), Benkona, Kasumin+Antracol+Nativo, các bộ đôi trị nấm khuẩn…

Chục ngày tới hai chục ngày phun phòng bệnh 1 lần. Nếu che mưa tốt và giàn thoáng thì một tháng phun phòng bệnh 1 lần.

Do cấu trúc giả hành xếp sít nhau cho nên rất dễ bị rệp vảy, các bạn thường xuyên quan sát, nếu thấy thì dùng Movento.

Hàng tháng nên dùng thuốc trị nhện đỏ 1 lần với Pesieu hoặc SK Ensparay 99EC hoặc Ortus…

Bên cạnh đó cứ bốn năm tháng dùng Fendona phòng trị bọ trĩ, gián, kiến… 1 lần.

Trên đây là cách trồng lan kim điệp nhựa, 1 loài lan khó thuần nhưng đáng trồng trong bộ sưu tập vườn lan nhà bạn. Chúc các bạn thành công!

Bạn có thể thích: Lan kim điệp xuân rực rỡ

Kim Điệp Nhựa – Dendrobium Trigonopus (Bài 48) – Dân Chơi Lan

KIM ĐIỆP NHỰA – Dendrobium trigonopus (Bài 48)

Kim Điệp Nhựa hay còn gọi là Kim Điệp Thơm, Kim Điệp Sáp hay Hoàng Hạc. Kiểu hình cánh hoa lan chia làm 3 loại là Cánh Sáp, Cánh Giấy và Cánh Gió. Chắc chắn là do cánh hoa nhìn bóng loáng ánh sáp không khác gì bông nhựa nên mới gọi là Kim Điệp Sáp hay còn gọi là Kim Điệp Nhựa.

Tôi nhận thấy rằng, nếu có cuộc thi về mùi thơm nồng nàn và ngào ngạt của các loại lan rừng, thì chắc chắn Kim Điệp Nhựa đứng trong Top 10 cùng sánh vai với Giả Hạc, Trầm, Ngọc Điểm và các cây lan thuộc chi Giáng Hương.

Tuy nhiên, cô nàng bướm vàng này cũng thuộc hàng đỏng đảnh khó chiều. Là một trong các giống lan có nhiều lông đen giống như Thanh Hạc, Bạch Hạc, Nhất Điểm Hồng, Nhất Điểm Hoàng, Bạch Hỏa Hoàng… Chính vì thế, Kim Điệp Nhựa được xếp vào hàng ngũ các giống lan khó thuần và khó chơi. Nếu Giả Hạc hoặc Hạc Vĩ bạn quăng đại vào chỗ góc kẹt hoặc nắng gắt hay âm u, dù gió táp mưa sa nó vẫn sống, thì em bướm vàng này lại kén cá chọn canh rất kỹ lưỡng.

Kim Điệp Nhựa phân bố ở Myanmar, Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc, Lào và Việt Nam trong rừng trên thân cây ở độ cao từ 300 đến 1500 mét.

Trong nội dung bài này tôi sẽ chia sẻ với các bạn từ kinh nghiệm thất bại cay đắng đến thành công rực rỡ để chinh phục em bướm vàng thơm này.

CHỌN GIỐNG

Đừng ham của rẻ. Đừng ham loại trụi lá thanh lý. Đừng ham giề khủng, vừa vừa cỡ bốn năm sáu giả hành là đẹp nhất. Đừng ham nhiều rễ, tốt nhất là trụi hết rễ cho lợi ký.

Nên chọn cây bóng mượt, lá không gãy dập, nhiều giả hành có lá thì càng tốt. Các giề đều nhau về kích cỡ nếu bạn muốn có giò lan đẹp và nở cùng 1 thời điểm.

XỬ LÝ GIỐNG

Cắt tỉa giả hành khô, lá dập hoặc vàng. Cắt trụi rễ của giả hành trên 12 tháng tuổi đi. Rễ của giả hành dưới 12 tháng tuổi giữ lại được thì tốt, nếu rễ có đầu trắng thì cố gắng giữ lại bằng mọi giá.

Ngâm giống vào dung dịch Physan 20 liều 1ml pha 1 lít nước hoặc dung dịch thuốc trị nấm khuẩn (Kasumin+Antracol, Starner+Aliette… bộ đôi trị nấm khuẩn, hoặc trong hình có ví dụ thực tế ngâm với Nano bạc) trong 5 phút. Sau đó vớt ra, treo ngược lên một vài tiếng cho khô ráo.

Nếu bạn không có chế phẩm Hùng Nguyễn thì có thể dùng NPK+Te liều 1 gam pha 2 lít nước và B1 liều 4ml pha 2 lít nước. Ngâm khoảng 10 phút.

Vớt ra, treo ngược vài tiếng cho khô ráo rồi ghép vào giá thể.

GIÁ THỂ

Kim Điệp Nhựa (Sáp) nói riêng và các giống lan Lông Đen nói chung, đều RẤT GHÉT BỊ THAY GIÁ THỂ LIÊN TỤC. Không như Giả Hạc hay Long Tu… mỗi một hoặc hai năm thay giá thể 1 lần, Kim Điệp Sáp muốn năm sáu năm mới phải thay giá thể hoặc thậm chí chục năm mới thay giá thể 1 lần cũng tốt.

Chính vì thế bạn nên chọn giá thể càng bền càng tốt. Ví dụ Vỏ Thông Hai Lá, Lũa, Gỗ Cứng, Viên Đất Nung, Dớn Sợi chắc, Dớn Đá hoặc tệ lắm thì chậu đất nung với than cục.

Tôi đã thử nghiệm trên nhiều chất liệu khác như Dớn Cù Lần, dớn Chi Lê, Rêu Rừng, Dớn Ổ Quạ, một số loại gỗ mềm như gỗ bơ và gỗ muồng… nói chung là kỹ thuật phòng bệnh tốt thì cây vẫn sống mà sinh trưởng nhưng không đẹp. Rất dễ chết yểu hoặc lụi dần dần.

Đối với Giả Hạc, Hạc Vĩ… bạn thậm chí còn không cần xử lý giá thể cây vẫn lên vô tư, tuy nhiên mấy em có nhiều lông này thì khác, mấy em này rất nhạy cảm. Ví dụ than không ngâm chục ngày với chục lần thay nước cho thôi muối ra và ngâm cho no nước, thì rễ chỉ cần chạm vào là thun đầu rễ lại, đen đầu rễ ngay và luôn.

Hay dớn bạn không ngâm vôi kỹ, sau đó rửa lại thật sạch, thì rễ ra được cái nào sẽ hư cái rễ đó. Dớn là chất trồng có tính axit, bạn phải trung hòa với vôi. Mấy em có lông không thích axit (kể cả nguồn nước). Tôi cũng từng ghép gần chục cân vào dớn xử lý không kỹ. Cả nửa năm mà vẫn chưa bám được cái rễ nào vào cục dớn, cuối cùng tôi phải gỡ ra ghép lại toàn bộ.

Ngay kể cả Lũa hay Gỗ, bạn cũng phải dùng bàn chải sắc đánh cho thật sạch, càng sạch sẽ thì rễ càng nhiều và càng đẹp. Càng bẩn thì cây càng bám lỏng lẻo, rễ dù không thun cũng sẽ bị thâm. Lông đã đen mà nhìn rễ còn thâm thì xấu thôi rồi.

CHĂM SÓC

Bạn phải đảm bảo môi trường ẩm, độ ẩm khoảng 70-90%. Khô như mùa khô trong nam thì toàn bộ bộ rễ sẽ bị thun lại và ngừng dài ra.

Ngoài tự nhiên thì em nó dầm mưa dãi nắng vô tư, vì bộ rễ của cả cụ bà mẹ con đều hút chất và quen với khí hậu chỗ em nó được sinh ra rồi, nên sống khỏe re vì sức đề kháng cao. Tuy nhiên khi về nhà bạn, mọi thứ đã bị thay đổi, cho nên lúc này em nó rất nhạy cảm với mưa.

Đối với người mới trồng mà giàn không thông thoáng và giá thể không tốt, thì cứ sau một hai cơn mưa, nhất là mưa dầm là mầm sẽ thối và lụi dần. Ra mầm nào thối mầm đó. Nên tôi khuyên bạn, cách tốt nhất là CHE MƯA.

Ngày chưa làm mái nilon, tôi trồng hai chục giò thì chết mất mười một giò. Sau khi làm mái che mưa, hai chục giò thì chết nửa giò mà thôi. Thậm chí dạo gần đây, nhờ che mưa và dùng nano bạc với nano đồng đều mà tôi trồng gần 100 giề mà không chết giề nào. Không trả học phí cho thầy thì phải trả học phí cho trời.

Kim Điệp Nhựa ưa nắng 50-70% (một lớp lưới xanh đen của Thái) là được, nhưng ưa nhiệt độ MÁT MẺ. Vấn đề đặt ra cho các bạn yêu thể loại có LÔNG ĐEN chính là nắng nhưng không được nóng. Nếu bạn ở vùng cao hoặc chỗ khí hậu mát mẻ thì quá tuyệt, còn nếu bạn ở xứ nóng thì bạn phải làm giàn thật cao và treo lan thật xa lưới. Càng xa càng tốt.

Khó phết nhể! Khó thế thì mới thể hiện được Trình chơi lan chứ. Vào 1 vườn lan toàn thân thòng chục triệu tới trăm triệu 1 giò thì sẽ thấy được đẳng cấp chơi dữ dội, nhưng mà điều đó không có nghĩa là TRÌNH chơi của người chủ cao. Chỉ nhận được 1 ngón tay cái giơ lên thôi.

Vào 1 vườn lan mà thấy đủ các loại từ Bạch Hỏa Hoàng tới Kim Điệp Sáp, rồi Thanh Hạc, Dendro Kontum tới Trúc Mành, Trúc Quan Âm, Kèn tới Hài, sau đó là thân thòng và đơn thân… Vườn lan bốn mùa khoe sắc. Khi đó bạn đã đạt tới 1 TRÌNH mà ít người với tới, xứng đáng nhận hai ngón cái giơ lên!

PHÂN VÀ THUỐC

Phân ít thôi!

Nếu không thì dùng B1 và NPK+TE + Nano đồng.

1 tháng phun trung lượng Magie 1 lần. Hai tháng phun nước vôi trong 1 lần.

Nếu bạn có gắn phân chì tan chậm thì chỉ ít ít thôi, khi đó không dùng NPK nữa, chỉ cần dùng TE (Vi lượng và trung lượng) là đủ. Mọi chi tiết về phân xin quay về bài 6.

Đối với thể loại LÔNG ĐEN thì tôi khuyên bạn không nên dùng các loại phân chuồng. Vì bản thân cây đã dễ bệnh, lại gắn lên giò lan 1 đại lý các loại bệnh thì cây cũng dễ đi lắm.

Thuốc chữa bệnh thì bạn nên quên đi. Đối với Kim Điệp Sáp, bị bệnh thì chỉ có thể dùng dao và kéo mà thôi. Chữa bệnh hiệu quả rất thấp.

Phòng bệnh bằng Nano Bạc, Agrifos 400 (pha liều 50ml pha 16 lít), Benkona, Kasumin+Antracol+Nativo, các bộ đôi trị nấm khuẩn…

Chục ngày tới hai chục ngày phun phòng bệnh 1 lần. Nếu che mưa tốt và giàn thoáng thì một tháng phun phòng bệnh 1 lần.

Do cấu trúc giả hành xếp sít nhau cho nên rất dễ bị rệp vảy, các bạn thường xuyên quan sát, nếu thấy thì dùng Movento.

Hàng tháng nên dùng thuốc trị nhện đỏ 1 lần với Pesieu hoặc SK Ensparay 99EC hoặc Ortus…

Bên cạnh đó cứ bốn năm tháng dùng Fendona phòng trị BỌ TRĨ, gián, kiến… 1 lần.

THAY LỜI KẾT

Nếu thực sự yêu lan một cách vô tư, không chạy theo thị hiếu và chạy theo đám đông. Tôi khuyên bạn nên có 1 giò Kim Điệp Nhựa, có thể tết nào đó bạn sẽ được thưởng thức bông hoa vàng tươi với hương thơm ngào ngạt và ngọt ngào bên cạnh những giò lan Giả Hạc lá vàng úa hoặc trụi lá. Thật ra thì Kim Điệp Nhựa chính là em dễ nhất trong các giống lan có Lông Đen, cũng dễ chơi chứ không khó lắm đâu.

Các bài tôi viết ra, không cầu mong danh tiếng hay tiền bạc. Chỉ cầu mong những thứ mình cho đi là còn mãi. Chỉ mong được nhiều lượt CHIA SẺ, không cần nhiều like (dù là cũng thích được nhiều like).

Nông nghiệp Việt Nam mình còn quá lạc hậu, quá phọt phẹt, mặc dù người làm nông nghiệp rất đông. Tôi chỉ mong đóng góp chút kiến thức để nâng cao năng suất chất lượng và giá trị nông sản Việt. Giúp hàng hóa trong nước đánh dạt được hàng hóa nước ngoài ra khỏi biên giới. Nông dân Việt Nam đỡ khổ. Dân có giàu thì nước mới mạnh được.

Nhân đây tôi cũng gửi lời tới các thành phần đầu đất, ích kỷ, lợi ích cá nhân, đố kỵ tài năng và vân vân mây mây các lý do khác. Nếu bạn chưa hiểu thế nào là Duyên và Phước, thế nào là Thí Pháp, thế nào là cho đi là còn mãi, thế nào là Vô Thường… thì làm ơn đừng kéo tôi xuống ngang tầm với các bạn. Vì làm vậy gống như bạn uống thuốc độc mà muốn rằng tôi sẽ chết.

Nguyễn Ngọc Hà – Đức Trọng, Lâm Đồng

Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Quyết Phân Biệt Kim Điệp Giấy Và Kim Điệp Nhựa trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!