Xu Hướng 11/2023 # Bí Quyết Làm Giàu: Trồng Chuối Mốc Cấy Mô Trên Đất Đồi # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bí Quyết Làm Giàu: Trồng Chuối Mốc Cấy Mô Trên Đất Đồi được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Qua xem ti vi, đọc báo, anh Lực (31 tuổi, thôn Xuân Trung, xã An Xuân, chúng tôi An) biết nhiều người trên khắp mọi miền đã thành công từ mô hình chuối cấy mô. Nhận thấy công việc này mình có thể thử sức, anh Lực đã khai thác 2 ha đất đồi đang trồng cây keo lai để chuyển sang trồng thí điểm cây chuối mốc cấy mô. Cũng trong thời điểm này, Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ Phú Yên có chương trình đầu tư cây giống cho nông dân nên động lực thử nghiệm trong anh càng lớn. Từ 2023, anh bắt tay vào làm.

Được trung tâm hỗ trợ 1.000 cây, anh mua thêm 1.000 cây nữa với giá 12.000 đồng/cây, mang về trồng theo quy cách cây cách cây, hàng cách hàng 3,5 m. Thời điểm đầu tháng 9 âm lịch anh làm đất sạch, sau đó bắt đầu đào hố thẳng hàng, chỗ nào đất có độ ẩm cao, nhiễm phèn thì dùng vôi để khử; sau đó chờ mưa xuống là trồng hàng loạt để phát triển đồng đều. Theo anh Lực, cái khó nhất của người trồng là phải canh làm sao cho cây chuối trổ buồng, già đúng vào dịp tết mới bán được giá cao.

Do đất mới khai thác keo xong, đốt thực bì tơi xốp nên anh Lực không cần bón phân. Chỉ những chỗ khô cằn, dốc đá mới bón lót. “Không đầu tư phân nhưng khâu nước tưới là không thể thiếu. Tôi đã đầu tư một hệ thống đường ống tưới nước dẫn từ một con suối gần đó cho cả rẫy. Các công đoạn khác như chăm sóc, theo dõi bệnh, làm cỏ đều phải thực hiện thường xuyên đều đặn chứ không thể giao cho trời như chuối trồng bằng cây con bứng từ vườn có sẵn lâu nay”, anh Lực chia sẻ.

Anh cho biết, cây chuối mốc cấy mô phát triển đến tháng thứ 5 thì nứt cây con, khoảng tháng thứ 6 đến tháng thứ 8 thì trổ buồng. Giai đoạn này đòi hỏi người trồng chăm sóc kỹ hơn. Trước hết phải vệ sinh gốc chuối thật sạch, cây con nứt lên chỉ để mỗi mẹ hai con, còn lại cắt bỏ để cây mẹ đủ sức nuôi buồng.

Nhờ chăm sóc kỹ, cả rẫy chuối mốc cấy mô phát triển tốt. Tuy ra buồng chưa đồng đều nhưng 100% cây mẹ đều cho buồng. Từ tháng 10 âm lịch năm 2023, anh đã bắt đầu thu đến nay. Bình quân giá chuối 6.000 đồng/kg, mỗi buồng chuối nặng 13 – 16 kg (7 – 10 nải), cứ khoảng 10 ngày anh thu một lứa được 1,5 tấn. Riêng lứa chuối tết, giá tăng gấp đôi gấp ba ngày thường, mang về cho anh thu nhập đáng kể.

Đến nay, đa số cây chuối con lứa đầu cũng đã ra buồng, chuẩn bị cho thu hoạch. Cứ một cây mẹ đẻ hai cây con, hai cây con ở lứa thứ hai sẽ có 4 cây cháu nữa, cứ như vậy số lượng cây chuối mốc cấy mô trong vườn tăng lên đều đặn. Anh Lực trải lòng: “Trồng chuối mốc cấy mô đạt năng suất cao hơn chuối trồng cây con, màu sắc quả cũng đẹp hơn. Hơn nữa loại giống này cây chuối phát triển đồng đều, ít bệnh”.

Ông Trần Công Đệ, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Xuân, nhận xét: “Mặc dù trồng thí điểm nhưng diện tích chuối mốc cấy mô của anh Lực phát triển khá tốt. Đây là vườn chuối cấy mô có số lượng nhiều và hiệu quả nhất xã. Từ thành công bước đầu đó, bà con đã nhận định vùng đất này phù hợp với chuối cấy mô. Nhiều hộ dân trong xã đã chuẩn bị đất, sẽ trồng trong mùa mưa đến”.

Bí Quyết Làm Giàu: Trồng Chuối Già Xuất Khẩu

Ông Nguyễn Thanh Long (H.Long Hồ) là người đầu tiên ở Vĩnh Long mạnh dạn lên liếp 30 ha đất để trồng chuối già Nam Phi xuất khẩu.

Ông Long bên vườn chuối. Ảnh: Thanh Đức

Ông Long (55 tuổi, ngụ ấp Phước Trinh B, xã Long Phước) kể trước khi bén duyên với cây chuối, ông là giáo viên. Cuộc sống vất vả, ông phải chuyển sang rất nhiều nghề khác nhau từ mua bán, kinh doanh cho đến ươm nuôi cá giống. Qua thời gian tìm hiểu, ông thấy điều kiện đất đai ở Vĩnh Long khá phù hợp cây chuối, hơn nữa người tiêu dùng châu Âu rất ưa chuộng loại quả này nên thị trường rộng mở.

Từ sự hỗ trợ kỹ thuật và đầu ra từ một chủ trang trại trồng chuối, ông Long đã mạnh dạn lên liếp đất nhà 1,5 ha và thuê thêm 1,5 ha, đầu tư hơn 600 triệu đồng để trồng loại cây này.

Với 3 ha đất, ông Long chia làm 8 lô (liếp), có ký hiệu rõ ràng. Đặc biệt, trên mỗi cây chuối đều ghi ngày, tháng trổ buồng. Mỗi buồng có những sợi dây với 3 màu đỏ, xanh, trắng treo lủng lẳng. Ông Long giải thích: “Hằng ngày, các công nhân đều thăm các buồng chuối và đo ni trái chuối để phân loại sẽ thu hoạch đợt nào. Cụ thể, dây màu đỏ có nút thắt bên dưới là thu hoạch được, dây màu vàng thu hoạch vào tuần sau và dây màu trắng sắp thu hoạch. Tất cả đều được ghi chép rõ ràng”.

Hôm chúng tôi đến tham quan vườn chuối, ông Long phấn khởi cho biết đang vào vụ thu hoạch. Sau 2 ngày thu hoạch đợt đầu đã đóng gói xuất khẩu được 6 tấn trái. Theo tính toán của ông Long, nếu mỗi cây chuối cho năng suất khoảng 20 kg thì vườn chuối sẽ cho thu hoạch khoảng 90 tấn trái. Với giá bán 6.000 đồng/kg, ông sẽ thu vào trên 500 triệu đồng, xem như sắp thu hồi được vốn. Ông Long cho biết thêm: “Bước đầu còn bỡ ngỡ, làm theo quy trình xuất khẩu chưa được hoàn chỉnh nên hiện tại chỉ xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc thông qua một công ty trung gian ở Tiền Giang. Khi có kinh nghiệm, chúng tôi sẽ xuất khẩu sang các thị trường khó tính hơn”.

Theo ông Long, khi trồng chuối xuất khẩu thì kỹ thuật (sản xuất theo quy trình sạch) và đầu ra (thị trường tiêu thụ) phải đi đôi với nhau. Kỹ thuật tốt mới cho sản phẩm tốt, đạt chất lượng mới có đầu ra, có đầu ra mới dám đầu tư chất lượng. Nếu muốn trồng chuối xuất khẩu giá cao thì phải đạt tiêu chuẩn của từng thị trường đưa ra về chất lượng, bảo quản, đóng gói… “Để chăm sóc vườn chuối 3 ha, cả tôi và nhân công đều phải học hỏi nhiều khâu, từ tỉa lá đến thu hoạch. Từng công đoạn xả nải tại gốc, xếp vô sọt, vận chuyển, đặt vô bồn rửa, tỉa nải, đóng thùng, đóng gói… đều phải học hết”, ông Long chia sẻ.

Với kết quả bước đầu này, theo ông Long là khá thành công và mô hình trồng chuối xuất khẩu là không khó đối với người dân Vĩnh Long. “Điều quan trọng là phải trồng diện tích lớn mới hiệu quả. Trồng để bán cho thị trường xuất khẩu đòi hỏi số lượng lớn, đảm bảo số lượng thì người ta mới ký hợp đồng mua bán với mình…”, ông Long nói.

Ông Trương Lê Minh Thông, Phó chủ tịch UBND xã Long Phước, cho biết vườn chuối của ông Long bước đầu mang lại hiệu quả khả quan, vừa giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi vừa nâng thu nhập cho địa phương, góp phần chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả, mở hướng cho nông dân thấy cách làm nông quy mô và hiện đại. Hiện UBND xã cũng đang theo dõi mô hình trồng chuối của ông Long, nếu có hiệu quả kinh tế cao sẽ nhân rộng ra để thay thế những vườn cây kém hiệu quả của người dân trong xã.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Chuối Mốc Cấy Mô

Tản mạn về Chuối Mốc

Chuối Mốc (Chuối sứ, chuối nai) là loại cây trồng phổ biến ở nước ta. Loại cây này không sợ khô hạn trong mùa nắng, không lo bị ngập úng vào mùa mưa và trồng được quanh năm.

Nhưng hiện nay cây chuối mốc thường bị sâu bệnh, trái – quầy chuối không đẹp, … Nguyên nhân là do kỹ thuật canh tác chưa hợp lý và giống chuối đã bị thoái hóa. Để khắc phục được vấn đề về kỹ thuật và giống, hôm nay Nông Nghiệp Trẻ xin trình bày kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối cấy mô.

Việc sử dụng cây giống nuôi cấy mô sạch bệnh và áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc hợp lý sẽ góp phần hạn chế sự lây lan các bệnh trên cây trồng, rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, nâng cao năng suất. Góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho người sản xuất. Khai thác triệt để tiềm năng thế mạnh về tự nhiên ở vùng nông thôn, miền núi nhằm tạo ra sản phẩm chuối mốc Khánh Hòa có giá trị kinh tế cao, phát triển bền vững hoạt động sinh kế nghề trồng chuối, làm giàu cho gia đình và cộng đồng.

I. Điều kiện thích hợp

Nhiệt độ: 25 – 30oC

Độ ẩm thích hợp từ: 50 – 90%

II. Chuẩn bị

1. Đất trồng:

Chuối có thể trồng trên nhiều loại đất, nhiều thổ nhưỡng như: đất đồi, nương rẫy, đất phù sa…thích hợp nhất là đất có nhiều mùn, dễ tiêu thoát nước.

2. Hố trồng:

Chuẩn bị hố có kích thước 40x40x40 cm.

Làm đất trong hố: trộn lớp đất mặt với 5-7 kg phân hữu cơ kết hợp với 0.5kg phân lân.

3. Cây giống:

Giống sử dụng nên chọn giống cấy mô.

Cây con cao khoảng 15-20cm, có từ 3-5 lá có thể đem trồng ra vườn.

4. Thời vụ trồng: Trồng quanh năm

III. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 1. Mật độ trồng:

Trồng cây trong hố với khoảng cách: Cây cách cây 2.5m, hàng cách hàng 3m.

Không nên trồng quá dày hoặc quá mỏng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất của cây.

2. Cách trồng:

Cách trồng: Đặt cây con thấp hơn hố trồng từ 10-15 cm, sau đó lấp đất đầy hố trồng.

Thời gian trồng: Chỉ nên trồng cây vào sáng sớm hoặc chiều mát. Tránh trồng vào buổi trưa hoặc thời tiêt nắng gắt.

Chú ý: Tưới đủ nước cho cây sau khi trồng. Nếu trồng vào mùa nắng nên dùng rơm rạ phủ quanh gốc để giữ ẩm cho cây.

3. Điều chỉnh lượng nước tưới

– Mùa nắng: Cây con cần tưới 2 ngày/lần, khi cây đã lớn, giảm tần xuất tưới còn 2 lần/tuần.

– Mùa mưa: Gặp thời tiết mưa to kéo dài chủ vườn cần có biện pháp thoát nước tốt, tránh ngập úng vườn.

4. Bón phân

– Bón lót: Sau đợt thu hoạch cần phải bổ sung lại chất dinh dưỡng cho đất trồng bằng phân bón hữu cơ: Bón 4-7kg phân bón hữu cơ + 0.5kg lân.

– Bón thúc : Bón thúc cho cây giúp cây cho năng suất cao, ổn định hơn.

Trung bình, 1 cây chuối cần bón thúc 0.3kg Urê và 0.3 Kali/cây/vụ. Lượng phân này chia ra bón trong 6 lần

+ Lần 2: 30 ngày sau trồng 10g Urê + 10g Kali.

+ Lần 3: 60 ngày sau trồng 40 g Urê + 50 g Kali.

+ Lần 5 :180 ngày sau trồng 100 g Urê + 70 g Kali.

+ Lần 6: Trước khi cây trổ buồng (ra lá non) bón 50g Urê + 100 g Kali.

– Cách bón: Xới rãnh nông theo vòng tròn cách gốc 30 – 35 cm, rải phân, lấp đất lấp phân lại và tưới nước để giữ ẩm.

5. Chăm sóc

– Thường xuyên quan sát vườn, tiến hành tỉa chồi, chỉ giữ lại 2 chồi/ cây. Chú ý: Tuổi của các chồi cách nhau 4 tháng.

– Cắt bắp, chống ngã cho cây: Sau khi xuất hiện 1-2 nải trung tính, tiến hành cắt bắp. Dùng cây chống tránh đỗ ngã.

– Thường xuyên cắt bỏ lá úa vàng để cây phát triển, tránh sâu bệnh hại.

– Chặt bỏ các cây mẹ đã thu buồng, đào bỏ củ, cắt bỏ lá khô, sâu bệnh… gom lại để thiêu hủy hoặc chuyển ra khỏi vườn.

6. Phòng trị sâu bệnh hại

Có câu: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Câu nói này luôn đúng ở mọi trường hợp. Chính vì vậy mà bà con nên chú ý chăm sóc vườn chuối để cây được khỏe mạnh, áp dụng các biện pháp canh tác, sử dụng nhiều phân bón hữu cơ, hạn chế phân hóa học. Áp dụng các thành tựu về Sinh học như Phân bón vi sinh, các chế phẩm Vi sinh… để phòng trừ bệnh và giúp cây chuối mốc phát triển mạnh. Phương pháp canh tác hữu cơ vi sinh cho cây chuối tôi sẽ giới thiệu đến bà con ở các bài sau.

Giống Chuối Mốc Cấy Mô Dễ Trồng, Dễ Bán

Xuất phát từ nhu cầu thực tế và giúp nông dân có nguồn giống chuối sạch, Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao Khánh Hòa đã tiến hành nhân giống chuối mốc bằng phương pháp nuôi cấy mô.

Trong năm 2023, trung tâm đã bắt đầu chuyển giao trên 11.600 cây giống chuối mốc cấy mô cho nông dân tại các xã Thành Sơn, Sơn Hiệp, thị trấn Tô Hạp, Ba Cụm Bắc (huyện Khánh Sơn) và huyện Cam Lâm. Kết quả ban đầu cho thấy, giống chuối cấy mô tỷ lệ sống cao, cây sinh trưởng mạnh, phát triển nhanh, đồng đều.

Anh Nguyễn Lê Bảo (xã Suối Cát, huyện Cam Lâm) cho biết, trước đây gia đình đã trồng một số giống chuối truyền thống nhưng chất lượng không được như mong muốn. Qua tìm hiểu, anh đến Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao Khánh Hòa mua giống chuối cấy mô về trồng. “Sau khi làm đất, tôi trồng 3.500 cây giống chuối mốc cấy mô với diện tích trên 2,5ha. Sau hơn 6 tháng chăm sóc, chuối phát triển tươi tốt ngoài mong đợi, ch quả to, màu sắc đẹp, trái đồng đều, bán được giá hơn so với giống chuối truyền thống” – anh Bảo chia sẻ.

Ông Võ Văn Thắng – Trưởng phòng Kinh doanh Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao Khánh Hòa cho biết, đây là những bước đi đột phá trong nông nghiệp và là sự nỗ lực của cán bộ trung tâm nhằm giúp bà con nông dân thay thế một số giống chuối truyền thống cũ, kém chất lượng. Theo ông Thắng, trong năm 2023 trung tâm sẽ cung ứng hơn 10.000 cây chuối cho nông dân và dự kiến năm 2023 số lượng cung ứng sẽ tăng gấp 4 lần, với giá bình quân 8.000 đồng/cây. Quy trình kỹ thuật chăm sóc, cũng như khâu vận chuyển đến tay người nông dân sẽ được kiểm tra chặt chẽ nhằm đảm bảo cây giống phát triển tốt.

Theo Phòng NNPTNT huyện Khánh Sơn, giống chuối mốc cấy mô sinh trưởng, phát triển nhanh, phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương, được thị trường ưa chuộng nên góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

Nguồn: chúng tôi

Chuối Cấy Mô Hòa Linh Giới Thiệu Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Chuối Mốc

Chuối Mốc (Chuối sứ, chuối nai) là loại cây trồng phổ biến ở nước ta. Loại cây này không sợ khô hạn trong mùa nắng, không lo bị ngập úng vào mùa mưa và trồng được quanh năm. Nhưng hiện nay cây chuối mốc thường bị sâu bệnh, trái – quầy chuối không đẹp, … Nguyên nhân là do kỹ thuật canh tác chưa hợp lý và giống chuối đã bị thoái hóa. Để khắc phục được vấn đề về kỹ thuật và giống, hôm nay cơ sở chuối cây mô Hòa Linh xin trình bày kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối mốc cấy mô.

Việc sử dụng cây giống nuôi cấy mô sạch bệnh và áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc hợp lý sẽ góp phần hạn chế sự lây lan các bệnh trên cây trồng, rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, nâng cao năng suất. Góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho người sản xuất. Khai thác triệt để tiềm năng thế mạnh về tự nhiên ở vùng nông thôn, miền núi nhằm tạo ra sản phẩm chuối mốc Khánh Hòa có giá trị kinh tế cao, phát triển bền vững hoạt động sinh kế nghề trồng chuối, làm giàu cho gia đình và cộng đồng.

I. ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH THÍCH HỢP II. CHUẨN BỊ

1. Đất trồng:

có thể trồng trên nhiều loại đất, nhiều thổ nhưỡng như: đất đồi, nương rẫy, đất phù sa…thích hợp nhất là đất có nhiều mùn, dễ tiêu thoát nước.

pH đất thích hợp từ 5-7.

2. Hố trồng:

Chuẩn bị hố có kích thước 40x40x40 cm.

Làm đất trong hố: trộn lớp đất mặt với 5-7 kg phân hữu cơ kết hợp với 0.5kg phân lân.

3. Cây giống:

Giống sử dụng nên chọn giống cấy mô.

Cây con cao khoảng 15-20cm, có từ 3-5 lá có thể đem trồng ra vườn.

4. Thời vụ trồng: Trồng quanh năm

III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHUỐI MỐC CẤY MÔ

1. Mật độ trồng:

Trồng cây trong hố với khoảng cách: Cây cách cây 2.5m, hàng cách hàng 3m.

Không nên trồng quá dày hoặc quá mỏng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất của cây.

2. Cách trồng:

Cách trồng: Đặt cây con thấp hơn hố trồng từ 10-15 cm, sau đó lấp đất đầy hố trồng.

Thời gian trồng: Chỉ nên trồng cây vào sáng sớm hoặc chiều mát. Tránh trồng vào buổi trưa hoặc thời tiêt nắng gắt.

Chú ý: Tưới đủ nước cho cây sau khi trồng. Nếu trồng vào mùa nắng nên dùng rơm rạ phủ quanh gốc để giữ ẩm cho cây.

3. Điều chỉnh lượng nước tưới

Mùa nắng: Cây con cần tưới 2 ngày/lần, khi cây đã lớn, giảm tần xuất tưới còn 2 lần/tuần.

Mùa mưa: Gặp thời tiết mưa to kéo dài chủ vườn cần có biện pháp thoát nước tốt, tránh ngập úng vườn.

4. Bón phân

Bón lót: Sau đợt thu hoạch cần phải bổ sung lại chất dinh dưỡng cho đất trồng bằng phân bón hữu cơ: Bón 4-7kg phân bón hữu cơ + 0.5kg lân.

Bón thúc cho cây giúp cây cho năng suất cao, ổn định hơn.

Trung bình, 1 cây chuối Mốc cần bón thúc 0.3kg Urê và 0.3 Kali/cây/vụ. Lượng phân này chia ra bón trong 6 lần:

+ Lần 2: 30 ngày sau trồng 10g Urê + 10g Kali.

+ Lần 3: 60 ngày sau trồng 40 g Urê + 50 g Kali.

+ Lần 5 :180 ngày sau trồng 100 g Urê + 70 g Kali.

+ Lần 6: Trước khi cây trổ buồng (ra lá non) bón 50g Urê + 100 g Kali.

Cách bón: Xới rãnh nông theo vòng tròn cách gốc 30 – 35 cm, rải phân, lấp đất lấp phân lại và tưới nước để giữ ẩm.

5. Chăm sóc

– Thường xuyên quan sát vườn, tiến hành tỉa chồi, chỉ giữ lại 2 chồi/ cây. Chú ý: Tuổi của các chồi cách nhau 4 tháng.

– Cắt bắp, chống ngã cho cây: Sau khi xuất hiện 1-2 nải trung tính, tiến hành cắt bắp. Dùng cây chống tránh đỗ ngã.

– Thường xuyên cắt bỏ lá úa vàng để cây phát triển, tránh sâu bệnh hại.

– Chặt bỏ các cây mẹ đã thu buồng, đào bỏ củ, cắt bỏ lá khô, sâu bệnh… gom lại để thiêu hủy hoặc chuyển ra khỏi vườn.

6. Phòng trị sâu bệnh hại

Có câu: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Câu nói này luôn đúng ở mọi trường hợp. Chính vì vậy mà bà con nên chú ý chăm sóc vườn chuối Mốc để cây được khỏe mạnh, áp dụng các biện pháp canh tác, sử dụng nhiều phân bón hữu cơ, hạn chế phân hóa học. Áp dụng các thành tựu về Sinh học như Phân bón vi sinh, các chế phẩm Vi sinh… để phòng trừ bệnh và giúp cây chuối Mốc phát triển mạnh.

Làm Giàu Trên Vùng Đất Phèn

Nhờ cần cù, người nông dân ấy đã biến vùng đất nhiễm phèn thành vườn lan Mokara với 16.000 cây, thu nhập mỗi tháng hàng chục triệu đồng

Đến thăm vườn lan Kiều Lương Hồng (xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP HCM), chúng tôi như đi lạc vào xứ sở thần tiên với những hàng lan Mokara vươn cao, hoa đong đưa đủ màu. Rót tách trà thơm đãi khách, chủ nhân khu vườn vui vẻ kể: “Hôm qua, vợ chồng tôi vừa tiếp một đoàn khách du lịch nước ngoài đến tham quan. Tận dụng không gian khu vườn để làm du lịch sinh thái cũng có thêm kha khá tiền”.

Khởi nghiệp với cá rô phi

Trước năm 1975, ông Kiều Lương Hồng vốn là một cán bộ dân vận, nhiều lần bị địch bắt, kết án và bỏ tù. Sau ngày giải phóng miền Nam, dù được đồng đội tích cực vận động, ông vẫn cứ “lơ là” trong việc báo cáo thành tích. Ông cười bảo: “Mình là nông dân, hoạt động cách mạng để mong hòa bình. Hòa bình rồi thì lo cày cấy. Chỉ vậy thôi là an vui rồi”.

Đúng như ông nói, hòa bình rồi, ông đầu tắt mặt tối trên thửa đất nhiễm phèn do ông bà để lại. Đất được “rửa” chua đến đâu, ông đào ao, dẫn nước từ sông Cái Trung vào thả cá đến đó. Ông nuôi các loại cá mè, trắm cỏ, trôi, chép. Ban đầu do mày mò làm nên có vụ lời, có vụ lỗ. Ông thực sự phất lên kể từ khi lấy được giống rô phi từ Trung tâm Điều phối giống Thủ Đức. Kiên trì lai tạo cá rô phi rặt đực với cá rô phi Đài Loan, ông đã thành công trong việc tạo ra con rô phi dòng ghíp đẻ sai, thịt ngon, bán giá cao. Hằng năm, ông thu lãi khoảng 150 triệu đồng từ cá, một khoản tiền không nhỏ so với vật giá thời đó.

Nhưng thời hoàng kim của con rô phi dòng ghíp rồi cũng qua khi thị trường xuất hiện loại cá điêu hồng đẹp mắt. Vả lại, sông Cái Trung bị bồi đắp, nguồn nước tự nhiên để nuôi cá cũng không còn. Vậy là ông lặn lội đi tìm kiếm, học hỏi cách chuyển đổi cây trồng vật nuôi sao cho phù hợp.

“Vua” lan Mokara

Năm 2004, ông quyết định chuyển sang trồng lan Mokara. Thời điểm ấy, lan Mokara mới chỉ là bước thử nghiệm của một số hộ nông dân TP HCM. Riêng tại xã Tân Kiên, các cán bộ hội nông dân của xã xem “chú Ba Hồng” là một trong những người tiên phong phát triển mô hình trồng lan Mokara.

Bản tính cần cù vốn ăn sâu trong máu người nông dân này. Vợ chồng anh Tám, phụ làm vườn cho ông Hồng đã nhiều năm nay, kể: “Chú Ba được hội nông dân huyện hỗ trợ máy phun sương nhưng không hề ỷ y vào nó. Chú luôn nhắc nhở tôi khi bật máy phun sương phải xịt tưới giặm cho những cây ở đầu ngọn gió”. Từ 100 cây lan Mokara ban đầu, ông Hồng đã nhân giống lên hơn 16.000 cây xanh tốt, ít sâu bệnh, cho bông nhiều như hiện nay. “Trung bình mỗi tháng, tôi cắt bán khoảng 3.000 cành, thu nhập tròm trèm 40 triệu đồng” – ông Hồng khoe.

Ở huyện Bình Chánh, từ nhiều năm nay, nhiều người ví ông Hồng là “vua” của lan Mokara. Biết cách làm giàu trên mảnh đất quê hương, ngoài tài sản tích cóp, nhà cửa khá bề thế, hoa lợi từ trồng lan Mokara còn giúp ông đủ sức lo cho cô con gái duy nhất sang Mỹ du học. Nhưng ông không nghĩ cho riêng mình. Ông và vợ đi khắp nơi để làm từ thiện, thấy ai khó khăn là sẵn lòng giúp đỡ. Riêng ở huyện Bình Chánh, hằng năm, vợ chồng ông trích một phần tiền để giúp những học sinh hay những hộ gia đình khó khăn.

Trong khuôn viên nhà vườn của ông còn có Văn phòng CLB Sinh vật cảnh xã Tân Kiên do chính ông bỏ tiền ra xây cất. Với vai trò chủ nhiệm CLB, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông TP HCM, từ năm 2011 đến nay, ông đã tổ chức hơn 10 lớp học về trồng hoa lan, bonsai, cá kiểng cho hàng trăm nông dân trong huyện.

Nông dân sản xuất giỏi

Tại Hội Hoa Xuân Tao Đàn 2013 vừa qua, ông Kiều Lương Hồng đã đoạt cùng lúc 1 giải vàng và 2 giải bạc, trong đó giải vàng là cây sứ tạo dáng con nai đang nằm. Vừa qua, ông đã được tuyên dương gương nông dân sản xuất giỏi trong phong trào cả nước thi đua xây dựng nông thôn mới.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Quyết Làm Giàu: Trồng Chuối Mốc Cấy Mô Trên Đất Đồi trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!