Bạn đang xem bài viết Bí Quyết Bỏ Túi Cho Người Mới Tập Trồng Rau Sạch Thủy Canh Lần Đầu được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trồng rau sạch thủy canh đang là xu hướng và tương lai của nông nghiệp trên thế giới. Các nhà khoa học và chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực nông nghiệp đã chỉ ra lý do của sự phát triển vượt trội của cây trồng thủy canh so với cây trồng đất. Lượng không khí bổ sung trong môi trường trồng rau thủy canh là yếu tố kích thích sự phát triển của bộ rễ cây, bên cạnh đó dinh dưỡng trong hệ thống thủy canh được hòa tan trực tiếp trong nước cung cấp kịp thời cũng như đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng.
1. Nguồn gốc thủy canh:
Nhiều tài liệu đã ghi nhận, hình thức trồng cây không sử dụng đất đã có từ hàng ngàn năm trước. Những ví dụ điển hình từ vườn thủy canh như vườn treo Babylon, vườn nổi Aztec Mexico,…. Các nhà sử học đã phát hiện ở Ai Cập những chữ tượng hình mô tả cách trồng cây bằng phương pháp thủy canh được để lại khoảng vài ngàn năm trước công nguyên.
Mô phỏng vườn nổi Aztec Mexico
Thuật ngữ hydroponics được nhà khoa học W.F. Gericke sử dụng đầu tiên vào năm 1937 nhằm mô tả hình thức canh tác trong dung dịch nước đã hòa tan các chất dinh dưỡng.
Thủy canh được quân đội Hoa Kỳ sử dụng trên một số quần đảo Tây Thái Bình Dương để cung cấp rau sạch tươi cho quân đội mà đất đã bị ô nhiễm do chiến tranh (Eastwood, 1947) trong chiến tranh thế giới thứ II.
Từ thập niên 80, kỹ thuật thủy canh đã được ứng dụng để sản xuất rau quả (Elliott, 1989) và hoa (Fynn và Endres, 1994) có giá trị thương mại đáng kể.
NASA đã chứng tỏ một cách khách quan tính ưu việt của phương pháp thủy canh. Nhiều người hiện nay tin rằng canh tác bằng phương pháp thủy canh là “tương lai” của nền nông nghiệp hiện đại.
2. Lợi ích của cây trồng thủy canh:
Thủy canh đã được chứng minh là có những ưu điểm vượt trội so với trồng đất. Việc cung cấp dinh dưỡng kịp thời và đúng lúc đến cây trồng sẽ giúp cây trồng phát triển nhanh và khỏe mạnh.
Phương pháp trồng cây thủy canh ra đời chính là giải pháp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đó của cây. Cây được trồng trong một môi trường thoáng khí, được cung cấp đầy đủ lượng oxi kích thích rễ cây trồng phát triển, phân bón dinh dưỡng thủy canh được hòa tan trực tiếp trong nước cung cấp trực tiếp và kịp thời đến rễ cây để đưa đến các bộ phận khác của cây nuôi sống và giúp cây phát triển khỏe mạnh. Nhờ vậy cây trồng phát triển nhanh hơn, khỏe mạnh hơn so với các phương pháp trồng rau thông thường.
Trồng rau thủy canh cũng hạn chế khả năng nhiễm bẩn, nhiễm độc,… an toàn cho rau và cho người sử dụng.
Kỹ thuật trồng rau thủy canh cũng không đòi hỏi cao, dinh dưỡng trồng rau thủy canh cũng đảm bảo 1 vài khoáng chất giúp cây chống chọi lên với bệnh tật, sâu hại. Người trồng rau thủy canh cũng nhàn nhã hơn, không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay hóa chất trong quá trình trồng.
Việc trồng với nước 100%, không sử dụng đất cũng khiến khi vườn trở nên sạch sẽ hơn, không lo phải làm cỏ dại hay cải tạo đất sau mỗi vụ mùa.
3. Cần chuẩn bị gì để bắt đầu trồng rau thủy canh?
Phương pháp trồng rau thủy canh được thực hiện đơn giản, tiện lợi nhưng vẫn phải cần đảm bảo đúng kỹ thuật. Ngoài ra, để tạo cho cây môi trường tốt nhất để sinh trưởng, nâng cao năng suất, người trồng cần có quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng.
3.1. Địa điểm, không gian trồng rau thủy canh:
Cách trồng rau thủy canh không quá đòi hỏi đất trồng hay địa thế như thổ canh (trồng rau bằng đất). Tuy nhiên địa điểm trồng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến yếu tố phát triển của cây rau sau này. 2 yếu tố này là: Hướng nhà và các khu vực xung quanh khu vườn.
Cần lựa chọn địa điểm thông thoáng và đầy đủ ánh nắng chiếu tới hằng ngày cho cây.
Đặc biệt, khi trồng rau thủ canh, yếu tố tiên quyết khi muốn xác định đặt khu vườn đó chính là Ánh nằng mặt trời, đối với phương pháp trồng rau thủy canh cây cần quang hợp rất nhiều để trôi đổi chất dinh dưỡng, để cây rau có thể phát triển mạnh, cho năng suất tốt. Với yêu cầu này, bạn nên chọn vị trí là sân thượng, ban công, khoảng sân rộng không bị cây lớn bao quanh, đảm bảo cây được chiếu sáng ít nhất từ 6 – 12 tiếng mỗi ngày.
3.2. Lựa chọn mô hình thủy canh phù hợp:
Lựa chọn thiết kế phương án trồng rau theo từng phương pháp sao cho phù hợp với diện tích, vị trí, điều kiện tự nhiên tại sân vườn cũng rất quan trọng. Hiện nay, có 3 dạng trồng rau thủy canh phổ biến: Thủy canh tĩnh, Khí canh và Thủy canh Hồi lưu.
Mỗi dạng thủy canh đều có ưu nhược điểm riêng và độ phù hợp riêng cho mỗi không gian nhà bạn, nên bạn cần phải có sự lựa chọn và tính toán kĩ lưỡng.
+ Thủy canh tĩnh: Đây là dạng thủy canh phù hợp với hộ gia đình trồng rau nhỏ lẻ, dung dịch dinh dưỡng được chứa trực tiếp trong thùng trồng, cây hấp thụ dinh dưỡng trực tiếp từ dinh dưỡng trong thùng ở dạng đứng yên với 2 phiên bản trồng rau ăn lá và trồng rau củ quả, thiết kế nhỏ gọn phù hợp với những gia đình không có quá nhiều diện tích, sân vườn, sân thượng, ban công đều có thể trồng được.
Thiết bị trồng rau sạch thủy canh tĩnh BaTriVina
+ Khí canh: Đây là dạng thủy canh khá tối ưu khi chỉ cần 1 diện tích nhỏ là có thể thực hiện trồng và mang lại hiệu quả rất cao, cây trồng được cung cấp dinh dưỡng từ thùng chứa dưới dạng phun sương tưới lên các đầu rễ, rễ cây được nuôi dưỡng trong môi trường tiếp xúc với dinh dưỡng được tưới đều và giàu oxi trao đổi. Mô hình này cũng phù hợp với những hộ gia đình không có quá nhiều diện tích sân vườn và đặc biệt là có thể trồng theo kiểu farm công nghiệp lớn. Với 2 phiên bản là: Trụ khí canh cố định và Trụ khí canh xoay 360 giúp cây có trên trụ hấp thụ được ánh nắng tối đa trong ngày.
Trụ Khí canh trồng rau sạch BaTriVina.
+ Thủy canh Hồi lưu: Cây được trồng trên ống thủy canh chuyên dụng hoặc ống nhựa PVC, rễ cây được nuôi dưỡng bên trong ống, nước dinh dưỡng chạy dọc theo ống cung cấp dinh dưỡng đến cho cây. Mô hình này có nhiều phiên bản khác nhau (giàn tầng, giàn chữ A, giàn phẳng,…).. Nhìn chung phương pháp này chỉ phù hợp với những hộ gia đình có khoảng diện tích trồng khá lớn và trồng Farm thương mại.
Giàn thủy canh canh hồi lưu dạng tầng và chữ A BaTriVina.
3.3. Kiểm tra độ PH nguồn nước để trồng rau thủy canh:
Hầu hết các cây trồng có thể phát triển trong nước trong phạm vi pH 5,8 đến 6,8, 6,3 được coi là độ PH tối ưu. Độ pH trong hệ thống thủy canh rất dễ kiểm tra bằng bộ dụng cụ đo. Việc kiểm tra pH rất cần thiết cho hệ thống trồng cây trong nước. Nếu độ pH quá cao hoặc quá thấp, cây trồng sẽ không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu và sẽ có dấu hiệu thiếu hụt. PH nê được kiểm tra trước khi tiến hành để đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển của cây trồng. Bạn có thể dễ dàng điều chỉnh độ PH bằng cách thêm một lượng Potash hoà tan để tăng độ pH, hoặc axit photphoric để giảm độ pH.
3.4. Am hiểu về dinh dưỡng thủy canh:
Hầu hết các nguyên tắc áp dụng cho phân bón trong đất cũng áp dụng cho phân bón thủy canh hoặc các dung dịch dinh dưỡng. Dung dịch dinh dưỡng thủy canh chứa đầy đủ các dưỡng chất mà cây bình thường sẽ nhận được từ đất, nên cây trồng phát triển từ dinh dưỡng thủy canh này rất an toàn và đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Nên kiểm tra thương hiệu và giấy chứng nhận an toàn của dung dịch dinh dưỡng thủy canh trước khi mua.
Những chất dinh dưỡng này có thể được mua tại cửa hàng cung cấp hydroponic. Hầu hết đều được nén cao, sử dụng 2 đến 4 muỗng cà phê cho mỗi gallon nước. Chúng có trong các hỗn hợp chất lỏng hoặc hỗn hợp bột. Thông thường có ít nhất hai thùng chứa khác nhau, một cái để mọc mầm và một cái để nở hoa.
Dung dịch dinh dưỡng thủy canh an toàn cho rau trồng thủy canh
Hỗn hợp chất lỏng có giá đắt hơn và dễ sử dụng nhất. Chúng hoà tan nhanh chóng và hoàn toàn vào trong bể chứa và thường có đệm thêm pH. Hỗn hợp bột thì không tốn kém và yêu cầu cần nhiều sự chú ý hơn một chút. Chúng cần được trộn lẫn kỹ lưỡng hơn và thường không hòa tan hoàn toàn vào bể chứa. Hầu hết chúng không có đệm thêm pH.
Giống như đất, hệ thống trồng thủy canh có thể phì nhiêu hơn bằng các chất dinh dưỡng hữu cơ hoặc hóa học. Một hệ thống thủy canh hữu cơ là hệ thống đáng kể để duy trì. Các hợp chất hữu cơ có xu hướng khóa lại với nhau và gây tắc nghẽn máy bơm. Một số người làm vườn thủy canh chỉ sử dụng các chất dinh dưỡng hữu cơ là nguồn dưỡng chất bổ sung cho rau trồng và sử dụng chất dinh dưỡng hóa học là nguồn cung cấp chính.
Cây trồng sẽ phát triển theo từng giai đoạn, nồng độ dinh dưỡng (PPM) pha trong nước cũng sẽ được kiểm soát qua từng giai đoạn bằng các thiết bị đo PPM chuyên dụng (Bút đó TDS,…) để đảm bảo rằng cây đang hấp thụ dinh dưỡng bình thường, không quá cao nhưng cũng không quá thấp. Nồng để dinh dưỡng cũng sẽ tăng theo giai đoạn phát triển của cây (cây càng lớn thì càng phải tăng PPM).
3.5. Giá thể thủy canh và ươm hạt:
Mục đích khi sử dụng giá thể thủy canh là tạo môi trường thoáng khí hỗ trợ hệ thống rễ cây hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây trồng, rễ cây bám vào giá thể giúp cho cây có thể đứng thằng tiếp tục sự sống.
Giá thể mút xốp
Mỗi giá thể khác nhau phù hợp trong một hệ thống thủy canh khác nhau. Loại giá thể thoát nước nhanh như các loại mút xốp hoặc viên nén ươm hạt, viên nén xơ dừa giữ lại nước và độ ẩm khá hữu ích cho cây hỗ trợ cho việc gieo hạt, kích hạt nảy mầm.
Viên nén ươm hạt, Viên nén xơ dừa BaTriVina
Với những người mới bắt đầu, kiểm soát nồng độ dinh dưỡng không phải là việc quá khó khăn và khó thực hiện. Mà là việc gieo và ươm hạt mới là vấn đề khó nhất.
Sự phát triển của hạt mầm bao gồm 2 giai đoạn . giai đoạn 1 là nứt nanh. Giai đoạn 2 là đâm mụt. Nếu giai đoạn nứt nanh không có thì cây sẽ không phát triển. Nếu hạt nứu nanh chậm trên 3 ngày đối với rau( hạt vỏ mỏng ) thì năng xuất của cây bị hạn chế . nguyên nhân nứu nanh chậm cũng do 1 vài yếu tố cơ bản: vùi hạt quá sâu. Độ ẩm thấp , giống kém, nhiệt độ gieo quá thấp làm co hạt.
* Để khắc phục việc nứt nanh muộn chúng ta làm như sau :
+ Đối với gieo trực tiếp vào giá thể thì cho hạt vào giá thể sau đó dùng tay nhấn nhẹ cho hạt chìm xuống . tốt nhất vẫn để nổi phần hạt 1/3 . lưu ý không dí hạt xuống dưới quá sâu và không vùi đất , giá thể lên trên hạt. Ngoài ra chúng ta phải tạo ẩm cho giá thể thường xuyên. Sáng và tối tưới nước . lưu ý phải để trong tối khi hạt gieo từ 1-3 ngày.
+ Đối với ủ hạt : chúng ta thấm vào quàn áo vải đủ ẩm. Sau đó cho hạt vào đùm lại. Đưa đùm hạt vùi vào trong tro ấm hoặc nơi nào giữ nhiệt tốt tí. Nếu thành thị thì để dưới gần bếp ga. Chú ý ko để vải bọc bị khô.
+ Sau khi hạt nứt nanh 2-3 ngày bắt đầu nảy mầm. Để cây giống không bị vọt ngọn thân dài , nhẳng chúng ta phải đưa ra ngoài ánh sáng nhẹ để cây hấp thụ , quang hợp sinh trưởng cho thân. Sau đó từ từ đưa ra ánh sáng mạnh hơn khi cây lớn mỗi ngày.
Trong trồng thủy canh mọi người lưu ý phần giá thể . không nên cho nhiều quá chỉ cần một ít thôi. Tránh việc rễ nhầm tưởng đó là bầu sống không phát triển rễ ra ngoài lấy dinh dưỡng khi trồng thủy canh mà cứ co quáp trong bầu.
3.6. Chăm sóc và thu hoạch:
Chăm sóc rau thủy canh rất dễ và đơn giản. Do trong quá trình trồng chỉ cần bổ sung dinh dưỡng thủy canh thường xuyên. Ngoài ra không cần bổ sung các loại phân bón khác.
Nồng độ dinh dưỡng thủy canh sẽ tuân theo sự phát triển của cây trồng, tùy vào loại cây trồng mà nồng độ sẽ có sự khác nhau. Tốt nhất các bạn nên tìm hiểu thêm về các tài liệu trồng rau thủy canh, hướng dẫn của các chuyên gia, các bạn kỹ thuật kinh trong việc trồng rau thủy canh.
Gọi ngay vào số hotline: 0909 573 298 (Kiều – nhân viên BaTriina) để được trợ giúp và hưỡng dẫn kỹ thuật khi trồng rau thủy canh.
Cây rau có dinh dưỡng bên dưới nên sẽ tự sinh trưởng và phát triển mà không cần chăm sóc nhiều.
Cắt tỉa các lá vàng và kiểm tra bất thường của cây rau hằng ngày.
Thu hoạch rau thủy canh: nên thu hoạch rau đúng ngày, tránh để rau quá lâu ngày sẽ dẫn đến bị già, ăn sẽ không ngon.
Với mỗi loại rau khác nhau thì thời gian và cách thức thu hoạch cũng sẽ khác nhau
Đối với các loại rau xà lách, thời gian thu hoạch sẽ rơi vào khoảng 45 ngày từ khi gieo hạt. Trong khi, đó các loai rau cải sẽ có thời gian thu hoạch là khoảng 30 – 35 ngày. Đối với rau muống, rau dền…thời gian thu hoạch chỉ rơi vào khoảng 20 – 25 ngày.
Một số loại rau khác lại thu hoạch thành nhiều đợt. Như rau muống, chúng ta có thể thu hoạch khoảng 3 – 4 lần, mỗi lần thu hoạch cách nhau một tuần.
Sau mỗi mùa vụ, khi thu hoạch xong chúng ta nên vệ sinh lại các thiết bị trồng rau thủy canh trước khi bắt đầu một vụ mùa mới. Việc vệ sinh này nhằm mục đích phòng tránh nấm mốc, bệnh hại đã ủ bệnh ở vụ mùa trước có thể phát sinh và lây lan cho vụ mùa tiếp theo.
4. Lời khuyên cho các bạn mới bắt đầu trồng rau thủy canh:
CEO BaTriVina chia sẽ bí quyết trồng rau sạch thủy canh
Với những bạn đang có ý định trồng rau thủy canh nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm, ưu tiên hàng đầu để bạn trồng thử vẫn là những thiết bị gọn nhẹ phù hợp với mọi không gian, chất liệu chắc chắn bền bỉ và đặc biệt là an toàn cho cây trồng và người sử dụng. Ngoài ra, việc tìm kiếm một nhà cung cấp uy tín cũng rất quan trọng đế có được sự lựa chọn với giá thành hợp lý, đảm bảo sản phẩm chính hãng an toàn với môi trường, con người và mình có thể nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật trong lần đầu trồng thử rau sạch thủy canh.
Lời khuyên cho các bạn đang tập trồng thử đó chính là BaTriVina, với hơn 5 năm trong lình vực trồng rau sạch thủy canh. Chúng tôi cung cấp các sản phẩm, thiết bị vật tư thủy canh chính hãng BaTriVina với chất lượng tốt nhất đã được nhiều chuyên gia và khách hàng kiểm chứng đánh giá. Bên cạnh đó với lợi thể là nhà sản xuất và mong muốn đưa rau sạch đến với mọi người, chúng tôi đảm bảo giá thành của BaTriVina là rất hợp lí trong thị trường thủy canh hiện nay.
Hiện công ty đang cung cấp 2 dòng sản phẩm rất phù hợp với những bạn muốn trồng thử rau sạch thủy canh:
+ Bộ thiết bị trồng rau sạch thủy canh tĩnh.
Bộ thiết bị trồng rau sạch thủy canh tĩnh BaTriVina
+ Thiết bị trồng rau sạch khí canh
Trụ khí canh BaTriVina
Tất cả các sản phẩm thủy canh của BaTriVina đều được sản xuất chính hãng bởi BaTrivina, làm từ chất liệu nhựa PP nguyên sinh (Nhựa thực phẩm thường dùng để đựng thức ăn) nên rất an toàn cho cây trồng và người dùng. Khi sử dụng sản phẩm của BaTriVina, khách hàng sẽ được chuyển giao quy trình trồng rau sạch 5 năm cùng với đó là chính sách HỖ TRỢ TRỌN ĐỜI.
Quý khách có nhu cầu ĐẶT HÀNG hoặc cần được tư vấn kỹ thuật Miễn phí vui lòng liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU BATRIVINA 🎯 BATRIVINA – Đơn vị Sản xuất, Phân phối Vật tư nông nghiệp và Chuyển giao qui trình trồng Rau Sạch với chính sách HỖ TRỢ TRỌN ĐỜI. ✆ (028) 62 757 820 – 0909 573 298 – 0987 360 950
Chi Tiết Cách Trồng Rau Thủy Canh Gia Đình Cho Người Mới Bắt Đầu
Khái quát phương pháp trồng rau thủy canh
Kỹ thuật thủy canh là một kỹ thuật tiên tiến được áp dụng trực tiếp vào lĩnh vực trồng trọt. Với việc không sử dụng đất trồng, mà thay vào đó là sử dụng dung dịch dinh dưỡng. Mô hình trồng rau thủy canh gia đình lấy dinh dưỡng từ các loại giá thể như trấu, xơ dừa, than bùn… mang đi nuôi cây.
Điều đặc biệt của phương pháp này là dù không có đất nhưng cây vẫn hấp thu được đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho việc phát triển. Bên cạnh đó, ánh sáng cùng không khí luôn được đảm bảo đến được với rễ cây. Theo như một nghiên cứu từ thực tế, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, trồng rau thủy canh gia đình cho năng suất cao. Lên đến 25% so với phương pháp trồng trọt thông thường.
Đặc điểm chung khi trồng rau thủy canh
Phương pháp này không dùng đất nên bạn hoàn toàn có thể áp dụng tại bất cứ khu vực nào như sân thượng, ban công và cả những nơi đất cằn cỗi.
Không tốn nhiều thời gian trong việc xử lý, làm đất
Với phương pháp thủy canh, bạn sẽ không cần phải tưới nước mà vẫn đảm bảo đủ độ ẩm cần thiết cho rau.
Trồng nhiều vụ liên tiếp, trồng được cả những loại rau trái vụ
Hạn chế việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật
Năng suất thu hoạch cao, chất lượng dinh dưỡng đảm bảo khi không bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh hay hóa chất.
Thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe của tất cả các thành viên trong gia đình.
Bất cứ ai cũng có thực hiện việc trồng rau thủy canh gia đình.
Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì việc trồng rau thủy canh cũng có những nhược điểm nhất định:
Chỉ trồng được những giống rau, quả, hoa ngắn ngày
Chi phí lắp đặt hệ thống thủy canh còn ở mức cao so với thu nhập của đại đa số người dân
Cần có những hiểu biết nhất định về các giống cây trồng
Hướng dẫn cách trồng rau thủy canh gia đình
Bạn không nên sử dụng bình chứa được làm từ kim loại. Vì tính chất ăn mòn, oxi hóa làm giải phóng các chất hóa học ra bên ngoài. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình hấp thu dinh dưỡng của cây.
Giống rau sau khi mua về bạn đem ngâm vào nước ấm, nhiệt độ lý tưởng nên để ở mức 40 độ C. Ngâm khoảng 4-6 tiếng thì bỏ ra ngoài. Sau đó tra hạt giống vào phần giá thể. Hạt giống đã được ngâm bạn mang rải đều lên khăn ướt rồi mang đi ủ cho đến khi nảy mầm.
Riêng đối với hạt giống rau muống thì bạn không cần ngâm vì bản chất giống rau này có sức nảy mầm rất tốt. Mầm cây nảy nhanh và mạnh khi trồng rau thủy canh gia đình.
Trải qua quá trình ủ mầm, khi quan sát thấy cây con đã bắt đầu nảy mầm thì bạn chuyển cây ra vị trí có ánh nắng. Giai đoạn trồng rau thủy canh gia đình này khá quan trọng, nó có tác động tốt trong quá trình phát triển của cây. Giúp cây hạn chế được tình trạng còi cọc, vàng lá.
Đối với phương pháp trồng rau thủy canh gia đình, dung dịch dinh dưỡng đóng vai trò quyết định đến chất lượng các giống cây trồng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dạng dung dịch được bày bán với cả 2 dạng bột và dạng nước. Để không gặp nhiều khó khăn trong quá trình chọn lựa, bạn có thể tìm đến sự tư vấn tại chúng tôi Tại đây, chúng tôi cung cấp nguồn nguyên liệu uy tín, có xuất xứ, chất lượng đảm bảo để phục vụ tốt cho công việc của bạn.
Bạn đổ phần dung dịch đã mua vào thùng xốp, sao cho mực nước ngập 2/3 phần giá thể là được. Do giá thể có khả năng giữ nước tốt nên với mực nước như vậy thì vẫn đảm bảo được phần nước ở phần nổi phía trên.
Kết thúc quá trình trồng rau thủy canh gia đình, khi cây con đã phát triển phần lá, phần rễ có phát triển hơn. Bạn tiến hành đưa cây lên giàn hệ thống qua các thùng xốp đã chuẩn bị trước đó.
Cách chăm sóc khi trồng rau thủy canh gia đình
Khi trồng rau thủy canh gia đình, bạn nên chú ý việc chăm sóc để rau phát triển đều, xanh tốt và có được năng suất cao.
Trong trường hợp sử dụng hạt giống, bạn nên thường xuyên phun nước để tăng độ ẩm, tạo môi trường thuận lợi cho việc nảy mầm.
Nên đặt thùng xốp ở nơi thông thoáng, nơi cây có thể tận hưởng được nguồn ánh sáng mặt trời
Dùng màn chè để tránh các hiện tượng mưa to, nắng gắt
Lưu ý dung dịch dinh dưỡng được pha trộn vào nước khi cây đang ở giai đoạn bắt đầu ra lá. Bạn nên cân đối liều lượng phù hợp với từng giống rau và dựa theo từng giai đoạn phát triển.
Để đảm bảo độ ẩm khi trồng rau thủy canh gia đình, bạn nên để ý mức nước, bổ sung ngay khi thấy thiếu nước.
Một số lưu ý khi trồng rau thủy canh gia đình
Mặc dù là một phương pháp không đòi hỏi cao về kỹ thuật nhưng để đảm bảo quá trình trồng trọt, bạn cần chú ý một vài điều sau:
Thùng xốp trồng rau thủy canh gia đình phải được đặt ở nơi có đầy đủ ánh nắng mặt trời, đặc biệt là ánh nắng vào buổi sáng sớm sẽ rất tốt cho sự phát triển của cây.
Nếu trồng rau trong nhà hoặc vị trí không có nhiều ánh nắng thì bạn sử dụng thêm đèn LED, chiếu trực tiếp vào giàn rau thủy canh. Đèn LED là giải pháp thay thế hiệu quả cho ánh sáng mặt trời mà lại không gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng.
Trong suốt quá trình trồng rau thủy canh gia đình, bạn nên thường xuyên kiểm tra nồng độ dung dịch dinh dưỡng thủy canh. Tối thiểu là 3 ngày/ lần để kịp thời bổ sung thêm nếu có hiện tượng cạn nước.
Riêng đối với dung dịch dinh dưỡng, bạn đừng để ánh sáng chiếu vào vì như vậy sẽ rất dễ tạo điều kiện để tảo cùng các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Gây hại đến cây, cây yếu đi và dễ mắc sâu bệnh hơn.
Kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm cũng như có những biện pháp xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng lâu dài đến quá trình sinh trưởng của rau.
Nên chọn mua dung dịch ở những nơi uy tín, sạch và đảm bảo chất lượng như chúng tôi Vừa đảm bảo cho cây phát triển khỏe mạnh lại luôn có được năng suất thu hoạch cao.
60 Bí Quyết Hay Bỏ Túi Khi Chăm Sóc Hoa Lan
1. Khô nhưng không hạn – Ẩm nhưng không ướt.
2. Tưới phân loãng nhiều lần tốt hơn tưới dầy nồng độ cao.
3. Không nên thử nghiệm qua nhiều loại phân trong thời gian ngắn.
4. Không nên di chuyển, dời đổi thường xuyên cây lan.
5. Bất cứ giá thể nào cũng có thể trồng lan nếu điều khiển nước hợp lý.
6. Mỗi vườn, mỗi vùng có tiểu khí hậu khác nhau, cho nên việc thay đổi cách trồng và tưới theo vườn người khác nên cân nhắc cẩn trọng.
7. Từ từ mua lan, không nên mua một lúc nhiều cây quá, hãy trồng thử một năm xem mình yêu thích lan tới mức độ nào.
8. Mua lan nên thấy hoa, khi mình thích hoa đó rồi thì giá nào cũng có thể mua miễn đừng quá mắc, không nên mua lan theo nghe nói hoặc theo sở thích người khác.
9. Nên tập nhớ tên khoa học của lan, sau này sẽ giúp ích chúng ta rất nhiều khi lựa chọn cây lai.
10. Cây lan có thể xuống giá rất nhanh. Hiện tại mong muốn sở hữu độc quyền một cây lai rất khó vì công nghệ nuôi cấy lan bây giờ phát triển quá nhanh.
11. Kiến mang sâu bọ và bệnh tật đến cho lan. Muốn diệt trừ kiến hãy rắc Diazinon granule vào chậu và chung quanh nơi để lan.
12. Rệp nhện (Spider mite) rất sợ mùi dầu khuynh diệp (Eucalyptus). Hãy bẻ vài cành khuynh diệp treo vào cây lan hoặc dùng dầu thấm vào bông gòn và để vào chậu lan. Rệp nhện sẽ biến mất.
13. Cây lan có đốm, chấm hay sọc đen, nâu chưa chắc là đã bị vi rút, nhiểm trùng hay nấm nếu cây non vẫn xanh tốt.
14. Nếu bạn trồng hoa lan ngoài trời thì đừng tưới cây lan khi mặt trời đang chiếu thẳng vào cây. Nước có thể đọng lại, trở nên nóng và làm hại tế bào của cây.
15. Bạn có thể ngắm đã con mắt hoa của những cây đơn thân nếu trồng chúng chung với nhau trong một chậu lớn thay vì trồng riêng mỗi cây vào một chậu nhỏ.
16. Vào mùa nóng, khô, ta có thể nhúng cả chậu vào nước sạch hoặc (nếu cần) nhúng toàn thân cây lan vào nước khoảng 15 phút. Làm như vậy mỗi tháng ta có thể ngăn ngừa sâu bọ làm ổ và rửa sạch những chất khoáng tồn đọng trong chậu.
17. Nếu những cây Dendrobium của bạn có vẻ chết thì đừng có liệng chúng đi. Hãy trút cây ra khỏi chậu và để nơi mát với ánh sáng vừa phải. Đôi khi (và chỉ hy vọng), cây con “”kei ki”” sẽ mọc ra ở chỗ thân khô.
18. Đa số cây hoa lan thích ánh nắng ấm áp buổi sáng cho đến chín giờ. Lưu ý điểm này khi bạn định chọn một nơi trồng lan.
19. Nếu bạn đang định trồng cây lan Hồ-Điệp trên một nhánh cây thì cây nhánh cây bưởi là tốt nhất.
20. Sau khi tưới cây lan xong, nghiêng chậu cho nước dư thừa đổ ra ngoài hết.
21. Để đỡ những cây lan có rễ bò ra ngoài như Vanda hoặc Epidendrum thì dùng ba que tre, buộc chụm lại trên đầu (như cái lều mọi).
22. Ở những vùng ấm áp, cố gắng gắn lan lên những cây trong vườn. Khi có hoa nhìn tự nhiên hơn là trồng trong chậu.
23. Ráng trồng Vanda trong rổ treo bằng thép mà không có đất trồng. Dây thép không mục nên khỏi phải thay chậu.
24. Hoa lan thích phun nước như sương.
25. Dùng hoa lan làm quà tặng thật không công bằng với cây và người nhận (chủ mới), nếu họ không biết chăm sóc cây.
26. Giữ cho rễ khoẻ mạnh bằng cách tưới nước vừa phải, bón phân đúng cách thì lá và hoa sẽ đương nhiên tốt tươi.
27. Nên hứng nước mưa để tưới cho lan trong khi nước máy làm đọng muối vào cây.
28. Bạn đừng bao giờ tưới quá nhiều nước cho cây mà chỉ nên tưới nhiều lần cho cây mà thôi.
29. Khi vo gạo, bạn hãy giữ nước gạo lại và phun nhẹ cho lan. Làm như vậy coi như bạn đang tưới cho cây sinh tố B1, hữu hiệu chẳng khác nào Superthrive. Nhưng đừng dùng khi nước vo gạo đã chua.
30. Dùng một thìa cà-phê Epsom Salt cho mỗi gallon nước coi như phụ với Magnesium, tưới mỗi ba tháng để làm tan rã chất muối tồn đọng trong chất trồng lan.
31. Vào dịp Giáng-Sinh, thay vì dùng hoa Poinsettia có thể dùng Cattleya percivaliana, vừa đẹp vừa thơm.32. Rắc bột chống nấm vào chồi hoa Vanda và Ascocendas. Mục đích là ngăn ngừa mầm hoa bị chột. Cũng có thể dùng cho lan Hồ-điệp.
33. Hãy dùng giấm cất hơi (distilled) để chùi chất muối bám vào thành chậu đất.
34. Dùng lá khuynh-diệp nhỏ bỏ vào mỗi chậu cây lan Hồ-Điệp sẽ ngăn được rệp nhện (spider-mites).
35. Nên thay chậu ít nhất mỗi 2 năm một lần và chỉ tưới sau một tuần lễ.
36. Sau khi thay chậu, giữ cho cây lan khô ráo 1 tuần làm cho rễ bị gãy, giập chóng lành và tránh nhiễm độc.
37. Nếu cây lai giống Sophrolaeliacattlya không mọc mạnh thì đem bỏ vào cooler và tăng ánh sáng chung quanh để giúp cây phát triển.
38. Lợi dụng sự giảm giá, hãy mua những cây lan hoa đã tàn, ta sẽ có những cây Hồ-Điệp khác nhau. Suốt năm bạn có đủ bông hoa đẹp khoe sắc.
39. Rễ lan được coi như buồng phổi. Chúng cũng cần không khí để thở. Giữ cho chúng đừng bị ngộp trong đất trồng.
40. Chất lưu-huỳnh (diêm sinh) có thể dùng để bôi vào chỗ cắt để giảm thiểu bệnh tật.
41. Chia lan với hai hay nhiều củ mầm cộng với bộ rễ hoàn hảo sẽ làm cho cây sống dễ dàng hơn.
42. Cymbidiums thích ẩm nhưng lại ghét nước, và thích khô ráo nhưng lại ghét vừa khô vừa nóng.
43. Vào mùa lan tăng trưởng mà nóng nực, chỉ nên bón phân vào buổi sáng sớm.
44. Đừng bón phân khi nhiệt-độ cao hơn 85°F (29.5°C)
45. Giảm thiểu phân trong thời gian cây nghỉ dưỡng. Tưới tháng một lần phân là đủ.
46. Quan trọng nhất vẫn là thoáng khí vì sẽ gỉảm thiểu bệnh tật gây ra vì tưới quá nhiều, hay vì quá nóng hay quá ẩm. Nên kiếm một cái quạt nhỏ cho những cây để trong nhà.
47.Dùng một phần sữa một phần nước để chùi hay làm bóng lá lan. Thật kỳ diệu vì vừa không độc hại mà lại có sẵn.
48. Cái rây bột có thể dùng làm cái rổ trồng lan mà lại rẻ tiền.
49. Nên tưới vào buổi sáng, chứ đừng tưới vào lúc buổi chiều nóng bạn đi làm về.
50. Để cho cây lên đều nên xoay chậu thường xuyên. Để giữ rễ mọc trong chậu, ta nên xoay sao cho rễ hướng về nguồn sáng.
52. Khi chia cây hay cắt cây con “keiki”, ta rắc bột quế vào chỗ cắt để tránh lây bệnh.
53. Dùng lưỡi dao cạo “”xài rồi bỏ”” (disposable razor blades) để cắt rễ hay chia cây; sau đó bỏ đi. Tính ra chỉ có 5 cent cho mỗi cây.
54. Phân chia cây là một vấn đề. Cần lưu ý là cây càng lớn thì cho ta càng nhiều giò hoa.
55. Hoa lan cần 50% độ ẩm hay hơn. Đặt cây lan trên một cái khay có đá cuội và nước. Đừng để nước chạm chậu cây.
56. Giữ cho hoa lan khỏi bị gió lùa. Đừng để cho hơi lạnh hay hơi nóng thổi vào cây.
57. Luôn luôn phải thử môi trường xung quanh khi quyết định đặt cây lan ở cây lan chỗ nào. Nếu buổi sáng chỗ ấy có mặt trời chiếu vào thì ta phải ở ngay chỗ đó để thử sức nắng và quyết định xem loại Hoa lan nào thích hợp với ánh nắng đó, ví dụ với lan Dendrobium Úc hay với lan Laelias.
58. Dùng xà-phòng nước hiệu Peppermint oil& castille (có bán tại cửa hàng thực phẩm) làm chất chống sâu bọ thật an toàn và hữu hiệu. Pha 1 thìa cà-phê vào 1 quart (¼ gallon hay 1 lít) nước trong bình xịt tay và xịt vào chỗ bị sâu bọ cắn cho đến khi tận diệt. Hữu hiệu nhất đối với sâu bọ thân mềm.
59. Nếu giữ được rễ lan tốt lành, thì sau đó cây sẽ khoẻ mạnh.
60. Khi tưới nước, đặt chậu lan trên đĩa hứng hoặc đem lại bồn rửa chén và tưới cho đến khi nước hoàn toàn chảy qua lỗ chậu.
Kinh Nghiệm Chơi Lan Cho Người Mới Bắt Đầu Không Nên Bỏ Qua
Tôi tin rằng, không ít bạn mới đầu chơi lan đều muốn tìm hiểu về các giống lan nào dễ trồng và chăm sóc khi bắt đầu tập tành chơi? Không phải lan nào trồng cũng có thể sống khỏe mạnh, nếu bạn không hề có chút kiến thức gì về lan, bạn thấy hoa nào đẹp thì sẵn sàng bỏ tiền ra mua giỏ lan đó về chơi, nhưng khi hoa tàn thì cây cũng lụi tàn theo. Và có rất nhiều người đã tốn không ít tiền đầu tư chơi lan, khi cây chết lại bỏ tiền mua cây mới về chơi tiếp. Cứ như vậy thì bạn có thể trở thành người làm tổn thương đến loài lan.
Vậy tại sao bạn không chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản về cây phong lan, nắm bắt được đặc tính sinh học của chúng. Và hơn hết hãy trở thành người đam mê lan thực thụ chứ không phải người mê vẻ đẹp bên ngoài mà không muốn dành thời gian tìm hiểu và chăm sóc chúng. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên đọc thật kỹ bài viết này, không nên đọc lướt nhanh vì đây cũng là những kiến thức mà Siêu thị lan rừng học hỏi qua các bác có kinh nghiệm chơi lan lâu năm. Bỏ túi ngay kinh nghiêm chơi lan cho người mới bắt đầu.
Chia sẻ kinh nghiệm chơi lan cho người mới bắt đầu
1. Chọn lan để chơi
– Bạn là người mới tập chơi lan, theo kinh nghiệm của những người đi trước thì nên chọn lan rừng là phù hợp nhất và cũng đẹp nhất. Lan rừng có nhiều loại, có loại dễ thuần, có loại khó thuần, có loại gần như không thể thuần, có loại hợp khí hậu vùng này, có loại hợp khí hậu vùng khác, tùy sở thích, điều kiện khí hậu mà chơi.
– Lan rừng được chia làm 4 nhóm chính: Thân thòng (như Phi điệp, trầm, long tu, u lồi, thái bình, hạc vỹ…), Đơn thân (giáng hương, quế, nhạn, tam bảo sắc, tai trâu, cáo, sóc, hải yến …), Địa lan và Hài. Trong các nhóm trên, theo các chuyên gia trồng lan khuyên rằng người mới chơi nên trồng 3 loại sau đây: Phi điệp (Giả hạc), Đai Châu (Nghinh xuân, Ngọc điểm, Tai trâu) và Quế. Tại sao mới chơi lan lại lựa chọn 3 loại đó? Bởi vì 3 loại này hội đủ các yếu tố: dễ trồng chăm sóc, hoa đẹp, thơm, màu hoa và hình dáng hoa đa dạng, giá vừa phải, riêng lan tai trâu nở vào Tết cổ truyền nên càng quý. Chỉ cần bạn sở hữu một giò Phi điệp độc, một trụ Tai trâu khủng, hay giò Quế lớn là bạn đủ để người khác phải nể rồi. Sau đây là cách trồng, chăm sóc từng loại.
– Thường 90% khách hàng khi liên hệ hoặc đến chỗ chúng tôi mua hàng thì đa số chọn cây rẻ tiền và cây nhỏ để mua khi mới trồng lan. – Cây rẻ tiền thì đúng, nhưng cây nhỏ thì sai. Khi mua cây rẻ tiền thì lan có chết thì không có tiếc, học được nhiều kinh nghiệm. Còn mới vào trồng lan, chưa có kinh nghiệm, mua cây nhỏ về chăm rất khó, cây dễ chết, lâu ra hoa, mau nản và không trồng nữa. Vì vậy khuyên bạn nên gom tiền của nhiều cây nhỏ thành một cây lớn để mua cây to khỏe hơn. – Lan lớn có sức khỏe tốt, chống được nhiều bệnh, thích nghi môi trường cao. Có thể sang chậu dễ dàng. Còn cây nhỏ chỉ việc trồng cây sao không cho lung lay cũng là vấn đề khó rồi.
2. Cách ghép, và chăm sóc cây phong lan
2.1. Phi Điệp Tím
2.1.1. Vì sao chọn Phi Điệp (Giả hạc) để trồng
Vì sao tôi lại đặt nó lên hàng đầu, tất nhiên là có lý do của nó. – Thứ 1: Phi Điệp dễ trồng, bạn nào đã từng chơi rồi đều biết, Phi điệp cực kỳ dễ trồng, các cụ xưa đã đem ở rừng về cột vào thân cây trong vườn, không cần tưới tắm gì mà cây vẫn xanh tốt, ra hoa đều đặn. Tôi đã gặp ở nhiều nơi, chỉ cần cột vào thân nhãn, mít, thậm chí thân cau – nắng chiếu gần như trực tiếp mà cây vẫn to đẹp. Nó phù hợp với mọi vùng miền, từ miền bắc, núi cao khí lạnh, đến miền nam mưa nhiều, miền trung khô nóng, vùng biển mặn mòi đến Tây Nguyên nắng gió, đều trồng và ra hoa được, có thể treo dưới gốc cây, ghép cây sống, treo giàn, ghép dớn, gỗ, chậu đều ok, có thể chịu nắng tới 100% (trừ nơi nắng gắt). Có nơi tôi thấy người dân còn dùng thau nhôm thủng, lốp ô tô, giỏ xe đạp, máng lợn hỏng… trồng cũng ok. – Thứ 2: hoa Phi Điệp là loại hoa đẹp với màu sắc quyến rũ, từ tím đến hồng nhạt, trắng, Phi điệp là loại đa dạng nhất về màu hoa. Hiện nay, loại 5 cánh trắng và trắng tuyền là loại đặc biệt được ưa chuộng và cũng đẹp, nhưng tôi vẫn thích màu tím đậm hơn. Hình dạng hoa cũng có nhiều hình dáng khác nhau như cánh cong hay cụp, kích cỡ to hay nhỏ, môi hoa hình bầu hay nhọn… Mới chơi chúng ta sẽ tìm hiểu dần về mặt hoa. – Thứ 3: hương hoa Phi Điệp rất thơm, mùi thơm quyến rũ mà ai thưởng rồi sẽ không quên, gần như hương Trầm, cũng tương tự lan Trầm. Một giò phi điệp nở sẽ thơm cả khu vườn, đem vào nhà treo thì tuyệt. – Thứ 4: hoa Phi Điệp rất bền (nếu không ngoại cảnh tác động: mưa, nắng và côn trùng thụ phấn), có cây gần 1 tháng hoa mới tàn. – Thứ 5: ít sâu bệnh, thối nhũn, đây là vấn đề lớn với người mới chơi lan, các loại khác thường hay bị nấm, thối nhũn, nhưng phi điệp thì rất khoẻ rất ít khi sâu bệnh, nấm vì mùa đông rụng lá nên không lưu mầm sâu bệnh, chỉ khi mưa xong nắng to dễ bị thối nhũn mầm non thôi. – Thứ 6: Phi Điệp đa dạng về vùng miền xuất xứ như Hoà Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ, Cao Bằng, Lạng Sơn, Cát Bà, Thái Nguyên, Ninh Bình, Phong Nha, Daklay, Chumoray, Hòn Hèo, Di Linh… Mỗi nơi có đặc trưng riêng về màu và kết cấu hoa. Do vậy, nó được giới chơi lan thích thú sưu tầm vùng miền. – Thứ 7: về giá cả, đây là vấn đề ai cũng quan tâm vì đa phần chúng ta đều chưa khá giả, và bao giờ cũng thích rẻ, hiện nay do những ưu điểm của Phi điệp nên trong rừng tự nhiên bị khai thác cạn kiệt, mặt khác do nhu cầu cao, các nhà vườn đẩy giá nên giá Phi điệp khá cao nếu mua giò đã thuần (đã ghép ra rễ bám giá thể). Tất nhiên hàng đẹp ở đây thì chưa bàn tới mặt hoa, chỉ đánh giá dựa trên thân, gốc, lá… – Thứ 8: Phi Điệp rất dễ nhân giống, ai cũng có thể làm được, bà con ta đã làm từ nhiều đời nay rồi (mình sẽ chia sẻ ở phần sau về kinh nghiệm nhân giống).
2.1.2. Chọn thời điểm ghép Đây là yếu tố khá quan trọng… – Vì sao, trước hết bạn nên hiểu đặc tính của phong lan thân thòng thường ra mầm mới, ra hoa vào mùa xuân, mùa hè tiếp tục phát triển, sang đến cuối thu thì bắt đầu xuống lá, thắt ngọn (ngọn thắt mập lại, lá vàng và rụng dần đến hết, vài trường hợp, giống có thể còn lá xanh), mùa đông thì nghỉ chờ và mùa xuân lại chu kỳ mới. Cây sẽ ra hoa ở thân đã rụng lá (chỉ ra một năm, năm sau sẽ thành thân già). Như vậy, bạn nên ghép vào mùa đông là thuận lợi và phù hợp nhất. Tại sao không phải mùa khác? Vào mùa đông, lan đã nghỉ, lá đã rụng, và dinh dưỡng đã tích đủ chỉ chờ mùa xuân ấm áp là nảy mầm, mọc rễ và bung hoa. Ghép vào mùa này cây sẽ không bị dập lá, đứt rễ, gãy ngọn… làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, hơn nữa, mua giống sẽ rất dôi vì lá đã rụng, rễ khô, nên sẽ được nhiều hơn (trường hợp mua hàng kg). Nếu bạn ghép mùa xuân, rất có thể sẽ vô tình làm hỏng mầm tơ rất mong manh, nó sẽ chột cây. Mùa hè khi ghép cây đang sinh trưởng sẽ bị chột do bị bóc rễ ra, lá rất dễ bị dập. Mùa thu là giai đoạn quan trọng tích dưỡng chất mà ghép cây sẽ không mập mạp đủ dưỡng chất cho mùa hoa năm tới. 2.1.3. Cách chọn giống. – Mới chơi, bạn nên mua lan rừng đã trưởng thành, nếu thành giề (cả khóm), đã được trồng trong vườn nhà càng tốt vì dễ trồng, dễ sống, cây khỏe. Cũng có thể mua keiki (cây con mọc từ thân già) về trồng nhưng một là sẽ rủi ro vì bạn chưa có kinh nghiệm nên dễ chết, khó phát triển, và phải chờ vài mùa mới có hoa ngắm, dễ nản. – Còn mua lan trưởng thành sẽ được chơi hoa ngay năm đầu, sẽ cho bạn thêm hứng thú (giữ được hứng thú lâu dài cũng là vấn đề quan trọng đó nhé, không chỉ chơi lan, hihi). Hiện thị trường có nhiều nguồn cung cấp, có thể mua trực tiếp hoặc qua mạng, trên các hội lan cũng rao bán nhiều. – Về loại mua, mới chơi chúng ta không cần tìm hiểu nhiều về vùng, miền, sau khi chơi có kinh nghiệm chúng ta sẽ tìm hiểu sau, nó là cả một vấn đề lớn. Hiện người chơi lâu năm thường sưu tầm vùng miền. Cá nhân tôi, không thấy vấn đề gì nhiều về vùng miền, quan trọng là thân dài, mập, hoa sai, dày, càng tím sậm càng đẹp, mặt hoa rạng rỡ (tất nhiên vùng miền có ảnh hưởng, nhưng giờ ai biết được nó xuất xứ vùng nào, trừ khi bạn tận mắt thấy nó đang mọc ở đó, đây là quan điểm cá nhân).
2.1.4. Khi mới mua về xử lý lan như thế nào? – Cây mới mua về nên để chỗ mát khoảng 1-2 ngày cho cây thích nghi khí hậu. Sau đó tùy cây ta để chỗ phù hợp. Tưới nước và bón phân bình thường. – Nếu giả hành cây hoặc giá thể mục nát, nấm mốc nhiều thì nên thay chậu. – Mùa thay chậu phù hợp là đầu mùa mưa (khoảng tháng 5-6 trong miền Nam).. 2.1.5. Chọn giá thể – Giá thể là chỗ cho lan bám vào phát triển, giá thể có thể cũng là nơi cung cấp độ ẩm, dưỡng chất cho cây lan, tóm lại như ngôi nhà của chúng ta vậy, phải an cư mới lạc nghiệp. – Giá thể trồng Phi điệp rất dễ, nếu nhà bạn có cây sống thì tuyệt vời quá, ghép trực tiếp vào cây sống là phương pháp ông cha ta đã làm từ bao đời, cũng là cách hợp tự nhiên nhất như trong thiên nhiên lan Phi điệp sinh tồn, cây sống sẽ cung cấp độ ẩm cho rễ của lan, vỏ cây mục sẽ cho lan dưỡng chất (nên nhớ lan không làm hại cây chủ vì lan không phải loại ký sinh, không ăn bám vậy Lan mới quý). Chúng ta sẽ không phải chăm sóc nhiều, tôi đã thấy bà con ta cứ bỏ mặc mà em nó vẫn xanh tốt và hoa sai đẹp. Cách này có hạn chế khi mưa nhiều, nắng to, gió bão có thể làm hỏng cây, vì không treo vào nơi an toàn được. – Gỗ khô, đây là giá thể phổ biến nhất, dễ kiếm, rẻ tiền, dễ ghép, dễ tạo hình nghệ thuật. Bạn nên chọn gỗ chắc, khó mục thì giá thể sẽ bền, lưu ý vài loại gỗ đắng, độc không nên dùng như xoan, bạch đàn. Chúng ta hiện sử dụng phổ biến nhất là nhãn, vải, vú sữa… Một trào lưu đang thịnh hành là dùng gỗ lũa để ghép, như vậy giá trị giò lan sẽ tăng lên nhiều lần cả về thẩm mỹ và giá thành. Vậy tuỳ bạn chọn nhé. – Dớn, mới chơi, nhiều bạn chưa hiểu là gì vì trc mình cũng vậy, thực ra nó đơn giản là thân cây Dương Xỉ rừng, được cắt khúc phơi khô, có thể xẻ thành tấm, hoặc làm hình chậu, với đặc tính thoáng, thoát nước nhanh, bền, rẻ nên cũng được ưa chuộng trồng nhiều loại lan, trong đó có Phi điệp.
– Chậu đất nung, ưu điểm bền, nhưng theo mình thân thòng trồng loại này nhìn không đẹp (đây là quan điểm và thẩm mỹ của riêng mình). Có thể trồng ngang, dốc ngược chậu, hoặc khoét ngang để trồng, cũng lạ mắt. – Chậu gỗ, mới xuất hiện vài năm trở lại đây, nhưng chậu gỗ nhanh chóng được yêu thích (loại chậu đóng nghệ thuật hình trụ, bầu, nón cụt, sen… Chứ không phải dạng khay như dân tự đóng trước kia) mình cũng thích chơi loại chậu này.
– Tận dụng vật hư hỏng của gia đình bạn cũng có thể làm một giá thể độc cho giò lan của bạn như can hỏng, xô chậu hỏng, bạn đục lỗ xung quanh, lốp ô tô, xe máy, bình muối dưa, có bạn còn dùng cả vạt giường… Miễn đừng lấy đồ dùng đang tốt ra làm là bị vợ xử đó, không có cơ hội chơi lan nữa đâu (sự ủng hộ của một nửa là nhân tố lớn tới đam mê và khả năng hiện thực của bạn đấy).
Các bạn đừng rời mắt nhé, chúng ta cùng tiếp tục nào Bạn có thể sáng tạo giá thể nào tùy bạn, miễn đủ tiêu chí: có chỗ cho lan bám rễ, giữ ẩm tốt mà thoát nước nhanh (thế mới khó), bền, thẩm mỹ.
– Về chất trong chậu, do chậu gỗ và đất nung hay chậu gì khác cần chất trồng để bám rễ, cung cấp nước và dinh dưỡng. Mình thấy mỗi người, mỗi nơi một cách, chả có công thức chung nào, người cho than hoa, người cho dớn, người cho vỏ cây, rêu rừng, bã chè, xơ dừa, hoặc tổng hợp, … Nói chung không quan trọng lắm miễn là đủ tiêu chí như trên và có thể cung cấp hoặc dự trữ nước, dinh dưỡng cho lan là ổn (Dinh dưỡng hòa tan và nước ta bổ sung qua tưới). Mình đã thấy có người trồng bằng thau nhôm thủng, cho gỗ mục cây trồng chui xuống qua lỗ thòng xuống mà dài cả 2 mét, hỏi họ bảo chả chăm sóc gì, chỉ thỉnh thoảng tưới nước gạo (vấn đề phân bón ta sẽ bàn sau). Về cơ bản đã OK rồi, bây giờ chúng ta đi vào công việc chính là ghép lan
2.1.6. Ghép lan
– Trước khi ghép ta phải có dụng cụ, các bạn nên mua một súng bắn ghim giá từ 80-110k làm sẽ nhàn và đẹp nếu không có vẫn OK , ngày đầu mình chả có cũng làm được, dây buộc có thể dùng dây ni lông dây vải, chun, (mình thích dùng dây ống nước mềm cắt dọc to khoảng ngón út là vừa bền, có độ co giãn vừa phải, tận dụng ống nước hỏng), dây thép treo giá thể. Đối với lan mùa đã rụng lá: Khi mua bạn nên chọn thân mập, đã thắt ngọn, nhiều thân tơ (thân hoa), chú ý thân già trước xem mùa hoa trước nở từ đâu ta có thể đánh giá được độ sai hoa của cây, kinh nghiệm thân càng sẫm thì hoa càng tím, giả dụ nếu lá vàng úa, rụng .. bạn cũng đừng lo mà càng vui vì nhẹ cân, dôi ra có lợi, trước sau lá này vào mùa nghỉ nó cũng rụng thôi.
Trên đây là kinh nghiệm dành cho người mới chơi lan, nếu bạn là người mới tập chơi lan, tại sao bạn không dành nhiều thời gian để tìm hiểu về đặc tính của lan, cách chăm sóc và các kỹ thuật trồng lan… để có chậu lan hay giỏ lan đẹp nhất. Tự tay mình trồng và chăm sóc đến khi lan cho hoa thì đó là điều tuyệt vời đối với người trồng lan. Chúc các bạn thành công!
Đây là những kinh nghiệm mà Huyền Bùi sưu tầm, đã được chọn lọc và biên soạn lại giúp bạn đọc dễ hiểu hơn. Bạn thấy nội dung này giúp ích nhiều cho bạn, tại sao bạn không like và chia sẻ bài viết để nhiều người có đam mê chơi lan biết đến. Và nhờ hành động đó của bạn, chúng tôi có thêm động lực để tiếp tục chia sẻ thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn nữa.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Quyết Bỏ Túi Cho Người Mới Tập Trồng Rau Sạch Thủy Canh Lần Đầu trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!