Bạn đang xem bài viết Bí Kíp Bón Phân Giúp Tăng Năng Suất Lúa được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Được biết, chú Tắc là nông dân giỏi, đang tham gia nghiên cứu dự án giống lúa UT25 – trình Chính phủ tham gia cuộc thi “Gạo ngon thế giới”. Vừa trực tiếp nếm vị dẻo thơm, ngọt bùi của gạo lúa mới, vừa nghe chú kể về cuộc hành trình tìm bí kíp tăng năng suất cho lúa, chúng tôi hiểu rằng: “Thành công đến từ niềm tin và sự nỗ lực vượt bậc!”.
Bác nông chăm chỉ mãi chưa tìm được hướng đi mới…
Nếu quay về thời điểm nhiều năm trước, thì có lẽ năng suất 7 tấn/ha là một ước mơ xa vời với chú Tắc, vì đợt ấy, kỹ thuật bón phân và lựa chọn phân bón còn rất sơ khai, tỷ lệ thất thoát nhiều, nên lúa bón phân xong chỉ giữ được độ 1 tuần, chi phí tốn kém, lại chẳng hiệu quả là bao. Giống như rất nhiều bác nông khác, chú Tắc chăm chỉ hết ngày này qua ngày khác mày mò tìm giải pháp hiệu quả cho lúa. Chú kể, ngay cả trong mơ cũng hy vọng ruộng nhà mình đổi mới, năng suất tăng thêm, chứ cứ như vậy mãi cũng rầu lắm.
“Đợt ấy, cũng có nhiều người nói với chú về phân bón Đạm Cà Mau, nhưng chú thật sự vẫn chưa hiểu rõ được sự khác biệt giữa phân bón thường và Đạm Xanh Cà Mau (N46.PLUS) nên vẫn chần chừ chưa sử dụng. Vì mình cũng đâu biết thế nào đâu mà xài” – chú cười nhớ lại quãng thời gian lúc trước.
… Đến với Đạm Cà Mau như một mối duyên lành
Trong một lần xem vô tuyến, chú vô tình nghe được chương trình giới thiệu về Đạm Xanh Cà Mau (N46.PLUS), chú lật đật tìm tới kỹ sư Đạm Cà Mau tại địa phương để nghe tư vấn và quyết định sử dụng ngay trong vụ hè thu vừa rồi. Thật bất ngờ, vụ này chú không những tăng gấp rưỡi năng suất, mà còn tiết kiệm được tất cả chi phí thuốc bảo vệ thực vật, vì theo chú, nhờ bón phân Đạm Cà Mau nên cây lúa phát triển rất khỏe, cho bông chắc, mẩy, năng suất tăng cao, chống chọi sâu bệnh tốt, không cần phải phun thuốc bảo vệ nhiều như những mùa trước.
Ruộng lúa của chú Nguyễn Văn Tắc Khóm Bình Đức 2, phường Bình Đức, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
“Giá mà chú biết đến Đạm Cà Mau sớm hơn” – chú Tắc rạng rỡ cười, chụp ảnh kỷ niệm với ruộng lúa hè thu vàng óng và mượt mà, đang xào xạc reo ca trong gió. Khi được hỏi về kinh nghiệm trong quá trình đi tìm giải pháp tăng cao năng suất cho lúa, chú hồ hởi nói: “Quan trọng là phải hiểu, tin tưởng lựa chọn đúng sản phẩm phân bón tốt. Vì phân bón tốt sẽ quyết định tới sức bền của cây lúa, sức chịu sâu bệnh và khả năng trổ đòng, kết hạt”. Quả đúng như vậy, vụ mùa năm nay chú đạt 7 tấn/ha, tổng thửa ruộng 4 ha chú thu hoạch gần 30 tấn lúa, trừ hết đi chi phí, lợi nhuận và năng suất vụ này cao hơn hẳn vụ trước, mà tiết kiệm được rất nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công cán chăm, tưới.
Công thức bón phân hiệu quả cho vụ mùa giá trị
Khác với rất nhiều người khác, chú Tắc rất niềm nở chia sẻ công thức bón phân của mình cho bà con xa gần cùng học tập. Theo chú, một sản phẩm tốt như Đạm Cà Mau cần được nhân rộng và lan tỏa khắp cộng đồng để những người làm nông như chú được tiếp cận sớm hơn, giúp cây lúa năng suất hơn. Cụ thể, với giống lúa 90-95 ngày/vụ, chú sử dụng 3 loại phân bón gồm: Đạm Xanh Cà Mau (N46.PLUS), DAP Cà Mau và NPK Cà Mau 16-16-8. Tổng khối lượng phân bón cho 1 ha lúa sau sạ là 400 kg/ha/vụ, chia làm 4 đợt bón. Đợt 1 bón 110 kg khoảng 8-10 ngày sau sạ, tỷ lệ Đạm Xanh Cà Mau (N46.PLUS), DAP Cà Mau và NPK Cà Mau 16-16-8 lần lượt là 3:3:5. Đợt 2 bón 130 kg khoảng 20-22 ngày sau sạ, tỷ lệ Đạm Xanh Cà Mau (N46.PLUS), DAP Cà Mau và NPK Cà Mau 16-16-8 lần lượt là 3:5:5. Đợt 3 bón 130 kg khoảng 40-42 ngày sau sạ, tỷ lệ Đạm Xanh Cà Mau (N46.PLUS), DAP Cà Mau và NPK Cà Mau 16-16-8 lần lượt là 4:4:5. Đợt cuối là 70-72 ngày sau sạ, lúc này lúa đã cong trái me, chuẩn bị bước vào giai đoạn thu hoạch cuối vụ, nên chỉ bón thêm Kali (30 kg) nếu cần thiết, tùy từng trường hợp có thể điều chỉnh lượng phân bón đợt cuối này sao cho hợp lý.
Khi được hỏi tại sao lại tin tưởng và chỉ sử dụng duy nhất sản phẩm Đạm Cà Mau, chú Tắc phân tích: “Tôi tìm hiểu rất kỹ rồi mới quyết định dùng, tôi rất thích bộ sản phẩm Đạm Cà Mau vì phân tan tốt, ít thất thoát, cây trồng nhìn thấy được hiệu quả vào cuối vụ. Đặc biệt là Đạm Xanh Cà Mau, tan từ từ, phù hợp với tốc độ hấp thu chất dinh dưỡng của lúa, nên bón 1 lần mà cây sử dụng được thời gian dài hơn so với các loại phân bón trước đây tôi sử dụng”.
Ruộng lúa trĩu bông
Ruộng lúa trĩu bông của chú Tắc
Chú Tắc kể, có lẽ kỷ niệm đẹp và khó quên nhất với chú là hình ảnh hai cán bộ kỹ thuật Đạm Cà Mau tới cắm biển “Mô hình trình diễn phân bón Đạm Cà Mau” trên ruộng lúa của chú. Chú nói, lúc đó cảm giác lâng lâng khó tả, như là một sự khẳng định về thành công đạt được, sau bao nhiêu năm nỗ lực không ngừng. Đối với chú Tắc, Đạm Cà Mau không chỉ là giải pháp cho ruộng lúa trĩu bông, mà còn là người bạn mến thương, thân tình, sẵn sàng cùng chú tìm ra giải pháp dinh dưỡng toàn diện, tiết kiệm cho lúa, giúp chú gặt hái thành quả ngày một nhiều hơn, chạm tới thật nhiều những ước mơ mà hồi xưa chú chưa bao giờ dám nghĩ tới.
Nhìn những “hạt ngọc mùa vàng” óng ánh trên ruộng lúa của chú Tắc, được trực tiếp nghe chia sẻ về những bí kíp thực tế từ người nông dân chất phác, giàu tinh thần học hỏi này, chúng tôi thật sự khâm phục chú và mừng rỡ thay vì chú đã tìm ra đáp án tuyệt vời để giải bài toán gia tăng năng suất lúa với Đạm Cà Mau. Hy vọng, nụ cười sẽ luôn nở trên môi bác nông hiền lành này và ruộng vườn của bác sẽ óng ả thêm thật nhiều mùa vàng giá trị, nhân ngàn niềm vui tới khắp mọi nẻo đường quê hương, đất nước.
P.V
Năng Suất Lúa Tăng, Nhờ Phân Bóntiến Nông
Tiến hành thực nghiệm trên đồng ruộng, mỗi sào lúa sử dụng phân bón NPKSi của Cty Tiến Nông cho năng suất tăng thêm khoảng 20kg so với sử dụng phân bón khác.
Cánh đồng thôn Xuân Thành thí điểm dùng phân bón chúng tôi
Ngoài ra, khả năng phát triển và kháng bệnh của cây lúa cũng nâng lên rõ rệt.
Nông dân phấn khởi
Đây là thông tin được đưa ra tại hội nghị đầu bờ tổng kết và đánh giá kết quả mô hình sử dụng đồng bộ sản phẩm chúng tôi Tiến Nông do Cty CP Công Nông nghiệp Tiến Nông phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang tổ chức tại xã Châu Minh, ngày 11/10 vừa qua.
Hồ hởi nhìn cánh đồng lúa sắp thu hoạch, ông Dương Văn Hường cho hay vụ này chắc chắn lúa năng suất rất cao. Được chính quyền tư vấn và hỗ trợ, ông cùng 2 hộ nông dân trong thôn tham gia mô hình trồng lúa sử dụng đồng bộ sản phẩm chúng tôi do Cty Tiến Nông sản xuất.
Theo đó, 1 tấn phân chúng tôi Tiến Nông (gồm 500kg phân chuyên lót và 500kg phân chuyên thúc cho cây lúa) sẽ được sử dụng cho 1ha cấy giống lúa nếp N97 trong vụ HT của 3 hộ dân thuộc xã Châu Minh. Trên mỗi sào, bà con dùng 18kg chúng tôi Tiến Nông chuyên lót bón trước khi cấy.
Sau khi cấy từ 7 – 10 ngày, đợi lúa đã bén rễ, bà con dùng 10kg chúng tôi Tiến Nông chuyên thúc kết hợp với làm cỏ, sục bùn. Tới khi lúa đứng cái làm đòng, tiếp tục dùng 8kg chúng tôi Tiến Nông chuyên thúc để bón.
Năm 2014, Tiến Nông vinh dự được công nhận là doanh nghiệp khoa học – công nghệ đầu tiên trong lĩnh vực phân bón. Với mục tiêu là Cty sáng tạo dẫn đầu trong lĩnh vực dinh dưỡng cây trồng tại Việt Nam, Tiến Nông đã nghiên cứu chuyên sâu về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, đặc tính canh tác tại các vùng miền để đưa ra các bộ sản phẩm chuyên dùng theo cây, theo đất, theo vùng miền nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu dinh dưỡng của cây, giảm lãng phí phân bón, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, mang lại hiệu quả cao cho nhà nông.
Rẽ đôi hàng lúa cứng khỏe sắp đến ngày thu hoạch, lá đòng đứng, có màu vàng cứng, ông Hường bảo: “So với lúa nếp N97 được gieo cấy cùng thời gian, cùng tuổi mạ thì lúa nhà tôi sinh trưởng, phát triển tốt hơn, thời gian trổ và thu hoạch cũng sớm hơn”.
Ông Hường còn cho biết: “Với việc bổ sung Silic và một số vi chất trong phân bón chúng tôi Tiến Nông, toàn bộ diện tích 1ha lúa nếp N97 đã được bổ sung đầy đủ các loại chất dinh dưỡng. Vì vậy, cây lúa cứng khỏe, chống chịu tốt với thời tiết bất thuận, kháng bệnh khá với sâu bệnh hại như bọ rầy, bệnh đạo ôn, bạc lá…”
Hiệu quả rõ rệt
Bám sát mô hình trình diễn với các chỉ số theo dõi về số bông hữu hiệu/khóm, hạt chắc/bông cao, ông Trần Văn Minh – Chủ tịch Hội Nông dân xã Minh Châu dự kiến, năng suất lúa thực thu bình quân 63,7 tạ/ha (tương đương 230 kg/sào), cao hơn so giống nếp N97 sử dụng phân bón truyền thống, trên cùng chất đất, thời gian gieo mạ, ngày cấy… từ 15 – 20 kg/sào.
Sau khi trừ hết chi phí, lúa trong mô hình cho thu nhập 1.176.560 đ/sào, cao hơn lúa đối chứng 245.060 đ/sào. Ông Minh cũng đề nghị Hội Nông dân huyện Hiệp Hòa, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để nhân rộng diện tích sử dụng loại phân bón chúng tôi Tiến Nông trên diện rộng, đặc biệt là đưa vào sản xuất cây vụ đông 2023 và vụ xuân 2023 – 2023 .
Lúa sử dụng phân bón chúng tôi cho năng suất cao
Bên cạnh đó, ông Minh cho rằng cần phải tổ chức tuyên truyền qua nhiều kênh, nhiều hình thức để bà con nông dân tiếp cập và áp dụng mô hình như tại xã Minh Châu nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
Tính đến nay, đã có tới 25/26 xã, thị trấn của huyện Hiệp Hòa sử dụng chúng tôi Tiến Nông để bón lúa. Lượng phân bón Cty Tiến Nông cung ứng cho toàn tỉnh Bắc Giang hơn 10.000 tấn trong năm 2023.
Ông Vũ Văn Thưởng, Giám đốc kinh doanh Cty CP CNN Tiến Nông cho biết, Cty thường xuyên giới thiệu các sản phẩm phân bón tốt nhất đến bà con, triển khai trên thực tế để giúp bà con đánh giá ngay tại đồng ruộng về chất lượng cũng như hiệu quả sản phẩm.
Công ty Tiến Nông được thành lập năm 1995 với ngành nghề chính là sản xuất kinh doanh phân bón. Sau hơn 20 năm hình thành, phát triển, Tiến Nông hiện có 3 Nhà máy sản xuất với tổng công suất 250.000 tấn phân bón các loại.
Khi 4 Nhà máy tại Khu liên hợp dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông – Bỉm Sơn đi vào hoạt động sẽ đưa công suất toàn Cty lên 500.000 tấn/năm và trở thành 1 trong 10 đơn vị sản xuất phân bón NPK lớn nhất nước.
Hiện các sản phẩm phân bón Tiến Nông đã có mặt ở gần 50 tỉnh, thành, tập trung chủ yếu tại các vùng trọng điểm nông nghiệp như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung – Tây Nguyên và xuất khẩu đi một số nước châu Á như Bangladesh, Thái Lan, Lào, Campuchia, Nhật Bản…
Những bộ sản phẩm chuyên dùng cho các đối tượng cây trồng của Tiến Nông được đánh giá rất cao như bộ sản phẩm chuyên dùng cho cây cà phê đạt năng suất 5 – 7 tấn nhân/ha, chuyên dùng cho cây mía tăng 20 – 35% sản lượng so với cách chăm sóc thông thường. Tất cả đã được kiểm chứng thực tế từ đồng ruộng.
Bón Phân Npk Silic Hùng Ngọc Cho Năng Suất Lúa Tăng
Bón phân NPK Silic Hùng Ngọc cho năng suất lúa tăng
Ngày 29-9, Hợp tác xã nông nghiệp xã Nghĩa Bình (Nghĩa Hưng) phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Sản xuất Hùng Ngọc, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp ViNa Bhtaha Bắc Ninh tổ chức hội nghị “Ðánh giá kết quả sản xuất lúa Trường Xuân QH bón phân NPK Silic – Silicamon 8 quả đào Hùng Ngọc” vụ mùa 2023.
Đồng chí Lê Ngọc Oanh, Giám đốc chi nhánh Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Sản xuất Hùng Ngọc phát biểu tại hội nghị.
Trong vụ mùa năm 2023, mô hình sử dụng phân bón NPK Silic – Silicamon 8 quả đào Hùng Ngọc và sản xuất lúa “Trường Xuân QH” được triển khai với 41 hộ dân ở xã Nghĩa Bình tham gia. Kết quả cho thấy sử dụng phân bón NPK Silic – Silicamon 8 quả đào Hùng Ngọc giúp ruộng lúa ít bị nhiễm bệnh, không bị rầy gây hại, lúa mới cấy bén rễ hồi xanh nhanh hơn, bộ rễ lúa ăn sâu, thân cây lúa cứng, đẻ nhánh khỏe… Bông lúa dài hơn bông ở ruộng đối chứng không sử dụng phân bón NPK Silic trung bình từ 1,5-2cm. Hạt lúa có bón NPK Silic sáng hơn, mẩy và đanh chắc. Chăm sóc lúa theo quy trình kỹ thuật NPK Silic Hùng Ngọc tăng năng suất lúa từ 25-30%. Về giá trị kinh tế, sử dụng phân bón NPK – Silicamon 8 quả đào Hùng Ngọc chỉ 157.800 đồng/sào, sử dụng phân bón đơn theo quy trình truyền thống của địa phương hết 165 nghìn đồng/sào.
Các đại biểu tham quan mô hình sử dụng phân bón NPK Silic – Silicamon 8 quả đào Hùng Ngọc và sản xuất lúa “Trường Xuân QH” ở Hợp tác xã nông nghiệp xã Nghĩa Bình (Nghĩa Hưng).
Tại hội nghị, nhiều đại diện tham gia mô hình sử dụng phân bón NPK Silic – Silicamon 8 quả đào Hùng Ngọc và sản xuất lúa “Trường Xuân QH” tham gia báo cáo đều khẳng định chi phí về phân bón tương đương, nhưng NPK Silic Hùng Ngọc cho hiệu quả cao hơn về năng suất, hạn chế sâu bệnh, tăng chất lượng nông sản./.
Viết Dư
Bí Kíp Chăm Sóc Rau Mau Mùa Mưa Bão Giúp Hạn Chế Sâu Bệnh &Amp; Năng Suất Cao
Trồng rau trong mùa mưa thường bất lợi hơn trong mùa nắng do năng suất, chất lượng giảm mạnh vì thế mọi người cần có kinh nghiệm trồng và chăm sóc rau mùa mưa bão. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách trồng rau mùa mưa bão ít sâu, bệnh và cho năng suất cao.
Chọn và làm đất trồng rau màu
– Chọn đất trồng nơi cao, thoát nước tốt, không nên để rau ngập úng, nhất là sau các trận mưa to. – Không nên làm đất quá nhuyễn dẫn đến bị bết dính đất, làm đất bị nén chặt xuống thiếu oxy dẫn đến bị nghẹt rễ, làm ảnh hưởng sinh trưởng, phát triển của cây. – Đối với một số loại cây như cà chua, dưa leo, khổ qua,… cần áp dụng biện pháp làm giàn – Tùy thuộc vào từng loại rau để lên luống cao hay thấp. – Trong quá trình làm đất, cần kết hợp bón lót phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ sinh học, bón vôi và tăng lượng phân lân cho đất nhằm khử chua, tăng độ phì và giữ ẩm cho đất.Để giữ ẩm, chống xói mòn, rửa trôi trong mùa mưa cũng như tiết kiệm phân bón, thuốc trừ sâu, hạn chế cỏ dại…
Sử dụng màng phủ nông nghiệp
– Nên chọn mua loại màng phủ có 2 mặt. Sau khi lên luống, bón vôi, bón phân lót, làm đất thì phủ màng, vét đất dưới rãnh ghép chặt 2 bên mép màng cho kỹ, đục lỗ và cấy cây theo khoảng cách của từng loại rau màu.
Sử dụng nilon che trên mặt luống rau
– Nếu không có điều kiện dùng màng phủ thì có thể dùng rơm rạ phủ lên luống cây. Hạt giống sau khi ươm xong tiến hành phủ rơm rạ lên trên. Bản thân rơm rạ sau khi che chở cho cây con còn là nguồn bổ sung phân hữu cơ.
– Phải làm hệ thống thoát nước nhanh khi có mưa to hoặc mưa dầm lâu ngày sẽ khiến cho nước đọng lại ở trong rãnh làm lỡ luống, ngập úng rau.
– Làm dàn che phủ bên trên các luống rau để giảm độ mưa rơi xuống luống rau làm trôi hạt giống rau hoặc dập nát cây rau.
Chọn giống rau thích hợp trồng vào màu mưa
– Trong mùa mưa việc chọn các giống rau thích hợp để trồng là rất quan trọng nếu trồng các loại cây rau quá yếu sẽ dẫn đến việc cây rau bị gãy dạp nát khi mưa xuống, ảnh hưởng đến năng suất cho cây rau.
– Trong mùa mưa nhiệt độ thấp và không ổn định nên cây nảy mầm khó hơn mùa nắng ấm, nên chọn các giống có sự sinh trưởng phát triển mạnh cho mùa mưa
– Nên áp dụng kỹ thuật ươm cây giống trong bầu trước khi đưa ra trồng, để hạn chế những điều kiện bất lợi và tiết kiệm chi phí cây giống.
– Mùa mưa thường thiếu ánh sáng, khả năng quang hợp kém, nông dân nên chọn trồng các loại rau lá nhỏ, có bộ tán lá gọn, thời gian sinh trưởng ngắn, nhanh thu hoạch.
Bón phân cân đối cho cây rau
– Việc sử dụng phân hữu cơ hoai mục trong vụ rau mùa mưa giúp đất thoát nước tốt, tăng độ tơi xốp, hạn chế xói mòn và rửa trôi đất, tăng năng suất và chất lượng rau màu. – Sau khi lên luống, rải 30 kg vôi bột/sào nhằm giúp hạ phèn, góp phần tiêu diệt các mầm bệnh trong đất và cung cấp thêm lượng Canxi cho cây trồng giúp phòng một số bệnh thường gặp như: thối rễ, thối trái, nứt trái trên cà, ớt… Sau khi bón vôi phải tháo nước vào cho ngập hết luống trồng từ 1-2 ngày nhằm tiêu độc, rửa phèn sau đó rút cạn nước rồi mới bón lót và làm đất.
– Cần bón lót cho cây rau màu thích hợp cho cây trồng thêm năng suất. Bón phân NPK 10-50-10 với lượng 6kg/sào, phân chuồng hoai mục 300-500 kg/sào. Ngoài ra có thể bón thêm các loại phân hữu cơ vi sinh cho cây, các chế phẩm sinh học nhằm tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh, tăng chất lượng và mẫu mã đẹp cho cây rau.
Chú ý: Bón đạm cho cây rau để ý và phụ thuộc vào nhiệt độ độ ẩm trong mùa và theo từng giai đoạn phát triển của cây rau để bón phù hợp.
Làm sạch cỏ dại, chống ngập úng cho rau
– Vào mùa mưa độ ẩm trong đất cao dẫn đến sự sinh trưởng phát triển của cỏ dại mọc rất nhanh, nên cần thường xuyên dọn sạch cỏ dại cho vườn rau để tránh lây lan và cạnh tranh các chất dinh dưỡng với cây rau. Dọn sạch cỏ dại cũng là dọn sạch đi nơi trú ngụ của các nguồn bệnh, các loại sâu bệnh hại cây rau màu.
– Sau các trận mưa cần phải thoát nước cho vườn rau ngay để tránh ngập úng cho cây. Cần khơi thông các mương rãnh để thoát nước nhanh, không để ngập nước dễ gây thối rễ, chết cây và tạo điều kiện cho nấm bệnh phát sinh, phát triển và gây hại.
Cách chăm sóc cây rau vào mùa mưa
– Trồng rau mùa mưa bà con nên cung cấp thêm nấm đối kháng Trichoderma sp. để tăng cường tính kháng đối với nhóm vi sinh vật có hại trong đất, giúp ngừa được các bệnh thối rễ hoặc thối gốc rau màu, đặc biệt là đối với nhóm dưa, bầu, bí, nhóm rau cải. Đối với rau màu lấy củ, Trichoderma sp. cũng được nông dân ở các nơi thử nghiệm cho thấy có hiệu quả tốt trong phòng trị bệnh thối củ do nấm tấn công. – Với rau ăn lá, tăng cường chăm sóc, bấm ngọn để cây ra các nhánh phụ nhằm hạn chế chiều cao tránh đổ ngã, số lượng lá được nhiều hơn.
– Rau lấy quả thì tỉa bỏ các lá bị sâu bệnh, các cành, nhánh vô hiệu gần gốc để tạo độ thông thoáng cho cây, giảm độ ẩm, góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển và gây hại của sâu bệnh.
– Thường xuyên thăm đồng để biết các loại sâu bệnh hại trên cây rau để biết được cách phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời cho vườn rau của mình.
Làm giàn cho cây leo trong mùa mưa
Làm giàn cho một số loại cây trồng như cà chua, dưa chuột, mướp đắng, đậu đỗ… Trong mùa mưa này bà con cần làm giàn kiên cố hơn so với mùa nắng nhằm giúp cho cây phát triển tốt hơn, quang hợp tốt hơn, thu hoạch được dài hơn, năng suất cao hơn, chống đổ và hạn chế được sự gây hại của sâu bệnh. Tùy theo từng loại cây trồng và điều kiện kinh tế mà làm giàn cao, thấp hoặc bằng các loại vật liệu khác nhau như tre, gỗ, lưới nilon… cho phù hợp.
Phòng trừ sâu bệnh hại cho vườn rau vào mùa mưa
Trong mùa mưa do nhiệt độ và ẩm độ tăng cao rất thuận lợi cho nhiều loại côn trùng, nấm bệnh phát triển gây hại trên nhiều loại rau màu mà đặc biệt là dưa leo, cà chua, ớt và một số loại rau ăn lá. Bà con cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện và có biện pháp phòng trị kịp thời các đối tượng gây hại không để dịch bệnh lây lan gây hại trên diện rộng. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc đặc hiệu, phun phòng hoặc phun trừ tập trung, đúng lúc. Chú ý thời gian cách ly theo qui định để tránh ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng. Cần lưu ý biện pháp phòng trị bệnh thối nhũn (do vi khuẩn gây ra) trên nhóm cây họ thập tự ( bắp cải, súp lơ, cải thảo….). Cần tăng cường phân bón hữu cơ hoai mục, phân hữu cơ sinh học. Đặc biệt lưu ý, phải giảm lượng phân đạm bón vào, cân đối bổ sung thêm phân lân và kali. Nếu sâu bệnh nên nhặt bỏ lá già, nhổ bỏ cây bệnh nặng rồi rắc vôi vào gốc. Phun phòng trừ định kỳ bằng những loại thuốc đặc trị nấm khuẩn, bà con có thể sử dụng: cặp chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua HLC vừa giúp đặc trị nấm khuẩn hiệu quả, vừa đảm bảo tính an toàn, không gây dư lượng trên nông sản. Lưu ý: không được sử dụng phân bón, chất kích thích tăng trưởng và phân bón lá ở thời điểm gần ngày thu hoạch. Nguồn: http://khuyennonghanoi.gov.vn/
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Lúa. Những Biện Pháp Giúp Tăng Năng Suất Hiệu Quả
Lúa là cây lương thực chính đóng vài trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực của nhiều nước trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Ở nước ta, lúa là cây lương thực có diện tích canh tác lớn nhất. Tuy nhiên, những biến đổi trong khí hậu, môi trường, thời tiết… đã khiến sâu bệnh ngày càng nhiều và khó phòng trừ làm giảm năng suất lúa. Bài viết này sẽ giúp bà con nắm vững quy trình canh tác của cây lúa, từ đó tăng năng suất, chất lượng, giá trị của cây lúa.
Lúa là cây trồng rất thân thuộc và phổ biến ở nước ta, cây lúa được trồng khắp mọi miền của đất nước. Đặc biệt điều kiện khi hậu, thổ nhưỡng của nước ta rất thuận lợi cho cây lúa phát triển.
Về nhiệt độ: Nhiệt độ có vai tròn rất quan trọng trong việc quyết định năng suất của cây lúa. Cây lúa có thể sống trong khoảng từ 10 – 40, tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất để cây lúa phát triển là trong khoảng 20 – 32.Nếu nhiệt độ tăng hơn 40 0C 0C 0C hoặc dưới 15 0C thì cây sẽ phát triển chậm lại, còn nhiệt độ giảm xuống dưới 12 0C thì cây sẽ ngừng phát triển.
Cây lúa có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau: đất phù sa, đất phèn…. Tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất là phải đảm bảo đủ nguồn nước cho cây.
Cây lúa gồm 4 bộ phận chính: rễ, thân, bông, hạt. Lúa thuộc dạng rễ chùm, rễ phát triển theo từng thời kì của cây lúa. Rễ cây lúa có thể ăn sâu xuống đất, tuy nhiên trên mặt ruộng rễ lúa thường chỉ phát triển khoảng 20cm, nếu phát triển quá sâu, rễ cây dễ bị nghẹt rễ khiến cây chậm phát triển. Để tạo điều kiện cho rễ lúa phát triển tốt, bà con cần làm đất kỹ, đủ độ mùn, đủ lượng nước cần thiết.
Thân lúa bao gồm các mắt và lóng. Chiều cao có vai trò quan trọng trong khả năng chống đổ ngã của giống lúa. Lúa có thể đẻ nhánh khi có 4 – 6 lá thật. Trên ruộng lúa cấy, cây lúa đẻ nhánh khi bén rễ hồi xanh. Đến thời kỳ làm đồng lúa kết thúc quá trình đẻ nhánh.
Hiện nay các giống lúa mới trên thị trường có khả năng sinh (đẻ) nhánh cao hơn các giống lúa truyền thống. Ngoài ra khả năng sinh (đẻ) nhánh của cây còn phụ thuôc vào giống và điều kiện chăm sóc, ngoại cảnh…
Lá lúa gồm: bẹ lá, phiến lá, lá thìa và tai lá. Từ các mần lá trên thân cây sẽ phát triển thành lá lúa, lá lúa phát triển tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh cũng như giai đoạn sinh trưởng của cây. Lá có chức năng rất quan trong trong mỗi giai đoạn phát triển, quyết định khả năng sinh trưởng, năng suất của cây.
II.Cách chia vụ lúa ở nước ta
Do nước ta có sự phân hóa khí hậu từ Bắc vào Nam nên cách chia vụ lúa có sự khác nhau giữa các miền.
Đối với các tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Hồng, các tỉnh thuộc phía Bắc thì vụ lúa được chia làm 2 vụ chính: vụ Chiêm Xuân (tháng 10 đến cuối tháng 5); vụ Mùa ( Cuối tháng 5 đến cuối tháng 11).
Còn đối với khu vực Duyên hải Miền Trung thì vụ lúa được chia làm 3 vụ chính: vụ Đông Xuân ( cuối tháng 10 đến tháng 4); vụ Hè Thu ( cuối tháng 4 đến cuốitháng 9); vụ Mùa ( cuối tháng 5 đến tháng 11).
Đối với khu vực Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long bao gồm: vụ Mùa ( từ tháng 5,6 đến tháng 11); vụ Đông Xuân ( tháng 11,12 đến tháng 4); vụ Hè Thu ( từ tháng 4 đến tháng 8).
Thời vụ để nhân giống lúa tùy thuộc vào thời vụ, thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng ở mỗi địa phương.
Đất để nhân giống là đất ruộng có độ phì nhiêu cao, được xử lý kỹ, địa hình bằng phẳng chủ động được nguồn nước tưới, sạch cỏ dại.
Có hai phương thức chủ yếu để nhân giống lúa: gieo cấy mạ; gieo sạ thẳng.
Đối với phương pháp gieo cấy mạ (tên gọi khác của cây lúa giống) thì bà con có thể gieo mạ thì hạt giống sau khi được xử lý ngâm, ủ thì bà con đem gieo lên các luống mạ đã chẩn bị trước đó. Khi cây mạ phát triển được 4 – 7 lá thì bà con đem mạ ra ruộng để cấy mạ.
Đối với phương pháp gieo sạ thẳng thì bà con sau khi xử lý, ngâm, ủ giống thì bà con gieo thẳng giống xuống ruộng. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện nhưng tỉ lệ thành công không cao bằng phương pháp cấy mạ. Hạt giống gieo thẳng có nguy cơ bị úng nước, chết mầm khiến tỉ lệ thành công thấp.
IV.Quy trình , kỹ thuật canh tác cây lúa
Quy trình trồng lúa bao gồm: chọn giống, chuẩn bị đất, gieo sạ, bón phân, quản lý nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch.
1.Chọn giống lúa:
Giống là yếu tố đầu tiên quyết định đến năng suất và chất lượng của lúa, gạo sau này. Cần chọn các loại giống lúa tốt, sạch bệnh, bông to, giống cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với mùa vụ điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, có sức đề kháng với sâu bênh tốt. Sử dụng các loại giống ngắn ngày gieo vụ sớm có thể tránh được sự gây hại một số loại sâu bệnh hại.
Hiện nay ở nước ta có rất nhiều giống lúa khác nhau: RVT, HS118, M6, Việt lai 24, Nàng Thơm Chợ Đào, Nếp cái hoa vàng, OM 4059, OM 4900, OM 6561-12, OM 5199-1…
2.Gieo sạ:
Bà con có thể gieo cấy; gieo sạ thẳng. Ngày nay khoa học công nghệ tiến bộ nên bà con hoàn toàn có thể cơ giới hóa việc gieo sạ lúa để tiết kiệm thời gian và nhân công, tăng năng suất lúa, giúp bà con dễ dàng chăm sóc cây lúa hơn.
3.Quy trình bón phân hữu cơ OBI Ong Biển cho cây lúa
+Bón lót:
Giai đoạn bón lót bón 300 – 400 kg/ ha phân bón hữu cơ OBI Ong biển 3 (1-1-1) đặc biệt
+ Bón đợt 1:
Sau khi sạ từ 7 – 10 ngày tiến hành bón phân cho lúa với lượng bón là : 300 – 350 kg/ha phân bón hữu cơ OBI Ong Biển 3 đặc biệt chuyên lúa. Chú ý khi bón phải để nước vừa phải không được ngập đầu mầm lúa vì khi bón phân có đóng váng trên mặt có thể làm mầm chậm phát triễn hoặc bị chết.
+ Bón đợt 2 :
Từ 18 – 22 ngày sau sạ tiến hành bón 350 – 400 kg / ha loại phân OBI-Ong Biển 3 chuyên cây lúa.
Lưu ý: Sau khi bón phân đợt 2 khi cây giai đoạn 30 – 35 ngày thì tiến hành tháo khô nước để hạn chế những chồi vô hiệu phát triễn, để ruộng khô từ 7 – 12 ngày sau đó cho nước vào lại để bón phân đợt 3.
+ Bón phân đợt 3:
Từ 45 – 50 ngày sau sạ là giai đoạn cây lúa đang nuôi chồi cần bón thúc 350 – 400 kg/ha phân bón hữu cơ OBI Ong Biển 3 đặc biệt chuyên lúa.
+ Bón phân đợt 4:
Khi cây lúa được 59 – 62 ngày, đây là giai đoạn cây nuôi hạt nên bón 100 – 150 kg/ha phân hữu cơ OBI Ong Biển 3 đặc biệt chuyên lúa để bổ xung dinh dưỡng cho cây nuôi hạt.
4.Nước tưới
Nước tưới có vai trò rất quan trọng trong quá trình cây lúa phát triển, quyết định năng suất của lúa. Chính vì thế bà con cần cung cấp lượng nước đủ để cây lúa phát triển tốt cho năng suất cao.
Ở giai đoạn cây con:
Trước thời điểm gieo sạ bà con cần phải để mặt ruộng khô nước. Đế lúc lúa mọc mầm ổn định cho đến khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh bà con cần phải giữ mực nước ở mặt ruộng khoảng từ 1 – 3cm.
Ở giai đoạn lúa đẻ nhánh:
Thông thường sau khi gieo 15 – 20 ngày là cây lúa sẽ bắt đầu đẻ nhánh. Từ lúc này cho tới khi lúa bắt đầu đứng cái làm đòng thì bà con áp dụng biện pháp tưới nước “ướt – Khô xen kẽ”. Tức là để nước vào ruộng khoảng 5cm rồi để nước tự cạn cho tới khi mặt ruộng nứt nhẹ thì bà con cho nước vào lại. Tiếp tục để ruộng tự khô nứt trở lại. Cứ như thế trong suốt quá trình cây lúa đẻ nhánh.
Thời kỳ cây lúa đứng cái làm đòng, trỗ bông, chín sữa: đây là thời kỳ rất quan trọng nên bà con cần lưu ý cung cấp đủ nước cho cây ở thời kỳ nay, đặc biệt trong thời kỳ này bà con không được để ruộng khô nước. Nên duy trì mực nước ruộng khoảng 5cm.
Thời lúa chín, thu hoạch: trước khi thu hoạch khoảng 10 – 12 ngày bà con nên tháo cạn nước trong ruộng để việc thu hoạch của bà con thuận lợi hơn.
Bà con cũng cần lưu ý khi nhiệt độ thời tiết dưới 20 0C thì bà con không nên để ruộng cạn nước mà nên để nước trong ruộng khoảng 3 – 5cm để giữ ẩm cho cây.
Trong giai đoạn lúa đẻ nhánh bà con tưới nước ứớt – khô xen kẽ thì nên kết hợp với việc bón phân để cây lúa có thể phát triển cân đối, ổn định.
V. Sâu bệnh hại phổ biến trên cây lúa
1.Sâu đục thân bướm hai chấm: Sâu đục thân phá hoại hầu hết ở các giai đoạn của phát triển của cây lúa từ thời kỳ mạ, cho tới thời kỳ trưởng thành. Ở thời kỳ cây mạ sâu gây hại qua các bẹ lá, khiến cây bị héo, gãy. Còn trong thời kỳ cây lúa trưởng thành đặc biệt là thời kỳ lúa đẻ nhánh sâu phá hoại ở phần dưới của thân cây lúa, sâu gây hại khiến cây lúa bị khô, héo chà chết.
Bao gồm sâu cuốn lá loại nhỏ và sâu cuốn lá loại lớn. Hình thức gây hại của sâu cuốn lá là sâu cuốn các lá lúa hoặc ăn trụi các lá lúa. Khi sâu cuốn các lá lại với nhau ở trên lá lúa có những gân trắng nối dài tạo thành từng mảng lớn ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây. Sâu ăn trụi lá lúa khiến cây không thể phát triển, các đòng lúa bị uốn cong, không thể nở hoa và tạo hạt được ảnh hưởng rất lớn tới năng suất lúa.
Đây là loài côn trùng gây hại phổ biến và nguy hiểm đối với cây lúa. Chúng thường hình thành các đàn lớn di chuyển đến các ruộng lúa, con lớn và con trưởng thành đều gây hại cho lúa. Châu chấu, cà cào gây hại bằng cách ăn các lá lúa, cả lá lúa non và lá lúa già đều bị tấn công. Chúng di chuyển đến đâu đều gây hại cho lúa và các loại hoa màu khác nói chung. Chúng có thể gây hại quanh năm , ở mọi thời điểm trong ngày nhưng mạnh nhất là vào khoảng từ 6 – 10 giờ sáng và 3 – 5 giờ chiều.
Rầy gây hại ở ở mọi thời kỳ phát triển của cây lúa đặc biệt nhất là thời kỳ cây lúa đẻ nhanh. Chúng gây hại trên cây lúa bằng cách dùng vòi để chích hút nhựa cây,thường những nơi mà bị rầy chích hút sẽ có các vết màu nâu ở trên lá, thân khiến quá trình vận chuyển nước và chất dinh dưỡng của cây lúa bị cản trở, làm cây bị khô, héo và chết, khi rầy gây hại trên diện rộng sẽ thành dịch lớn gây ha hiện tượng lúa bị cháy rầy làm giảm năng suất lúa trầm trọng.
Triệu chứng của bệnh vàng lùn ở trên cây lúa là khi lá lúa từ màu xanh chuyển dần sang màu vàng nhạt, vàng rồi khô héo. Lúc đầu cây lúa sẽ bị ở những lá phía dưới sau đó lây lên các lá ở phía trê, trên mỗi lá lúa bệnh sẽ lây từ chóp lúa tới các bẹ lá. 5.Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá:
Bệnh lùn xoắn lá khiến cây lúa phát triển còi cọc, khi bị lùn xoắn lá cây sẽ không thể trổ bông hoặc trổ bông muộn, chất lượng kém, thường sẽ rất ít hạt hoặc hạt lép khiến năng suát lúa giảm.
6.Bệnh đạo ôn: Bệnh thường phát triển khi khí hậu mát, độ ẩm không khí cao, buổi tối có sương. Triệu chứng của bệnh là trên lá lúa xuất hiện các hình thoi, khi bệnh phát triển mạnh chúng sẽ khiến lá bị cháy khô, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và tổng hợp chất dinh dưỡng của cây. Khiến suy giảm năng suất lúa.
Ngoài ra trên cây lúa còn thường xuyên một số loại sâu bệnh hại: đốm nâu, đốm vòng, cháy lá, sâu phao, muỗi hành, bọ xít, ốc bươu vàng….
Để hạn chế sâu bệnh hại trên cây lúa bà con cần áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, đồng thời phải thường xuyên thăm đồng để phát thiện sớm xâu bệnh và có biện pháp xử lý tránh để sâu bệnh hại phát triển thành dịch.
VI. Một số kinh nghiệp giúp tăng năng suất lúa hiệu quả
Năng suất lúa được quyết định bởi 4 yếu tố: số bông lúa trên một đơn vị diện tích; số hạt trên một bông lúa; tỉ lệ hạt chắc; trọng lượng của hạt lúa. Để lúa đạt năng suất cao bà con cần áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp từ khâu làm đất, chọn giống cho đến thu hoạch.
Thời vụ gieo sạ đúng lịch sao cho giai đoạn trổ bông và chín vào thời điểm thời tiết thuận lợi cho lúa trổ bông, trời năng đẹp, ít mưa. Thuận lợi cho lúa phát triển và bất lợi với sâu bệnh và cỏ dại. Kéo giãn khoảng cách giữa 2 vụ sao cho thích hợp, có thời gian làm dất, để rơm rạ, cỏ dại phân hủy hết, tránh hiện tượng ngộ độc hữu cơ gây hại giai đoạn lúa non, làm ảnh hưởng đến năng suất lúa sau này.
Bón lót nên dùng các loại phân hữu cơ để giúp cải tạo đất đai, nâng cao độ phì nhiêu cho đất, tạo điều kiện cho cây lúa phát triển tốt ngay từ giai đoạn ban đầu, tăng khả năng chống chịu với sâu bệnh hại, các điều kiện bất lợi của thời tiết.
Làm đất sớm và dọn sạch tàn dư sau mỗi vụ thu hoạch, có thể tiêu diệt được nhộng và sâu non sâu đục thân trong rơm rạ, cắt đứt nguồn thức ăn và nơi ẩn nấp của một số loại sâu bênh như rầy nâu,…làm mặt ruộng bằng phẳng thuận lợi cho tưới tiêu.
Gieo trồng với mật độ thích hợp, mật độ gieo trồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đất đai, thời vụ gieo, giống lúa, tuổi của mạ,…mật độ quá dày thì lúa dễ bị sâu bệnh gây hại như rầy nâu,…., lúa phát triển kém; gieo thưa thì ảnh hưởng đến năng suất lúa sau này và cỏ dại dễ phát triển. Với mật độ vừa phải tạo điều kiện cây lúa phát triển tốt, hạn chế lúa đổ ngã và sâu bệnh.
Sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa trải qua 3 thời kỳ: thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng; thời kỳ sinh trưởng sinh thực và thời kỳ lúa chín. Mỗi thời kỳ có có những có yêu cầu về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc bón phân, nước tưới, phòng trừ sâu bệnh,…khác nhau:
1.Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: Bắt đầu từ khi gieo sạ đến, giai đoạn đẻ nhánh, phát triển lóng thân, lá. Thời kỳ này cần có những chế độ chăm sóc thích hợp để cho lúa phát triển tốt, có số nhánh hữu hiệu cao, nhánh to, khỏe.
Làm sạch cỏ dại, tránh sự canh tranh về ánh sáng và dinh dưỡng để thuận lợi cho lúa đẻ nhánh và tập trung dinh dưỡng nuôi các nhánh hữu hiệu.
Bón phân cân đối hợp lý, bón đầy đủ và kịp thời khi lúa đẻ nhánh, tạo điều kiện cho cây lúa phát triển tốt, nhiều nhánh, hạn chế số nhánh vô hiệu.
Phòng trừ sâu bệnh hại như sâu đục thân, sâu cuốn lá,…hạn chế sự gây hại tới nhánh, lá lúa ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, quang hợp,…làm giảm năng suất lúa.
Chế độ nước tưới phù hợp. Khi bón thúc cần duy trì mực nước trong ruộng vừa ngập gốc lúa tạo điều kiện hòa tan phân bón cho lúa dễ hấp thu vào tạo độ ẩm thích hợp cho lúa đẻ nhánh. Cần thoát nước phơi khô ruộng cho lúa cứng cáp trước khi lúa đón đòng để chuẩn bị cho thời kỳ tiếp theo.
2.Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: Bắt đầu từ phân hóa mầm hoa đến trổ bông và thụ tinh. Thời kỳ này có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định trực tiếp đến năng suất lúa (số bông/m2 ; số hạt/bông). Cần có những biện pháp chăm sóc thích hợp để lúa có số bông hữu hiệu cao, tỉ lệ hạt lép ít:
Bón phân cân đối hợp lý, đúng lúc để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho lúa phân hóa đòng (nuôi đòng), phân hóa hoa giúp tạo ra số lượng hoa và bông hữu hiệu nhiều, đòng và bông to, khỏe; lúa trổ đều, tỷ lệ thụ phấn, thụ tinh cao.
Đây là thời kỳ mẫn cảm của cây lúa với các loại sâu bệnh, nên bà con cần kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
Duy trì mức nước trong ruộng vừa phải, giữ ẩm cho ruộng lúa.
3.Thời kỳ lúa chín: Bắt đầu từ chín sữa đến chín hoàn toàn. Đây là thời kỳ tích lũy chất khô từ thân lá về hạt, là thời kỳ có ý nghĩa quan trọng quyết định đến số hạt chắc/bông và trọng lượng của hạt lúa. Để lúa đạt tỷ lệ hạt chắc cao. Ít hạt lép, trọng lượng hạt nặng bà con cần có chế độ chăm sóc như sau:
Hướng Dẫn Bón Phân Npk Đúng Cách Tăng Năng Suất
23/Sep/2023 Lượt xem:1097
Hướng dẫn bón phân NPK đúng cáchNhiều nông dân đã từng nghe về 4 đúng khi sử dụng phân bón NPK. Nhưng thực sự vẫn chưa nắm rõ khi nào cần bón phân, tỷ lệ bao nhiêu giúp cây khỏe mạnh, cho hiệu quả lâu dài.
Trong giai đoạn ra bông, ra trái cây cần rất nhiều dinh dưỡng để nuôi trái, nuôi cây để vụ sau cây còn có sức để cho thu hoạch tiếp. Phân bón rất quan trọng đúng như câu nhất nước nhì phân.
Nuôi cành tạo tán: ưu tiên chọn các phân có hàm lượng đạm và lân cao, kali thấp như NPK 20-20-15 hoặc NPK 16-16-8.
Khi giai đoạn ra bông, ra trái: nên bón phân NPK 16-16-8 hoặc NPK 20-20-15 đều được. Cả hai loại phân này khá giống nhau đều có hàm lượng NPK cân đối bón loại nào cũng được. giai đoạn mới ra bông trái nhỏ nên bón 2 loại phân ở trên sẽ giúp lớn trái, tăng tỷ lệ đậu trái, phát triển bông. Nên kết hợp với trung vi lượng trong giai đoạn này, trong đất canh tác thường thiếu hụt trung vi lượng rất nhiều. Nếu thiếu trung vi lượng trái sẽ bị méo, khó đậu trái, rụng nhiều. Trái lớn thì có thể bị thối trái, màu sắc không được đẹp.
Trái tầm giữa: nên bón NPK 16-16-16, tầm giữa sẽ cần lượng Kali cao hơn. Nên người ta nâng kali ở mức 16% như vậy sẽ cân đối không bị thối, rụng trái. Quan trọng nhất là bón một tỷ lệ vừa phải với đường cánh tán. Cây to bón nhiều, cây nhỏ bón ít. Nếu bón quá phân sẽ xót rễ gây rụng trái, làm ngộ độc đất.
Đa số nông dân đều cho rằng nên bón nhiều phân để cây ăn dần. Điều này không phải nên tùy từng giai đoạn mà đưa vào các loại phân hợp lý thì sẽ tốt hơn.
Khi trái già: khi trái gần thu hoạch chuẩn bị bán nên bón NPK 12-9-19. Khi trái gần già sẽ không cần lân nhiều nên giảm xuống 9%. Kali 19% giúp trái tăng màu sắc, tăng độ ngọt, tăng độ chắc cho trái.
Các loại phân NPK gây chua đấtCác loại phân gây chua đất đa phần trong thành phần có chứa S(lưu huỳnh), Cl(clorua) là những tác nhân cây tiêu hóa rất chậm gây chua đất.
Trong các loại phân khai thác từ mỏ, trong nguyên liệu đã có sẵn thành phân này rồi. Nếu khử hết sẽ đẩy giá thành phân bón lên cao. Cho nên chỉ nên bón một lần sau đó phải đổi phân không nên bón một loại.
Lân lâm thao: mỏ lâm thao nằm ở Phú Thọ. Thành phần của lân lâm thao gồm lân hữu hiệu 16%, lân tự do 4%, lưu huỳnh 11%, độ ẩm <13%. Với hàm lượng lưu huỳnh cao nếu ham rẻ bón nhiều lần. Thì lần đầu sẽ tốt nhưng những lần sau cây sẽ bị khựng không ăn được, cây bị vàng lá thối rễ.
NPK 16-16-8-13S Philippine: phân rất nhanh tan nhưng nếu bón nhiều lần cũng không tốt. Chỉ nên bón một lần và bón phân khác. Phải tránh các loại phân có chứa lưu huỳnh ở lần bón sau. Bón phân này nhiều chất lượng của trái rất kém, không ngọt, màu sắc tối.
Phân kali clorua: thành phần của phân này là gồm 61 – 63% kali. Kali có màu đỏ là KCL bón nhiều lần cũng không tốt cho đất và cây trồng. Chỉ nên bón một lần và đổi phân khác.
Chúng ta nên dùng các loại phân NPK nhập khẩu sản xuất theo công nghệ mới như tháp cao, hóa lỏng. Hàm lượng đưa vào rất chuẩn và ít tạp chất không chứa lưu huỳnh và clorua.
Lưu ý để tăng hiệu quả phân bón NPK
Nên bón xung quanh gốc chiếu xuống từ đường cánh tán cây, không bón sát gốc. Nếu đào rãnh xung quanh tán rồi rải phân vào rãnh thì càng tốt.
Nên bón vào lúc cây vừa ra đọt non là tốt nhất. Bởi khi cây ra đọt non cũng là lúc rễ non ở dưới gốc phát triển ăn phân sẽ tốt hơn.
Bón xong nên tưới đẵm nước nếu trời khô. Phân NPK để ở nhiệt độ ngoài trời rất dễ bay hơi, biến chất làm mất tác dụng của phân.
Chọn liều lượng phân cho hợp lý cây to bón nhiều, cây nhỏ bón ít.
Thay đổi thường xuyên các loại phân NPK sẽ tạo hiệu quả tốt hơn.
Kết hợp phân NPK với phân hữu cơ sẽ giúp tăng số năm thu hoạch trái của cây.
Công ty Phân bón Việt Âu tự hào đạt Top 10 thương hiệu uy tín- Sản phẩm chất lượng – Dịch vụ tin dùng lần VII/ 2023
Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành, phân bón Việt Âu luôn tự tin và khẳng định về chất lượng hàng đầu giúp tăng năng suất và chất lượng cây trồng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Kíp Bón Phân Giúp Tăng Năng Suất Lúa trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!