Bạn đang xem bài viết Bệnh Thối Đọt Ở Cây Dừa được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Triệu chứng đầu tiên là những lá non ở đọt và những lá kế bị vàng từ ngoài chót sau đó lan dần vào bên trong, trong khi các lá phía dưới vẫn xanh
Dừa là loại cây dễ trồng, ít đầu tư phân, thuốc như các loại cây trồng khác, ít chịu ảnh hưởng của biến đổi khi hậu và đặc biệt là thích hợp với vùng đất Bến Tre. Trong thời gian gần đây, diện tích trồng dừa ngày càng mở rộng do giá dừa đang ổn định ở mức cao. Mặc dù, là loại cây “dễ tính” nhưng để đạt năng suất cao thì đòi hỏi nông dân cũng phải quan tâm chăm sóc nhất là việc phòng trừ các đối tượng dịch hại để bảo vệ vườn dừa. Hiện nay, bệnh thối đọt dừa đã có xuất hiện trên một số vườn, đây là bệnh khá nguy hiểm vì nếu không phòng trị kịp thời sẽ làm chết cây.
Triệu chứng đầu tiên là những lá non ở đọt và những lá kế bị vàng từ ngoài chót sau đó lan dần vào bên trong, trong khi các lá phía dưới vẫn xanh. Những lá vàng rất dễ bị gãy bẹ, kéo nhẹ cũng rời khỏi thân. Sau đó, cả củ hủ (đọt dừa và các lá chưa mở) cũng sẽ khô thối và có mùi hôi rất khó chịu (cần phân biệt với triệu chứng bị đuông dừa: chỉ lá ngọn héo vàng và đổ ngã xuống, có nhiều lổ đục của kiến vương; áp sát tai vào thân nghe được tiếng đuông ăn “rào rào” như tiếng máy chà lúa). Giai đoạn này cây không lớn nữa, các tàu lá già ra trước vẫn xanh và các buồng trái ở lá này vẫn có thể chín được, nhưng các buồng trái non ở trên sẽ rụng trầm trọng.
Bệnh do nấm Phytophthora palmivora gây ra. Nấm gây bệnh trên nhiều loại cây trồng. Trên thế giới nơi nào trồng dừa đều có nhiễm bệnh này. Tuy nhiên, nhiều cây thối ngọn do bị sét đánh, nấm sau đó mới xâm nhiễm vào thì có thể là nấm Phytophthora palmivora hoặc có thể là một loại nấm khác. Nấm thường gây bệnh vào đầu mùa mưa, ẩm độ cao. Từ khi nấm bệnh xâm nhiễm vào đến khi dừa chết khoảng 3-5 tháng.
– Tránh trồng nơi ẩm thấp, vườn trồng dừa phải cao ráo, thoát nước tốt. Không trồng quá dày, thiếu ánh sáng.
– Thường xuyên vệ sinh vườn dừa, phá hết lùm bụi, làm cỏ để tạo thông thoáng vườn dừa.
– Tránh gây vết thương nhất là những lá non, tích cực tiêu diệt các tác nhân gây vết thương như kiến vương, chuột,… để hạn chế con đường xâm nhập của bào tử nấm vào cây.
– Phát hiện trong vườn dừa có cây bệnh nặng (không thể cứu được) thì nên đốn bỏ ngay và tiêu hủy để mầm bệnh không phát tán sang những cây khác.
– Tăng cường bón phân hữu cơ cho dừa.
– Thăm vườn thường xuyên, phát hiện sớm khi cây vừa chớm bệnh (những lá trên hơi vàng trong khi những lá dưới vẫn xanh) dùng thuốc hóa học phun kỹ ở giữa đọt lá và nách lá. Sử dụng một trong những loại thuốc sau: Aliette 80WP, Ridomil-MZ 72 WP, Mataxyl 500WP,… phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.
Nấm Ở Lan Và Bệnh Thối Rữa Bạn Cần Biết
Các triệu chứng của bệnh thối nhũn, nấm ở lan và chuyển màu nâu
Trong bài viết này, hãy cùng Huyền Bùi tìm hiểu các bệnh nấm ở lan và bệnh thối rữa được tác giả Erwinia spp. biên tập.
Triệu chứng: Có những mụn nước nhỏ xuất hiện trên lá và chung quanh mụn nước có quầng. Nếu không kiểm tra ngay, sự lây nhiễm sẽ nhanh chóng làm thối lá và rễ và lây lan một cách chậm chạp xuống thân rễ hoặc giả hành. Tình trạng thối ướt này có mùi hôi và chẩy nước ra ngoài.
Đối với giống Hồ điệp (Phalaenoipsis), bệnh này phát triển rất nhanh và sau 2-3 ngày thì cây chết hoàn toàn. Nếu trên cây lan có những chỗ bị tổn thương thì tình trạng thối rữa có cơ hội xâm nhập.
Đối với lá của cây Dendrobium một khi đã xuất hiện những màu vàng và mụn nước, thì tại đó chúng biến thành màu đen và tàn rụng.
Đối với lá của Vanda, cũng sẽ làm cho một số chỗ trở trong mờ, từ đó sẽ chuyển sang màu đen và khô héo.
Đối với lá của giống lan hài Paphiopedilum bệnh phát triển từ những đốm tròn nhỏ, ban đầu có màu vàng và có nước, rồi dần dần trở thành màu nâu đỏ và chết. Những đốm đó phát triển ra chung quanh, dẫn tới cả những lá mới trước khi ra đến đầu lá cũ. Nếu không xử lý kịp thời chúng sẽ nhanh chóng lan xuống hết cả cây lan, các lá sẽ trở nên màu đen, làm khô héo toàn bộ cây.
Đối với các lá của giống Grammatophyllum cũng lại bị ứ nước trở nên màu nâu rồi khô héo.
Cách xử lý: Cắt bỏ ngay những lá bị nhiễm bệnh bằng những dụng cụ đã khử trùng, dùng thuốc chống nhiễm khuản như Physan hoặc hỗn hợp đồng phun lên những chỗ bị lây nhiễm và những cây bên cạnh nó nhưng nhớ làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất (riêng hỗn hợp đồng thì không được dùng để phun cho Dendrobium hoặc những cây đang ra hoa), những khu vực chưa bị ảnh hưởng thì chỉ cần phun bằng thuốc tẩy trắng 10%. Chú ý xử lý cả những cây chung quanh cây bị nhiễm bệnh.
Phòng ngừa: Bệnh của lan lây lan do khi ta tưới nước, vì vậy khi xịt nước thì tránh xịt lên phía trên nếu như cây lan đã nhiễm bệnh. Mầm bệnh thường thích khí hậu nóng ẩm, Khi đã thấy bệnh xuất hiện hãy giữ cho lá khô, làm cho không khí lưu chuyển tốt hơn và giảm nhiệt độ và độ ẩm (nếu có thể). Định kỳ phun hỗn hợp đồng để phòng ngừa sự lây nhiễm, đặc biệt trong thời tiết nóng ẩm. Khi phun thuốc bao giờ cũng phải theo sự chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Bệnh Thối Đen – Black Rot
Bệnh do Nấm Pythium và Phytophthora gây ra, bệnh này còn gọi là bệnh CHẾT NHANH trên cây phong lan
Tác nhân gây hại: Do nấm Phytophthora palmivora và đôi khi có cả nấm Pythium ultimum gây ra.
Điều kiện phát triển:
Thường thì do độ ẩm giá thể quá cao như mưa dầm hoặc giá thể bị mục, giò lan hơn 3 năm không thay giá thể, rễ sống trùm lên rễ chết… nấm sinh sôi dưới gốc, chúng xâm nhập vào cây lan từ rễ, cổ rễ, gốc gây ra thối dưới gốc, sau đó từ từ lan lên trên gây tóp giả hành
Sau đây chúng tôi xin chia sẻ bài viết của anh Nguyễn Ngọc Hà biên dịch và biên soạn cùng các hình ảnh rõ ràng, cận cảnh về căn bệnh này:
Bệnh xảy ra trên tất cả các giống lan, nhưng thường gặp hơn cả là trên các giống lan ĐA THÂN có giả hành như Dendrobium, Vũ Nữ, Cattleya, Địa Lan…
Nấm Phytophthora và Pythium là nấm thủy sinh, nên khi độ ẩm không khí cao, độ ẩm giá thể cao vào mùa mưa hoặc tưới đọng nước qua đêm, nấm sẽ sinh sôi nảy nở và xâm nhập hại cây lan nhà bạn.
Chúng xâm nhập qua vết xước, vết côn trùng chích hút, cọ sát hoặc lay gâp dập các mô biểu bì….
Thường thì do độ ẩm giá thể quá cao như mưa dầm hoặc giá thể bị mục, giò lan hơn 3 năm không thay giá thể, rễ sống trùm lên rễ chết… nấm sinh sôi dưới gốc, chúng xâm nhập vào cây lan từ rễ, cổ rễ, gốc gây ra thối dưới gốc, sau đó từ từ lan lên trên gây tóp giả hành. Giả hành từ từ chuyển qua màu vàng như bị luộc chín sau đó màu như rơm ngâm nước, rồi từ từ khô tóp lại, gục ngọn và chuyển sang màu đen. Chính vì thế mới gọi là thối đen.
Hoặc có 1 số giống lan gần như khi bị thối đã màu đen và vết đen lan ra xung quanh dần dần.
Sau một vài ngày khi bạn phát hiện gốc bị thối ủng và lan dần lên trên thì lúc này đã muộn, không còn cách nào cứu được nữa. Bạn chỉ có thể vớt vát một chút ít phần giả hành phía ngọn nếu chỗ đó chưa bị thối ủng để giành ươm kei.
Những giống lan thường bị tình trạng này là Giả Hạc (Phi Điệp), Kiều (Thủy Tiên), Dendro, Cattleya, Đùi Gà, Kèn, các giống lan có lông đen, Kim Điệp, Ngọc Thạch, Trúc Quan Âm….
Khi giò lan nhà bạn bị tình trạng này thì bạn nên nhổ lên trồng lại nếu thấy bệnh tình tiến triển cùng 1 lúc trên nhiều giả hành hoặc giò lan đã hơn 2 năm chưa thay giá thể. Nếu bị ít thì bạn nên tách triệt để phần giả hành bị bệnh đi và mang ra khỏi vườn ngay lập tức.
Nấm đã tấn công và bạn nhìn thấy bằng mắt thường thì phải làm vậy thôi, muốn cứu giả hành bệnh gần như không tưởng. Nếu bạn cứ cố nuôi hy vọng và chỉ phun thuốc chữa bệnh thì có khi lây lan chết cả giò.
Nguyên tắc chung đó là tách sát gốc giữa giả hành bệnh và giả hành không bệnh (dùng kéo mỏng sắc và mũi thật nhọn hoặc dao dọc giấy để tách), sau đó phun thật đẫm, thậm chí là ngâm cả giò lan vào dung dịch thuốc diệt nấm. Sai lầm cơ bản của các bạn đó là lan bị bệnh từ gốc mà chỉ tập trung phun thuốc vào giả hành hoặc lá. Nguyên nhân nằm ở giá thể (chậu lan, khúc gỗ, miếng dớn…) và nằm ở bộ rễ, vì thế bạn phải xử lý triệt để nguyên nhân.
Sai lầm thứ 2 là khi bạn thấy cây lan lá nhăn nheo, giả hành tóp lại mà không chịu quan sát gốc và rễ xem nó có thối không, cứ nghĩ là lan thiếu độ ẩm rồi cố gắng tưới cho thật nhiệt tình. Đến khi từ giả hành non lây sang tới giả hành mẹ, rồi từ từ lây qua giả hành bà. Cho tới khi cả giò lan gục hoàn toàn, chỉ có thể vứt bỏ toàn bộ.
Sai lầm thứ 3 là tưới nước với vòi phun áp suất cao, vừa làm xước lan, mở cửa cho nấm và vi khuẩn xâm nhập, vừa tạo điều kiện cho nấm theo hạt nước bắn sang giò khác làm lây cả giàn lan.
Nếu nấm xâm nhập vào chỗ nào đó giữa giả hành lan, thì lan nhà bạn bị gục ở giữa giả hành, gốc không bị gì cả, ngọn không bị gì cả. Lúc này bạn đi hỏi các thầy, thầy thì phán nó bị ăn nắng chiều rồi gục, thầy nói nó nóng quá gục, thầy kia nói nó bị vi khuẩn thối nhũn, thầy nọ nói nó bị gió quật gục…. Bao nhiêu thầy sẽ có bấy nhiêu ma. Nếu bị nóng tự gục thì màu sắc chỗ gục sẽ nhạt và trong hơn so với bị nấm.
Nếu nấm xâm nhập vào ngọn thì sẽ sinh ra thối ngọn, thối lá non. Vết thối màu vàng nâu, vàng ủng như bị luộc, viền giữa vùng bệnh và không bệnh không xác định rõ ràng. Bạn có thể rút ngọn hoặc vặt lá dễ dàng khi nấm lan tới giả hành. Sau 1 thời gian, chỗ bị bệnh sẽ chuyển sang màu đen.
Đặc điểm nhận dạng để không bị nhầm lẫn giữa thối đen và thối nhũn là: THỐI ĐEN KHÔNG CÓ MÙI THỐI. Có cố gắng bóp nát, vắt nước của vùng bị bệnh ra ngửi cũng không thấy mùi thối. Mùi chỉ hơi hơi (chút xíu thôi nhé) tanh tanh. Mùi tanh không phải kiểu tanh của cá. Kết hợp 1 chút mùi ủng như kiểu rau bạn ngâm nước 2 ngày cho nó úng chết vậy.
VIỆC ĐẦU TIÊN CẦN LÀM LÀ CÁCH LY VÀ NGỪNG TƯỚI, DỪNG BÓN PHÂN CÓ NHIỀU ĐẠM.
Nếu chỉ bị trên thân hoặc trên ngọn hoặc lá thì cách xử lý rất dễ, bạn chỉ cần lấy dao thật mỏng, sắc (dao dọc giấy, dao bổ cau, dao lam, dao mổ…) cắt 1 viết XÉO (đừng cắt vuông góc dễ đọng nước) CÁCH CHỖ BỆNH 3cm (3 xen ti mét), sau đó bôi thuốc diệt nấm sền sệt vào. Trong quá trình điều trị bệnh bạn nên bỏ hết phân tan chậm ra hoặc là tuyệt đối không phun phân có đạm (Vì đạm làm màng tế bào và tế bào biểu bì rất mỏng, dễ bị tổn thương theo kiểu nhà giàu đi chân đất giẵm phải gai mùng tơi cũng thấy đau). Bên cạnh đó nên ngừng tưới hoặc che mưa vài ba ngày. (Nguyễn Ngọc Hà)
Để hạn chế tác hại của bệnh, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
– Không nên trồng những cây lan có triệu chứng đã bị nhiễm bệnh. – Không nên dùng giá thể là những chất liệu hút nước nhiều, giữ nước lâu như vỏ dừa khô… – Trước khi trồng, chậu và giá thể phải được khử trùng bằng dung dịch FUGI NANO-Cu pha với nước theo tỷ lệ 40ml/16 lít nước. 1 ngày sau quá trình khử trùng, ta bắt đầu trồng lan vào chậu. – Ngưng tưới nước và bón phân khi cây đã nhiễm nấm bệnh.
Phòng bệnh thối đen (black rot) trên cây phong lan: Pha FUGI NANO-Cu với tỷ lệ 40ml/16 lít nước, định kỳ 7 ngày/lần. Phun đều lên thân cành và gốc.
Trị bệnh thối đen (black rot) trên cây phong lan: Bước đầu tiên là loại bỏ mô bệnh như trong bài viết của anh Hà. Sau đó pha FUGI NANO-Cu với tỷ lệ 60ml/16 lít nước và phun đẫm từ rễ tới lá, thậm chí là ngâm cả giò lan vào dung dịch. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp cuối hầu mong cứu chữa những giả hành khó có khả năng sống sót dù đã áp dụng đúng các biện pháp xử lý nêu trên.
Thuốc gì để điều trị bệnh thối đen?
– ĐẦU TIÊN là Aliette 80WP, đặc trị 2 loại nấm này. Hoạt chất Fosetyl – Aluminium được tạo ra là để diệt 2 loại nấm này! (Dĩ nhiên tại Việt Nam hiện nay có mấy chục công ty sản xuất thuốc có hoạt chất Fosetyl – Aluminium, nếu bạn không mua được Aliette thì mang hoạt chất đưa cho người bán thuốc họ sẽ nhận ra. Cá nhân tôi giới thiệu Aliette vì là sản phẩm của tập đoàn Bayer uy tín chất lượng. Còn nhiều công ty rẻ rách khác, xin lỗi tôi không quan tâm). (Hôm nào rảnh tôi sẽ viết 1 bài về chủ đề MUÔN NẺO ĐƯỜNG TÀ, SỰ THẬT TRẦN TRỤI về phân, thuốc cho lan. Không phải cái bao bì óng ánh đều là vàng nhé các bạn!)
Tôi pha 50 gam cho 1 bình 16 lít phun tấn công khi thấy dấu hiệu bệnh trong vườn. Và 33 gam cho 1 bình 16 lít khi phun phòng bệnh.
Để biết thêm thông tin về Aliette (Fosetyl – Aluminium ), bạn hãy nhấn vào trang cá nhân của tôi, tìm bài 28 THUỐC CHO LAN đọc lại nhé! Không đơn giản như vài dòng bên trên đâu. Thuốc này dạng bột, 1 gói 100 gam, vậy chia kiểu gì để chuẩn 2-10 lần đều nhau và bảo quản thế nào? Bài trước tôi chia sẻ rồi, không thèm đọc mất quyền lợi bạn ráng mà chịu.
– THỨ HAI là Antracol 70WP. Hoạt chất Propineb (là một dithiocarbamate kẽm chứa polyme).
Trên bao bì không có ghi là trị 2 loại nấm gây bệnh THỐI ĐEN, nhưng khi tôi tra cứu tác dụng của hoạt chất Propineb và ÁP DỤNG THỰC TẾ TẠI VƯỜN thì thấy nó có thể tiêu diệt được 2 loại nấm này. Pha 50gam cho 1 bình 16 lít. Cũng là 1 sản phẩm của tập đoàn Bayer. Hiện nay trên thị trường có vài công ty RẺ RÁCH nhập hoạt chất Propineb của Trung Quốc về phối trộn và đóng gói rồi bán cho nông dân, nói vậy bạn tự hiểu nhé!
– THỨ 3 là Ridomilgold 68WG (Metalaxyl M 40g/L + Mancozeb 640g/L)
Để tiêu diệt 2 loại nấm này thì có Metalaxyl đặc trị. Có nhiều bạn dùng Ridomilgold và nói rằng thuốc này yếu! Hoạt chất Metalaxyl M thì không nói yếu hay mạnh, chỉ nói là ĐẶC TRỊ. Tuy nhiên với 40g/L tương đương 4% thì đúng là GÃI NGỨA. Có CHẤT mà không đủ LƯỢNG thì ăn nhằm gì! Vì vậy, bạn nên mua thuốc có hoạt chất Metalaxyl M với trên 95% như MATAXYL thì hiệu quả sẽ trên cả tuyệt vời.
Lưu ý nhỏ đó là hoạt chất này dùng liên tục sẽ bị LỜN (KHÁNG THUỐC) với dịch bệnh. Vì vậy nên đổi thuốc sau 2-3 lần dùng.
* Ba loại thuốc trên bạn hoàn toàn có thể pha ra chậu sau đó ngâm cả giò lan vào chậu 5- 15 phút mà không sợ lan chết. Như thế mới chắc chắn là Nấm sẽ chết triệt để.
Nếu có phun phòng và chữa thì nên phun khắp giàn, cả nền đất và thậm chí cả trên cây cảnh, cây ăn trái và vườn nhà hàng xóm để tránh bớt mầm bệnh lây lan.
Nếu phun để chữa bệnh thì nên 5-7 ngày 1 lần, liên tục phun 3 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát. Phun thuốc buổi sáng tốt hơn chiều nhé! Như cá nhân tôi thường phun thuốc lúc 7 giờ sáng (bận lắm thì phun lúc 16h chiều). Phòng bệnh thì tùy thời tiết, mùa bão thì 10 ngày 1 lần, mùa khô thì 20 – 30 ngày 1 lần. Còn có mái nilon thì có khi 2-3 tháng 1 lần.
+ Ngoài ra, bài này tôi giới thiệu thêm với các bạn có con nhỏ, vợ bầu hoặc mẹ già, dùng 1 loại thuốc (gọi là phân thì chuẩn hơn) chuyên PHÒNG VÀ TRỊ 2 loại nấm trên, đó là AGRIFOS 400.
– Agri-Fos 400 diệt bệnh bằng cơ chế kích kháng chủ động (không diệt trực tiếp bằng chất độc, mà kích kháng cây tiết ra chất đề kháng đặc biệt như Phytoalexin, PR-proteins… tấn công tiêu diệt mầm bệnh, tạo tín hiệu báo động cho các tế bào còn lại hình thành hệ thống đề kháng chủ động cho cây). Thuốc giúp sản xuất các chất Polysacharides làm dày vách tế bào, phá vỡ lớp ngụy trang của nấm bệnh giúp hệ thống đề kháng phát hiện và tiêu diệt. Hệ thống này còn có hiệu lực phòng bệnh kéo dài đến 60 ngày và giúp cây chống lại một số tác nhân gậy hại khác.
– Agri-Fos 400 trực tiếp ngăn chặn sự hình thành bào tử của nấm Phytophthora, Pythium, vi khuẩn Erwinia, Veturia… khoanh vùng nhiễm bệnh không cho vết loét lây lan, làm lành vết bệnh do tạo ra Ethylen và enzym lytase phân hủy tế bào chết.
– Agri-Fos 400 gồm 400 g/l momo-potassium phosphonate và di-potassium phosphonate được tổng hợp từ acid phosphorous và phụ gia tạo thành dạng Phosphite PO3 có tác dụng trị bệnh, rất linh động nên dể dàng được hấp thu khi phun qua lá, rễ, tiêm thân, ngâm hom, nhúng cây con, quét vào vết thương…, lưu dẫn mạnh hai chiều trong xylem và phloem đến các bộ phân trong cây, hoàn toàn không độc hại, an toàn cho người, không gây hại vi sinh vật có lợi, không có thời gian cách ly sau thu hoạch.
– Agri-Fos 400 không bị kháng thuốc, giúp cây mạnh khỏe, phục hồi bền vững, tăng năng suất, chất lượng mẫu mã…
– Phosphite trong Agri-Fos 400 khác biệt hoàn toàn với phân bón phosphat vì Phosphite có công thức phân tử là PO3 còn phân bón phosphat có công thức phân tử là PO4. Phân phosphate PO4 không linh động và không có tác dụng trị bệnh.
Tóm lại là thuốc này an toàn, hôm trước phun, hôm sau hái rau ăn vô tư.
Do là không trực tiếp, NÊN DÙNG AGRIFOS PHUN ĐỊNH KỲ PHÒNG BỆNH. Khi bị bệnh thì nên dùng 1 trong 3 loại trên.
Phòng Và Chữa Bệnh Thối Củ Cây Sứ Thái
Cũng giống như cây xương rồng, Sứ Thái Lan có nguồn gốc từ sa mạc nên chịu được khí hậu nóng ẩm của rừng nhiệt đới. Cây sứ này thích hợp với cường độ ánh sáng từ 80 đến 100 phần trăm, nên trồng giữa nắng thì tốt hơn trồng trong bóng râm.
Nhưng sứ Thái lại không thích hợp với vùng có mùa mưa kéo dài và vùng có thời tiết lạnh giá. Mưa nhiều, đất trương nước, cây có thể bị thối nhũn bộ rễ mà chết. Thời tiết lạnh kéo dài, chỉ cần dưới 12 độ C, cây gần như ngừng tăng trưởng.
Sứ Thái Lan trổ hoa quanh năm, nhưng so với mùa mưa thì mùa nắng cây sai hoa hơn, và sắc hoa tươi thắm hơn.
Hoa sứ Thái Lan mang vẻ đẹp, gợi nhìn nên dù không hương thơm nó vẫn đủ ma lực quyến rũ người thưởng ngoạn. Tuy không có mùi thơm nhưng sứ Thái vẫn được người đời cho mang cái tên của loài hoa kiểu sa: hoa hồng, nhưng là Hồng sa mạc (Desert rose). Đây là cái tên thường gọi của nó ở các nước khác, trong khi nước Việt mình lại lấy tên là Sứ Thái Lan.
Cái khó của người trồng sứ là chăm sóc làm sao để cây sứ Thái Lan của mình trổ hoa đúng vào dịp Tết Nguyên Đán.
Muốn có chậu sứ Thái Lan nở hoa rộ vào dịp Tết Nguyên Đán, việc này cũng dễ thực hiện nếu bạn nắm rõ được thời tiết trong năm của vùng như thế nào, để trù liệu thời điểm cắt cành cho sát đúng. Nhiều người còn cẩn thận hơn, dự đoán thời tiết sẽ biến chuyển ra sao sau ngày cắt cành để chăm sóc đúng cách cho cây sứ ra hoa đúng dịp lễ quan trọng này.
Kinh nghiệm của nhiều nhà vườn cho thấy:
Nếu từ tháng Giêng đến tháng Bảy âm lịch mưa nhiều nắng ít thì nên tiến hành việc cắt cành vào dịp rằm tháng bảy Âm lịch (lễ Vu Lan).
Nếu từ tháng Giêng đến tháng Bảy âm lịch nắng nhiều thì nên cắt cành vào dịp Tết Trung Thu (rằm tháng Tám Âm lịch)
Những tháng đầu năm nếu để ý theo dõi thời tiết xảy ra thế nào thì đó là việc dễ, nhưng với ba bốn tháng còn lại cuối năm là việc sắp tới, thời tiết sẽ chuyển biến tốt xấu ra sao thì đó là chuyện của trời đất, nào ai rõ được! Nhưng việc này cũng không thể hoàn toàn phó mặc cho sự may rủi đẩy đưa … Đặc biệt là cần tránh bệnh thối của ở cây sứ Thái, nếu muốn có hoa đẹp thưởng ngoạn ngày Tết Nguyên Đán.
Bệnh thối củ cây sứ Thái
Cây sứ Thái có tên khoa học là Adenium Obesum Balt thuộc họ Apocyanacae (Trúc Đào) hay còn gọi là sứ sa mạc; thuộc nhóm cây mọng nước, đã được trồng phổ biến ở nước ta, với bộ rễ và thân có dáng đặc biệt, đẹp nhất là bộ rễ, hoa nở từng chùm thật rực rỡ. Cây chịu hạn tốt, dễ trồng và chăm sóc nên rất được ưa chuộng trên thị trường cây kiểng Việt Nam. Do có bộ rễ đẹp, bắt mắt, hấp dẫn, chính điều này đã làm tăng thêm giá trị của cây sứ Thái. Tuy nhiên, để cây ra hoa đẹp và nhiều nhất là hạn chế việc chết cây do bệnh thối củ, đòi hỏi người trồng và chăm sóc phải nắm vững kỹ thuật và tích lũy nhiều kinh nghiệm.
Bệnh thối củ ở cây sứ Thái là bệnh rất phổ biến hầu như các nhà vườn hay các nghệ nhân đã có nhiều kinh nghiệm đều gặp phải, nhất là những lúc mưa nhiều, chất trồng quá ẩm, hay trong quá trình thay chậu, cắt rễ, tạo dáng để cây ra hoa vào dịp Tết,…
Cây đã bị bệnh rất khó khắc phục, bệnh nặng cây có thể chết hoàn toàn, nếu có khắc phục được thì bộ rễ đẹp của cây sẽ không còn nguyên vẹn vóc dáng ban đầu. Để hạn chế bệnh thối củ ở cây sứ Thái, trước hết, chất trồng phải hoàn toàn sạch bệnh, do đó, hỗn hợp chất trồng cây sứ Thái phải được ủ trước khi sử dụng. Nhằm tăng cường hệ vi sinh vật có lợi để giảm thiểu vi sinh vật gây hại trong chất trồng, khi ủ phân cần bổ sung thêm men vi sinh Trichoderma. Men vi sinh Trichoderma ngăn ngừa tốt bệnh thối rễ, thối thân cho tất cả cây trồng, đặc biệt còn tăng cường các vi sinh vật có ích giúp phân mau phân hủy và tăng cường dinh dưỡng để cung cấp cho cây trồng, còn kháng lại các loại nấm gây hại như: nấm Phytopthora, Rhizoctonia và Fusarium là thủ phạm gây bệnh thối củ ở cây sứ Thái và các cây trồng khác. Hỗn hợp chất trồng đề nghị gồm:
Men vi sinhTrichoderma Sp từ 3-5 ký/ 1 tấn (lượng men càng nhiều, phân càng mau phân hủy). Thời gian ủ từ 45-60 ngày theo phương pháp ủ phân hữu cơ.
Chất trồng được ủ bằng men vi sinh nên hạn chế sử dụng phân vô cơ và các loại thuốc trừ nấm bệnh hóa học khác, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết. Với hỗn hợp chất trồng trên đã hạn chế được hoàn toàn bệnh thối củ ở cây sứ Thái. Cây phát triển tốt, ra hoa đẹp và nhiều. Đặc biệt, còn tiết kiệm được phân bón và thuốc BVTV, mang lại hiệu quả cao.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Thối Đọt Ở Cây Dừa trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!