Xu Hướng 5/2023 # Bài 5: Vi Lượng Sắt (Fe) Đối Với Cây Trồng # Top 5 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Bài 5: Vi Lượng Sắt (Fe) Đối Với Cây Trồng # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Bài 5: Vi Lượng Sắt (Fe) Đối Với Cây Trồng được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bài 5: Vi lượng đối với cây trồng

5.1 Vi lượng sắt (Fe):

Sắt trong cây trồng

Rễ cây hấp thu sắt chủ yếu ở hai dạng Fe2+và Fe3+

+ Dạng Fe3+ thường được khử thành Fe2+ trước khi rễ hấp thu.

+ Dạng Fe2+ được hấp thu và tồn tại nhiều trong cây trồng, nhưng

    lại dễ dàng bị oxy hóa thành Fe3+.

Cơ chế chính trong hấp thu sắt ở thực vật:

+ Rễ cây sản sinh ra các proton (H+), làm giảm pH ở vùng rễ, tăng

    tính hòa tan của sắt.

+ Rễ cây tiết ra các hợp chất được gọi là siderophores, có khả năng

   “chelation” nhằm “kìm sắt” để tăng khả năng hấp thu sắt.

Ở đất có tính kiềm, Fe3+ không được hòa tan, vì dễ dàng kết hợp với phosphate, carbonate, magie, calcium và các hydroxid. Vì vậy, cây thường biểu hiện triệu chứng thiếu sắt ở môi trường đất kiềm và môi trường đất có chứa nhiều calcium.

Cây biểu hiện thiếu sắt (Fe)

    Vai trò Sắt đối với cây trồng

    Sắt(Fe) cần thiết cho sự tổng hợp và duy trì diệp lục tố trong cây, là thành phần chủ yếu của nhiều enzim, đóng một vai trò quan trọng trong sự chuyển hóa diệp lục tố.

    Sắt là yếu tố cần cho sinh trưởng và phát triển của cây, nó có mặt trong thành phần và xúc tiến hoạt động của rất nhiều loại men từ đó ảnh hưởng đến nhiều quá trình sinh lý sinh hoa trong cây:

    + Sự khử nitrat.

    + Quá trình quang hợp (khử CO2 và hoạt hóa diệp lục) trong hợp chất hữu cơ (gluxit, proteit và các chất điều hòa sinh trưởng).

    Vai trò của sắt rất đặc biệt trong sự hình thành các hợp chất hữu cơ phân tử lượng cao và hàm lượng sắt (Fe) chứa trong các chất hữu cơ trong cây rất cần cho dinh dưỡng sắt của động vật non.

    Thiếu Sắt

    Hiện tượng vàng lá do thiếu sắt chỉ thường chỉ xảy ra trong các trường hợp sau:

    + Đất có pH cao: Thấy ở nhiều loại cây như lúa, lúa mì, cao lương, ngô, đậu, đậu tương, đồng cỏ, một số cây ăn quả, dâu tằm, và cây cảnh.

    + Nhiệt độ thấp.

    Thiếu sắt (Fe) biểu hiện mất diệp lục trên phiến (thịt) lá.

    Thiếu sắt thường làm cho cây bị hiện tượng vàng lá do mất diệp lục, không có đốm, gân chính của lá còn xanh. Trường hợp thiếu nặng, toàn bộ thịt và gân lá chuyển vàng và cuối cùng trở thành trắng nhợt. Các lá non bị ảnh hưởng trước tiên, đỉnh và mép lá giữ màu xanh lâu nhất sau đó mới dần chuyển sang các lá già hơn.

    Thừa Sắt

    Cây lúa bị ngộ độc sắt xuất hiện các đốm nhỏ màu nâu trên lá già và bắt đầu từ đầu lá lan dần vào giữa làm cho toàn bộ lá chuyển sang màu nâu, tím, vàng, da cam, tùy thuộc vào giống. Trong trường hợp nghiêm trọng lá chuyển sang màu nâu và chết.

    Cây  lúa sinh trưởng chậm, còi cọc, đẻ nhánh hạn chế. Hệ thống rễ bị tổn hại, rễ chết chuyển màu đen, ít rễ mới (rễ trắng). Nếu ngộ độc sắt xảy ra ở giai đoạn tạo năng suất, sự tăng trưởng của cây lúa không bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tuy nhiên năng suất lúa giảm do sự ngộ độc sắt ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn của lúa.

    Khi sử dụng quá liều lượng, có thể dùng vôi (Cao) hòa nước pha loãng, tưới gốc hoặc phun lá để giải độc.

      Nguồn Cung Cấp Sắt

      Sắt trong đất:

      Hàm lượng khá cao, khoảng 10% và thường ở dạng các hợp chất oxit, hydroxit, photphat và các silicat.

      Trong môi trường đất thoáng khí, hữu cơ có tính kiềm thì sắt ở hóa trị III, còn trong điều kiện ngập nước, chua thì sắt thường ở dạng hóa trị II.

      Fe Chelate, nguồn từ Phân bón Miền Nam

      Có thể bổ sung sắt cho cây bằng cách bón qua rễ hoặc phun qua lá, qua sản phẩm của Công ty Phân bón Miền Nam, phân bón lá Yogen mitsui Vina.

      Một sản phẩm phân bón lá Yogen

      Các loại nguyên liệu để sản xuất phân có chứa sắt

      Sắt (II) sunfat (FeSO4.7H2O): 20% Fe;

      Sắt (III) sunfat (Fe2(SO4)3.4H2O): 20% Fe;

      Sắt (II) cacbonat (FeCO3.2H2O): 42% Fe;

      Phân sắt chelate (EDTA-Fe): 13% Sắt Chelate.

      Sưu tầm và biên soạn Ks Lê Minh Giang

      Bài 5: Bo (B) Và Vai Trò Đối Với Cây Trồng

      Bo ở dạng kim loại

      1. Khái quát về nguyên tố Bo

      Bo (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp bore /bɔʁ/) là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu B và số hiệu nguyên tử bằng 5, nguyên tử khối bằng 11.

      Là một nguyên tố á kim hóa trị +3, bo xuất hiện chủ yếu trong quặng borax. Có hai dạng thù hình của bo; bo vô định hình là chất bột màu nâu, nhưng bo kim loại thì có màu đen. Dạng thù hình kim loại rất cứng (9,3 trong thangon Mohs) và là chất dẫn điện kém ở nhiệt độ phòng. Không tìm thấy bo tự do trong tự nhiên.

      Nguyên tố này được phân lập năm 1808 bởi Sir Humphry Davy, Joseph Louis Gay-Lussac và Louis Jacques Thénard, với độ tinh khiết khoảng 50%. Những người này không biết chất tạo thành như là một nguyên tố. Năm 1824 Jöns Jakob Berzelius đã xác nhận bo như là một nguyên tố; ông gọi nó là boron, một từ tiếng Latin có nguồn gốc là burah trong tiếng Ba Tư. Bo nguyên chất được sản xuất lần đầu tiên bởi nhà hóa học người Mỹ W. Weintraub năm 1909.

      Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ là hai nước sản xuất bo lớn nhất thế giới. Bo trong tự nhiên tìm thấy ở dạng muối borat, axít boric, colemanit, kernit, ulexit. Axít boric đôi khi tìm thấy trong nước suối có nguồn gốc núi lửa. Ulexit là khoáng chất borat tự nhiên có thuộc tính của cáp quang học.

      Nguồn có giá trị kinh tế quan trọng là quặng rasorit (kernit) và tincal (quặng borax), cả hai được tìm thấy ở sa mạc Mojave (California) (với borax là khoáng chất chủ yếu). Thổ Nhĩ Kỳ là nơi mà các khoáng chất borax cũng được tìm thấy nhiều.

      Bo tinh khiết không dễ điều chế. Phương pháp sớm nhất được sử dụng là khử ôxít bo với các kim loại như magiê hay nhôm. Tuy nhiên sản phẩm thu được hầu như có chứa borua kim loại. Bo nguyên chất có thể được điều chế bằng việc khử các hợp chất của bo với các halôgen dễ bay hơi bằng hiđrô ở nhiệt độ cao.

      2. Vai trò của Bo đối với cây trồng

      Khi thiếu Bo, tổng hợp cytokinin bị suy giảm, trong các cây không được cung cấp đủ Bo thì NO3- tích lũy trong rễ, lá, thân, cành, điều đó cho thấy tổng hợp NO3- giảm và acid amin bị ức chế (Brown và Hu, 1997). Triệu chứng thiếu Bo trên cây cà phê 3. Bo trong cây trồng: Hàm lượng Bo rất khác biệt giữa các loại cây. Hàm lượng Bo trong các cây một lá mầm thường thấp hơn các cây hai lá mầm. Trong cây, hàm lượng Bo trong lá thường cao hơn thân. Bo trong cây giảm dần theo thời gian sinh trưởng (Fageria và cộng sự, 2006). Nồng độ B trong lúa thay đổi theo của tuổi cây khoảng 9 mg/kg ở 19 ngày sau khi gieo và giảm xuống còn 8 mg/kg ở 130 ngày sau khi gieo. Cây thiếu B khi nồng độ trong lá trưởng thành < 15 mg/kg. Mức độ phù hợp của Bo trong cây trồng trong khoảng 20-100 mg/kg trọng lượng khô (Fageria, 1992).

      4. Tác động của Bo đối với cây trồng: Tuy nhu cầu Bo trên cây trồng là thấp hơn so với tất cả các vi lượng thiết yếu khác, ngoại trừ molypden, nhưng vai trò của Bo là không thể thiếu trên các loại cây trồng. Hiện tượng thiếu Bo là rất phổ biến trên thế giới. Rất nhiều loại cây ăn quả, cây rau, và các hoa màu khác có biểu hiện thiếu Bo. Cây cọ dầu đặc biệt mẫn cảm với hiện tượng thiếu Bo. Các loại đậu lấy hạt có yêu cầu cao về Bo.

      Ngộ độc Bo trên cây trồng có thể xuất hiện ở những vùng đất khô hạn và vùng đất mặn. Bón nhiều tro cũng là nguyên nhân gây ngộ độc cây ở nhiều vùng. Khi bón B với lượng cao dẫn đến giảm sự hấp thu của Zn, Fe, Mn nhưng tăng sự hấp thu của Cu (Fageria và cộng sự, 2002). Lượng Ca và Mg cao có thể làm giảm sự hấp thu Bo. Ảnh hưởng của lân và lưu huỳnh trên sự hấp thu Bo là không rõ ràng. Thiếu kẽm tăng cường tích lũy B (Graham và cộng sự, 1987), Zn có tác dụng giảm tích lũy và độc tính của B trên cây trồng (Moraghan và Mascagni, 1991; Swietlik, 1995). Thiếu Bo làm giảm khả năng hút lân của các cây họ đậu (Robertson và Loughman, 1974) và giảm sự hấp thu của Mn và Zn trên cây bông (Ohki, 1975). Bo trở thành độc hại đối với ngô khi trồng trong điều kiện thiếu lân, và việc bón lân có tác dụng làm giảm bớt độc tính Bo (Gunes và Alpaslan, 2000). Kiềm hóa bằng cách bón vôi là biện pháp khắc phục tình trạng ngộ độc Bo với cây trồng. Bón thêm silic cũng có tác dụng ngăn cản sự hấp thu Bo của cây từ đó làm giảm tình trạng ngộ độc cho cây trồng.(Còn nữa)…

      Sưu tầm và biên soạn Ks Lê Minh Giang

      Bài 5: Bo (B) Và Vai Trò Đối Với Cây Trồng (Tiếp Theo)

      5. Mối tương hỗ giữa B và các nguyên tố dinh dưỡng khác:

      – Khi lạm dụng Bo bón với lượng cao, dẫn đến sự giảm hấp thu của Zn, Fe, Mn nhưng tăng hấp thu Cu. Lượng Ca và Mg cao có thể làm giảm sự hấp thu Bo.

      + Thiếu Zn tăng cường tích lũy Bo. Zn có tác dụng giảm tích lũy và độc tính của B trên cây trồng.

      + Thiếu Bo làm giảm khả năng hút lân của các cây họ đậu và giảm sự hấp thu của Mn và Zn trên cây bông.

      + Bo độc hại đối với ngô khi trồng trong điều kiện thiếu lân, và việc bón lân có tác dụng làm giảm bớt độc tính của Bo.

      Biện pháp khắc phục hiện tượng ngộ độc Bo: Bón vôi, bón thêm Silic cũng có tác dụng ngăn cản sự cản sự hấp thu Bo của cây từ đó làm giảm tình trạng ngộ độc ở cây.

      Biểu hiện thiếu Bo ở một số cây trồng

      5.1. Liều lượng Bo đối với quá trình ra hoa, đậu quả

      – Có thể khắc phục hiện tượng thiếu hụt Bo bằng cách: phun qua lá, tưới gốc hoặc bón gốc trộn với phân bón.

      Lưu ý: Bón lót bằng cách rải đều hay bón thúc vào đất có hiệu quả hơn so với phun lên lá đối với cây hằng năm. Còn đối với cây ăn quả, phun phân Bo qua lá rất hiệu quả, có thể phun vào các thời điểm: Chồi đang ngủ, bắt đầu nảy chồi mới hoặc khi lá đang phát triển đầy đủ.

      – Đối với các cây họ đậu và cây lấy củ cần 2 – 4 kg B/ha, trong khi đó các cây trồng khác cần lượng B tối đa thấp hơn.

      + Lượng Bo cân đối đối với cây họ đậu là: 2kg/ha.

      + Đối với ngô: 4,7kg/ha.

      + Đối với đậu tương: 3,4 kg/ha.

      Lưu ý:

      + Lượng Bo gây ngộ độc cho lúa 4,4 kg Bo/ha, cây đậu 8,7 kg Bo/ha, đối với ngô là 6,8 kg Bo/ha và 7,4 kg Bo/ha cho lúa mỳ.

      – Bón Bo vào thời kỳ 1 tuần trước khi ra hoa và sau khi đậu quả giúp chuỗi hoa kéo dài, làm chồi hoa lớn, khả năng đậu trái được tốt, sau khi đậu quả trái lớn nhanh, tránh hiện tượng rụng trái,rụng hoa, thối trái, thối hạt,…

      6. Giới thiệu về sản phẩm

      Sản phẩm phân bón Miền Nam có bổ sung Boron

      6.1 Borate Canxi 9% Boron

      Tên hóa học: Natri Borat Canxi

      Công thức: NaCaB5O9.8H2O

      Hàm lượng dinh dưỡng: B2O3: 29.0 ± 0.5% (tương đương Boron: 9.0 ± 0.2%), Na2O: 6.9%, CaO: 12.1%, H2O: 2.5%

      Màu sắc: Xám trắng, tan tốt trong nước

      Quy cách đóng gói: 25kg/bao hoặc với lượng yêu cầu tối tiểu 1kg.

      Địa điểm: Mua hóa chất Natri Borate Canxi 9% Boron

      Ứng dụng: Borate Canxi 9% Boron là sản phẩm khoáng tự nhiên với 9% Boron được sử dụng trong ngành nông nghiệp (phân bón và điều hòa sinh trưởng thực vật).

      – Cách sử dụng

      – Có thể bón gốc, hoặc trộn với phân hóa học.

      – Có thể phun lên lá.

      – Phun vào thời kỳ khoảng 1 tuần trước khi ra hoa và sau khi đậu quả tăng khả năng ra hoa, hạn chế rụng bông tăng khả năng đậu quả. Không phun lúc hoa ra rộ.

      + Đối với cây ăn trái (xoài, cam, …) lượng bón: 50 – 60g/25 lít nước.

      + Đối với tiêu, cà phê: 500 – 550g/220 lít nước.

      + Đối với dưa leo, rau ăn lá, dưa hấu, cà chua: 350 – 400g/200 lít nước.

      Các đọc giả có thể mua hóa chất nông nghiệp đặc biệt là sản phẩm Borate Canxi 9% ở các đơn vị kinh doanh, xuất nhập khẩu hóa chất.3

      6.2. Giới thiệu về sản phẩm axit Boric 99,9% (H3BO3)

      Dạng tinh thể màu trắng, sờ nhờn, vị nhạt, không gây xót, tan trong nước, etanol (cồn), glixerin.

      Hàm lượng H3BO3 là 99,9% (tương đương B = 17,5 %; B2O3 = 34%)

      Ứng dụng: Dùng trong nông nghiệp (phân bón vi lượng), dùng trong công nghiệp (khử trùng, chất bảo quản, thuốc trừ sâu bọ, kháng cháy,…)

      Tên hóa học: Axit Boric

      Công thức: H3BO3

      Ngoại quan: Dạng bột màu trắng.

      Quy cách đóng gói: 25kg/bao hoặc theo yêu cầu của khách hàng.

      – Cách sử dụng

      – Phân axit boric được sử dụng để phun lên lá với nồng độ 0,03-0,05%.

      – Phân còn được dùng để xử lý hạt giống, bón cho những nơi đất có hàm lượng B dễ tiêu dưới 0,2mg/100g đất.

      Axit boric bón thích hợp cho cây họ đậu, đay…

      6.3. Giới thiệu về Borat Natri 

      Dạng tương tự như Natri Borat Canxi

      + Phân Borat natri (Na2B4O7.10H2O)

      Hàm lượng B trong phân là 11,3%.

      – Cách sử dụng

      Phân này được dùng để phun lên lá, xử lý hạt giống. Borat natri còn được dùng để trộn với phân đa lượng với mục đích sản xuất ra phân hỗn hợp có chứa B.

      + Borat magie: Phân này chứa 1,4% B và 19% Mg.

      Phân được dùng để bón vào đất với lượng 0,5-1,5kg/ha, hoặc phun lên lá với lượng 200mg/ha hoạt chất (0,1-0,3kg/ha).

      Cây bị thiếu B sinh trưởng kém, lá nhỏ, có màu nhạt, cây đâm chồi nách nhiều, rễ phát triển kém, thân cây thường bị nứt nẻ.

      Sưu tầm và biên soạn Ks Lê Minh Giang

      Bài 4: Trung Lượng Canxi Và Vai Trò Dinh Dưỡng Đối Với Cây Trồng

      CALCIUM

      Ký hiệu: Ca

      Phương pháp phân tích: TCVN1078:1999

      Canxi là kim loại màu xám bạc, mềm được điều chế bằng phương pháp điện phân từ fluorua canxi. Nó cháy với ngọn lửa vàng – đỏ và tạo thành một lớp nitrua che phủ có màu trắng khi để ngoài không khí. Nó có phản ứng với nước tạo ra hidro và hidroxit canxi.

      Canxi hay Calcium (gọi tắt là Ca) là nguyên tố có hóa trị 2, nên thường được viết là Ca+2. Từ lâu, Ca được xếp vào nhóm dinh dưỡng trung lượng cùng với lưu huỳnh (S) và magie (Mg) nhưng vai trò của nó đối với cây thì không phải ai cũng hiểu được tường tận.

      Vai trò của canxi Cây hút canxi vào dưới dạng Ca+2. Theo các tài liệu thì Ca đóng vai trò kích thích rễ cây phát triển, giúp hình thành các hợp chất tạo nên màng tế bào, làm cho cây trở nên cứng cáp hơn. Ca làm tăng hoạt tính một số men, trung hòa các axit hữu cơ trong cây. Vì vậy, với cây ăn quả, bón Ca làm cho quả có lượng đường cao hơn, ngọt hơn. Các cây họ đậu như: lạc, đậu tương, đậu ván… thì Ca là chất dinh dưỡng rất quan trọng. Bởi thiếu Ca cây họ đậu sẽ bị lép hay hạt không no tròn. Vậy nên nông dân thường có câu: “Không lân, không vôi thì thôi trồng lạc” là thế. Khi cây hút nhiều Ca sẽ giúp hàm lượng đạm Nitrat (N03-) giảm xuống, giúp cho các vi sinh vật rễ phát triển thuận lợi, điều tiết mạnh mẽ quá trình trao đổi chất của tế bào. Có thể thấy, Ca là cầu nối trung gian cho các thành phần hóa học của chất nguyên sinh và duy trì cân bằng tỷ lệ các cation và anion trong tế bào, cũng như hạn chế xâm nhập của các chất K+, Mg+2, Na+, NH4+. Ca làm giảm tính thấm nước của tế bào, nhưng lại làm tăng thoát hơi nước.

      Khi bón canxi vào đất vai trò đầu tiên là làm giảm độc hại của các chất như Fe, Al, Cu, và Mn…, giúp giảm độ chua trong đất. Canxi lấy từ đâu? Vỏ trái đất chứa khoảng 3,64% canxi nhưng do nguồn gốc đá mẹ, địa hình khác nhau và nhiều quá trình như mưa, bão, gió… và phương thức canh tác của con người mà hàm lượng canxi trong từng loại đất, từng vùng khác nhau. Ca trong đất mất đi bằng nhiều con đường, nên sau 1 – 2 vụ trồng trọt, hàm lượng Ca giảm xuống rất rõ, nên phải cung cấp Ca cho cây. Ngoài ra, can xi hiện hữu trong đá vôi nguyên chất chứa 54,7 – 56% CaO; đá vôi lẫn Dolomít chứa 42,4 – 54,7% CaO; đá vôi Dolomit hóa chứa 31,6 -42,4% CaO; thạch cao (Gypsum) chứa 56% CaO; vỏ ốc, sò, san hô chứa 40% CaO; phân superphosphat chứa 12 – 14% Ca; phân lân nung chảy chứa 28 – 30% CaO…

      Cây thiếu canxi biểu hiện thế nào?

      Khi thiếu Ca, triệu chứng biểu hiện trên cây cho ta thấy là đầu chóp lá và hai bên mép lá chuyển sang màu bạc trắng, sau đó hóa đen rồi uốn cong và xoắn lại. Cấu trúc của tế bào bị hại, lá non, đọt non bị ảnh hưởng trước, tiếp đến là hệ rễ làm ảnh hưởng đến khả năng hút nước và hấp thụ dinh dưỡng của cây. Ở thân cây thường xuất hiện rễ phụ, lông hút, rễ sinh trưởng chậm. Khi thiếu Ca nặng, hoa quả bị thối từng mảng, còn thừa Ca chưa thấy biểu hiện rõ các triệu chứng ra bên ngoài. Ca có tác động tương hỗ với một số ion nên làm giảm tỷ lệ hút các ion đó. Ví dụ, làm hạn chế hút đạm dạng NH4+ nên giảm tác hại do thừa N gây ra, giảm bớt lượng Na+ cũng giảm tác hại của chất này đối với cây.

      Nếu không phải là đất phèn thì chỉ cần sử dụng 300 – 400 kg phân dạng này/ha là thỏa mãn đủ lượng Ca tốt nhất cho cây. Nếu bón thừa Ca, trước hết Ca hoạt động ở quanh vùng rễ để khử độc cho cây tốt nên phần lợi vẫn ưu thế hơn. Tuy vậy để sử dụng mặt lợi này của Ca, thường ta bón liều lượng Ca cao vào lúc làm đất trước khi gieo cấy 1 – 2 tuần sẽ có lợi nhiều hơn. Đất nào phải bón canxi? Nói chung đất có độ pH thấp hơn 6,5 đều cần bón Ca. Như vậy, đất nông nghiệp của nước ta vùng nào cũng cần bón Ca nên cần ưu tiên bón cho đất có pH dưới 5,5 đó là đất xám và đất phèn.

      Về liều lượng thì tùy thuộc vào mức độ chua nhiều hay ít để phân bổ lượng Ca cho phù hợp. Ca có hai chức năng chính khi được bón vào đất:

      – Thứ nhất giúp khử độc để nâng pH của đất lên.

      – Thứ hai, cung cấp Ca cho cây hút, khi pH đã được cải thiện, chất độc giảm, bộ rễ có điều kiện phát triển thì khả năng hút nước và chất khoáng của bộ rễ được tăng cường, giúp cho cây thêm khỏe mạnh.

      Vì vậy, tùy theo môi trường đất mà quyết định bón nhiều hay ít phân có chứa Ca. Nhưng mức tối thiểu cũng cần bón khoảng 500 kg/ha như vôi nung (CaO) thì mới đủ đáp ứng cho hai chức năng của Ca bón vào.

      Nguyên liệu nào bón cho đất sẽ cung cấp Ca tốt nhất?

      Trong các nguyên liệu có chứa Ca kể trên, nếu dùng đá vôi hay vỏ sò, vỏ ốc, san hô … cần phải nung kỹ, tạo thành CaO mới bón. Các dạng vật liệu như Dolomit, thạch cao thì có thể bón trực tiếp được nhưng thường bón như dạng bón lót. Còn super phosphate hay phân lân nung chảy thì dùng dễ dàng, nhưng phần lớn cũng để bón lót hoặc bón thúc, đặc biệt là trên đất phèn.

      Đá vôi được nung thành vôi

      Các dạng canxi

      – Đá vôi nguyên chất 54,7 – 56,1% CaO

      – Đá vôi lẫn dolomit 42,4 – 54,7% CaO

      – Đá vôi dolomit hóa 31,6 – 42,4% CaO

      – Thạch cao 56% CaO

      – Vỏ sò, ốc, san hô 40% CaO

      – Superphosphate 18 – 21% Ca

      – Triple Superphosphate 12 – 14% Ca

      Đơn vị tính hàm lượng canxi là %Ca, %Cao, %CaCO3

      Canxi trong đất:

      * Hàm lượng Canxi trong đất:

      – Nồng độ Canxi của bề mặt đất là 3,64% và thay đổi tùy theo loại đất.

      – Canxi trong đất tồn tại dưới dạng các khoáng nguyên sinh.

      – Canxi trong đất có thể mất đi do thoát thủy, VSV hấp thụ, hấp thu xung quanh các phần tử sét, tái kết tủa dưới dạng Ca thứ sinh.

      * Tác dụng của canxi:

      – Giảm độ chua trong đất, giảm sự gây độc của Mn, Fe, Cu, Al (nếu hàm lượng cao).

      – Rất cần thiết đối với vi khuẩn cố định đạm.

      – Tỉ số Ca/tổng số cation từ 0,1 – 0,15 thích hợp cho sự phát triển của rễ cây bông.

      Vai trò của canxi

      Canxi trong cây:

      * Hàm lượng Canxi trong cây:

      – Cây hấp thụ Canxi trong đất dưới dạng Ca2+.

      – Nồng độ Ca cho nhu cầu của cây trồng từ 0,1% – 5,0% của trọng lượng chất khô.

      – Canxi trong rễ thường cao hơn lượng cây cần hút.

      – Cây hút Ca2+ được bởi các đầu rễ non.

      * Tác dụng của canxi:

      – Kích thích rễ và lá cây phát triển.

      – Hình thành các hợp chất cấu thành màng tế bào, làm cây trở nên cứng cáp.

      – Giúp làm giảm hàm lượng đạm Nitrat trong cây.

      – Tăng cường hoạt tính của một số hệ thống men trong cây.

      – Trung hòa các axit hữu cơ trong cây

      – Rất cần thiết cho sự phát triển của hạt đậu.

      – Tăng cường sự phát triển của bộ rễ, kích thích hoạt động của VSV, hút các nguyên tố dinh dưỡng khác.

      – Điều tiết mạnh mẽ quá trình trao đổi chất và sinh lý của tế bào.

      – Cầu nối trung gian giữa các thành phần hóa học của chất nguyên sinh

      – Duy trì cân bằng cation – anion trong tế bào.

      – Hạn chế sự xâm nhập của cation K+, Mg2+, Na+, NH4+ vào tế bào, là yếu tố chống độc cho cây.

      – Làm giảm tính thấm nước cuả màng tế bào, tính hút nước của cây mà lại tăng sự thoát hơi nước.

      Sự thiếu canxi đối với cây trồng

      – Tế bào bị hủy hoại, rễ, lá, và các phần khác của cây đều bị thối và chết.

      – Hiện ra trước tiên là đầu lá và mép lá bị hóa trắng sau hóa đen rồi phiến lá bị uốn cong và xoắn lại, cấu trúc của màng sinh chất và màng các bào quan bị hư hại canxi

      – Thể hiện ra trong các mô non đang phân chia và hệ rễ bị hư hại.

      – Tế bào đang phân chia không hình thành được vách tế bào mới.

      – Xuất hiện các tế bào nhiều nhân đặc trưng đối với mô nhân sinh thiếu canxi.

      – Tăng sự xuất hiện rễ phụ và lông hút, rễ sinh trưởng chậm

      Vai trò của vôi (CaCO3) trong quá trình cải tạo đất

      Các phản ứng vôi trong đất:

      * Phản ứng của vôi với nhóm acid carboxylic trong chất hữu cơ.

      RCOO]

      2R – COOH + CaCO3 = Ca2+ + H2O + CO2

      RCOO]

      – Nếu đất ít chua, bicarbonate có thể tạo thành sau khi bón vôi

      RCOO]

      2R – COOH + CaCO3 = Ca2+ + 2H2CO3 + Ca2+

      RCOO]

      * Phản ứng với Al3+ trên khoáng sét, làm giảm độ độc của nhóm

      2Al3+ -Keo đất + 3CaCO3 = 2Al(OH)3 + 3Ca2+ -Keo đất + 3H2O + 3CO2

      * Trung hòa độ chua của đất

      [KĐ]-2H + CaCO3 = [KĐ]-Ca + H2O + CO2

      H2CO3 + CaCO3 = Ca(HCO3)2

      * Khử được tác hại của đất mặn

      [KĐ]-2Na + CaSO4 = [KĐ)-Ca + Na2SO4

      Rửa trôi

      Biện pháp bón vôi:

      – Bón vôi thường hiệu quả cao nhất đối với dất chua và đất bạc màu.

      – Ngoài tác dụng cải tạo hoá tính, lí tính của đất, tạo độ chua thích hợp cho sự phát triển bình thường của cây trồng và vi sinh vật có ích đồng thời còn bảo đảm cung cấp cho cây trồng một nguyên tố dinh dưỡng rất cần thiết.

      Chu kỳ bón vôi

      – Đất chua mặn, đất phèn bón 45 – 60 tạ/ha sang vụ 2 đã hết hiệu lực.

      – Đất bạc màu bón 5,6 – 23 tạ/ha cũng chi bội thu được vụ 3.

      – Đất phù sa cổ bón 12,5 – 50 tạ/ha hiệu lực còn đến vụ thứ 4.

       Sưu tầm và biên tập ks Lê Minh Giang

      Cập nhật thông tin chi tiết về Bài 5: Vi Lượng Sắt (Fe) Đối Với Cây Trồng trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!