Xu Hướng 12/2023 # Bạch Hạc Langbiang – Denrobium Wattii – Nguyễn Ngọc Hà – Dân Chơi Lan # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bạch Hạc Langbiang – Denrobium Wattii – Nguyễn Ngọc Hà – Dân Chơi Lan được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bạch Hạc Langbiang – Dendrobium wattii

Theo kinh nghiệm trồng và chăm sóc mấy năm nay, em Hạc này thích mát mẻ, thích ánh sáng dịu dàng 50%. Bị dính nước thì lâu khô vì quá nhiều lông đen. Vì nước đọng lâu khô nên em này dễ bị thối mất mầm non.

Ba năm trước tôi có ghép hơn chục giò, tôi thấy như này: giò treo ăn nắng 70% như giả hạc thì èo uột, giả hành hơi bị tóp teo, không căng. Giò treo ngoài mưa thì đi chầu ông bà ông vải sau vài trận mưa đầu mùa dù có xịt thuốc nấm. Chỉ còn lại giò trong mái nilon và ăn nắng dịu dàng là phát triển rất đẹp.

Em này thích khô ráo, giá thể là gỗ hoặc lũa. Tôi có ghép vào chậu với giá thể rất xốp và không đọng nước là dớn sợi, than mà nó cứ tèo mất mầm, cứ ra mầm nào là tèo mầm đó (Nói chung ghép chậu vẫn sống nhưng non nghề thì khó). Chỉ ghép trên gỗ là còn nguyên vẹn.

Hoa thơm, bền hơn 1 tháng. Một mắt ra từ 1-3 bông hoa. Cánh sáp bóng rất đẹp.

Ngày tưới 1-2 lần vào gốc là đủ, hạn chế tưới vào ngọn và lá. Em này dễ bị rệp sáp, rệp bông nên cần kiểm tra gốc thường xuyên.

Để chinh phục được em có lông đen này cũng khá khó. Nếu bạn ở xứ nóng thì có khi năm đầu tiên em nó chưa quen thời tiết sẽ khó hoa. Năm hai có thể hoa mà có lẽ không nhiều.

À, Langbian là 1 ngọn núi rất cao tại huyện Lạc Dương thuộc tỉnh Lâm Đồng. Cách Đà Lạt 30km, cách nhà tôi 60km.

Em hạc này giờ hiếm vì khai thác mấy năm trước quá tàn bạo, mà người trồng không biết cách nên chết gần như hết. Sắp tuyệt chủng ngoài tự nhiên rồi!

Nguyễn Ngọc Hà

Bạch Hạc Langbiang – Dendrobium Wattii

Là loại cây của xứ mát, cần nhiệt độ ổn định, nhiều nước trong thời kỳ sinh trưởng và hơi khô sau khi hết mùa hoa. Là loại cây khó trồng ở miền Bắc khi nhiệt độ quá cao về mùa hè.

Cây dài cỡ trung bình (40-60cm), thân phủ một lớp lông đen, hoa đơn hoặc 1 chùm 2-3 hoa. Hoa màu trắng, trọng họng có 1 bớt dài màu vàng, bên cạnh là những tia vàng chia đều 2 bên.

Trồng cây trong hỗn hợp vỏ thông và dớn cọng vụn, tưới nhiều khi cây con đang sinh trưởng, cần khô ráo vào mùa thu và mùa đông. Ánh sáng trung bình, ưa khí hậu mát. Độ khó: hơi khó trồng tại miền Bắc .

Bài 21: Trồng Và Chăm Sóc Lan Bạch Hạc Langbiang – Nguyễn Ngọc Hà

Theo kinh nghiệm trồng và chăm sóc mấy năm nay, em Hạc này thích mát mẻ, thích ánh sáng dịu dàng 50%. Bị dính nước thì lâu khô vì quá nhiều lông đen. Vì nước đọng lâu khô nên em này dễ bị thối mất mầm non.

Ba năm trước tôi có ghép hơn chục giò, tôi thấy như này: giò treo ăn nắng 70% như giả hạc thì èo uột, giả hành hơi bị tóp teo, không căng. Giò treo ngoài mưa thì đi chầu ông bà ông vải sau vài trận mưa đầu mùa dù có xịt thuốc nấm. Chỉ 

còn lại giò trong mái nilon và ăn nắng dịu dàng là phát triển rất đẹp.

Em này thích khô ráo, giá thể là gỗ hoặc lũa. Tôi có ghép vào chậu với giá thể rất xốp và không đọng nước là dớn sợi, than mà nó cứ tèo mất mầm, cứ ra mầm nào là tèo mầm đó (Nói chung ghép chậu vẫn sống nhưng non nghề thì khó). Chỉ ghép trên gỗ là còn nguyên vẹn.

Hoa thơm, bền hơn 1 tháng. Một mắt ra từ 1-3 bông hoa. Cánh sáp bóng rất đẹp.

Ngày tưới 1-2 lần vào gốc là đủ, hạn chế tưới vào ngọn và lá. Em này dễ bị rệp sáp, rệp bông nên cần kiểm tra gốc thường xuyên.

Để chinh phục được em có lông đen này cũng khá khó. Nếu bạn ở xứ nóng thì có khi năm đầu tiên em nó chưa quen thời tiết sẽ khó hoa. Năm hai có thể hoa mà có lẽ không nhiều.

À, Langbian là 1 ngọn núi rất cao tại huyện Lạc Dương thuộc tỉnh Lâm Đồng. Cách Đà Lạt 30km, cách nhà tôi 60km.

Em hạc này giờ hiếm vì khai thác mấy năm trước quá tàn bạo, mà người trồng không biết cách nên chết gần như hết. Sắp tuyệt chủng ngoài tự nhiên rồi!

Nguyễn Ngọc Hà

[tintuc][/tintuc]

Lan Bầu Rượu – Nguyễn Ngọc Hà – Dân Chơi Lan

Lan Bầu Rượu – Calanthe rubens Ridl (Bài 24)

Đây là một chi ĐỊA LAN – CYMBIDIUM phân bố rất nhiều ở nước ta. Tên khác của Bầu Rượu là Túy Lan.

Em này có rất nhiều mặt hoa, từ trắng tới hồng, từ đỏ thẫm tới tím nhạt…. Hoa rất bền (khoảng 30 ngày) không thơm nhưng bù lại nở mùa xuân. Có khi trúng ngay tết Nguyên Đán.

Mỗi một củ tôi để ý thấy dưới gốc có từ 2-4 mắt, và nếu bạn trồng với củ to mẩy và điều kiện tiểu khí hậu chuẩn thì 1 củ đẻ 2 con là rất bình thường. Bên cạnh đó, bên trên chóp của BẦU RƯỢU còn 2-4 mắt nữa tùy vào em nó có bao nhiêu cái lá. Theo sinh học, thì cơ bản là các mắt này đều có thể mọc mầm con.

Ngày trước chưa hiểu gì về giống địa lan này, tôi trồng trên chất trồng là đất, cây không phát triển nổi, sau này tôi chuyển sang trồng bằng than như ông chú hàng xóm chỉ, cây lên được mà củ khó to, phát triển rất èo uột. Sau nhiều thử nghiệm về chất trồng, tôi rút ra được bài học như sau: 1/ Chất trồng phải thật tơi xốp, dễ thoát nước. Ví dụ than vụn trộn tí xơ dừa và phân chuồng (phân dê, bò…). Hoặc vỏ thông đập nhỏ với phân chuồng và chút xơ dừa. Bạn cũng có thể băm nhỏ dớn sợi ra trộn với phân chuồng. Vỏ lạc đập nhỏ, vỏ cà phê om, mùn cưa vú sữa vải nhãn… Cũng là những giá thể không tệ chút nào. 2/ Chậu không cần sâu, vì khi tôi trồng chậu cao 25cm, rễ của em nó cũng chỉ ăn trên mặt và loanh quanh sát thành chậu, ăn xuống tầm 5-10cm thôi. Vì thế, nếu có trồng em này, bạn chỉ cần chậu thuyền, nông là được.

Cách trồng thì rất đơn giản. Củ khi đã ra hoa, bạn cắt rễ và vòi hoa đi, để chỗ ẩm, mát, tối và cho mắt ngủ hướng lên trên hoặc nằm ngang (nếu muốn có 2 mầm thì nên căn sao cho 2 mắt đều hướng lên). Bạn chịu khó phun ẩm thường xuyên và chờ khi mắt ngủ nó tỉnh dậy, mọc ra được 1 xíu và chuẩn bị phun rễ thì bạn mang ra trồng. Bạn chỉ cần đặt củ lên chậu và hơi lấp gốc 1 chút, thậm chí không cần lấp luôn cũng được. Miễn sao củ không bị xê dịch, bị lăn đi khi bạn tưới. Chôn mắt ngủ xuống khả năng thối mầm rất cao.

Phân cho em này thì bạn đã trộn sẵn phân chuồng vào chất trồng trong chậu rồi, vậy thì sau 2 tháng bón phân chuồng lại 1 lần là xong. Phân chuồng chiếm khoảng 10-20% chậu là được. Một số trang web có khuyên là bón 20-20-20 hay gì gì đó 1 tuần 1 lần, theo kinh nghiệm thực tế của tôi thì có phân chuồng rồi, bạn không cần phải vẽ thêm việc làm gì.

Bạn có thể xịt thêm phân bón lá trung vi lượng để sức đề kháng của cây tốt hơn.

Sau khoảng 2-3 tháng, củ con đã có lá to, củ con to bằng 1 nửa hoặc 2/3 củ mẹ, bạn có thể nhẹ nhàng lắc lắc củ mẹ, vừa lắc vừa dứt vừa rút. Sau vài động tác đơn giản, bạn lại có 1 củ giống. Bạn tiếp tục để củ mới rút lên vào chỗ mát, ẩm và nếu chắc ăn hơn, xịt atonik. Sau 1 thời gian bạn sẽ thấy mầm bung ra từ gốc

Trường hợp gốc đã hết mầm, bạn đặt nằm ngang củ mẹ, từ trên mắt lá đã rụng sẽ mọc mầm con. Và cứ thế….

Mùa thu (mùa khô) lá sẽ vàng và rụng, khi đó bạn chỉ cần để vào chỗ mát, thỉnh thoảng khoảng chục ngày 1 lần phun tí nước cho nó khỏi bị top củ là được và chờ đợi mùa hoa. Đảm bảo không cần kích hoa, hoa vẫn ra đều như vắt chanh.

Vòi hoa cao từ 20cm tới hơn 1m tùy giống, tùy củ to hay nhỏ. Giá cả thì rất đa dạng tùy độ quý hiếm của MẶT HOA. Từ 10 ngàn tới 300 – 500 ngàn 1 củ. Vì thế bạn cũng không cần phải quá ngạc nhiên khi chậu nhà bạn 20 củ mà không đổi được 1 củ của người ta.

Mỗi năm thì nên thay chậu và chất trồng 1 lần. Củ to trồng riêng, nhỏ trồng riêng.

Em này rất là dễ thối nhũn khi trời mưa dầm. Vì thế nếu che nilon được là tốt nhất. Nếu không bạn phải xịt Ridomilgold và Kasumin thường xuyên trong mùa mưa (cứ thuốc nấm và khuẩn kết hợp lại mà xịt thôi). Mấy năm vừa rồi tôi cũng ăn nhiều quả đắng khi mùa mưa tới, dù có xịt thuốc mà độ ẩm quá cao thì em nó vẫn tèo. Vì thế tôi cho vào chậu với dớn sợi và treo lên như phong lan. Thật tuyệt! Cả trăm củ mà không mất củ nào. Bạn thấy đấy, phòng bệnh vẫn tốt hơn là chữa bệnh.

Phong lan treo cao, địa lan treo thấp, đúng bài luôn, tiết kiệm diện tích mà có nhiều loại hoa để chơi các bạn ạ.

Nguyễn Ngọc Hà – Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng.

Phân Cho Lan – Nguyễn Ngọc Hà – Dân Chơi Lan

PHÂN BÓN CHO HOA LAN

Nhiều người chơi lan nghĩ rằng hoa lan ở trên rừng không ai bón phân vẫn lên rất xanh tốt, đơm hoa kết trái bình thường. Vậy thì trồng lan ở nhà chắc cũng không cần bón phân vẫn được như ở rừng. Thực tế đã chứng minh điều ngược lại.

Lan ở ngoài tự nhiên vẫn nhận được rất nhiều chất dinh dưỡng từ vỏ cây, lá cây mục, phân chim, xác các loại côn trùng, xác các loại nấm, địa y và dưỡng chất từ nước mưa… Khi chúng ta trồng lan chơi tại nhà, giá thể thường rất sạch sẽ như vỏ thông, dớn, gỗ lũa, viên đất nung… vậy nên chúng ta vẫn nên bón phân cho lan để đạt hiệu quả phát triển tốt hơn. Tôi nhận thấy nếu chúng ta bón phân cho lan cân đối, hài hòa và đầy đủ đều đặn thì cây lan phát triển tốt hơn trên rừng trong môi trường tự nhiên rất nhiều.

Tuy nhiên, có rất nhiều người chơi lan do hiểu chưa tới về việc bón phân cho lan nên đã lạm dụng quá nhiều hoặc bón không cân đối các chất, bón sai cách trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây gây hậu quả cháy lá, chết cây, thối rễ, không ra được hoa và còn nhiều hệ lụy khác.

Tôi rút ra được bài học rằng thà bón ít hoặc không bón còn hơn là bón dư. Vì bón dư chắc chắn lan sẽ chết nếu không cứu chữa kịp thời.

Các loại phân kích thích ra rễ được khuyến cáo nên dùng

để kích thích tạo bộ rễ cho lan khi mới trồng hoặc bộ rễ không đủ để hút chất dinh dưỡng đó là: Chế Phẩm Hùng Nguyễn, Terra Sorb 4, Vitamin B1, N3M, Vinamax Growmore, Rootone, Super Thrive…

Nếu là lan khai thác từ rừng về, trước tiên nên ngâm với Physan20 để diệt khuẩn và nấm, sau đó ngâm với MỘT TRONG SỐ các loại phân kích rễ mới liệt kê bên trên theo liều khuyến cáo của nhà sản xuất. Cá nhân tôi vẫn thường ngâm giống với Chế Phẩm Hùng Nguyễn 6 trong 1 trong thời gian trung bình là 1 tiếng sau đó mới đem trồng vào giá thể.

Sau khi trồng, 5-10 ngày 1 lần đều đặn phun phân kích thích tạo bộ rễ cho tới khi bộ rễ đủ nhiều và khỏe để tự hút chất dinh dưỡng nuôi thân. Thường thì quá trình này sẽ kéo dài từ 3-6 tháng. Bạn cũng có thể luân phiên đổi các loại phân với nhau hoặc pha chung 2 loại lại với nhau, tuy nhiên phải giảm liều lượng của mỗi loại lại một chút.

Các loại phân kích thích bung mầm như Chế phẩm Hùng Nguyễn

, Keiki Super Xanh – Đỏ, Siêu bung đọt nảy chồi của Đầu Trâu hoặc Growmore, Acid Humic, chiết suất tảo biển, chiết suất nhộng tằm, trùng quế, Super Thrive, Atonik, Dekamon…

Bạn chỉ nên dùng 1 loại trong số các loại trên và tuyệt đối không được lạm dụng, phải nghe theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nếu vì nôn nóng hoặc muốn thật nhiều mầm thì có thể gây ra teo mắt ngủ hoặc đẻ vô tội vạ gây suy kiệt cho cây và không thể ra rễ được.

Tôi thấy rằng rất nhiều người chơi lan do tâm lý nôn nóng nên mua vô tội vạ các loại phân như hai mục trên tôi liệt kê, thực ra chúng có công dụng tương tự nhau, không cần thiết phải lãng phí tiền bạc như vậy.

Các loại phân đa lượng, trung lượng và vi lượng:

Phân đa lượng là Đạm (N), Lân (P), Kali (K) viết tắt là NPK.

– Trong 3 tháng đầu của quá trình mầm non mọc lên, chúng ta có thể phun phân bón lá giàu đạm là NPK 30-10-10 để tăng sinh khối cho lan được nhanh chóng.

– Trong 3 hoặc 4 tháng tiếp theo nên dùng phân NPK 20-20-20 (nghĩa là 20% đạm, 20% lân, 20% kali

– Trong 3 tháng tiếp theo nữa nên dùng phân giàu lân và kali 6-30-30 để giúp cây lan cứng cáp, chống chịu điều kiện khắc nghiệt của thời tiết và chuẩn bị vào giấc ngủ (đối với lan đa thân có giả hành), sau đó là tạo nụ hoa.

Nếu bạn cảm thấy quá phức tạp thì có thể dùng phân NPK 20-20-20 trong suốt quá trình từ khi nảy mầm tới khi lan ngủ hoặc chuẩn bị ra nụ.

Có một giải pháp rất hay cho các bạn chơi lan tại nhà đó là dùng phân tan chậm (phâm xám, phân chì) của Nhật với các chỉ số NPK 14-13-13. Một năm chỉ cần gắn phân tan chậm 1 lần duy nhất, gắn phân vào thời điểm bộ rễ lan đã dài được 4cm trở nên. Nên nhồi phân vào túi lưới (loại túi bọc bông hoa cúc), sau đó đặt Sát Thành Chậu hoặc cách gốc lan ít nhất 5cm. Tôi thấy cách này rất tiện, tiết kiệm thời gian và sức khỏe, trong giàn tôi tất cả các giống lan trồng chậu, bảng dớn, trụ dớn… tôi đều gắn hoặc bỏ phân tan chậm loại này.

Ngoài đa lượng ra, bắt buộc bạn phải bón cân đối các yếu tố Trung Lượng (Lưu Huỳnh – S, Canxi – Ca, Magie – Mg) và các yếu tố Vi Lượng (Bo, Co, Cu, Fe, Mn, Zn, Si). Trên bao bì phân thường có ghi chữ TE, ví dụ như 20-20-20 TE, nghĩa là trong loại phân đó đã có bổ sung các yếu tố trung vi lượng, tuy nhiên bạn vẫn nên đọc thành phần ghi trên bao bì, vì không phải phân nào cũng đầy đủ cả trung và vi lượng.

Nếu bạn chỉ bón phân NPK mà không bón phân trung và vi lượng thì hậu quả là cây phát triển không khỏe, ít hoa, rụng nụ, dễ bệnh, lá bị hoại tử hoặc sọc, lá nhỏ, nụ không nở được….

Hiện nay trên thị trường ngoài phân bón lá có tích hợp TE (trung vi lượng) thì còn có loại phân tan chậm hữu cơ như 5-5-5Te và 3-6-6Te chuyên dùng cho hoa lan.

Lưu ý khi bón phân:

– Thời điểm phun phân tốt nhất là sáng sớm, sau đó là chiều mát. Nếu trong ngày nhiệt độ lên quá 33 độ C thì khi phun phân lúc 7h sáng, tới 10h30 bạn nên tưới rửa lại lá để tránh tình trạng cháy lá, cháy ngọn lan.

– Trước khi phun phân bón lá nên tưới nhẹ sơ qua để lan hấp thu phân tốt hơn.

– Phun phân bón lá nên ướt mặt dưới của lá vì mặt dưới nhiều khí khổng làm tăng khả năng hấp thu chất. Bên cạnh đó phun phân bón lá tốt nhất là phun ướt bộ rễ hoặc phun vào chất trồng trong chậu để phân ngấm xuống, đây chính là điểm khác biệt của lan so với cây ăn trái, cây công nghiệp và rau màu.

– Cây lan nhỏ thì dùng liều lượng bằng 1/2 so với bao bì hướng dẫn, sau đó tăng dần dần liều lên sau các lần phun và độ lớn về sinh khối của lan. Ví dụ nếu bạn trồng lan chưa bao giờ phun phân, bạn dùng NPK 20-20-20Te liều 2 gam pha 1 lít nước thì có thể cháy ngọn cháy lá và hư rễ, tuy nhiên nếu bạn dùng 0,5gam pha 1 lít sau đó từ từ tăng liều lên, thì sau chục lần dùng phân, khi lan đã quen bạn thậm chí có thể dùng liều 3gam pha 1 lít lan vẫn chịu được.

Phân tích như trên trông thì có vẻ phức tạp, nhưng thực tế lại rất dễ làm. Ví dụ nếu chỉ trồng chơi đôi ba chục tới trăm giò lan, thì quy trình chỉ cần đơn giản như sau: 1 tuần pha Chế Phẩm Hùng Nguyễn + NPKte phun 1 lần; gắn 1 bịch phân tan chậm; khoảng 20-30 ngày phun 1 lần phân bón lá Trung Vi Lượng 1 lần. Quá trình cứ lặp lại như vậy cho tới cách mùa hoa 2 tháng thì ngừng. Nói chung là tôi chỉ dùng chế phẩm Hùng Nguyễn vì thấy sự tiện lợi, rẻ và được nhiều hiệu quả cả kích mầm kích rễ lại tăng đề kháng. Rất dễ mua vì tôi nhận thấy chỗ nào cũng có bán.

Ngoài phân vô cơ, bạn cũng có thể tự ủ phân chuồng với nấm Trychodemar để bón cho lan. Chỉ lưu ý là phải ủ thật kỹ để tăng hàm lượng chất dinh dưỡng lên mức cao nhất, diệt trừ mầm bệnh, côn trùng và cỏ dại. Tuy phân chuồng rất an toàn cho cây và mát rễ, nhưng chưa hẳn đã an toàn cho người và rất dễ là nguồn gốc của nấm khuẩn và côn trùng hại tới lan. Cũng dễ dàng gây úng thối bộ rễ khi mùa mưa tới. Hiệu quả chỉ được tốt nhất trong 1 tới 2 tháng. Bạn nên cân nhắc lợi hại trước khi sử dụng. Các loại phân chuồng có thể ủ để dùng cho lan như Trâu, Bò, Heo, Gà, Dơi, Tằm…

Cách làm: 10 kg phân chuồng ẩm sệt + 30 gam nấm Trychodemar + 300 gam Supe lân trộn đều sau đó đóng vào bịch nilon đen, buộc kín lại rồi để ở góc tối. 50-60 ngày bỏ ra nhồi phân vào chiếc bít tất (dớ) rồi gắn lên giò lan. Sau 2 tháng lại gắn thêm 1 lần nữa là đủ 1 năm sinh trưởng của lan.

Quan điểm cá nhân tôi luôn là đơn giản hóa việc bón phân cho lan, sao cho an toàn tiết kiệm thời gian và sức khỏe. Ngoài các cách trong bài viết, còn rất rất nhiều công thức cũng như phương pháp và loại phân bón cho lan. Mỗi nghệ nhân sẽ đều có một bí quyết riêng đều đáng để chúng ta tham khảo và thực nghiệm. Mong rằng các bạn sẽ tự tìm ra phương pháp tốt nhất cho giàn lan nhà mình để có những giò lan đẹp thỏa niềm đam mê.

Nguyễn Ngọc Hà – Đức Trọng, Lâm Đồng

Hoàng Thảo Ý Ngọc – Nguyễn Ngọc Hà – Dân Chơi Lan

Hoàng Thảo Ý Ngọc – Dendrobium transparens (Bài 35)

Ý Ngọc – Nàng Công Chúa Từ Bi

Trúc Quan Âm, U Lồi, Hoàng Thảo Kèn làm tương tự

Ý Ngọc – Ngọc Như Ý. Chỉ nghe tên, chưa cần gặp mặt nàng, ta đã có cảm tình tốt đẹp rồi. Vậy Ngọc Như Ý nghĩa là gì?

“Để thành tựu trong thế giới này, cần có đủ ba điều kiện: trí tuệ, từ bi, và lòng can đảm. Ba điều này dẫn đến một đời sống thành công, hạnh phúc, và viên mãn”.

Trong một bài kệ rất đẹp, ngài Santideva (Tịch Thiên) so sánh bản chất chân thật của tâm với một viên kim cương lớn nằm trong một đống rác mà chúng ta qua lại mỗi ngày. Đó là viên ngọc Bồ Đề Tâm – Tính chất từ bi và thương yêu của chúng ta. Nó được gọi là viên Ngọc Như Ý vì nó đem đến hạnh phúc và thành tựu. Rác là ẩn dụ cho vọng tâm, tâm thức rong ruổi không biết dừng, thiếu vắng lòng tin vào nguồn gốc của hạnh phúc chân thật là Từ Bi.

Trong tiếng Thụy Điển, transparens nghĩa là Minh Bạch. Sao lại gọi là Minh Bạch? Phải chăng khuôn bông là một màu trắng tinh khiết làm nền và có mắt hoa màu tím rất rõ ràng minh bạch?

Lần đầu tiên tôi gặp nàng cách đây cũng 5 năm rồi, sao lại có một mặt hoa lại yêu kiều và tinh khiết đến thế! Màu trắng tinh khôi, cánh bay vút, và cái lưỡi hình kèn, họng kèn màu tím đậm, tím của sự thủy chung chứ không phải tím nhạt hoa cà hoa muống. Hai màu đối lập nhau rất rõ ràng, giống đôi mắt của người thiếu nữ mới lớn với hai màu trắng tím.

Đứng xa nửa mét, ta có cảm giác như không có hương thơm, nhưng ghé sát vào nàng, ta lại thấy một mùi thơm rất lạ, rất nhẹ và man mát. Chỉ thoang thoảng hương đưa mà thôi.

Tôi tìm tài liệu của nước ngoài, từ tiếng Anh tới Pháp, Trung Quốc, Thụy Điển và Hy Lạp… cả thế giới người ta công nhận nàng có mùi thơm nhẹ và lạ, chỉ có Việt mình chụp cho nàng mùi phân gián.

Thưởng thức hương thơm của lan nói chung, bạn đừng dí sát mũi vào ngửi, cách xa 1 chút, tận hưởng sự thoang thoảng hương đưa thôi. Ngay cả Phi Điệp mà dí mũi vào ngửi còn thấy hắc nữa là. Mùi gì cũng vậy, nồng độ đậm đặc đều khó chịu.

Tôi thấy đẹp, mà mắt thẩm mỹ tôi cũng không tệ lắm, nên tôi nghĩ nhiều người cùng cảm nhận như tôi. Chính bởi thế, tôi trồng rất nhiều Ý Ngọc trong vườn vừa để thưởng thức, vừa để giao lưu. Có nhiều khi các nàng đua nhau khoe sắc trắng 1 góc vườn, mà tôi có thấy hôi tí nào đâu! Ý kiến cá nhân tôi vậy, bạn có thể có cách cảm nhận khác, nhưng nếu chưa cảm nhận thực tế, hãy thử như tôi – Chinh Phục Nàng Công Chúa này tại vườn nhà mình.

Khoe sắc 10-30 ngày (bạn nên kéo lại xem bài Giữ hoa lâu tàn), hoa to trung bình 4cm, một mắt ra 2-3 bông. Giả hành trung bình cao 50cm.

CHINH PHỤC

Yêu cái đẹp thì dễ, tạo ra cái đẹp mới khó! Chạy theo người đẹp nghèo khó chạy theo bạn – Tạo ra cái đẹp, người đẹp đi theo bạn!

Đã là CÔNG CHÚA, thì dễ gì cho bạn chinh phục!

Đỏng đảnh, khó chiều, khó nuôi, khó thuần… làm được mới gọi là Chinh Phục.

Quê hương nàng ở khắp vùng Nam Á, sống ở độ cao 500m – 2100m. Ở Việt Nam, quê hương nàng ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La (nhiệt 21-23 độ C).

Tóm lại, bạn muốn chinh phục nàng, phải tạo môi trường sống:

Có nhiều nắng nhưng không nóng Ẩm nhưng không ướt sũng Gió nhẹ chứ không bão

Triển Khai:

– Mua ký về hoặc hàng thuần đã quá 3 năm không thay giá thể ta nhổ ra luôn. Cắt tỉa rễ sạch sẽ (để lại 1-2cm nếu bạn dùng súng bắn ghim), cắt lá và giả hành dập nát đi. (Thời điểm ghép thuận nhất là trước khi mầm dưới gốc giả hành mẹ bung).

– Ngâm Physan 20 với nồng độ trên bao bì 1ml pha 1 lít nước trong 10 phút. Vớt ra, treo ngược cho khô ráo và ghép.

– Nguyên tắc là cố định gốc thật chắc và để hở gốc, tuyệt đối không lấp gốc.

– Phun Siêu lân kích rễ (10-60-10) hoặc B1 kích rễ trộn với Atonik kích mắt ngủ. Dĩ nhiên công đoạn này bạn có thể làm trước khi ghép. Nếu có các loại chế phẩm như keiki spay, Duy, chế phẩm Hùng Nguyễn thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng như hướng dẫn của nhà sản xuất.

– Treo chỗ mát, thoáng, ít nắng và tốt nhất là nên che mưa trong 1 tháng đầu tiên. Quá trình này cứ 7 ngày phun phân và thuốc phòng bệnh 1 lần.

– Nàng này ưa mát, nên sau 1 tháng, bạn cho ra ngoài, ăn nắng 70% (1 lớp lưới xanh đen Thái) nhưng treo thật xa lưới ra. Càng xa càng tốt. Nếu bạn ở xứ nóng, giàn cao 3,5m thì nên treo lan cách mặt đất 1-1,5m thì nàng mới ở cùng bạn. Nếu bạn treo em lên cao cách lưới 1,5m chẳng hạn, nóng quá nàng thoát y (tuột hết lá) và ra đi.

– Bọn nhện đỏ rất thích hút nhựa và dinh dưỡng của nàng, đặc biệt là mùa khô. Vì thế, đầu mùa khô, bạn nên phòng với Peseu vài ba lần, định kỳ 20 ngày 1 lần.

– Bệnh hay gặp nhất chỉ có mỗi thối đen do nấm Phytophthora, tóp mầm non, gục mầm non. Chỉ cần bạn pha Kasumin+Antracol hoặc Starner+Aliette phun phòng bệnh định kỳ 10-20 ngày 1 lần, giàn thoáng thì vô tư luôn.

– Bạn nhớ phải chằng cột khi nàng mọc cao lên, vì gốc khá cứng và giòn chứ không dẻo bằng Giả hạc – Phi điệp nên rất dễ gập gốc khi nặng quá và có gió. Nếu muốn giả hành cứng, dẻo thì lượng lân và kali phải đầy đủ. Quan điểm của tôi, thích để nàng đứng thẳng, không nên ghép ngang vào bảng gỗ hay dớn, vì mầm non hướng lên trời, giả hành mẹ chúc xuống đất trông xấu, và khi giả hành non lớn lên, sẽ bị gập gốc.

– Thường thì nàng khai hoa vào tháng 2-5 âm lịch, sau 1 quá trình ngủ khoảng 30 ngày. Năm nay khí hậu quá thất thường, nhà tôi nở đầy vườn rồi. Hazz. Chuyện gì cũng có thể xảy ra được các bạn ạ!

– Xứ nóng có rất nhiều người đã chinh phục thành công, ra hoa khá nhiều chứ không phải là không thể ra hoa. Còn nếu quá khó ra hoa, bạn có thể căn trước khi vàng rụng lá 1 tháng, ta phun phân có hàm lượng Lân và Kali cao (10-30-30, 10-30-20, 6-30-30, 10-60-10….) Tuần phun 1 lần, loãng bằng 2/3 hướng dẫn bao bì, phun 3-4 lần là được.

Khi bạn chinh phục được Ý Ngọc, thì Hoàng thảo Kèn, U lồi, Trúc Quan Âm chắc chắn bạn sẽ chinh phục được. Vì các nàng giống y như nhau. Tôi chỉ viết 1 bài về lan LÁ MỎNG, ƯA MÁT này là đủ để bạn áp dụng cho hàng loạt giống lan khác rồi. Hình ảnh về kỹ thuật ghép trong bài là lan Hoàng Thảo Kèn tôi mới ghép để làm thị phạm cho các bạn.

Tôi đã rất thành công trong việc chinh phục nàng Ý Ngọc, nay chia sẻ kinh nghiệm để tất cả những ai yêu cái đẹp đều có được hạnh phúc như tôi.

Nguyễn Ngọc Hà – Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng

Cập nhật thông tin chi tiết về Bạch Hạc Langbiang – Denrobium Wattii – Nguyễn Ngọc Hà – Dân Chơi Lan trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!