Xu Hướng 3/2023 # Ba Cách Ủ Phân Đậu Tương – Đậu Nành # Top 10 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Ba Cách Ủ Phân Đậu Tương – Đậu Nành # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Ba Cách Ủ Phân Đậu Tương – Đậu Nành được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lợi ích của phân hữu cơ đậu nành: Phân hữu cơ được chế biến từ đậu tương như bột đậu tương, bã đậu nành, bánh dầu là một nguồn đạm, vitamin, vi lượng tự nhiên rất tốt cho Hoa hồng (và các loại cây ăn quả, rau củ). Với việc đất đai thoái hóa do lạm dụng phân hóa học thì phân làm từ đậu tương, cũng như phân chuồng là hai loại phân đang khá thịnh hành giúp cải tạo đất, làm cho giá thể giàu dinh dưỡng cung cấp cho cây hoa hồng.

Ngoài ra, phân đậu nành còn giúp tăng độ mùn cho đất, tăng mật độ vi sinh vật trong đất giúp phân giải lân, kali khó tan trong đất rất tốt.

1. Cách ủ truyền thống

– Thích hợp cho nhà ở quê, vườn rộng nhiều chỗ để.

Luộc chín đậu tương (chín nhừ càng tốt).

Cho đậu đã luộc và cả nước vào 1 cái vò (thùng nhựa to, chum, vại …) đậy nắp lại (không cần đậy quá kín), có thể dùng nilon lót miệng rồi đậy cho khỏi mùi. Để thùng vào góc vườn xa nhà chút (vì nếu hở ra sau này có mùi hôi).

Đây là cách ủ phân hoàn toàn hữu cơ, không dùng hóa chất, enzim hay men vi sinh gì hết. Cách này an toàn, không sợ độc hại gì.

2. Cách ủ bột đậu tương (ủ khô):

Chuẩn bị:

10kg đậu tương loại xấu khoảng 12 – 15.000/1kg (đem xay nhỏ thành bột)

0.5 kg Trichoderma (mua ở cửa hàng bán thuốc nông nghiệp)

Bao tải lót nilon để giữ nhiệt

Cách ủ:

Trộn đều hỗn hợp 3 loại lại với nhau sau đó cho vào bao tải buộc kín.

Thời gian: sau 3 tháng có thể sử dụng.

Khi cho vào bao tải có lót nilon độ ẩm sẽ được sinh ra và trichoderma sẽ hoạt động rất tốt, vậy nên chúng ta không cần phải đổ nước vào vì đây là ủ khô.

Cách sử dụng:

Phân đậu tương được ủ theo dạng bột này có thể sử dụng cho tất cả các loại cây trồng và hoa hồng. Đối với hoa trồng chậu: 0,1kg bột đã ủ sử dụng được cho 1 chậu to, bón bằng cách xới đất quanh chậu, rắc phân rồi lấp đất đi, định kỳ 10 ngày/lần. Sau đó tưới nước bình thường.

LOẠI PHÂN BÓN THẦN KỲ MANG TÊN CHẾ PHẨM ĐỖ TƯƠNG

3. Cách 3: Ủ nước bằng men vi sinh (có thể sử dụng sau 1 tháng)

Chuẩn bị:

50kg bột đậu tương (tương tự như trên)

01 lít men vi sinh (men ủ cá, ủ đậu tương), có thể dùng EMZEO – EMZEO

1kg đường đỏ dạng phên hoặc đường đen dạng bánh (bán ở cửa hàng đồ khô)

Thùng sơn 100 lít để ngâm phân

50 lít nước sạch (nước máy phải phơi 3 – 5 ngày cho bay hết clo trong nước)

Cách ủ:

Cho toàn bộ đường, men vi sinh vào 50 lít nước khuấy đều cho tan đường. Sau đó cho từ từ bột đậu tương vào khuấy đều (thu được hỗn hợp sệt sệt là đạt, không loãng cũng không đặc quá vì trông một vài ngày đầu bột đậu tương sẽ còn nở ra). Đậy nắp lại. Chú ý: trong 1 tuần đầu cứ 1 ngày mở ra khuấy đều 1 lần. Sang tuần thứ hai 2 – 3 ngày mới phải khuấy 1 lần.

Sau 1 tháng mở ra là có thể sử dụng được rồi các bạn ạ.

Cách sử dụng:

Hòa loãng phân đậu tương với nước tỉ lệ 1:50 tưới định kỳ 2 tuần/lần đối với cây hoa hồng. Tưới trực tiếp quanh chậu, sau đó lại tưới nước lạnh cho sạch lá và đỡ bị sốc phân.

Các bạn hãy liên hệ “yeuhoahong” để được tư vấn miễn phí và chăm sóc cây uy tín giá rẻ tại nhà.

Hotline -zalo/facebook: 0968205403.

Facebook: Phạm Thị Giang

Youtube: Yêu Hoa Hồng.

Like this:

Like

Loading…

Bí Quyết Ủ Phân Đậu Tương Không Gây Mùi Khó Chịu

Ngoài vai trò là món ăn, bạn sẽ chẳng thể ngờ rằng đậu tương còn tạo ra một loại phân bón hữu cơ “siêu cao cấp” cho cây trồng. Đặc biệt, rất thích hợp cho nông dân phố chăm sóc vườn nhà vừa hữu cơ vừa an toàn. Tuy nhiên, trong thời gian ủ phân đậu tương thường bốc mùi khó chịu do quá trình phân hủy đậu tương gây ra 

1/ Công dụng

Phân đậu tương cung cấp đầy đủ nguồn đa – trung – vi lượng cùng các acid amin cho cây trồng, đặc biệt là acid humic giúp dễ dàng hấp thu dinh dưỡng và sử dụng phân bón một cách triệt để. Bên cạnh đó, chứa lượng đạm thực vật vô cùng cao (chiếm 40%)

– Giúp cứng cây, bật nhiều mầm, hoa to, đậm màu và bền hoa

– Hạn chế lá vàng, rụng lá trên cây và giúp bộ rễ phát triển mạnh

– Phòng ngừa, tăng sức đề kháng và hạn chế nấm bệnh cho cây

– Giúp đất tơi xốp, dinh dưỡng được giữ, hấp thu và sử dụng triệt để

– Tăng mật độ vi sinh vật có ích, phân hủy các chất khó tan và độc tố trong đất

2/ Cách ủ phân không gây mùi

Trong thời gian ủ diễn sẽ diễn ra quá trình phân giải protein trong đậu tương ở môi trường yếm khí, từ đó gây mùi khó chịu không mong muốn. Với cách ủ truyền thống cần đặt mẻ ủ nơi đất trống và xa khu vực sinh hoạt của gia đình

Để khắc phục tình trạng đó, bạn cần quan tâm đến việc hỗ trợ phân giải protein một cách tự nhiên và nhanh chóng. Phương pháp hiệu quả nhất đang được sử dụng chính là bổ sung thêm mật rỉ đường và chế phẩm vi sinh Emzeo (có thể thêm nấm Trichoderma) vào quá trình ủ. Cụ thể

Chuẩn bị

– Nguyên liệu: hạt đậu tương loại xấu

– Dụng cụ chứa: thùng nhựa có thể tích 25 lít

– Mật rỉ đường cung cấp nguồn thức ăn chất lượng cao cho vi sinh vật trong quá trình ủ 

– Chế phẩm vi sinh Emzeo giúp phân giải protein, các chất có trong đậu nành thành dạng dinh dưỡng dễ hấp thụ cho cây. Hơn hết, giúp khử mùi hôi trong quá trình ủ

– Nước: sử dụng nước giếng, nước mưa không nhiễm phèn, nhiễm mặn. Nếu sử dụng nước máy, cần phơi nước 3-5 ngày để chất khử trùng clo bay hơi

– Vị trí ủ: nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp

Nguyên liệu ủ phân đậu tương

2/1 Cách ủ phân xay nhuyễn

– Hòa tan 600ml mật rỉ đường và 16 lít nước sạch vào thùng nhựa. Sau đó, ngâm 10kg hạt đậu tương trong 8-10 giờ và đậy kín nắp

– Sau thời gian ngâm, hạt đậu tương trương nở ra và cho vào máy xay nhuyễn thành bột

– Đảo đều bột đậu tương với 200gr chế phẩm vi sinh Emzeo (có thể cho thêm nấm Trichoderma) được hỗn hợp sền sệt là đạt

– Đậy kín nắp và đặt nơi thoáng mát. Sau 4-5 ngày đầu tiến hành trộn đều mẻ ủ 

– Sau 15 ngày cho thêm 15 lít nước sạch, khuấy đều và ủ tiếp. Cứ 4-5 ngày trộn đều một lần

– Thu hoạch thành phẩm phân đậu tương sau khoảng thời gian ủ 25-30 ngày

2/2 Cách ủ phân đậu tương nguyên hạt

– Hòa tan 600ml mật rỉ đường và 16 lít nước sạch cho vào thùng chứa. Sau đó, ngâm 10kg hạt đậu tương trong 8-10 giờ

– Bổ sung thêm 400gr chế phẩm sinh học Emzeo (có thể thêm nấm Trichoderma). Sau đó đậy kín, đặt nơi khô thoáng và tránh ánh nắng trực tiếp

– Cứ 5-7 ngày trộn đều một lần và đậy kín ủ tiếp

– Sau 20-25 ngày ủ, tiến hành bổ sung thêm 20 lít nước sạch vào mẻ ủ

– Thu hoạch thành phẩm phân đậu tương sau khoảng thời gian 50-60 ngày

*Nhận biết mẻ ủ thành công

– Phân ủ có mùi thơm lên men đậu tương, không có mùi hôi thối

– Trong quá trình lên men vi sinh vật sinh một lượng khí lớn nên cần mở hé để khí thoát ra ngoài, rồi đóng kín lại

– Sau 4-5 ngày sẽ có lớp tế bào vi sinh màu trắng mọc ở lớp trên bề mặt mẻ ủ

– Sau khi thu hoạch, lọc lấy dịch đậu tương để sử dụng. Còn bã đậu tương dùng để bón góc cây hoặc ủ tiếp 

3/ Cách bón phân 

Đối với hoa hồng

– Tỷ lệ pha: 1 phân đậu tương : 20 nước sạch

– Tưới 100-500 ml/gốc, tùy vào nhu cầu của cây. Tưới cách gốc 40-60 cm và 1-2 lần/tháng

– Sau khi tưới cần rửa lại bằng nước sạch để bảo vệ bộ lá và tăng cường khả năng hấp thu của cây

Đối với hoa lan

– Tỷ lệ pha: 1 phân đậu tương : 20-30 nước sạch

– Phun đều toàn bộ lá, thân và giá thể

– Phun 1 lần/tuần. Nên phun vào sáng sớm (trước 9 giờ) hoặc chiều mát (sau 16 giờ)

Đối với rau ăn lá

– Tỷ lệ pha: 1 phân đậu tương : 50-100 nước sạch

– Phun định kỳ 3-5 ngày/lần

Đối với rau ăn quả

– Tỷ lệ pha: 1 phân đậu tương : 20-30 nước sạch

– Phun định kỳ 1 lần/ tuần. Đặc biệt, giai đoạn nuôi quả cần tăng số lần phun vì phân đậu tương giúp quả thơm và ngọt hơn

Vì sao cần sử dụng mật rỉ đường khi ủ phân đậu tương

Mật rỉ đường cung cấp nguồn thức ăn chất lượng cao cho vi sinh vật trong suốt thời gian ủ. Góp phần thúc đẩy thời gian ủ cũng như tăng chất lượng thành phẩm. Với các ưu điểm

– Hoàn toàn nguyên chất

– Độ hòa tan tốt trong nước

– Hàm lượng đường và cacbon ổn định trên 45%

– Hàm lượng dinh dưỡng và khoáng vô cùng đa dạng (P, K, Na, Cu, Zn, Mg,… )

chúng tôi

Bật Mí Cách Ủ Đậu Tương Trứng Chuối Làm Siêu Phân Bón Cho Hoa Hồng, Hoa Lan, Cây Cảnh

[Chuyên gia] Bật mí cách ủ đậu tương trứng chuối làm siêu phân bón cho hoa hồng, hoa lan, cây cảnh

Phân đậu tương trứng chuối rất tốt nhưng trên thị trường khá đắt. Chính vì vậy, nhiều bà con muốn tự ủ giá rẻ bón cho cây trồng. Tuy nhiên, chất lượng phân sẽ không tốt nếu ủ không đúng cách. Để ủ đúng cách, cần bổ sung thêm chế phẩm men vi sinh EMZEO phân giải chất dinh dưỡng ( protein, lipit, khoáng …) trong đậu tương, trứng, chuối và khử sạch mùi hôi của phân bón.

Protein, khoáng, lipit, chất dinh dưỡng cao năng … trong đậu tương, trứng, chuối được các vi sinh vật có trong chế phẩm vi sinh EMZEO thủy phân thành “thức ăn” cho cây trồng. Đặc biệt khi ủ đậu tương trứng chuối bằng chế phẩm EMZEO tuyệt đối sẽ không gây ra mùi hôi thối trong suốt quá trình ủ và sử dụng

1. Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để ủ phân đậu tương trứng chuối.

Nguyên liệu để ủ phân đậu tương trứng chuối rất dễ kiếm, rẻ tiền. Khi tiến hành ủ cần chuẩn bị như sau:

Ngâm 3kg đậu tương hạt với 8 lít nước sạch và 1 lít mật rỉ đường. Ngâm khoảng 12 – 15h

Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn hạt đậu tương, chuối chín ngẫu

Đảo đều đậu tương, chuối chín, trứng gà ( bỏ vỏ) cho vào thùng ủ

Khuấy đảo đều 1 gói men vi sinh EMZEO 200gr và đậy kín thùng để ủ phân

Đục 1 lỗ để thoát hơi trên thùng ủ phân. Thời gian ủ 2 – 3 tuần là sử dụng được

Cứ 3- 5 ngày mở ra đảo trộn 1 lần

Ủ thành công khi có mùi len men thơm hoặc hơi chua chua nếu để lâu

Khi ủ xong nhớ rót vào chai vặn kín để bảo quản và dùng dần

Có thể bổ sung thêm 100gr humic vào ủ cùng để nâng cao chất lượng phân đậu tương trứng chuối hơn nữa

Có thể sử dụng sữa đậu ( mua ở cửa hàng bán đậu phụ) thay thế đậu tương theo tỉ lệ: 1kg đậu tương = 3 lít nước đậu)

Cách chế biến và sử dụng bã đậu nành bón cây hiệu quả cao!

3. Công dụng của phân ủ từ đậu tương trứng chuối đối với hoa hồng, hoa lan, cây trồng

Cung cấp đạm sinh học ( amino acid) cho hoa hồng, hoa lan, rau quả … hấp thu qua lá, thân, rễ cây.

Bổ sung vitamin, khoáng chất, thức ăn … cho cây trồng

Hỗ trợ và kích ra rễ rất mạnh

Cải tạo đất, bổ sung thêm hệ vi sinh vật hữu hiệu cho hệ sinh thái đất

Giúp hoa hồng, hoa lan, cây trồng … nâng cao sức đề kháng, kháng sâu bệnh tốt

Sử dụng cho hoa hồng, hoa lan giúp hoa lâu tàn, sắc hoa đậm, hoa to, thời gian chơi hoa lâu, cây nở nhiều hoa, bật mầm mạnh, mầm mập

Sử dụng phân đậu tương trứng chuối như là phương pháp trồng rau hữu cơ hiệu quả nhất giúp cây nhanh lớn, lá xanh mướt, lá dày, gia tăng năng suất, giảm trữ lượng nitrat tồn dư trong nông sản và nâng cao chất lượng nông sản

Dùng phân đậu tương trứng chuối bón cây sau khi ủ được 2 – 3 tuần. Pha dịch phân đạm với nước sạch để phun hoặc tưới cho cây trồng theo tỉ lệ

Hoa hồng: 1 lít pha với 40 lít nước sạch

Hoa lan: 1 lít pha với 30 lít nước sạch

Rau màu: 1 lít pha với 80 lít nước sạch

Để cải tạo đất, tưới gốc: 1 lít pha với 100 lít nước sạch

Định kỳ 1 tuần sử dụng 1 lần hoặc có thể dùng kèm với phân cá, phân đạm sinh học, nấm trichoderma …

Nên phun hoặc tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát ( sau 5h chiều)

5. Câu hỏi thường gặp: Mua chế phẩm men vi sinh ủ đậu tương trứng chuối ở đâu?

– Gọi ngay cho chúng tôi: 0915.79.80.85 để được hướng dẫn chi tiết.

About Đức Bình

Kỹ Thuật Trồng Đậu Nành Cho Năng Suất Cao

Kỹ thuật trồng cây đậu tương vụ đông trên đất hai lúa

Chọn  giống ngắn ngày, tính thích ứng rộng và cho năng suất cao như: DT84, DT96, DT12… Thời gian sinh trưởng từ 80-90 ngày. Lượng giống: 2,5-3kg/sào. Đậu tương vụ đông gieo trồng càng sớm năng suất càng cao.

1. Chuẩn bị đất:

Chọn chân vàn, vàn cao, chủ động tưới tiêu, đất có thành phần cơ giới nhẹ càng tốt. Khẩn trương rút nước trước thu hoạch 11-12 ngày. Thu hoạch lúa chín hoa ngâu, thu hoạch gọn cánh, thu hoạch đến đâu gieo trồng vụ đông đến đấy theo hình thức cuốn chiếu với phương châm “sáng thu lúa, chiều trồng đậu tương” tranh thủ thời vụ và ẩm độ đất.

2. Biện pháp gieo trồng:

Phương pháp gieo vãi: Sau thu hoạch tạo rãnh thoát nước, ruộng phẳng cày 1 xá dọc ruộng tạo rãnh, ruộng không phẳng 2m cày 1 xá tạo rãnh thoát nước. Phân lượng giống tương ứng 3kg/sào để gieo đều. Ẩm độ ruộng gieo vãi đảm bảo đứng còn lún chân, gieo đến đâu dùng công nông gắn bánh lồng chạy đè đậu ngay trong ngày, không để qua ngày.

Phương pháp tra rạch: Gặt sát gốc rạ, sau gặt tạo rãnh thoát nước bằng cày, cuốc, các rãnh cách nhau 1,5m (bằng bề ngang luống). Sau đó dùng nông cụ tạo rạch ngang luống sâu 2-3cm, các rạch cách nhau 30-35cm và tra hạt vào rạch, hạt cách hạt 3-5cm.

Phương pháp tra gốc rạ: Thu hoạch lúa xong tạo rãnh thoát nước như trường hợp gieo vãi. Dùng tay gạt nghiêng gốc rạ, tra mỗi gốc rạ 1-2 hạt vào kẽ, tiếp xúc giữa đất và gốc rạ, tuyệt đối không tra vào giữa gốc rạ hạt đậu sẽ không hút được ẩm để nảy mầm.

* Lưu ý: Dùng phương pháp gieo nào cũng đảm bảo mật độ 50 cây/m2 là hợp lý.

3. Phân bón:

Để bón cho 1 sào cần 200kg phân chuồng, 3kg urê, 10kg lân, 3 kg kali. Phân chuồng ngâm vào hố ở góc ruộng. Nếu đất chua bón lót 15kg vôi bột/sào. Cách bón: Bón thúc lần 1 khi đậu có 1 lá thật với 5kg lân + 1,5kg đạm urê. Bón thúc lần 2 khi đậu có 3-4 lá với 5kg lân + đạm urê 1,5kg + 1,5kg kali. Bón thúc lần 3 khi đậu có 5-6 lá với 1,5kg kali. Mỗi lần bón thúc đều phải hòa đều các loại phân với nước phân chuồng rồi tưới. Phải tưới bón tập trung sau 23 ngày phải bón xong toàn bộ các loại phân cho đậu.

4. Chăm sóc đậu tương:

Chế độ nước: Tuyệt đối không để đậu bị úng nước giai đoạn từ gieo đến trước khi có lá thật và giai đoạn ra hoa tạo quả. Giữ đủ ẩm để đậu phát triển.

Làm cỏ cho ruộng đậu: Các đợt bón thúc kết hợp cắt cỏ dại, đắp vào gốc đậu, để cỏ không cạnh tranh dinh dưỡng với đậu. Đồng thời bổ sung màu và giữ ẩm cho đậu.

Phòng trừ sâu bệnh, chuột hại: Tiến hành diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp như biện pháp canh tác, thủ công, sinh học và hóa học. Dùng thuốc Padan, Nuvac, Dipterex diệt rệp, sâu đục quả, sâu ăn lá, ròi lá… Dùng thuốc Zinheb, Tilsupper diệt gỉ sắt, sương mai, đốm nâu hại lá đậu. Dùng Validamicin để trị lở cổ rễ đậu…

Ngọc Ánh, Báo Nam Định, 26/10/2012

www.vietlinh.vn

Kỹ thuật trồng đậu nành cho năng suất cao

Năm nay, mùa mưa đến trễ và mưa đầu mùa ít nên nhiều nơi trong tỉnh vẫn chưa thể xuống giống lúa, bắp hè-thu. Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, thời điểm này xuống giống lúa đã muộn, vì vậy bà con nên chuyển qua trồng đậu nành, đậu xanh… vừa giúp cải tạo đất, cắt mầm bệnh tránh hạn cho vụ mùa. Đậu nành dễ trồng, song để có năng suất cao, bà con áp dụng một số phương pháp sau:

Hộ ông Điển ở xã Bảo Hòa (huyện Xuân Lộc) trồng đậu nành cho thu lời hơn 20 triệu đồng/hécta/vụ.

1/ Chọn giống

– Chọn các loại giống có triển vọng cho năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 70-80 ngày như: MTĐ 176, OMĐN 1, ĐT 2000, ĐT 2006. Với các giống trên, nếu chăm sóc đúng kỹ thuật năng suất có thể đạt 2,5-3 tấn/hécta.

2/ Chuẩn bị đất trồng

Trồng đậu nành có 2 cách làm đất, không làm đất:

– Không làm đất: Trồng trên nền đất lúa cần đốt gốc rạ và cỏ trước khi gieo sạ. Nếu gieo hạt bằng cách tỉa lỗ, nên sử dụng chày có đường kính 2cm làm lỗ trước khi gieo. Cách này ruộng phải thoát nước tốt khi có mưa nhiều.

– Làm đất: Xới đất cho tơi xốp, cứ 5m đào rãnh sâu 30cm và rộng 20cm để giúp cho việc tưới tràn thuận lợi và thoát nước tốt khi mưa nhiều.

3/ Gieo hạt

– Nếu trồng đậu nành theo cách chọc lỗ, mỗi lỗ bỏ 2-3 hạt, khoảng cách giữa các lỗ là 10cm, khoảng cách giữa các hàng 40cm. Lượng hạt giống cần cho phương pháp trồng bỏ lỗ là 60-70kg/hécta. Sau khi gieo hạt, dùng rơm phủ kín mặt ruộng để giữ độ ẩm, hạn chế cỏ dại phát triển, giảm công tưới và hạn chế xì phèn từ lớp đất dưới lên và giữ được lớp đất mặt không bị nén khi tưới. Ngoài ra, dùng rơm phủ, sau vụ đậu nành đất sẽ có thêm một lượng phân hữu cơ rất tốt cho cây trồng vụ sau.

– Để giảm bớt công lao động, nhiều nông dân dùng máy sạ đậu sạ theo hàng. Tuy nhiên, sạ hàng mật độ cây thường phân bố không đều nên khi làm cỏ, bón phân gặp khó khăn hơn.

4/ Chăm sóc

– Tưới nước: Giai đoạn đầu cây đậu nành còn nhỏ chỉ nên tưới bằng vòi hoa sen. Khi cây được 15-20 ngày có thể tưới tràn. Khi tưới tràn không nên để rãnh đọng nước nhiều, cây sẽ sinh trưởng yếu và dễ phát sinh một số loại sâu bệnh. Đặc biệt, giai đoạn gần thu hoạch thường có mưa nhiều, bà con thường xuyên đi khơi các rãnh cho nước thoát nhanh, tránh ứ đọng nước trong ruộng sẽ làm hư trái. Cây đậu nành chịu hạn rất tốt nên nếu trời nắng thì 6-7 ngày mới tưới một lần.

– Làm cỏ: Sau khi rải hạt giống, dùng thuốc trừ cỏ Dual 720 EC để phun diệt cỏ suốt vụ. Liều lượng sử dụng là 1-1,2 lít/hécta. Nên phun thuốc diệt cỏ trước khi phủ rơm. Nếu trồng trên đất lúa, sau gieo hạt được 10-15 ngày nếu có nhiều lúa mọc lên bị rầy di chứng từ vụ lúa trước dùng thuốc Onecide hoặc Nabu để diệt.

– Bón phân: 1 hécta đậu nành bón khoảng 100-110kg phân ure, 200-250kg phân lân và 60kg kali. Toàn bộ phân lân bón lót trước khi gieo trồng. Còn phân ure chia làm 3 lần bón cho cây. Lần 1 khi cây được 7 ngày bón khoảng 30-35kg ure. Lần 2 là lúc cây 15 ngày bón 50kg ure và lần thứ 3 bón hết số ure còn lại khi cây được 30 ngày. Phân kali bón làm 2 lần, lần 1 khi cây được 15 ngày bón 1/2 lượng kali, lần 2 bón hết vào trước khi cây ra hoa. Ngoài các loại phân bón trên, nếu có điều kiện, nông dân bón thêm khoảng 300-350kg vôi bột/hécta (bón lót với phân lân) để diệt một số mầm bệnh trong đất và giúp cây hấp thụ các loại phân bón tốt hơn.

5/ Thu hoạch

– Khi thấy đa số trái đã chuyển sang màu xám hoặc đen là hạt đã chín già, có thể thu hoạch. Không nên để trái chín quá, khi thu hoạch trái sẽ bị nổ làm hạt bị thất thoát. Trước khi thu hoạch khoảng 5 – 7 ngày dùng dung dịch nước muối (pha 4kg muối hạt trong 32 lít nước và phun cho 1.000m2) để làm rụng bớt lá đậu nành. Dùng nước muối pha loãng phun trước khi thu hoạch đậu nành đỡ công thu hoạch, vận chuyển, công phơi và lá đậu nành rụng xuống ruộng để lại cho đất một lượng phân hữu cơ rất lớn.

– Có thể dùng máy tuốt lúa để ra hạt đậu nành, loại bỏ các hạt sâu, lép, tạp chất rồi phơi khô hoặc sấy còn độ ẩm khoảng 12-13%. Trường hợp dùng phương pháp thủ công để ra hạt thì phơi thật khô cả cây và quả để tỷ lệ hạt thất thoát ít và dễ bảo quản.

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn, mùa mưa năm 2010 trong tháng 6, 7, 8 vẫn có những thời điểm hạn kéo dài gần một tuần và lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm. Do đó, theo khuyến cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, những vùng dùng nước trời sản xuất lúa nếu chuyển đổi được, nông dân nên chuyển qua trồng đậu nành để giảm chi phí trong khi lợi nhuận thu được cao gấp 2 lần trồng lúa. Hiện nay, đầu ra của cây đậu nành khá thuận lợi, tổng sản lượng đậu nành trong nước chỉ đáp ứng được một lượng nhỏ còn đa số phải nhập khẩu.

Nguyệt Hạ – Báo Đồng Nai, 17/6/2010

www.vietlinh.vn

Trồng đậu nành không làm đất

Năm 2010, Phòng NN-PTNT huyện Châu Thành (Kiên Giang) đã triển khai mô hình trồng đậu nành trên nền đất lúa theo phương pháp “không làm đất” trên diện tích hơn 10ha mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ưu điểm của phương pháp này là rút ngắn được thời gian mùa vụ, giảm chi phí…

Ông Lê Quốc Việt, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Châu Thành cho biết, thực tiễn cho thấy, việc triển khai sản xuất theo các mô hình 2 lúa 1 màu sẽ ít rủi ro và hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với làm lúa 3 vụ/năm. Trong đó, huyện chọn cây đậu nành để triển khai thực hiện thí điểm trên diện tích hơn 10ha tại xã Mong Thọ A. Xét về cơ cấu mùa vụ, cây đậu nành có thể trồng được quanh năm. Còn theo mô hình 2 lúa một màu thì tốt nhất nên trồng đậu vào vụ xuân hè, tiếp ngay sau vụ lúa đông xuân. Nên chọn các giống ngắn ngày để rút ngắn thời gian canh tác (chẳng hạn giống đậu nành A17, có thời gian sinh trưởng cực ngắn, chỉ 75 ngày), tránh nắng hạn vào cuối vụ.

Kỹ thuật như sau:

Chuẩn bị lượng đậu nành giống khoảng 120-130kg/ha. Khi lúa đông xuân vừa chín, tiến hành gieo sạ đậu nành trước rồi đưa máy gặp đập liên hợp vào thu hoạch lúa ngay (chú ý không để lâu, hạt đậu hấp thu nước sẽ bị mềm, khi đưa máy vào thu hoạch lúa sẽ làm ảnh hưởng đến hạt giống). Sau đó dùng máy cắt gốc rạ (loại máy cắt cỏ) và phủ rơm lại cho đều. Tiến hành bơm nước vào ruộng cho ngập hạt đậu và ngâm khoảng 4 giờ sau đó rút nước ra.

Những nông dân tham gia mô hình này cho biết, ưu điểm của phương pháp này là rút ngắn được lịch thời vụ (do không tốn thời gian làm đất), giảm công làm đất, chi phí bơm tưới nước nhờ tận dụng được độ ẩm trong đất từ vụ lúa. Tuy nhiên, do không được làm đất nên sâu bệnh và cỏ dại có điều kiện phát triển nhiều hơn. Ngoài ra, còn gặp trở ngại trong việc ứng dụng các kỹ thuật bón phân, nhất là các loại phân đòi hỏi phải trộn đều trong đất hoặc vùi lấp như phân lân, phân hữu cơ, vôi…

Do làm trên nền đất ruộng lúa nên tốt nhất là sử dụng phương pháp tưới tràn kết hợp với các lần bón phân theo chu kỳ 15 ngày, 30 ngày và 45 ngày kể từ ngày gieo sạ. Trong quá trình chăm sóc, cần chú ý phòng trừ các loại sâu bệnh gây hại như: sâu ăn tạp, sâu đục thân, đục trái, sâu xanh da láng, rầy cánh phấn, bệnh gỉ sắt, héo rũ, đốm phấn… Trước khi thu hoạch 10 ngày, tiến hành phun thuốc Agamoxome 276SL (thuốc cỏ cháy) cho đậu rụng hết lá. Sau đó cắt ngang cây để thu gom trái, dùng máy suốt để tách lấy hạt, phơi khô.

Ông Nguyễn Văn Phết, một nông dân tham gia mô hình cho biết, mỗi ha đậu nành có thể cho sản lượng thu hoạch từ 2,3-2,5 tấn. Với giá thị trường như hiện nay (khoảng 11.000 đồng/kg), tổng thu khoảng 25-27,5 triệu đồng/ha, trừ chi phí nông dân còn lãi trên 60%. Nếu so với trồng lúa, lợi nhuận thu được từ vụ trồng đậu nành cao hơn gấp 2 lần. Trong khi đó thời gian chăm sóc lại ít hơn, rút ngắn được thời gian lao động. Ngoài ra, việc trồng đậu nành trên nền đất lúa còn có tác dụng cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu cho đất. Theo tính toán, những nốt sần trên rễ đậu sẽ cung cấp một lượng đạm khá lớn cho đất, tương đương 10kg phân urê cho 1.000m2. Vì vậy, khi tiến hành gieo sạ lại lúa hè thu, nông dân sẽ đỡ tốn chi phí hơn so với làm lúa 3 vụ/năm.

Đ.T.CHÁNH – Nông nghiệp Việt Nam, 08/11/2010

www.vietlinh.vn

Cập nhật thông tin chi tiết về Ba Cách Ủ Phân Đậu Tương – Đậu Nành trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!