Bạn đang xem bài viết Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Phân Bón Và Hóa Chất Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nông Nghiệp Và Môi Trường được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trước những thách thức để tăng sản lượng lương thực trong ngành nông nghiệp, chúng ta buộc phải tăng năng suất bằng cách nâng cao trình độ thâm canh, quay vòng sử dụng đất nhiều, sử dụng nhiều loại hóa chất nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật để nâng cao hiệu quả canh tác. Tuy nhiên với hiệu quả mà việc sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật mang lại thì việc sử dụng không hợp lý của phần lớn người dân lại là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào vừa nâng cao sản lượng vừa đảm bảo vấn đề môi trường là một công việc mà ngành nông nghiệp và môi trường của chúng ta phải đối mặt. Cùng BTC theo dõi những tác động tích cực và tiêu cực khi sử dụng phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật đối với sản xuất nông nghiệp và môi trường.
Tác động tích cực của phân bón và HCBVTV đối với sản xuất nông nghiệp và môi trường
Đối với sản xuất nông nghiệp
Vai trò của phân bón đối với năng suất cây trồng: bón phân là một biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất cây trồng. Theo FAO, trung bình phân bón quyết định 50% năng suất cây trồng, 1 tấn chất dinh dưỡng nguyên chất chính sẽ thu được 10 tấn hạt ngũ cốc. Qua đó cho thấy không bón phân hóa học không thể có năng suất cao.
Phân bón cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với các biện pháp kỹ thuật trồng trọt
Các biện pháp kỹ thuật trồng trọt như làm đất, giống,… chỉ phát huy hiệu quả trên cơ sở bón phân hợp lý.
Phân bón ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cây trồng: phân đạm làm tăng hàm lượng protein, caroten trong sản phẩm, làm giảm hàm lượng chất xơ trong sản phẩm;
Phân lân có tác dụng tốt với phẩm chất các loại rau cỏ chăn nuôi, chất lượng hạt giống cây trồng. Chất trung lượng có tác dụng làm tăng chất lượng protein, tinh dầu cho cây trồng.
Ngoài ra thì bón phân hợp lý, hiệu quả còn làm tăng thu nhập cho người dân. Bón phân cân đối trong trồng trọt còn giúp giải quyết mâu thuẫn giữa năng suất cao và chất lượng sản phẩm. Sâu hại ảnh hưởng xấu tới năng suất cây trồng cũng như phẩm chất cây trồng, thiệt hại do sâu bệnh gây ra đối với cây trồng có thể làm giảm 20% đến 25% năng suất, có khi đến 50%.
Khi sâu bệnh phát triển thành dịch, tác hại của sâu bệnh là rất lớn, gây nên hậu quả nghiêm trọng. Khi đó rất càn một biện pháp có thể dập tắt dịch hại một cách nhanh chóng để có thể bảo vệ cây trồng cũng như không làm ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng. Biện pháp được ưu tiên hàng đầu là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Đáp ứng nhu cầu thâm canh tăng vụ ngày càng cao, phòng trừ dịch hại ngày càng tăng trong sản suất nông nghiệp. Đây là biện pháp phòng trừ quan trọng trong các biện pháp phòng trừ dịch hại với ưu điểm nổi trội: có thể diệt dịch hại nhanh, triệt để đồng loạt trên diện rộng và chặn đứng dịch trong thời gian ngắn, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho công tác bảo vệ thực vật và trồng trọt nói chung; dễ dùng, có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau đem lại hiệu quả ổn định và nhiều khi là biện pháp duy nhất có thể áp dụng.
Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần phối hợp hài hòa với các biện pháp phòng trừ dịch hại khác để đem hiệu quả cao về mọi mặt. HCBVTV góp phần cao trong phòng trừ dịch hại giúp cây trồng phát triển tốt, cho năng suất cao, bảo vệ năng suất cây trồng và chất lượng nông sản, đem lại thu nhập cao cho sản xuất.
Bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật giúp bảo vệ và cải thiện môi trường
Đất trồng trọt nếu không bón phân sẽ bị suy thoái. Bón phân hợp lý làm tăng độ phì nhiêu cho đất, tăng mạnh năng suất cây trồng (đặc biệt đối với đất xấu).
Bón nhiều phân hữu cơ có tác dụng cải thiện tính chất và độ phì nhiêu đất.
Bón phân trong trồng trọt còn tạo cho cây trồng phát triển tốt, che phủ đất tốt hơn, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất.
Bón phân nitơ hóa học ngoài việc làm tăng sản lượng cây trồng còn làm tăng tỉ lệ đạm hữu cơ và độ phì nhiêu đất (tính toán ở Pháp cho thấy 40% N của phân bón không được cây sử dụng được dùng vào việc tăng N hữu cơ và độ phì nhiêu cho đất).
Bón phân cân đối cho cây trồng còn giúp cây phát triển khỏe mạnh, ít sâu bệnh hại, làm giảm nhu cầu sử dụng HCBVTV gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.
Như vậy bón phân hợp lý trong sản xuất nông nghiệp không chỉ đảm bảo cho năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng cao mà còn giảm thiểu ảnh hưởng xấu của phân bón, HCBVTV góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Tác dụng tích cực của thuốc bảo vệ thực vật tới môi trường
Trong thâm canh, đặc biệt khi kiến thức nông hóa không được trang bị đầy đủ và chỉ chú trọng tới hiệu quả kinh tế sẽ gây tác động xấu tới môi trường sinh thái, tạo điều kiện phát triển dịch hại cây trồng → rất cần sư dụng HCBCTV để dập tắt và khống chế dịch hại, ổn định và cân bằng sinh thái nông nghiệp, tạo cơ sở cho việc sử dụng các biện pháo phòng trừ dịch hại khác.
Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật hợp lý góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học, bảo vệ năng suất cây trồng với chất lượng nông sản tốt; giúp giảm diện tích canh tác, hạn chế ảnh hưởng xấu do hoạt động sản xuất nông nghiệp tới môi trường sinh thái và xã hội.
Ảnh hưởng tiêu cực của phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật tới sản xuất nông nghiệp và môi trường
Đối với sản xuất nông nghiệp
Phân bón và HCBVTV có vai trò rất quan trọng trong việc giúp cây trồng phát triển tốt, năng suất cao và nó chỉ gây hại tới cây trồng trong trường hợp người sử dụng không đúng kỹ thuật, quá liều lượng và không phù hợp với đặc điểm tính chất của đất và cây trồng sẽ làm cho cây trồng có dấu hiệu “ngộ độc”: phát triền không cân đối, chậm phát triển, năng suất thấp.
Ngoài ra trên đồng ruộng bên cạnh những loài sinh vật có hại còn có khá nhiều sinh vật có ích – gọi là thiên địch, có vai trò tiêu diệt sâu hại trên đồng ruộng. Khi dùng thuốc BVTV bừa bãi, lạm dụng, không hợp lý thuốc sẽ tác động xấu đến các sinh vật có ích, gây mất cân bằng sinh học, làm giảm tính đa dạng của quần thể sinh vật; làm xuất hiện dịch hại mới hay phát tán dịch hại.
Ảnh hưởng tiêu cực của phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật tới môi trường
Ảnh hưởng tiêu cực của phân bón tới môi trường
Tới môi trường không khí
Phân bón góp phần trong ảnh hưởng lớn nhất mà sản xuất nông nghiệp tác động vào khí quyển là các chất thải CO, NO, CH 4 , NH 3 (tác nhân làm suy giảm tầng Ozon. Đáng chú ý nhất là CH 4 do phân giải các Hidrat cacbon trong điều kiện yếm khí (chiếm 40-46% tổng lượng khí thải do phân bón gây ra, nhiều nhất trong sản xuất lúa).
Tới môi trường đất, nước
Trong các loại phân bón, các dạng đạm đều rất linh động, có khả năng chuyển hóa đa dạng, dễ cung cấp dinh dưỡng cho cây nhưng cũng đễ bị thất thoát, gây ảnh hưởng tới môi trường nhiều nhất. Đặc biệt trong điều kiện bón phân không cân đối, không đúng kỹ thuật.
NO 3 – sản phẩm của quá trình nitrat hóa từ các dạng phân đạm chính là mối đe dọa cho các nguồn nước và sức khỏe co người qua 2 loại bệnh: hội chứng trẻ xanh ở trẻ sơ sinh, ung thư dạ dày ở người lớn.
Ngoài ra, hiện tượng gây phú dưỡng nguồn nước do sự tích lũy đạm và lân trong thủy vực làm cho các loại tảo, vi sinh vật yếm khí phát triển mạnh gây ô nhiễm nguồn nước và không khí.
Các loại phân hữu cơ có hàm lượng kim loại nặng thấp khi dùng với lượng lớn (nhiều chục tấn/ha) có thể gây tồn đọng là đáng kể (đặc biệt là trong phân rác và bùn cặn thải). Việc sử dụng phân bắc tươi trong trồng rau gây ảnh hưởng tới môi trường.
Bón phân hữu cơ trong điều kiện yếm khí (làm tích lũy axit hữu cơ), bón phân hóa học gây chua đất. Tuy nhiên sự thay đổi tuyệt đối chậm (bón 9 năm liên tục mỗi năm 120kg amon nitrat/ha làm pH giảm 0,1 đơn vị).
Việc bón phân không đủ trả lại lượng chất dinh dưỡng lấy theo sản phẩm thu hoạch, làm suy thoái đất trồngđang là vấn đề môi trường không nhỏ ở nước ta. Dù bón ít phân (cả hữu cơ và vô cơ) nhưng thiếu hiểu biết cần thiết cho việc bón phân an toàn và hiệu quả thì vẫn tạo điều kiện để phân bón ảnh hưởng xấu tới môi trường.
Ảnh hưởng tiêu cực của HCBVTV tới môi trường
Ở vùng phun thuốc gây ô nhiễm môi trường không khí.Thuốc có thể di chuyển đi xa nhờ gió gây ô nhiễm môi trường không khí rộng hơn. Khi thuốc tồn tại trên cây hay trong đất tiếp tục ảnh hưởng đến môi trường không khí trong một thời gian nhất định.
Với môi trường đất, nước thì dù xử lý thế nào thuốc BVTV vẫn sẽ đi vào trong đất, tồn tại trong các lớp đất trong thời gian không giống nhau. Thuốc BVTV có thời gian phân hủy dài, dùng liên tục có thể tích lũy trong đất một lượng lớn.
Khi tồn tại trong đấtcác thuốc BVTV còn tham gia vào 2 quá trình di chuyển: quá trình di động và quá trình thấm sâu vào các tầng đất. Thời gian thuốc tồn tại có thể gây ô nhiễm đất; tích lũy sinh học vào chuỗi dinh dưỡng; ảnh hưởng xấu đến khu hệ sinh vật đất, giun đất,… làm chất hữu cơ không được phân hủy, đất nghèo dinh dưỡng, độ phì nhiêu giảm sút.
HCBVTV còn tích đọng và gây ô nhiễm trước hết trong bề mặt ruộng lúa, sông ngòi, ao hồ và sau đó xuống nước ngầm. Chúng có thể tiêu diệt tôm, cua, cá, rong rêu và tảo,… gây mất cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng.
Ảnh Hưởng Của Khí Thải Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Đến Môi Trường Và Con Người
Việt Nam là một nước nông nghiệp nên việc chú trọng đầu tư, phát triển ngành công nghiệp phân bón là cần thiết. Tại Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ phân bón hàng năm đạt gần 11 triệu tấn với hơn 90% là phân bón hữu cơ. Ước tính trong giai đoạn 2019 đến 2023, nhu cầu phân bón sẽ tăng ở mức 1.6%/1 năm. Với xu hướng đó, công nghiệp phân bón đóng vai trò quan trọng vào việc phát triển kinh tế đất nước nhưng song song với đó là những hệ lụy nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường, đòi hỏi các doanh nghiệp cần nâng cao ý thức và tuân thủ tốt các giải pháp xử lý khí thải.
Phân bón đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nhưng nếu khí thải từ nhà máy sản xuất phân bón không được xử lý tốt sẽ gây hậu quả nghiêm trọng
Nhà máy sản xuất phân bón bị ngừng hoạt động do không xử lý khí thải đúng tiêu chuẩn
Nhà máy sản xuất phân bón Sao Nông nằm tại thôn Đa Sỹ, Đồng Cao, Đồng Sâm xã Đông Vinh, Thanh Hóa. Đây là một công ty con thuộc Công ty CP Sản xuất và thương mại tổng hợp Cường Phát. Vào năm 2016, cơ sở này đã bị tạm ngừng hoạt động do không xử lý khí thải triệt để dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của hàng trăm hộ dân.
Không chỉ có nhà máy Sao Nông, rất nhiều nhà máy sản xuất phân bón khác đã từng bị các cơ quan chức năng cảnh cáo, phạt tiền hoặc buộc ngừng sản xuất vì vi phạm Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học QCVN 21:2009/BTNMT.
Trong quy chuẩn QCVN 21:2009/BTNMT đã nêu rõ nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học như sau:
STT Thông số Nồng độ C (mg/Nm3)
A B
1 Bụi tổng 400 200
2 Lưu huỳnh dioxit (SO2) 1500 500
3 Niot Oxit (NOx) (tính theo NO2) 1000 850
4 Amoniac (NH3) 76 50
5 Axit sunfuric (H2SO4) 100 50
6 Tổng florua (F) 90
50
Trong đó:
Cột A quy định nồng độ C của các thông số ô nhiêm trong khí thải công nghiệp phân bón hóa học làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học bắt đầu hoat động trước ngày 16 tháng 1 năm 2007 với thời gian áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2014.
Cột B quy định nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép với:
+ Các nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học bắt đầu hoạt động kể từ ngày 16 tháng 1 năm 2007
+ Tất cả các nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón với thời gian áp dụng kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2015
Ảnh hưởng của khí thải nhà máy phân bón đến môi trường và con người
Trong khí thải từ nhà máy sản xuất phân bón có chứa nhiều chất độc hại, bụi mịn. Việc tiếp xúc lâu ngày với các chất này sẽ dẫn đến hệ quả khôn lường. Cụ thể như sau:
Bụi mịn là những hạt có kích thước nhỏ như PM 1.0 và PM 2.5. Chúng tồn tại ở dạng lỏng hoặc rắn, trôi nổi trong không khí.
Bụi có kích thước càng nhỏ, càng mịn càng dễ đi sâu vào trong hệ hô hấp và ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc DNA của con người, khiến các tế bào bị mất cân bằng oxy, sự chuyển hóa các chất hữu cơ cũng bị gián đoạn. Các hệ quả sau đó mà cá nhân phải gang chịu đó là bệnh ung thư, viên đường hô hấp, viêm phổi, …
Bụi mịn khi thâm nhập vào trong cơ thể sẽ gây hậu quả khôn lường cho hệ hô hấp
Không chỉ xuất hiện trong khí thải nhà máy sản xuất phân bón, khí SO2 phát sinh trong quá trình đốt nhiên liệu. Không chỉ gây hại cho người, SO2 còn gây mưa axit, ăn mòn công trình, phá hoại cây cối.
Khi nồng độ SO2 đạt mức 5 ppm, con người bắt đầu cảm thấy các triệu chứng như khó thở, nóng rát ở mũi và cổ, … Chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh như viêm đường hô hấp, viêm mắt, viêm phổi, …
Theo các nhà khoa học, khí NOx là nguyên nhân gây tử vong cho 38.000 người trên thế giới mỗi năm. Chúng không chỉ gây tổn thương tế bào phổi mà còn gây hen suyên, viêm cuống phổi và các bệnh về tim mạch. Một trong những chất khí nito oxit điển hình, thường gặp đó là NO2.
Đối với môi trường, NOx nói chung và NO2 nói riêng cũng để lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường khi chúng là một trong những tác nhân gây mưa axit, khiến tầm nhìn xa bị thu hẹp, gây ô nhiễm dinh dưỡng ở vùng nước ven biển.
Amoniac là chất khí thường gặp nhưng khi tiếp xúc ở nồng độ cao, con người có thể bị suy hô hấp, bỏng niêm mạc mũi
Amoniac là loại khi quen thuộc vào con người bởi chúng xuất hiện trong nước tiểu. Tuy nhiên, mức độ gây hại của NH3 không hề nhỏ. Khi hít phải nồng độ cao sẽ gây bỏng niêm mạc mũi, cổ họng bị sung, suy hô hấp. Thậm chí, khi nồng độ đạt 10.000ppm, NH3 có thể gây tử vong.
Axit sunfuric có vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp, được ứng dụng rộng rãi trong việc xử lý nước thải, sản xuất phân bón, chế biến quặng nhưng chỉ một hàm lượng nhỏ của chúng cũng có thể gây bỏng thậm chí là làm tổn thương giác mạc, tử vong.
Ion florua thường xuất hiện trong các dung dịch sức miệng nhưng chúng chỉ an toàn khi ở nồng độ thấp, việc tiếp xúc liên tục với lượng florua cao là rất nguy hiểm. Ước tính, một người trưởng thành khi tiếp xúc từ 5 đến 10 g florua có thể dẫn đến ngộ độc. Ở mức độ nhẹ hơn, chúng gây khó chịu, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
Máy lọc tĩnh điện được ứng dụng trong xử lý khí thải nhà máy sản xuất phân bón
Rõ ràng, xử lý khí thải là việc làm vô cùng quan trọng mà không chỉ các nhà máy sản xuất phân bón hóa học cần tuân thủ mà chúng cần được thực hiện ở diện rộng. Điều quan trọng không phải là việc thực thi pháp luật mà đó là sự tự giác, xuất phát từ trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường cũng như quốc gia. Bên cạnh những công ty “lách luật”, xả thải trái phép ra môi trường, vẫn có nhiều cơ sở sản xuất xử lý khí thải một cách nghiêm túc bằng việc ứng dụng các công nghệ xử lý khí thải hiện đại. Cần có thêm những “người tự giác” để môi trường Việt Nam được trong sạch hơn, người dân bớt phải lao đao trước thực cảnh ô nhiễm nặng nề.
Phân Bón Trong Nông Nghiệp Và Vấn Đề Ô Nhiễm Môi Trường
Phân bón trong nông nghiệp và vấn đề ô nhiễm môi trường
Ở nước ta, hàng năm sản xuất hàng triệu tấn phân lân từ các nhà máy lớn (Supephotphat Lâm Thao, Long Thành, Đồng Nai, Văn Điển và Ninh Bình). Dự báo đến năm 2015, lượng phân bón sử dụng ở nước ta sẽ trên 3,5 triệu tấn.
Trong nguyên liệu sản xuất phân lân có chứa 3% Flo. Khoảng 50 – 60% lượng Flo này nằm lại trong phân bón. Khi bón nhiều phân lân sẽ làm tăng hàm lượng Flo trong đất và sẽ làm ô nhiễm đất khi hàm lượng của nó đạt tới 10 mg/1kg đất.
Trong các chất thải của nhà máy sản xuất phân lân có chứa 96,9% các chất gây ô nhiễm mà chủ yếu là Flo. Flo trong đất sẽ được tích lũy bởi thực vật, Flo gây độc cho người và gia súc, kìm hãm hoạt động của một số enzyme, ngăn quá trình quang hợp và tổng hợp protein ở thực vật.
Khi bón đạm cho cây trồng, cây chỉ sử dụng được 40 – 60%, phần còn lại nằm trong đất và gây ô nhiễm đất. Các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng cây trồng thường nói đến ảnh hưởng xấu của hàm lượng nitrat quá cao trong nông sản có thể gây ung thư.
Việc bón thúc đạm sẽ làm cho hàm lượng nitrat tích lũy trên mặt đất và làm giảm chất lượng nước. Khi bón đạm cho cây trồng từ phân khoáng và phân hữu cơ thì sẽ có một lượng khí thải đưa vào không khí. Trước hết là khí NH3 làm ô nhiễm môi trường không khí, ngoài ra còn khí NO2 làm ảnh hưởng đến tầng ôzôn, thường số lượng khí N2O sản sinh ra từ phân bón là 15%.
Khi trong sản phẩm có chứa nhiều đạm, nhất là không cân đối thì đạm sẽ chuyển từ NH4- sang NO3-. Đặc biệt hàm lượng NO3- tồn dư trong các loại rau rất cao, nguyên nhân là do sử dụng không hợp lý liều lượng và tỷ lệ phân đạm vô cơ và hữu cơ bón cho cây, phương thức bón không đúng do chạy theo lợi nhuận, bón thúc trễ, sát với thời điểm thu hoạch, sử dụng nguồn nước tưới có hàm lượng NO3- rửa trôi cao.
Ngoài ra, hiện tượng thừa đạm sẽ làm cho bộ phận của cây, nhất là các cơ quan sinh trưởng sẽ phát triển mạnh, tạo thêm nguồn thức ăn cho nhiều loài vi sinh vật gây hại. Đạm thừa làm cho vỏ tế bào cây trở nên mỏng, tạo điều kiện dễ dàng cho một số loài vi sinh vật gây bệnh xâm nhập, kích thích một số loài vi sinh vật trong đất xâm nhập vào rễ và gây hại cho cây. Sâu bệnh xuất hiện nhiều làm số lần phun thuốc tăng theo cũng làm ô nhiễm môi trường.
Các loại phân hóa học do nguồn nguyên liệu và quá trình sản xuất có khi chứa các loại kim loại nặng, các kim loại này được cây trồng hấp thụ và tích lũy trong sản phẩm. Người và gia súc dùng sản phẩm chứa các kim loại này lâu ngày sẽ bị nhiễm độc.
Phân vô cơ có nhiều tác dụng, đó là yếu tố thật cần thiết cho thâm canh tăng năng suất, thiếu phân vô cơ sẽ không thể cho năng suất cây trồng cao. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải sử dụng đúng kỹ thuật vì hầu hết các trường hợp gây ra hậu quả không tốt do phân bón là do sử dụng không đúng kỹ thuật.
Trong phân chuồng, phân bắc chưa hoai mục có chứa nhiều mầm bệnh cho người và gia súc và còn có thể gây hại cho rễ cây vì thế bón phân chuồng khi chưa hoai mục sẽ phản tác dụng.
Vì thế hệ hôm nay và mai sau, vì sức khỏe và phồn vinh của loài người. Trong sản xuất chúng ta phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của người sản xuất đối với người tiêu dùng. Không nên vì lợi ích trước mắt mà làm cho thien nhiên nghèo đi, môi trường sống của cả cộng đồng bị ô nhiễm./.
Công Trình Bảo Vệ Môi Trường Dự Án Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Npk Bình Điền Ninh Bình
Nhà máy sản xuất phân bón NPK Bình Điền – Ninh Bình, công suất 400.000 tấn/năm.
Chủ đầu tư Dự án là Công ty Cổ phần Bình Điền – Ninh Bình đã xây dựng mạng lưới thu gom nước mưa chảy tràn bề mặt dọc theo tuyến đường nội bộ, sân công nghiệp của Nhà máy. Nước mưa được lắng sơ bộ tại các hố ga bố trí trên mạng lưới thu gom, sau đó chảy về hệ thống thoát nước mưa chung của Khu công nghiệp Khánh Phú, bằng phương thức tự chảy qua ba (03) điểm xả.
Đơn vị cũng đã xây dựng đường ống thu gom nước thải từ các nhà vệ sinh về bể tự hoại 3 ngăn; đã xây dựng đường ống thu gom nước thải từ các bể tự hoại 3 ngăn về mạng lưới thu gom nước thải chung, sau đó dẫn vào Trạm xử lý nước thải tập trung (XLNTTT), công suất thiết kế 100 m 3 /ngày.đêm để xử lý; đồng thời xây dựng đường ống thu gom nước thải từ khu vực nhà bếp, nhà tắm giặt của công nhân để đấu nối vào Trạm XLNTTT, công suất thiết kế 100 m 3 /ngày.đêm để xử lý. Bố trí các thùng chứa dung tích 01m 3 thu gom cặn nước thải (khối lượng khoảng 01 m 3 /ngày.đêm) phát sinh từ quá trình xử lý khí thải (lò hơi và lò sấy) được vận chuyển về Trạm XLNTTT, công suất thiết kế 100 m 3 /ngày.đêm để xử lý. Tiếp đó là xây dựng đường ống dẫn nước thải sau xử lý từ Trạm XLNTTT của Nhà máy về hệ thống đường ống thu gom nước thải chung của Khu công nghiệp Khánh Phú qua một (01) điểm xả, điểm xả nước thải được bố trí ngoài hàng rào của Nhà máy, thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát.
Công trình xử lý nước thải của Dự án được xây dựng là trạm XLNTTT công suất thiết kế là 100 m 3 /ngày.đêm, công nghệ xử lý sinh học để xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải từ quá trình xử lý khí thải phát sinh tại giai đoạn 1 của Dự án, nước thải sau xử lý được thải vào hệ thống đường ống thu gom nước thải chung của Khu công nghiệp Khánh Phú để tiếp tục xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường.
Quy trình xử lý nước thải như sau: Nước thải Bể gom → Bể tách mỡ → Bể điều hòa → Bể thiếu khí → Bể hiếu khí → Bể lắng → Bể khử trùng → Hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Khánh Phú.
Chế độ vận hành: Liên tục.
Hóa chất sử dụng: NaOCl (9%).
Quy chuẩn đánh giá chất lượng nước thải sau xử lý: QCVN 40:2011/BTNMT Cột B (theo Hợp đồng dịch vụ xử lý nước thải với Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Thành Nam).
Công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải
Về công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải lò hơi, đơn vị đã lắp đặt một (01) lò hơi công suất thiết kế 04 tấn hơi/giờ, sử dụng nhiên liệu đốt bằng than đá; bụi và khí thải được xử lý bằng dung dịch Ca(OH)2 trước khi thải ra ngoài môi trường. Quy trình xả khí thải như sau: Khí thải → Hệ thống trao đổi nhiệt làm nguội dòng khí → Hệ thống dập bụi bằng cyclone → Quạt hút → Dung dịch Ca(OH)2 → Thải ra ngoài môi trường.
Hóa chất sử dụng: Ca(OH)2;
Quy chuẩn đánh giá chất lượng khí thải sau xử lý: QCVN 19:2009/BTNMT cột B.
Về công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải lò sấy, đơn vị đã lắp đặt hai (02) lò sấy nóng của dây chuyền sản xuất NPK dạng 1 hạt hỗn hợp và dây chuyền sản xuất NPK dạng trộn hỗn hợp, sử dụng nhiên liệu đốt bằng than đá; bụi và khí thải được xử lý bằng dung dịch Ca(OH)2 trước khi thải ra ngoài môi trường qua 02 ống khói. Quy trình xả khí thải như sau: Khí thải → Cyclone → Hệ thống phòng lắng bụi → Tháp dập bụi bằng dung dịch Ca(OH)2 → Thải ra ngoài môi trường.
Hóa chất sử dụng: Ca(OH)2;
Quy chuẩn đánh giá chất lượng khí thải sau xử lý: QCVN 19:2009/BTNMT cột B.
Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
Chủ đầu tư đã bố trí các thùng chứa rác thải sinh hoạt có nắp đậy kín đặt tại khu vực văn phòng, nhà ăn để lưu chứa tạm thời rác thải sinh hoạt; đồng xây dựng kho chứa tạm thời rác thải sinh hoạt diện tích 33 m 2 (kho chứa được làm bằng tôn, nền xây bằng gạch, có mái che), kho chứa chất thải rắn thông thường diện tích 100 m 2 (có mái che, tường xây bằng gạch, đổ trần), kho chứa xỉ than thải ra từ quá trình đốt lò hơi và lò sấy, diện tích 135 m 2 (kho có mái che, nền láng xi măng, tường xây cao 1,5 m).
Công trình, thiết bị lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
Khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại (CTNH) có diện tích 198 m 2 (có mái che, nền bê tông, tường bằng tôn), đáp ứng yêu cầu quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường khác
Đơn vị đã lắp đặt hệ thống báo cháy, ngăn cháy; phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy cho giai đoạn 1 của Dự án, được Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ của Công an tỉnh Ninh Bình cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy số 26/16/TDPCCC-CN ngày 25 tháng 05 năm 2016. Bên cạnh đó, là thực hiện các biện pháp làm thông thoáng nhà xưởng bằng các quạt hút thông gió; trồng cây xanh và thảm cỏ quanh khuôn viên Nhà máy đúng diện tích đã được phê duyệt.
Chương trình giám sát môi trường
Thực hiện quan trắc, giám sát nước thải định kỳ với tần suất giám sát: 03 tháng/lần tại điểm đấu nối nước thải sau xử lý trước khi thải vào hệ thống thu gom nước thải chung của Khu công nghiệp Khánh Phú. Thông số giám sát và Quy chuẩn so sánh: Thực hiện theo quy định tại Hợp đồng dịch vụ xử lý nước thải với Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Thành Nam (QCVN 40:2011/BTNMT Cột B).
Chương trình quan trắc khí thải tự động, liên tục, thực hiện quan trắc tại ống khói lò hơi trước khi thải ra ngoài môi trường các thông số: Lưu lượng, nhiệt độ, áp suất, O2 dư, bụi tổng, SO2, NOx và CO; Tại ống khói lò sấy nóng các thông số: Lưu lượng, nhiệt độ, áp suất, O2 dư, bụi tổng, SO2, NOx, CO và NH3.
Chủ dự án phải có kế hoạch rà soát, lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục tại ống khói lò hơi và lò sấy nóng, thời hạn hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2020 theo quy định của pháp luật. Hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục phải được lắp đặt, vận hành đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, được kiểm định, hiệu chuẩn và có camera theo dõi, truyền số liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình theo quy định. Chương trình quan trắc khí thải định kỳ chỉ thực hiện trong thời gian chủ dự án chưa hoàn thành việc lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục, kiểm định, hiệu chuẩn và truyền nhận số liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình theo quy định của pháp luật, tần suất giám sát 03 tháng/lần; vị trí tại ống khói lò hơi, thông số giám sát: Nhiệt độ, độ ẩm, bụi tổng, CO, SO2, Nox; 02 vị trí (ống khói lò sấy nóng 1 và ống khói lò sấy nóng 2), thông số giám sát: Nhiệt độ, độ ẩm, bụi tổng, CO, SO2, NOx và NH3. – Quy chuẩn so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT cột B.
Giám sát môi trường lao động theo tần suất giám sát 06 tháng/lần tại Phân xưởng sản xuất 1 và phân xưởng sản xuất 2 (khi đi vào hoạt động). Thông số giám sát, Quy chuẩn/Tiêu chuẩn so sánh: Theo quy định của ngành y tế.
Bên cạnh đó, Chủ dự án thực hiện phân định, phân loại, thống kê, báo cáo khối lượng các loại chất thải rắn phát sinh theo quy định, phải thường xuyên kiểm tra, giám sát các khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố như: Trạm XLNTTT, khu vực lò hơi, lò sấy… và báo cáo kịp thời tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để hướng dẫn, xem xét giải quyết khi xảy ra sự cố.
Chủ dự án phải rà soát, tính toán, lên phương án xây dựng hố ga hoặc bể gom để thu gom toàn bộ nước mưa chảy tràn bề mặt sân công nghiệp, đường nội bộ; lắp đặt đường ống, máy bơm tự động, bố trí đồng hồ đo lưu lượng để bơm nước mưa trong khoảng 15 phút đầu đưa về Trạm xử lý nước thải tập trung của Nhà máy để xử lý, đảm bảo nước mưa được thải ra ngoài môi trường không có thành phần ô nhiễm. Chủ dự án phải lập sổ nhật ký vận hành máy bơm, trong đó ghi rõ thời gian bơm, khối lượng nước (tính theo m3 ) và có chữ ký xác nhận của cán bộ vận hành; rà soát, tính toán thiết kế lắp đặt đường ống thu gom cặn nước thải từ quá trình xử lý khí thải lò hơi và lò sấy dẫn về TXLNTTT của Nhà máy để xử lý; đồng thời thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa sự cố môi trường, ứng phó sự cố môi trường theo quy định….
Cập nhật thông tin chi tiết về Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Phân Bón Và Hóa Chất Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nông Nghiệp Và Môi Trường trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!