Xu Hướng 4/2023 # Ảnh Hưởng Của Mật Độ, Phân Bón Đến Khả Năng Sinh Trưởng Và Năng Suất Của Giống Đậu Xanh Hạt Nhỏ Nam Đàn # Top 5 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Ảnh Hưởng Của Mật Độ, Phân Bón Đến Khả Năng Sinh Trưởng Và Năng Suất Của Giống Đậu Xanh Hạt Nhỏ Nam Đàn # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Ảnh Hưởng Của Mật Độ, Phân Bón Đến Khả Năng Sinh Trưởng Và Năng Suất Của Giống Đậu Xanh Hạt Nhỏ Nam Đàn được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ảnh hưởng của mật độ, phân bón đến khả năng sinh trưởng và năng suất của giống đậu xanh hạt nhỏ Nam Đàn

Đậu xanh [Vigna radiata (L.) Wilczek] là một trong những cây họ đậu điển hình có thời gian sinh trưởng ngắn, sinh trưởng khỏe, thích ứng với khí hậu khô nóng (Hussain et al., 2011; Nair et al.,2013).

Đậu xanh cũng được đánh giá là cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu vì nó có thể chịu được khô hạn ở đầu thời vụ, có thể chịu được khí hậu khô nóng trong vụ Hè Thu, có thể sinh trưởng và thích ứng trên đất nghèo dinh dưỡng (Phạm Văn Chương và ctv., 2011; Nguyễn Quốc Khương và ctv.,2014). Giống đậu xanh hạt nhỏ Nam Đàn – Nghệ An là giống địa phương, hiện nay vẫn được người dân lưu giữ và gieo trồng trong vụ Hè. Giống có chất lượng tốt, khả năng chịu hạn và chống chịu sâu bệnhkhá. Giống đậu xanh hạt nhỏ Nam Đàn ăn thơm, bở, được người tiêu dùng rất ưa thích. Tuy nhiên, do tập quán canh tác lạc hậu đã dẫn đến đặc điểm hình thái, năng suất và chất lượng giống giảm.Do vậy, để phát triển đậu xanh có hiệu quả, trong giai đoạn tới rất cần có sự đầu tư nghiên cứu đồng bộ các giải pháp công nghệ như: Xác định giống đậu xanh năng suất cao, chống chịu sâu bệnh, chịu hạn, chín tập trung và các biện pháp kỹ thuật canh tác như mật độ, liều lượng phân bón… phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng. Để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất đậu xanh cũng như xác định lượng phân bón và mật độ thích hợp cho giống đậu xanh Nam Đàn, thí nghiệm “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ phân bón đến sinh trưởng và năng suất của đậu xanh trong vụ Hè tại Nam Đàn, Nghệ An” đã được thực hiện.

Nghiên cứu do Nhóm tác giả gồm: Đoàn Minh Diệp, Nguyễn Trọng Dũng, Vũ Linh Chi (Trung tâm Tài nguyên thực vật), Vũ Ngọc Thắng, Nguyễn Thanh Tuấn (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) thí nghiệm được tiến hành vào vụ Hè năm 2018 tại xã Nam Thượng, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ngày gieo: 22/6/2018.

Vật liệu nghiên cứu được thực hiện trên Giống đậu xanh hạt nhỏ Nam Đàn đã được phục tráng và các loại phân bón: Đạm Ure 46,6% N; Super lân Lâm Tao 16,5% P2O5; KCL 60% K2O.

Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô chính ô phụ (Split Plot Design), trong đó, ô chính là nhân tố phân bón (P) với 3 liều lượng phân bón NPK theo tỷ lệ 1 : 1, 5 : 1 tương ứng: P1: 30 N : 45 P205 : 30 K20; P2: 40 N : 60 P205 : 40 K20; P3: 50 N : 75 P205 : 50 K20; ô phụ là nhân tố mật độ (M) với 3 mật độ gieo: M1: 20 cây/m2; M2: 25 cây/m2; M3: 30 cây/m2, nhắc lại 3 lần. Diện tích ô nhỏ 10 m2 (5 m ˟ 2 m) và diện tích ô lớn 30m2.

Phân bón nền sử dụng cho thí nghiệm: 1 tấn HCVS sông Gianh + 400 kg vôi bột/ha.

Các chỉ tiêu, phương pháp theo dõi Thời gian nảy mầm, thời gian ra hoa, thời gian sinh trưởng. Các chỉ tiêu sinh trưởng.

Các chỉ tiêu đặc điểm hình thái, khả năng tích lũy chất khô (g/cây), diện tích lá và chỉ số diện tích lá.

Khả năng chống đổ và khả năng chống chịu sâu bệnh hại: Khả năng chống đổ: cho điểm theo phương pháp IBPGR; Khả năng chống chịu sâu bệnh hại (sâu cuốn lá, bệnh lở cổ rễ, bệnh phấn trắng) được đánh giá theo QCVN 01-62:2011-BNNPTNT. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất: Đếm số chùm quả/cây, số quả/cây, số hạt/quả, P 1000 hạt (g).

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đối với giống đậu xanh hạt nhỏ Nam Đàn, Nghệ An cho thấy mật độ 25 cây/m2 và nền phân bón 40 N : 60 P205 : 40 K20 cho năng suất cao nhất (1,697 tấn/ha), đồng thời có ảnh hưởng tới diện tích lá và khả năng tích lũy chất khô. Mật độ và phân bón không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng và đặc điểm hình thái của giống.

NTD – Canthostnews, Theo TC KHCN NN Việt Nam – Số 2/2019

Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Phân Bón Đến Môi Trường

(Agroviet-1/6/2009): Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp phân bón là một trong những vật tư quan trọng và được sử dụng với một lượng khá lớn hàng năm. Phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, đặc biệt là đối với cây lúa ở Việt Nam. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

          Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp phân bón là một trong những vật tư quan trọng và được sử dụng với một lượng khá lớn hàng năm. Phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, đặc biệt là đối với cây lúa ở Việt Nam. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng.

          Tuy nhiên phân bón cũng chính là những loại hoá chất nếu được sử dụng đúng theo quy định sẽ phát huy được những ưu thế, tác dụng đem lại sự mầu mỡ cho đất đai, đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống con người, gia súc. Ngược lại nếu không được sử dụng đúng theo quy định, phân bón lại chính là một trong những tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống.

II. LƯỢNG PHÂN BÓN SỬ DỤNG Ở VIỆT

NAM

Tính từ năm 1985 tới nay, diện tích gieo trồng ở nước ta chỉ tăng 57,7%, nhưng lượng phân bón sử dụng tăng tới 517% (Bảng 1). Theo tính toán, lượng phân vô cơ sử dụng tăng mạnh trong vòng 20 năm qua, tổng các yếu tố dinh dưỡng đa lượng N+P2O5+K2O năm 2007 đạt trên 2,4 triệu tấn, tăng gấp hơn 5 lần so với lượng sử dụng của năm 1985. Ngoài phân bón vô cơ, hàng năm nước ta còn sử dụng khoảng 1 triệu tấn phân hữu cơ, hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh các loại.

Bảng 1. Lượng phân bón vô cơ sử dụng ở Việt Nam qua các năm

(Đơn vị tính: nghìn tấn N, P2O5, K2O)

Năm

N

P2O5

K2O

NPK

N+P2O5+K2O

1985

342,3

91,0

35,9

54,8

469,2

1990

425,4

105,7

29,2

62,3

560,3

1995

831,7

322,0

88,0

116,6

1223,7

2000

1332,0

501,0

450,0

180,0

2283,0

2005

1155,1

554,1

354,4

115,9

2063,6

2007

1357,5

551,2

516,5

179,7

2425,2

          Xét về tỷ lệ sử dụng phân bón cho các nhóm cây trồng khác nhau cho thấy tỷ lệ phân bón sử dụng cho lúa chiếm cao nhất đạt trên 65%, các cây công nghiệp lâu năm chiếm gần 15%, ngô khoảng 9% phần còn lại là các cây trồng khác (Sơ đồ 1). Tuy nhiên so với các nước trong khu vực và trên thế giới, lượng phân bón sử dụng trên một đơn vị diện tích gieo trồng ở nước ta vẫn còn thấp, năm cao nhất mới chỉ đạt khoảng 195 kg NPK/ha.

II. LƯỢNG PHÂN BÓN CÂY TRỒNG CHƯA SỬ DỤNG ĐƯỢC

          Theo số liệu tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hoá học ở Việt Nam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30-45%, lân từ 40-45% và kali từ 40-50%, tuỳ theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại phân bón… Như vậy, còn 60 – 65% lượng đạm tương đương với 1,77 triệu tấn urê, 55 – 60% lượng lân tương đương với 2,07 triệu tấn supe lân và 55-60% lượng kali tương đương với 344 nghìn tấn Kali Clorua (KCl) được bón vào đất nhưng chưa được cây trồng sử dụng.

Trong số phân bón chưa được cây sử dụng, một phần còn lại ở trong đất, một phần bị rửa trôi theo nước mặt do mưa, theo các công trình thuỷ lợi ra các ao, hồ, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Một phần bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm và một phần bị bay hơi do tác động của nhiệt độ hay quá trình phản nitrat hoá gây ô nhiễm không khí (Bảng 2).

Bảng 2. Lượng phân bón hàng năm cây trồng chưa sử dụng được

(Đơn vị tính: nghìn tấn N, P2O5, K2O)

Năm

N

P2O5

K2O

N+P2O5+K2O

1985

205,4

54,6

21,5

281,5

1990

255,2

63,4

17,5

336,2

1995

499,0

193,2

52,8

734,2

2000

799,2

300,6

270,0

1369,8

2005

693,1

332,5

212,6

1238,2

2007

814,5

330,7

309,9

1455,1

Xét về mặt kinh tế thì khoảng 2/3 lượng phân bón hàng năm cây trồng chưa sử dụng được đồng nghĩa với việc 2/3 lượng tiền người nông dân bỏ ra mua phân bón bị lãng phí, với tổng thất thoát lên tới khoảng 30 nghìn tỷ đồng tính theo giá phân bón hiện nay.

Xét về mặt môi trường, trừ một phần các chất dinh dưỡng có trong phân bón được giữ lại trong các keo đất là nguồn dinh dưỡng dự trữ cho vụ sau, hàng năm một lượng lớn phân bón bị rửa trôi hoặc bay hơi đã làm xấu đi môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống, đó cũng là những tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước, không khí. Trong số đó phân do sản xuất lúa gây ra đối với việc ô nhiễm môi trường là vấn đề đáng được quan tâm nhất, vì hàng năm một lượng lớn phân bón được dành cho sản xuất lúa.

III. TÁC ĐỘNG CỦA PHÂN BÓN TỚI Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 

          Phân bón gây nên tác động ô nhiễm môi trường thường biểu hiện ở các khía cạnh sau:

1. Bón dư thừa các yếu tố dinh dưỡng hoặc bón phân không đúng cách

Trước hết tác động của phân bón đối với việc gây ô nhiễm môi trường phải kể đến đó là lượng dư thừa các chất dinh dưỡng do cây trồng chưa sử dụng được hoặc do bón không đúng cách… như đã được tính toán ở phần trên. Do tập quán canh tác, do chưa được đào tạo, tập huấn rất nhiều nông dân hiện nay bón phân chưa đúng lượng và đúng cách.

Hầu hết người nông dân hiện nay đều bón quá dư thừa lượng đạm, gây nên hiện tượng lúa lốp, tăng quá trình cảm nhiễm với sâu bệnh, dễ bị đổ ngã. Biểu hiện của việc bón dư thừa đạm qua quan sát bằng mắt thường cho thấy màu lá cây thường xanh mướt hoặc nếu quá dư thừa thì lá màu xanh đậm. Nếu sử dụng bảng so màu lá thì độ đậm của màu lá càng được thấy rõ hơn. Chương trình 3 giảm, 3 tăng cũng là những minh chứng cho việc lạm dụng bón quá dư thừa lượng đạm.

Cách bón phân hiện nay chủ yếu là bón vãi trên mặt đất, phân bón ít được vùi vào trong đất. Xét về mặt hoá học đất, các keo đất là những keo âm (-) còn các yếu tố dinh dưỡng hầu hết là mang điện tích dương (+). Khi bón phân vào đất, được vùi lấp cẩn thận thì các keo đất sẽ giữ lại các chất dinh dưỡng và nhả ra một cách từ từ tuỳ theo yêu cầu của cây trồng theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây. Như vậy, bón phân có vùi lấp không chỉ có tác dụng hạn chế sự mất dinh dưỡng, tăng hiệu suất sử dụng phân bón mà còn làm giảm bớt ô nhiễm môi trường. Các nghiên cứu cho thấy việc bón phân có vùi lấp làm tăng hiệu suất sử dụng phân bón của cây trồng có thể đạt được từ 70-80% so với bón rải trên bề mặt chỉ đạt được từ 20-30%.

 Các yếu tố dinh dưỡng vi lượng như Đồng (Cu), Kẽm (Zn)… rất cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển và có khả năng nâng cao khả năng chống chịu cho cây trồng. Ở một số vùng đất và một số cây trồng, loại cây trồng biểu hiện triệu chứng thiếu ding dưỡng Zn hoặc Cu khá rõ rệt. Tuy nhiên khi lạm dụng các yếu tố trên lại trở thành những loại kim loại nặng khi vượt quá mức sử dụng cho phép và gây độc hại cho con người và gia súc. Hiện nay với kỹ thuật sử dụng phân bón lá các loại phân bón vi lượng trong đó có Cu và Zn được bón trực tiếp cho cây dưới dạng Chelate (dạng mạch vòng) hoặc kết hợp với các chất mang khác để quá trình hấp thu vào cây được nhanh và thuận lợi, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. Tuy nhiên nếu sử dụng cho các loại cây rau ăn lá, cho chè và các loại quả không có vỏ bóc mà không chú ý tới thời gian cách ly và liếu lượng sử dụng theo đúng quy thì các yếu tố dinh dưỡng trên lại trở thành các yếu tố độc hại cho người tiêu dùng. 

2. Ô nhiễm do từ các nhà máy sản xuất phân bón

          Không chỉ do bón dư thừa dinh dưỡng mà ô nhiễm do phân bón còn gây ra do từ nguồn các nhà máy sản xuất phân bón. Các minh chứng trong thực tế đã cho thấy, vào khoảng đầu thập niên 80 của thế ký trước, khi nhà máy phân đạm Hà Bắc được xây dựng và đi vào hoạt động, do quá trình xử lý môi trường chưa đảm bảo, nước thải của nhà máy đã thải ra nguồn nước của khu vực lân cận gây chết hàng hoạt các loại động, thực vật… Gần đây, một số nhà máy sản xuất các loại phân bón hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh sử dụng nguyên liệu là các phế phụ phẩm cây trồng hoặc chăn nuôi hay nguyên liệu của quá trình sản xuất mía đường, bột sắn… với các công nghệ xử lý môi trường thô sơ đã gây nên ô nhiễm cho nguồn nước do thải ra các chất độc hại chưa được xử lý triệt để và thải các chất có mùi gây ô nhiễm không khí cho các khu vực dân cư sống lân cận.

3. Phân bón có chứa một số chất độc hại

Ngay trong bản thân một số loại phân bón đã có chứa một số chất gây độc hại cho cây trồng và cho con người như các kim loại nặng hoặc các vi sinh vật gây hại, các chất kích thích sinh trưởng khi vượt quá mức quy định. Theo quy định hiện hành, các loại kim loại nặng có trong phân bón gồm Asen (As), Chì (Pb), Thuỷ ngân (Hg) và Cadimi (Cd); các vi sinh vật gây hại có trong phân bón gồm: E. Coli, Salmonella, Coliform là những loại gây nên các bệnh đường ruột nguy hiểm. Phân bón có chứa kim loại nặng và vi sinh vật gây hại thường gặp trong những hợp sau đây:

– Phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu là rác thải đô thị, phế thải công nghiệp chế biến từ nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi. Để tận dụng nguồn hữu cơ, đồng thời giải quyết những vấn đề về môi trường cho các đô thị, các trại chăn nuôi tập trung, các nhà máy chế biến nông sản… hiện nay đã có một số nhà máy sử dụng các nguồn nguyên liệu nêu trên để sản xuất ra các loại phân bón hữu cơ, hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh để bón trở lại cho cây trồng. Các loại phân bón được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu nêu trên sẽ gây nên sự ô nhiễm thứ cấp do có chứa các kim loại nặng hoặc vi sinh vật gây hại vượt quá mức quy định. Kết quả điều tra của Viện Thổ nhưỡng Nông hoá từ năm 2004 -2007 cho thấy trong số các kim loại nặng thì Thuỷ ngân, còn đối với các vi sinh vật gây hại thì Coliform là những yếu tố thường vượt quá mức cho phép ở nhiều mẫu phân bón được kiểm tra thuộc nhóm trên.

– Phân bón được sản xuất từ nguồn phân lân nhập khẩu từ nước ngoài do có chứa hàm lượng Cadimi quá cao, vượt quá mức quy định được phép sử dụng. Đã có rất nhiều tài liệu cho thấy nguồn phân lân từ các nước vùng Nam Mỹ hoặc Châu Phi  thường có hàm lượng Cd cao ở mức trên 200 ppm.

– Theo quy định, một số chất kích thích sinh trưởng như axit giberillic (GA3), NAA, một số chất kích thích sinh trưởng có nguồn gốc từ thực vật được phép sử dụng trong phân bón để kích thích quá trình tăng trưởng, tăng tỷ lệ đậu hoa, đậu quả, tăng quá trình trao đổi chất của cây trồng, tăng hiệu suất sử dụng phân bón làm tăng năng suất, phẩm chất cây trồng. Mức quy định hiện hành cho phép tổng hàm lượng các chất kích thích sinh trưởng không được vượt quá 0,5% khối lượng có trong phân bón. Tuy nhiên trên thực tế một số tổ chức, cá nhân khi sản xuất, nhập khẩu đã không tuân thủ theo các quy định trên, đưa ra thị trường các loại phân bón có chứa hàm lượng các chất kích thích sing trưởng vượt quá mức quy định, gây tác hại cho sản xuất và ảnh hưởng tới chất lượng nông sản. Việc sử dụng phân bón có chứa các chất kích thích sinh trưởng không đúng theo hướng dẫn về liếu lượng, đối tượng cây trồng cũng làm thiệt hại tới sản xuất. Do thiếu hiểu biết, hơn 20 ha mạ vụ Đông xuân 2007/2008 ở Phú Xuyên Hà Nội (Hà Tây cũ) đã bị thiệt hại do sử dụng phân bón Tăng trưởng AC GABA CYTO có chứa chất kích thích sinh trưởng mà chỉ khuyến cáo dùng cho chè và rau xanh nhưng đã sử dụng cho mạ, do dùng sai đối tượng cây trồng. Cần thiết phải có những điều tra tổng thể về hàm lượng các chất kích thích sinh trưởng trong phân bón để đưa ra những quy định, các biện pháp quản lý chặt chẽ và có hiệu quả đối với đối tượng này, tuy nhiên việc điều tra đòi hỏi tiêu tốn khá nhiều kinh phí vì mẫu phân tích các chỉ tiêu về chất kích thích sinh trưởng thường rất đắt, số lượng phòng phân tích có khả năng phân tích được các chỉ tiêu này trên cả nước còn rất ít.

4. Phân bón đối với vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khoẻ con người

          Dư thừa đạm trong đất hoặc trong cây đều gây nên những tác hại đối với môi trường và sức khoẻ con người. Do bón quá dư thừa hoặc do bón đạm không đúng cách đã làm cho Nitơ và phospho theo nước xả xuống các thủy vực là nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm cho các nguồn nước. Các chất gây ô nhiễm hữu cơ bị khử dần do hoạt động của vi sinh vật, quá trình này gây ra sự giảm oxy dưới hạ lưu. Đạm dư thừa bị chuyển thành dạng Nitrat (NO3-) hoặc Nitrit (NO2-) là những dạng gây độc trực tiếp cho các động vật thuỷ sinh, gián tiếp cho các động vật trên cạn do sử dụng nguồn nước (Tabuchi and Hasegawa, 1995). Đặc biệt gây hại cho sức khoẻ con người thông qua việc sử dụng các nguồn nước hoặc các sản phẩm trồng trọt, nhất là các loại rau quả ăn tươi có hàm lượng dư thừa Nitrat. Theo các nghiên cứu gần đây, nếu trong nước và thực phẩm hàm lượng nitơ và photpho, đặc biệt là nitơ dưới dạng muối nitrit và nitrat cao quá sẽ gây ra một số bệnh nguy hiểm cho người đặc biệt là trẻ em. TS. Lê Thị Hiền Thảo (2003) đã xác định, trong những thập niên gần đây, mức NO3- trong nước uống tăng lên đáng kể mà nguyên nhân là do sự sử dụng phân đạm vô cơ tăng, gây rò rỉ NO3- xuống nước ngầm. Hàm lượng NO3- trong nước uống tăng gây ra nguy cơ về sức khoẻ đối với cộng đồng. Ủy ban châu Âu quy định mức tối đa của NO3- trong nước uống là 50 mg/l, Mỹ là 45 mg/l, Tổ chức y tế thế giới (WHO) là 100 mg/l. Y học đã xác định NO2- ảnh hưởng đến sức khoẻ với 2 khả năng sau: gây nên chứng máu Methaemoglobin và ung thư tiềm tàng.

Các nghiên cứu về y học gần đây đã xác định, dư thừa Phospho trong các sản phẩm trồng trọt hoặc nguồn nước làm giảm khả năng hấp thu Canxi vì chất này lắng đọng với Canxi tạo thành muối triphosphat canxi không hòa tan và tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất para thormon, điều này đã huy động nhiều Canxi của xương, và nguy cơ gây loãng xương ngày một tăng, đặc biệt ở phụ nữ.

VI. ĐỂ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG HIỆU SUẤT SỬ DỤNG PHÂN BÓN GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Phân bón vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, làm tăng độ mầu mỡ của đất, trái lại cũng có thể gây tác động xấu tới môi trường nếu không có biện pháp quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng hợp lý. Do vậy cần thiết phải đưa phân bón vào nhóm mặt hàng sản xuất, kinh doanh có điều kiện để tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt cần giám sát chặt ngay từ khâu sản xuất, nhập khẩu và trong quá trình sử dụng. Một số giải pháp sau đây được đề xuất để giảm thiểu sự ô nhiễm, đồng thời tăng hiệu suất sử dụng phân bón:

1. Giảm lượng bón, tăng hiệu suất sử dụng phân bón

Để hạn chế tối đa lượng phân bón dư thừa trong đất do bón phân quá liều, có thể áp dụng các giải pháp về kỹ thuật sau đây:

– Sử dụng các loại phân bón hoặc các chất có tác dụng làm tăng hiệu suất sử dụng của phân bón. Hiện nay đã có một số loại phân bón hoặc các chế phẩm có khả năng làm tăng hiệu suất sử dụng đạm từ 25-50% khi sử dụng phối hợp với phân đạm. Cơ chế tăng hiệu suất sử dụng dinh dưỡng được xác định do việc hạn chế hoạt động của men phân giải Ureaza, men làm mất đạm; tăng khả năng lưu dẫn N cho cây trồng. Các loại phân bón có công dụng nêu trên như: NEB 26, Wehg, Agrotain… có thể giảm ¼ đến ½ lượng đạm so với lượng dùng thông thường mà cây trồng vẫn cho năng suất cao, chất lượng nông sản tốt. Cần phải tổ chức khuyến cáo và hướng dẫn rộng rãi để nhanh chóng đưa các chế phẩm nêu trên được sử dụng trên toàn quốc.

– Sử dụng các loại phân bón lá có chứa K-humate và các yếu tố đa lượng, trung lượng, vi lượng để bổ sung dinh dưỡng cho cây, tăng khả năng phục hồi, tăng sức đề kháng của cây trồng đối với sự thay đổi và khó khăn của thời tiết và tăng đề kháng sâu bệnh, tăng hiệu suất sử dụng các yếu tố đa lượng. Tiến bộ kỹ thuật về phân bón lá đối với cây trồng đã được khẳng định, sử dụng phân bón lá vào các thời điểm thích hợp sẽ làm tăng hiệu suất sử dụng các yếu tố dinh dưỡng đa lượng một cách cân đối, bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng cây trồng vào những giai đoạn thiết yếu. Liều lượng dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc phân phối.

– Cần sử dụng các loại phân bón dạng chậm tan (slow release fertilizer) để cây trồng sử dụng một cách từ từ tăng hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng, giảm chi phí, giảm ô nhiễm môi trường.

 - Tích cực triển khai chương trình ba giảm (giảm lượng đạm bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng hạt giống gieo đối với các tỉnh phía Nam hoặc giảm lượng nước tưới đối với các tỉnh phía Bắc) ba tăng (tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả kinh tế), bón phân theo bảng so màu, tiết kiệm tối đa lượng đạm bón nhưng vẫn đem lại năng suất cao. Thực hiện bón phân cân đối, lượng đạm có thể giảm từ 1,7 kg/sào bắc bộ, tương đương với 47 kg urê/ha tuỳ từng chân đất. Tổ chức hướng dẫn sử dụng phân bón hợp lý theo nguyên tắc “năm đúng”: đúng loại phân, đúng lúc, đúng đối tượng, đúng thời vụ, đúng cách bón sẽ góp phần tăng hiệu suất sử dụng phân bón, tránh lãng phí và giảm ô nhiễm môi trường.

2. Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền

Để đảm bảo các giải pháp về khoa học-kỹ thuật có thể đến được người nông dân cần thiết phẩi tổ chức đào tạo tập huấn cho người nông dân và các cán bộ quản lý, cán bộ khuyến nông các cấp cần tập trung vào một số giải pháp sau:

– Các Viện, Trường, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón tổ chức các hạot động: hội thảo, xây dựng mô hình trình diễn, hướng dẫn các biện pháp tăng hiệu suất sử dụng phân bón, triển khai chương trình “3 giảm 3 tăng”, tập huấn và hướng dẫn cho nông dân về sử dụng phân bón. Nghiên cứu tạo ra các công cụ bón phân, tạo ra các phương thức bón, để giảm thiểu sử dụng lao động, đưa phân bón vào trong đất tránh rửa trôi, bay hơi… Nghiên cứu tạo ra các chế phẩm phân bón mới, các chế phẩm sinh học giúp cho quá trình xử lý ủ phân hoặc xử lý các phế phụ phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi mau hoai, giảm thiểu mùi hạn chế mức thấp nhất khả năng ô nhiễm môi trường.

– Thông qua hệ thống thông tin đại chúng như truyền hình, đài, báo chí…tăng cường việc phổ biến các kiến thức khoa học kỹ thuật, các kinh nghiệm về sản xuất, sử dụng phân bón có hiệu quả. Một số địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Ninh Thuận… đã tổ chức tốt chương trình truyền hình “Nhịp cầu nhà nông” để phổ biến các kiến thức về nông nghiệp cho nông dân một cách nhanh chóng và có hiệu quả, đem lại cho nông dân những hiểu biết và những kiến thức mới.

– Ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý hệ thống tổ chức, quản lý các hoạt động kiểm tra giám sát chất lượng phân bón, đặc biệt cần tăng cường giám sát các loại phân bón có chứa các chất độc hại, có nguy cơ gây ô nhiễm cao trên phạm vi cả nước.

3. Các quy định, chính sách

          Cần sớm xây dựng Luật phân bón để tăng hiệu lực công tác quản lý phân bón, trong đó cần xây dựng và ban hành đồng bộ Nghị định quy định xử phạt chi tiết đối với lĩnh vực phân bón. Có các chế tài xử phạt đủ mạnh để đảm bảo hạn chế tối đa các loại phân bón kém chất lượng, phân bón có các chất độc hại vượt quá mức quy định.

          Xây dựng, ban hành kịp thời và đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất, sử dụng phân bón, tạo ra các hàng rào kỹ thuật để hạn chế việc sử dụng phân bón quá liều, hạn chế việc sản xuất, nhập khẩu các loại phân bón có chứa các chất độc hại vượt quá mức quy định.

          Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm để có thể nhanh chóng phân tích phát hiện để kịp thời xử lý các hoạt động đưa các loại phân bón kém chất lượng, phân bón có chứa chất độc hại vào lưu thông trên thị trường và trong quá trình sử dụng.

Việc áp dụng đồng bộ và triệt để các giải pháp nêu trên có thể tiết kiệm được hàng nghìn tỷ đồng do giảm lượng phân bón sử dụng trên toàn quốc, hạ giá thành sản xuất, giảm nhập siêu phân bón. Đồng thời đây cũng là những giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần quan trọng giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông nghiệp, tăng sức khoẻ cộng đồng.

TS. Trương Hợp Tác

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hardman, McEldowney, Waite – Pollution: Ecology Biotreatment. Longman Group UK Limited 1993.

2. Lê Thị Hiền Thảo – Nitơ và Phospho trong môi trường. Tạp chí Điều tra-Nghiên cứu. Trường Đại học Xây dựng Hà Nội 2003.

3. Nguyền Kim Thái, Lê Hiền Thảo – Sinh thái học và bảo vệ môi trường. NXB XD 1999.

4. Tabuchi, T., and  S. Hasegawa. 1995. Paddy Field in the World. The Japanese Society of Irrigation, Drainage and Reclamation Engineering, Tokyo, Japan. 1-352.

5. Truong, H.T., M. Hirano, S. Iwamoto, E. Kuroda, and T. Murata. 1998. Effect of Top Dressing and Planting density on the number of spikelets and yield of rice cultivated with nitrogen-free basal dressing. Plant Prod. Sci. 1: 1992-1999.

6. Báo cáo của Viện Thổ nhưỡng Nông hoá về kết quả điều tra phân bón lá 2004 – 2007.

Ảnh Hưởng Của Khí Thải Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Đến Môi Trường Và Con Người

Việt Nam là một nước nông nghiệp nên việc chú trọng đầu tư, phát triển ngành công nghiệp phân bón là cần thiết. Tại Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ phân bón hàng năm đạt gần 11 triệu tấn với hơn 90% là phân bón hữu cơ. Ước tính trong giai đoạn 2019 đến 2023, nhu cầu phân bón sẽ tăng ở mức 1.6%/1 năm. Với xu hướng đó, công nghiệp phân bón đóng vai trò quan trọng vào việc phát triển kinh tế đất nước nhưng song song với đó là những hệ lụy nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường, đòi hỏi các doanh nghiệp cần nâng cao ý thức và tuân thủ tốt các giải pháp xử lý khí thải.

Phân bón đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nhưng nếu khí thải từ nhà máy sản xuất phân bón không được xử lý tốt sẽ gây hậu quả nghiêm trọng

Nhà máy sản xuất phân bón bị ngừng hoạt động do không xử lý khí thải đúng tiêu chuẩn

Nhà máy sản xuất phân bón Sao Nông nằm tại thôn Đa Sỹ, Đồng Cao, Đồng Sâm xã Đông Vinh, Thanh Hóa. Đây là một công ty con thuộc Công ty CP Sản xuất và thương mại tổng hợp Cường Phát. Vào năm 2016, cơ sở này đã bị tạm ngừng hoạt động do không xử lý khí thải triệt để dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của hàng trăm hộ dân.

Không chỉ có nhà máy Sao Nông, rất nhiều nhà máy sản xuất phân bón khác đã từng bị các cơ quan chức năng cảnh cáo, phạt tiền hoặc buộc ngừng sản xuất vì vi phạm Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học QCVN 21:2009/BTNMT.

Trong quy chuẩn QCVN 21:2009/BTNMT đã nêu rõ nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học như sau:

STT Thông số Nồng độ C (mg/Nm3)

A B

1 Bụi tổng 400 200

2 Lưu huỳnh dioxit (SO2) 1500 500

3 Niot Oxit (NOx) (tính theo NO2) 1000 850

4 Amoniac (NH3) 76 50

5 Axit sunfuric (H2SO4) 100 50

6 Tổng florua (F) 90

50

Trong đó:

Cột A quy định nồng độ C của các thông số ô nhiêm trong khí thải công nghiệp phân bón hóa học làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học bắt đầu hoat động trước ngày 16 tháng 1 năm 2007 với thời gian áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2014.

Cột B quy định nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép với:

+ Các nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học  bắt đầu hoạt động kể từ ngày 16 tháng 1 năm 2007

+ Tất cả các nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón với thời gian áp dụng kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2015

Ảnh hưởng của khí thải nhà máy phân bón đến môi trường và con người

Trong khí thải từ nhà máy sản xuất phân bón có chứa nhiều chất độc hại, bụi mịn. Việc tiếp xúc lâu ngày với các chất này sẽ dẫn đến hệ quả khôn lường. Cụ thể như sau:

Bụi mịn là những hạt có kích thước nhỏ như PM 1.0 và PM 2.5. Chúng tồn tại ở dạng lỏng hoặc rắn, trôi nổi trong không khí.

Bụi có kích thước càng nhỏ, càng mịn càng dễ đi sâu vào trong hệ hô hấp và ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc DNA của con người, khiến các tế bào bị mất cân bằng oxy, sự chuyển hóa các chất hữu cơ cũng bị gián đoạn. Các hệ quả sau đó mà cá nhân phải gang chịu đó là bệnh ung thư, viên đường hô hấp, viêm phổi, …

Bụi mịn khi thâm nhập vào trong cơ thể sẽ gây hậu quả khôn lường cho hệ hô hấp

Không chỉ xuất hiện trong khí thải nhà máy sản xuất phân bón, khí SO2 phát sinh trong quá trình đốt nhiên liệu. Không chỉ gây hại cho người, SO2 còn gây mưa axit, ăn mòn công trình, phá hoại cây cối.

Khi nồng độ SO2 đạt mức 5 ppm, con người bắt đầu cảm thấy các triệu chứng như khó thở, nóng rát ở mũi và cổ, … Chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh như viêm đường hô hấp, viêm mắt, viêm phổi, …

Theo các nhà khoa học, khí NOx là nguyên nhân gây tử vong cho 38.000 người trên thế giới mỗi năm. Chúng không chỉ gây tổn thương tế bào phổi mà còn gây hen suyên, viêm cuống phổi và các bệnh về tim mạch. Một trong những chất khí nito oxit điển hình, thường gặp đó là NO2.

Đối với môi trường, NOx nói chung và NO2 nói riêng cũng để lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường khi chúng là một trong những tác nhân gây mưa axit, khiến tầm nhìn xa bị thu hẹp, gây ô nhiễm dinh dưỡng ở vùng nước ven biển.

Amoniac là chất khí thường gặp nhưng khi tiếp xúc ở nồng độ cao, con người có thể bị suy hô hấp, bỏng niêm mạc mũi

Amoniac là loại khi quen thuộc vào con người bởi chúng xuất hiện trong nước tiểu. Tuy nhiên, mức độ gây hại của NH3 không hề nhỏ. Khi hít phải nồng độ cao sẽ gây bỏng niêm mạc mũi, cổ họng bị sung, suy hô hấp. Thậm chí, khi nồng độ đạt 10.000ppm, NH3 có thể gây tử vong.

Axit sunfuric có vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp, được ứng dụng rộng rãi trong việc xử lý nước thải, sản xuất phân bón, chế biến quặng nhưng chỉ một hàm lượng nhỏ của chúng cũng có thể gây bỏng thậm chí là làm tổn thương giác mạc, tử vong.

Ion florua thường xuất hiện trong các dung dịch sức miệng nhưng chúng chỉ an toàn khi ở nồng độ thấp, việc tiếp xúc liên tục với lượng florua cao là rất nguy hiểm. Ước tính, một người trưởng thành khi tiếp xúc từ 5 đến 10 g florua có thể dẫn đến ngộ độc. Ở mức độ nhẹ hơn, chúng gây khó chịu, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.

Máy lọc tĩnh điện được ứng dụng trong xử lý khí thải nhà máy sản xuất phân bón

Rõ ràng, xử lý khí thải là việc làm vô cùng quan trọng mà không chỉ các nhà máy sản xuất phân bón hóa học cần tuân thủ mà chúng cần được thực hiện ở diện rộng. Điều quan trọng không phải là việc thực thi pháp luật mà đó là sự tự giác, xuất phát từ trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường cũng như quốc gia. Bên cạnh những công ty “lách luật”, xả thải trái phép ra môi trường, vẫn có nhiều cơ sở sản xuất xử lý khí thải một cách nghiêm túc bằng việc ứng dụng các công nghệ xử lý khí thải hiện đại. Cần có thêm những “người tự giác” để môi trường Việt Nam được trong sạch hơn, người dân bớt phải lao đao trước thực cảnh ô nhiễm nặng nề.

Ảnh Hưởng Của Ga3 Đến Cây Hoa Lan Ngọc Điểm

– Thí nghiệm trên cây hoa lan Ngọc Điểm 1 và 2 năm tuổi.

– Điều kiện thí nghiệm là tối ưu:

– Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB), 3 lần lặp lại, diện tích ô thí nghiệm là 3m 2 , tương ứng với 54 cây.

Hoa lan ngọc điểm – Rhynchostylis_gigantea

Kết quả thí nghiệm: Ảnh hưởng của nồng độ phun GA3 đến sinh trưởng và ra hoa của giống hoa lan Ngọc Điểm Trắng Đốm Tím.

1. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến sinh trưởng của cây hoa lan Ngọc Điểm

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các nồng độ phun GA3 đến sinh trưởng của cây 1 và 2 năm tuổi được thể hiện qua bảng 1.

Bảng 1. Ảnh hưởng của nồng độ phun GA3 đến sinh trưởng của cây hoa lan Ngọc Điểm. (Năm 2012-2013, tại Gia Lâm – Hà Nội)

2. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến thời gian ra hoa và chất lượng hoa lan Ngọc Điểm

Theo dõi khả năng ra hoa và chất lượng hoa của cây hoa lan Ngọc Điểm 1 năm tuổi khi phun GA3 ở các nồng độ khác nhau cho thấy: Tỷ lệ cây ra hoa đạt từ 35-47%. Trong khi ở công thức đối chứng cây không ra hoa. Tỷ lệ ra hoa cao nhất khi phun GA3 với nồng độ 150ppm là 47%. Thời gian xuất hiện mầm hoa ở các nồng độ GA3 khác nhau cũng khác nhau từ 6 đến 9 ngày, phun GA3 với nồng độ cao nhất (250ppm) mầm hoa xuất hiện sớm nhất (ngày 26/10). Sớm hơn 9 ngày so với công thức phun ở nồng độ 100ppm. Các chỉ tiêu về chất lượng hoa cũng đạt cao nhất ở công thức phun GA3 với nồng độ 150ppm: chiều dài cành đạt 16,7cm, số hoa/cành đạt 26,2 hoa. Các chỉ tiêu đường kính hoa, đường kính cành không có sự sai khác giữa các nồng độ phun GA3.

Như vậy, phun GA3 (nồng độ 150ppm) cho cây hoa lan Ngọc Điểm 1 năm tuổi có tác dụng kích thích sinh trưởng số lá, chiều dài lá, số rễ, chiều dài rễ. GA3 còn có tác dụng kích thích cây nhanh ra hoa. Rút ngắn thời gian từ trồng đến ra hoa từ 3 năm xuống còn 2 năm. Mầm hoa ra sớm hơn 5 ngày (ngày 2/11). Tỷ lệ ra mầm hoa đạt 47%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Jean Cardoso et al. (2012) [48].

Theo dõi khả năng ra hoa và chất lượng hoa của cây hoa lan Ngọc Điểm 2 năm tuổi khi phun GA3 ở các nồng độ khác nhau cho thấy:

Như vậy, GA3 có tác dụng kích thích sinh trưởng lá, rễ cho cây hoa lan Ngọc Điểm 2 năm tuổi. Tăng tỷ lệ ra hoa từ 51% lên 75-80%. Mầm hoa ra sớm hơn so với đối chứng từ 8-18 ngày. Công thức phun GA3 với nồng độ 200ppm cho kết quả tốt nhất. Số lá nhiều, lá dài (32,1cm). Tỷ lệ ra hoa cao (80%). Cành hoa dài (24,1cm). Số hoa/cành lớn (34,6 hoa). thời gian xuất hiện mầm hoa sớm hơn 15 ngày so với đối chứng.

Trong thí nghiệm này, khoảng 50% các cây xử lý với GA3 đã ra hoa sớm hơn khoảng 6-12 tháng so với các cây không được xử lý.

Cập nhật thông tin chi tiết về Ảnh Hưởng Của Mật Độ, Phân Bón Đến Khả Năng Sinh Trưởng Và Năng Suất Của Giống Đậu Xanh Hạt Nhỏ Nam Đàn trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!