Bạn đang xem bài viết 4 Điều Cần Chú Ý Khi Trồng Khổ Qua được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trồng khổ qua nói riêng và tất cả cây trồng nói chung, muốn chúng phát triển tốt cần phải quan tâm đến khâu làm đất, xuống giống, sau đó là quá trình chăm sóc nhằm bổ sung chất dinh dưỡng, phát hiện sâu bệnh kịp thời để cây có đủ điều kiện phát triển tốt nhất.
Trồng khổ qua nói riêng và tất cả cây trồng nói chung, muốn chúng phát triển tốt cần phải quan tâm đến khâu làm đất, xuống giống
1. Hạt giống
Hiện nay trên thị trường đã sản xuất một số loại giống khổ qua lai, tuy nhiên có hai loại chính đó là khổ qua trái xanh và loại khổ qua trái trắng đang được ưa chuộng.
Khổ qua là số một trong những cây trồng phổ biến nhất được ưa chuộng để canh tác ở các vùng khí hậu nhiệt đới. Cây mướp đắng có thể trồng được quanh năm, tuy nhiên thích hợp nhất là vào vụ Đông xuân và vụ Hè thu.
2. Đất trồng khổ qua
Nếu trồng khổ qua ở ruộng với diện tích lớn thì có thể gieo trực tiếp ở ruộng, tuy nhiên sẽ khó chăm sóc trong việc quản lý hạt lên cây, điều này khiến tỉ lệ hạt có thể nảy mầm cao. Vì vậy tốt nhất là bạn nên gieo hạt ở các khay ươm hoặc bầu đất riêng. Sau khi gieo hạt cho cây con khỏe mạnh thì mới mang đi trồng vào ruộng.
Đất để gieo hạt giống cần phải dùng loại đất sạch, sử dụng loại đất nhiều chất dinh dưỡng. Bạn có thể mua các loại đất hữu cơ có bán ở thị trường như Tribat, Multi, đất sạch… Hoặc nếu sử dụng đất bình thường thì cần phải xử lý đất bằng việc rải vôi trộn vào đất phơi nắng 1 tuần để diệt mầm bệnh có trong đất, sau đó bón lót cho đất gieo bằng tro trấu, mùn cưa hoặc xơ dừa với phân chuồng ủ hoại và phân NPK để tăng cường chất dinh dưỡng cho đất gieo
3. Phân bón
Khổ qua là loại rau ăn quả, vì thế trong quá trình trồng chúng ta cần phải bón thêm 1 lượng phân dưỡng lá, phân chậm tan ( NPK, DAP, Kali…) theo tiêu chuẩn trồng rau sạch để cây cho năng suất theo mong muốn.
Giai đoạn sau khi trồng cây con được 1 tuần thì bắt đầu bón thúc lần 1 với hỗn hợp phân đạm, lân và urê pha với nước tưới vào gốc cây để giúp bộ rễ cây sinh trưởng tốt.
Khi cây được 4 – 6 lá thì có thể phun phân bón lá HVP 401.N để kích thích cây phát triển thân lá và rễ. Phun theo quy trình cách 7 – 10 ngày phun 1 lần cho đến khi cây bắt đầu ra hoa thì ngưng phun.
Giai đoạn cây được 20 ngày thì tiếp tục bón thúc lần 2 với lượng phân NPK 16-6-16, đạm và urê để kích thích cây phát triển nhánh. Mỗi lần bón thúc nên làm cỏ và vun đất vào gốc cho cây.
Thời điểm cây trồng được 1 tháng trở đi thì cứ cách 10 ngày cần bón thúc 1 lần với hỗn hợp phân NPK 16-6-16, đạm, kali và urê để tăng cường dưỡng chất nuôi cây ra hoa và cho quả. Có thể sử dụng phân chuồng ủ hoại, phân trùn quế, mùn mục hoặc tro trấu để bón vào gốc cây, tuy nhiên cần lưu ý không được dùng phân tươi để bón cho cây trồng.
4. Bệnh thường gặp trên cây khổ qua
Trồng khổ qua cần chú ý đến một số loại sâu bệnh gây hại thường gặp như sâu xanh, sâu cuốn lá, sâu đục quả, ruồi đục trái,.. Đối với những loại sâu gây hại này thì nên luân phiên sử dụng một trong các loại thuốc như: Atabron 5 EC, Aztron 7000 DBMU, Biocin 16WP, Vibamec, Vertimec 1.8EC, Trigard 75WP, Polytrin P 440EC, Sherpa 20 EC, Sumicidin 10 EC, Cyperan 25 EC để tiêu diệt sâu hại.
Nếu phát hiện trên cây khổ qua có sự tấn công của các loại rầy rệp, bọ trĩ, bọ rùa, nhện đỏ,… thì cần sử dụng một trong các loại thuốc như: Hopsan 50EC, Polytrin, Admire 50EC, Vibamec,Vertimec 1.8EC, DC-Tron plus 98.8EC, Comite 73EC, Cofidor 100Sl, Trebon 30EC, Ortus 5SC, Sherpa, Regent, Sakura,… phun vào mặt dưới lá và trên ngọn cây.
Theo khoahoc.tv
Những Điều Cần Chú Ý Để Trồng Dưa Leo Đạt Năng Suất Cao
Trong các cây họ bầu bí, dưa leo là loại cây giữ vị trí hàng đầu trong các chủng loại rau có chế biến xuất khẩu, diện tích trồng dưa leo ngày càng phát triển vì trồng dưa leo mau thu hoạch, đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, để trồng dưa leo đạt năng suất và chất lượng nông dân cần chú ý một số vấn đề sau:
2. Thụ phấn
Dưa leo là cây thụ phấn chéo nhờ côn trùng, vì vậy tỉ lệ hoa đực và cái, số lượng ong hay các côn trùng ăn phấn hoa khác là những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến năng suất. Để quá trình thụ phấn đảm bảo và tránh hiện tượng trái nhỏ và biến dạng, nông dân nên tạo điều kiện cho các loại côn trùng tự nhiên như ong, ruồi ăn mật hoa sinh sống, không nên phun thuốc BVTV gần tổ ong hay gần nơi ong hoạt động ( từ sáng sớm đến đầu giờ chiều).
3. Nước
Thiếu nước có ảnh hưởng rõ rệt đến qúa trình sinh hóa và sinh lý của cây dưa leo. Nếu độ ẩm đất thấp, quá trình vận chuyển nước giảm, do đó làm suy yếu khả năng giữ nước và chứa nước. Sự thiếu nước thường làm giảm sự phát triển sinh dưỡng và sinh thực, quang hợp, hô hấp, hấp thu ion và trao đổi chất. Nó còn có thể làm cho cây trở nên mẫn cảm với côn trùng và bệnh hại. Khô hạn xảy ra trước khi ra hoa có thể làm chậm ra hoa, làm giảm sự phát triển của cây, biến đổi giới tính của hoa (hoa cái thành hoa đực). Thiếu nước xảy ra trong quá trình phát triển trái sẽ làm giảm năng suất và chất lượng trái. Trong lá của hầu hết các giống dưa leo đều có chứa hợp chất cucurbitacins. Hợp chất này sẽ tiết ra chất độc để giúp cây chống lại các loài sâu hại. Trong giai đoạn tạo trái, thiếu nước sẽ làm cho trái bị đắng (những trái này chỉ làm giảm chất lượng của trái, không gây hại cho sức khoẻ người ăn). Để tránh hiện tượng này, nên đảm bảo tưới đủ nước cho cây trong quá trình tạo trái. Ngoài ra, thiếu nước trái nhỏ và mềm so với bình thường, hàm lượng các chất dinh dưỡng chứa trong trái như đường, khoáng chất, vitamin cũng sẽ bị thấp đi. Dưa leo là cây ưa ẩm, đòi hỏi tương đối nhiều nước. Sau khi trồng cây con ra ruộng, nếu trời nắng yêu cầu phải tưới đủ nước, có thể tưới 2 lần/ ngày. Tưới nước hợp lý có thể là yếu tố quyết định năng suất cao và chất lượng tốt. Những đất có đủ chất hữu cơ thường có khả năng giữ nước lớn và không cần phải tưới nước thường xuyên. Đất nhẹ cần tưới thường xuyên hơn, nhưng mỗi lần tưới ít hơn. Tuy nhiên, cần chú ý thừa nước sẽ làm rễ bị hư thối, cây dưa sẽ bị vàng và còi cọc.
4. Làm giàn và tỉa nhánh
Dưa leo phát triển thân lá và các tua cuốn dài nhanh trong 2 tuần đầu sau khi trồng. Làm giàn và tỉa nhánh đúng kỹ thuật làm tăng năng suất, kích thước trái, làm giảm sâu bệnh, thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch. Khi cây cao khoảng 30 cm và có tua cuốn nên tiến hành làm giàn. Tỉa nhánh: Dưa leo phát triển nhiều nhánh phía trong luống và những nhánh này không hình thành trái. Để tăng năng suất cần phải tỉa bỏ những nhánh phụ tới khi thân chính bò lên gần tới đỉnh giàn. Nên để 4-6 nhánh phụ trên một cây và ngắt bỏ chồi của thân chính để cây phát triển ra hoa trái sớm. Loại bỏ các nhánh phụ bắt đầu từ đốt thứ 10.
5. Nhu cầu dinh dưỡng
Dưa leo rất mẫn cảm với nồng độ phân cao nhưng lại nhanh chóng phản ứng với hiện tượng thiếu dinh dưỡng. Dưa leo sử dụng phân kali nhiều nhất, kế đến là phân đạm và lân. Đạm thúc đẩy quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và tạo trái của cây dưa leo. Nếu lượng đạm cao và mật độ trồng dày hoặc không đủ ánh sáng thì dưa sẽ cho ít trái, nếu thiếu đạm cây còi cọc. Phân lân có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của rễ, nhánh phụ, hoa, trái và hạt. Thiếu lân, rễ phát triển kém, trái ít. Phân kali ảnh hưởng đến kích thước trái và chất lượng trái. Đủ kali có tác dụng làm giảm số lượng trái dị dạng. Tăng cường bón phân hữu cơ vì phân hữu cơ rất tốt cho sự phát triển dưa leo.
Để trồng dưa leo đạt năng suất và chất lượng cao, đòi hỏi nông dân phải quan tâm chăm sóc ngay từ khâu gieo hạt đến ra hoa kết trái, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của cây./.
NGUYỄN THỊ NGUYỆT – chi cục BVTV
Trồng Rau Sạch Kinh Doanh Ở Nông Thôn Cần Chú Ý Điều Gì Kinhnghiemkhoinghiep.net
Với nhu cầu sử dụng rau sạch ngày càng cao của người dân, việc trồng rau sạch kinh doanh đang là xu hướng làm giàu hiệu quả ở nông thôn.
Nội dung trong bài
Việc trồng rau sạch có thể áp dụng cho mọi đối tượng, từ nhà ở trên phố, tới người có diện tích đất rộng. Tùy theo điều kiện, không gian sử dụng để trồng các loại rau sạch phù hợp.
Với những điều kiện, ưu thế của mình, mô hình trồng rau sạch làm giàu ở nông thôn là điều kiện để bạn khởi nghiệp với số vốn ít, lợi nhuận cao, ít rủi ro. Đây là một trong những ý tưởng kinh doanh ở nông thôn được đánh giá là hiệu quả nhất hiện nay với nông dân Việt.
1. Rau sạch là gì, tiêu chuẩn để xác định rau sạch
Rau sạch là các loại rau chứa các loại hàm lượng độc tố ở mức thấp nhất, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Rau sạch được sản xuất theo quy trình kỹ thuật với các tiêu chuẩn: Hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích…
Có 3 loại tiêu chuẩn để định danh cho rau sạch: Tiêu chuẩn VietGAP, Tiêu chuẩn rau an toàn, Tiêu chuẩn rau hữu cơ.
Tiêu chuẩn VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) – có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam. Đây là tiêu chuẩn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi.
Tiêu chuẩn rau hữu cơ là các tiêu chuẩn việt nam do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (Bộ KH-CN) ban hành, hoặc theo các tiêu chuẩn của nước ngoài. Hiện nay các tiêu chuẩn Việt Nam không được phép công khai chi tiết nội dung lên các phương tiện thông tin đại chúng, chỉ được sử dụng mua bán hợp pháp có bản quyền nên dù TCVN số 11041:2015 về thực phẩm hữu cơ đã ban hành và có hiệu lực được một thời gian, song rất nhiều địa phương, doanh nghiệp và cơ quan quản lí nhà nước không biết đã có tiêu chuẩn này.
2. Các loại rau sạch dễ trồng, dễ kinh doanh
Để việc trồng rau sạch kinh doanh có hiệu quả, không nên trồng các loại rau yêu cầu thời gian trưởng thành dài, khó chăm sóc, kén người tiêu dùng. Nên trồng cách loại rau có thời gian trưởng thành khoảng 1-2 tháng, đã được đông đảo người tiêu dùng biết đến và chấp nhận.
Một số loại rau dễ trồng để bạn lựa chọn:
Cải bó xôi (rau chân vịt). Đây là một loại ra rất dễ trồng, có thời gian trưởng thành ngắn (35 – 40 ngày), nhiều cách chế biến. Trồng loại rau này không có yêu cầu cao về kỹ thuật và chăm sóc. Rau không kén người ăn, đặc biệt, trong rau cải bó xôi rất giàu Vitamin nhóm B, K, Kali,… rất có lợi cho sức khỏe. Với những bà bầu, cải bó xôi là một loại rau an toàn cho sức khỏe bản thân và thai nhi.
Rau theo mùa. Ở Việt Nam, miền Bắc và miền trung có 4 mùa/ năm, miền Nam có 2 mùa/năm. Vì vậy trồng các loại rau theo mùa như: cải bắp, cải chíp, su hào, cải mơ, xà lách… (mùa đông); rau muống, rau bí, mồng tơi, rau đay, mướp hương, rau dền, rau ngót… (mùa hè) là cách kinh doanh rau sạch hiệu quả nên áp dụng.
3. Quy trình trồng rau sạch an toàn
Để trồng rau sạch đúng tiêu chuẩn, có nhiều công đoạn phải áp dụng theo đúng quy trình. Từ khâu chọn giống, tới xử lý đất trồng, quá trình chăm sóc, và thu hoạch.
3.1. Chọn giống
Chọn giống là công đoạn đầu tiên của việc trồng rau sạch kinh doanh. Sử dụng giống tốt sẽ giúp cây dễ nảy mầm và phát triển mạnh.
Hạn sử dụng. thường các gói hạt giống được bán đóng gói đều có ghi rõ hạn sử dụng trên bao bì. Nếu hạt giống đã hết hạn sử dụng thì chắc chắn sẽ rất khó nảy mầm hoặc tỉ lệ nảy mầm thấp, dù cho bạn đã áp dụng đúng quy trình và kỹ thuật trồng rau sạch tại nhà. Khi đó rau phát triển sẽ yếu và rất dễ mắc bệnh.
Điều kiện bảo quản hạt giống. Thường, trên bao bì hạt giống sẽ có ghi điều kiện bảo quản cho hạt giống. Nên chọn những túi hạt giống còn nguyên vẹn, không bị rách nát hay bạc màu, đảm bảo còn tên thương hiệu và công ty sản xuất. Ngoài ra, cần phải kiểm tra xem hạt giống có sử dụng chất bảo quản hay không. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng khi chọn giống rau sạch. Vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của rau mà quan trọng hơn là nó sẽ gây hại đến cho sức khỏe người sử dụng.
3.2. Chọn đất, xử lý đất, xử lý nước
Sau khi chọn được giống tốt, việc tiếp theo là xử lý đất trồng.
Đất được coi là nền tảng của cây trồng, đất nào cây ấy. Vì vậy, phải biết cải tạo và sử dụng đất, chọn cây trồng thích hợp với đất, biết thâm canh để cải tạo vườn rau.
Yêu cầu đối với đất trồng rau phải là đất tốt, nhiều màu, tầng đất canh tác dày, thoát nước nhanh và có khả năng thấm nước cao (đối với rau trồng cạn), giữ được nước liền chân (đối với rau trồng ở nước).
Thường, khi quyết định việc khởi nghiệp trồng rau sạch ở nông thôn, chọn địa điểm là việc cần được tiến hành sớm. Những địa điểm không quá xa khu đô thị, có giá không quá cao, dễ đi lại sẽ được ưu tiên. Những địa điểm xa khiến việc đi lại gặp khó khăn sẽ ít được lựa chọn hơn.
Để hạn chế tối đa các loại sâu bệnh, côn trùng gây hại cho vườn rau của mình, bạn có thể chọn phương pháp quây kín đất trồng rau, hoặc dùng nilon để phủ xung quanh các luống đất.
Chọn đất trồng rau
Đất trồng vụ này sang vụ khác, cùng với sự tác động của tự nhiên, đất đai bị bạc màu, rửa trôi… vì thế phải tiến hành cải tạo dất, để có đất tốt thích hợp trồng rau.
Xử lý đất trồng rau
Với đất cát khó giữ ẩm, mùa khô hạn cây dễ bị chết, cần bố trí cây trồng thích hợp và tăng lượng phân hữu cơ (đặc biệt là phân chuồng hoai mục).
Với đất nặng, nhiều sét, cần thêm đất cát pha, đất phù sa và bón nhiều phân hữu cơ.
Với đất nhẹ, bón phân hữu cơ, bùn ao phơi khô và đập vụn.
Với đất chua mặn, bón nhiều phân hữu cơ, vôi bột và phân N, P, K hợp lý.
Với đất gò, đồi dốc, tiến hành san đất, tạo thành ruộng bậc thang.
Trong đất có nhiều sỏi, đá,… cần phải được nhặt bỏ, diệt trừ cỏ dại tận gốc, tạo mặt bằng trong vườn để dễ trồng và tiện chăm sóc. Cần phải được lên luống đều và thẳng.
Với phương pháp trồng rau trong khay đất, có thể cải tạo đất với một trong 3 biện pháp: Cải tạo đất bằng phân hữu cơ, hoặc phân bón vi sinh, hoặc phân trùn quế.
Cải tạo đất bằng phân hữu cơ:
Nếu đất trồng của bạn bị bạc màu bạn nên dùng phân bò đã qua xử lý để cải tạo vườn rau, để cải tạo đất trồng, sẽ giúp đất tơi xốp hơn và giàu chất dinh dưỡng.
Trộn theo tỷ lệ: 1 bao phân bò 10dm3 + 1 bao đất tribat 10dm3
Nếu bạn trồng rau trong thùng xốp thì để được 5 thùng đất để trồng rau
Ngoài phân bò để cải tạo vườn rau cho gia đình bạn thì có thể dùng phân cá để cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cho đất
Bạn có thể trộn trực tiếp tăng ca với đất như thế chắc sẽ được cung cấp chất dinh dưỡng
Cải tạo đất bằng phân bón vi sinh
Phân bón vi sinh rất có lợi cho rễ cây phát triển, loại này được sử dụng nhiều cho các cây trồng và nhiều loại rau khác nhau
Trộn theo tỉ lệ: 1 bao phân vi sinh 10dm3 + 1 bao tribat.
Cải tạo đất bằng phân trùn quế
Trộn phân trùn quế đã phơi khô trộn với đất, sau đó đem hạt giống gieo trên đất này, rau hoặc cây trồng sẽ được cung cấp một hàm lượng đạm cực lớn, giúp giữ ẩm, duy trì độ tơi cho đất, giúp cây trồng luôn khỏe mạnh
Đất là nơi để rau sinh trưởng và phát triển, nhưng nước cũng là một yêu cầu không thể thiếu với bất kì sinh vật nào. Phải đảm bảo nguồn nước để tưới cho cây.
Đối với những địa điểm ở gần sông, suối, kênh, mương thì vấn đề nước cung cấp cho việc trồng rau không đáng ngại. Nhưng đối với địa điểm xa nguồn nước tự nhiên, cần đào thêm ao chứa nước để dự trữ nước cho cây trồng, và giữ ẩm cho đất.
3.3. Trồng rau, chăm sóc rau
Để giúp hạt giống rau đủ độ ẩm nẩy mầm, hãy ngâm hạt trong thời gian 6-10 giờ. Sau đó đem ủ lại trong lớp khăn ướt trong thời gian 1-2 ngày. Khi thấy hạt vừa nức vỏ thì mới bắt đầu trồng vào luống đất/chậu đất đã xử lý tốt.
Xử lý nước
Quá trình tưới nước khi trồng rau sạch cũng rất quan trọng. Không phải cứ tưới liên tục sẽ tốt. Tưới nước quá nhiều, hay quá ít đều ảnh hưởng tới sự phát triển của rau. Có khi còn khiến rau bị chết. Tùy theo từng giai đoạn phát triển của rau mà có chế độ tưới nước phù hợp.
Thông thường, sau khi gieo hạt và lấp lên trên hạt giống rau một lớp đất bột mỏng hay là sau khi trồng cây giống, cần phải tưới nước để đảm bảo cho hạt nảy mầm, cây bén rễ được tốt.
Tưới nước
Những đêm có sương muối, sáng ra phải tưới nước lên lá để rửa sương muối, đảm bảo cho cây phát triển tốt.
Tưới cây nên tưới vào buổi sáng sớm hoặc xế chiều. Chú ý với từng loại đất, mức độ thấm hút nước và giữ nước là khác nhau.
Tưới nước cho cây cũng đòi hỏi những cách thức cụ thể hợp lý. Tưới nước nhiều cây bị ngập úng, tưới ít nước thì không đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển. Công cụ để tưới cũng cần phải lựa chọn, tránh làm rửa trôi lớp đất màu mỡ, phì nhiêu khi tưới nước.
Để quá trình trồng rau sạch được đảm bảo đúng nồng độ các loại chất hóa học theo quy định, không nên sử dụng phân hóa học để thúc cây lớn nhanh, cho kết quả trong thời gian ngắn. Nên hòa phân NPK, các loại khoáng chất cần thiết vào nước tưới cây để cung cấp dần cho rau.
Nên tưới cây vào sáng sớm hoặc chiều tối, khi ánh nắng đã không chiếu trực tiếp tới cây là thích hợp nhất.
Việc bón phân cho rau cũng là điều kiện để các loại cỏ dại phát triển mạnh. Nên thường xuyên nhổ cỏ dại để rau có điều kiện phát triển tốt nhất.
Mỗi loại rau đều có đặc tính riêng của nó. Có loại rau cần nhiều ánh sáng mặt trời, có loại ra ưa bóng râm, có loại rau cần ít ánh sáng. Tùy theo mô hình trồng rau của mình là loại cây gì, mà có biện pháp cung cấp ánh sáng phù hợp nhất để rau phát triển.
3.4. Thu hoạch
Phân bón
Với những loại rau có thể cho thu hoạch nhiều lần như mồng tơi, rau đay, rau ngót… khi cắt rau nên dùng dao hay kéo bén cắt rau không làm dập thân nhánh. Nhờ vậy cây rau sẽ cho lại nhánh mới.
Khâu cuối cùng của quá trình trồng rau sạch, đó là đầu ra của sản phẩm. Cần phải thực hiện việc tìm nơi tiêu thụ ổn định cho vườn rau song song với quá trình trồng cây. Một dự án khởi nghiệp trồng rau được coi là thành công khi toàn bộ quá trình được thực hiện suôn sẻ; Cây rau sau khi thu hoạch sẽ có địa chỉ để nhập hàng; Tiền vốn quay vòng đều đặn để có thể mở rộng diện tích canh tác lớn hơn, ổn định hơn.
Nội dung bài viết được tổng hợp bởi kinhnghiemkhoinghiep.net.
Kĩ Thuật Trồng Khổ Qua
Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng – danh pháp hai phần: Momordica charantia là một cây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc họ Bầu bí, có quả ăn được, thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả.
Có thể trồng được quanh năm. Vụ mùa nắng cây ít bệnh và cho năng suất cao hơn vụ mưa.
Đất trồng tốt nhất là đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông, giàu mùn và chất dinh dưỡng, dễ tưới, thoát nước tốt. Vùng trồng phải tuyệt đối không chịu ảnh hưởng của các tác nhân gây ô nhiễm: Nước thải thành phố, nước thải bệnh viện, nước thải công nghiệp, bụi công nghiệp…
Đất được cày ải, sạch cỏ dại, bừa nhỏ vừa phải, lên luống rộng 1 – 1,2m, cao 25 – 30cm, rãnh rộng 25 – 30cm. Trồng 1 hàng trên luống, cây cách cây 45 – 50cm.
Mật độ: 3.000 – 5.000cây/ha
Có thể sử dụng của các công ty giống trên địa bàn thành phố. Đối với khổ qua, có nhiều giống tên gọi khác nhau tuy nhiên chúng thuộc 2 nhóm đó là nhóm trái lớn và nhóm trái nhỏ.
Hạt giống: Có thể gieo trực tiếp trên các liếp đã chuẩn bị xong hoặc gieo vào khay.
Nếu sử dụng khay chúng ta nên dùng khay 72 lỗ là tốt nhất. Giá thể cho vào khay gồm đất sạch 1/3 + phân chuồng hoai mục 1/3 + tro trấu hoặc xơ dừa 1/3. Trộn đều giá thể và trộn thêm 1% phân super lân sau đó dùng các loại thuốc trị bệnh chết cây, lở cổ rể tưới vào giá thể ủ kín 2 – 3 ngày rồi cho vào khay gieo.
Hạt có thể gieo trực tiếp xuống đất, rồi phủ đất có trộn phân chuồng. Không nên gieo quá sâu (khoảng 1,5cm) và chỉ tưới vừa ẩm cho hạt mọc. Mỗi hốc gieo 1-2 hạt.
Khi gieo hạt, đặt đầu nhọn xuống dưới. Phủ lưới sau khi gieo để không làm trôi hạt khi tưới nước. Hạt nên được xử lý bằng nước ấm trước và thuốc bệnh ủ hạt nứt nanh rồi gieo, cách này ít tốn hạt và ít làm hư hạt nhưng sau khi cấy phải tưới đủ ẩm cho cây phát triển nhanh. Cách ủ hạt như sau: Hạt giống ngâm vào nước 2 sôi – 3 lạnh (khoảng 540C) trong 2 – 3 giờ. Sau đó rửa sạch nhớt trên vỏ hạt, ngâm vào các dung dịch thuốc trị bệnh nồng độ 0,1% từ 10 – 15 phút, Vớt hạt ra để ráo cho vào khăn vải ẩm bọc lại ủ hạt, nếu trời lạnh có thể để dưới bóng đèn vàng cho hạt mau mọc. Hằng ngày thăm xem bọc vải có đủ ẩm không, nếu khô thì rưới nước vào nhưng tránh quá ẩm, hạt sẽ khó mọc. Khoảng 2 ngày, hạt sẽ lú rễ mầm thì đem gieo ngay, nếu để rễ dài đem gieo rễ sẽ bị gẫy. Cách này cần chú ý, sau khi gieo cần duy trì nước tưới đầy đủ cho hạt mọc, nên tưới ướt đẫm đất trước khi gieo để không làm hư rễ mầm.
Nếu gieo trong khay thì khi hạt có 1 – 2 lá thật thì đem trồng. Nên gieo phòng 5% lượng cây định trồng để trồng dặm.
* Lượng phân bón cho 1 ha:
Phân chuồng hoai: 30tấn, phân Supe lân/lân vi sinh:
200 – 300kg, Phân NPK các loại: 200 kg, phân Urê: 100kg, phân Kali: 80kg
– Bón lót:
Bón toàn bộ phân chuồng phân lân, 1/4 lượng phân NPK. Bón lúc lên liếp, phân được trộn vùi trong đất sau đó phủ bạt kín lại.
Có thể chia đều lượng phân nhiều lần bón từ 5 – 7 lần tùy theo mùa vụ và chân đất (mùa mưa và chân đất thịt nhẹ: bón nhiều lần). Nên bón vùi phân vào đất để phân không bị bốc hơi, rửa trôi.
Giữa các lần bón thúc và trong thời gian thu hoạch có thể phun thêm phân bón lá. Có thể sử dụng phân bón lá theo nồng độ ghi trên nhãn.
– Trồng dặm: Sau khi trồng 5 – 7 ngày, kiểm tra ruộng và dặm những cây chết vào buổi chiều mát, trồng xong tưới nước ngay để tránh cây bị héo. Khổ qua rất cần nước để sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao nên chú ý cung cấp đủ nước cho cây suốt thời gian sinh trưởng nhưng tránh để ngập úng. Tưới rãnh hoặc tưới có hệ thống tưới nhỏ giọt và có màng phủ nông nghiệp có thể 3 – 5 ngày tưới một lần, tùy mùa vụ.Khi cây bắt đầu xuất hiện tua cuốn thì làm giàn, có thể tranh thủ làm giàn trước khi cây xuất hiện tua cuốn. Làm giàn hình chữ U ngược cao tối thiểu 2m, vật liệu làm giàn phải chắc để không đỗ ngã khi gió bão, sẽ làm giảm năng suất.
– Sửa dây: Khi dây leo lên giàn, cần sửa dây phân bố đều, tỉa bỏ những nhánh gốc, nhánh nhỏ, nhánh sâu bệnh cho ruộng được thông thoáng góp phần làm giảm sâu bệnh và tăng đậu trái.
Kết hợp sửa dây với tỉa nhánh gốc và nhánh nhỏ, lá già, sâu bệnh giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái.
– Làm cỏ kết hợp với các lần bón phân.
– Sâu đất, tuyến trùng: Xử lý đất trước khi trồng bằng
Regent 0.3G lên hốc gieo, hoặc sau khi cấy rãi quanh gốc.
– Sâu xanh: Tập kỳ, Vertimec,…phun khi sâu tuổi còn nhỏ, kết hợp diệt sâu và trứng bằng tay.
– Nhóm chích hút: Bọ trĩ, rầy xanh, nhện: Actara, Confidor, Oshin,…theo nồng độ khuyến cáo. Tránh để ruộng quá khô hạn.
– Sâu vẽ bùa: Ofunack, Trigard… vào lúc sáng sớm
– Bệnh sương mai: Mancozeb, Carbendazim,…phun sớm khi bệnh vừa mới xuất hiện. Sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng” và có thời gian cách ly an toàn.
Khoảng 45 – 50 ngày sau khi gieo là có thể thu hoạch. Mỗi ngày thu 1 lần, độ lớn trái tùy thị trường và giống. Nếu chăm sóc tốt, đất trồng tốt, làm giàn cao và đầu tư đúng mức thì thời gian thu hoạch sẽ kéo dài.
Nguồn: sưu tầm
Cập nhật thông tin chi tiết về 4 Điều Cần Chú Ý Khi Trồng Khổ Qua trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!