Xu Hướng 5/2023 # 3 Bước Phục Hồi Cây Mai Sau Tết Hiệu Quả # Top 10 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # 3 Bước Phục Hồi Cây Mai Sau Tết Hiệu Quả # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết 3 Bước Phục Hồi Cây Mai Sau Tết Hiệu Quả được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chắc chắn có rất nhiều bạn thắc mắc tại sao phải phục hồi cây mai sau Tết. Và phục hồi như thế nào mới hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu do cây bị thiếu chất dinh dưỡng nuôi cây sau một thời gian dài bị ép phải “ra hoa”. Mai trồng trong chậu thường sẽ mất sức, cần dinh dưỡng nhiều hơn nên việc phục hồi cần phải nhanh chóng kịp thời.

Đặng Gia Trang xin chia sẻ 3 bước phục hồi cây mai hiệu quả.

Bước 1: Cắt tỉa cành, rễ

Đầu tiên chúng ta cần làm đó là cắt tỉa cành. Tùy vào hình dạng và kích thước của mai mà bạn có cách tỉa cho phù hợp. Có thể là tỉa theo dáng cây thông – cành trên ngắn hơn cành dưới.

Thông thường bạn sẽ cắt bỏ 1/3 cành mai đi. Loại bỏ những nụ, hoa, trái và những cành sâu bệnh (thu tán, cắt ngắn cành). Do hệ rễ bị hư hại không còn đủ sức giúp cành phát triển mạnh.

Cây mai trước và sau khi chưng Tết

Lưu ý: Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để cắt tỉa, tránh vết cắt bị dập nát. Sau khi xử lý xong vết cắt cần được quét nước vôi hoặc keo liền sẹo để phòng ngừa nấm bệnh.

Sau khi cắt cành chúng ta tiến hành cắt rễ. Nên bứng hết cả cây lên để cắt rễ, cắt hết toàn bộ phần rễ đã bị hư thối.

Có thể cắt hết 2/3 bộ rễ, chỉ cần để lại 1/3 là được. Sau khi cắt dùng nước sạch rửa sạch lớp đất cũ bám trên hệ rễ. 

Bước 2: Thay đất cũ

Toàn bộ đất trồng cũ chúng ta nên bỏ hết, thay mới hoàn toàn bằng đất mới. Có thể lựa chọn tự phối trộn đất trồng mới hoặc sử dụng đất trồng đã được phối trộn.

Thay đất mới cho mai nhẹ nhàng tránh tổn thương hệ rễ

Cách 1: Tự phối trộn đất trồng

Nên sử dụng hỗn hợp xơ dừa + tro trấu + đất + phân trùn quế Sfarm với tỷ lệ 1:1:1:1 hoặc viên đất nung/ sỏi nhẹ Sfarm + xơ dừa + tro trấu + đất + phân trùn quế trộn theo tỷ lệ 1:1:1:1:1 để trồng lại giúp cho bộ rễ dễ phát triển, hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất.

Cách 2: Sử dụng đất sạch hữu cơ SFARM chuyên dùng hoa – kiểng

– Đất sạch gồm các thành phần hữu cơ như phân trùn, phân gà, bột neem, hệ VSV…

– Được phối trộn theo tỷ lệ thích hợp giúp phục hồi cây mai sau Tết hiệu quả.

– Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và kích thích hệ rễ phát triển khỏe mạnh.

– Hạn chế các bệnh trên rễ, thân và lá của cây.

Bước 3: Dùng thuốc kích thích ra rễ kết hợp bổ sung dưỡng chất cho cây phục hồi nhanh chóng

Xong công đoạn trồng lại trên đất mới, để cây mai phục hồi nhanh nên sử dụng thêm N3M – thuốc kích rễ với nồng độ thấp, không gây hại cây. Pha loãng theo tỷ lệ 20gr/10 lít nước sạch và tưới đẫm.

Sau đó nên đưa những cây nhỏ vào nơi mát mẻ, những cây lớn không di chuyển được có thể dùng lưới che nắng giúp cây sinh trưởng phát triển tốt hơn.

Sau khoảng 15-20 ngày, bón bổ sung phân hữu cơ cho cây. Có thể lựa chọn phân trùn quế dạng viên nén hoặc dạng bột. Giúp cây ổn định và phát triển hệ rễ một cách tự nhiên.

chúng tôi

4.7

/

5

(

38

bình chọn

)

Kỹ Thuật Phục Hồi Hoa Hồng Sau Tết Hiệu Quả Nhất

Hoa hồng là loại hoa được rất nhiều người yêu thích, không chỉ bởi màu sắc quyến rũ mà còn với màu sắc đa dạng. Mỗi dịp Tết đến xuân về, đây cũng là loại hoa được nhiều gia đình chọn lựa với mong muốn một năm mới đầy ngọt ngào. Sau một khoảng thời gian trồng và chăm sóc để cây hoa hồng ra hoa đẹp vào dịp Tết thì cây đã sử dụng rất nhiều năng lượng. Sau mùa Tết, cây dễ dàng bị suy kiệt dinh dưỡng, nếu không phục hồi hồng kịp thời có thể dẫn đến tình trạng chết cây.

1/ Cắt tỉa cành

Cắt tỉa cành cho cây hoa hồng là bước rất cần thiết. Việc tỉa bỏ các cành hoa đã tàn và cành già giúp cho cây hoa hồng tập trung lại dinh dưỡng và nuôi các mầm cây mới. Thực hiện cắt tỉa bằng cách sử dụng kéo cắt cành cắt bỏ đi những cành hoa đã tàn khoảng ⅔ cành hoa. Cắt tỉa các cành hoa sao cho từ gốc cành đến vị trí cắt còn chừa lại khoảng 3 – 4 cặp lá, sau đó tại các nách lá sẽ bắt đầu mọc lên những chồi non mới.

Chú ý tỉa cây hoa hồng sao cho tán cây đều và đẹp, tránh làm lệch tán hoa sẽ làm cây bị xấu đi. Một số cây hoa hồng đã quá già cỗi, chúng ta có thể cắt tỉa mạnh vào sát thân để cây đẻ ra nhánh mới nhằm làm trẻ hóa lại cây hoa hồng.

Thời gian cắt tỉa lý tưởng cho cây là vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh cắt tỉa cây khi trời đang nắng gắt, dễ làm vết sẹo cắt bị ảnh hưởng.

2/ Thay chậu cho cây.

Lựa chọn chậu nhựa hoặc túi vải trồng hoa có kích thước lớn hơn chậu cũ để cây phát triển lớn hơn.

3/ Chuẩn bị đất và giá thể để thay chậu

Lựa chọn đất sạch trồng hoa kiểng SFARM vừa có độ tơi xốp giúp thoát nước tốt không ngập úng và đồng thời cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây đến tận 60 ngày.

4/ Bổ sung dinh dưỡng cho cây

Sau một thời gian ra hoa và nuôi thân lá trong dịp Tết, cây bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng. Vì vậy, sau khi tỉa cành ta nên tiến hành bổ sung phân bón hữu cơ cho cây đối với các bạn trồng đất thường.

Xới nhẹ lớp đất mặt, tránh làm ảnh hưởng rễ cây

Thời điểm bón: Sáng sớm hoặc chiều mát

Sử dụng phân trùn quế SFARM bón lên bề mặt và quanh gốc để cải tạo đất và bổ sung dinh dưỡng cũng như các acid hữu cơ kích thích đâm chồi tạo rễ

Phủ lên bề mặt chậu một lớp Viên đất nung SFARM hoặc rơm khô để giữ ẩm tốt nhất cho cây.

5/ Phòng trừ sâu bệnh hại

Sau Tết, cây hoa hồng bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng, kèm theo đó là một số loại sâu bệnh hại khiến cho cây dễ bị chết. Một số cây hoa bị phá hoại bởi côn trùng chích hút như bọ trĩ, hay một số lại bị nấm bệnh hại rễ.

Đặc biệt trong quá trình chăm sóc lại, rễ cây hoa hồng rất dễ bị gây hại, vì vậy cần sử dụng các loại thuốc trừ nấm bệnh để phòng trừ. Ngoài ra, khi cây hoa hồng đang ra đọt non sẽ thường gặp các loại sâu ăn lá nên kiểm tra cây thường xuyên.

Đối với các cây hoa sau khi trưng bày trong dịp Tết, việc chăm sóc và phục hồi lại là rất quan trọng. Đặc biệt với một loại cây đẹp như cây hoa hồng, chúng ta nên chăm sóc lại để cây tiếp tục ra hoa quanh năm.

chúng tôi

1

/

5

(

1

bình chọn

)

Hướng Dẫn Thay Đất &Amp; Chậu Cho Cây Mai Phục Hồi Sau Dịp Tết

Sau những phút giây mai vàng nở rộ lung linh trong Tết, sau Tết cây mai cần được chăm sóc một cách chu đáo và cẩn thận nhất. Trong đó, việc thay đất và bón phân cho mai là hết sức quan trọng. Giúp bổ sung dinh dưỡng cũng như loại bỏ triệt để tồn dư phân bón hóa học gây nóng/ độc cho cây.

1/ Chọn vị trí đặt chậu

Trong Tết mai thường được chưng trong nhà, do đó khoảng mồng 5 thì tiến hành đem chậu mai ra ngoài sân nơi có ánh sáng nhẹ và thoáng mát để phơi khoảng 3 – 5 ngày. Lưu ý tránh để cây nơi ánh nắng gắt, mặt trời chiếu thẳng lúc 12 – 14h bởi có thể làm cháy lá, khô cành.

2/ Tỉa cành

Tiếp theo, cây mai nào có hoa chưa tàn hoặc nụ chưa nở thì dùng kéo bấm cắt bỏ, tránh hoa tạo hạt. Đồng thời, những cành quá dài hoặc nhiễm nấm, sâu bệnh cũng cần bị loại bỏ.

Sang đầu tháng 2, hãy dùng dụng cụ chuyên dụng tỉa bớt rễ già hoặc nhiễm nấm cho cây. Tỉa rễ bằng cách cắt móc xuống đất một vòng tròn quanh gốc, nhẹ nhàng để tạo bầu.

3/ Chọn loại đất phù hợp với cây mai

Cũng có thể dùng hỗn hợp xơ dừa + tro trấu + phân trùn quế Sfarm trộn theo tỷ lệ 1:1:1 hoặc viên đất nung/ sỏi nhẹ Sfarm + xơ dừa + tro trấu + phân trùn quế trộn theo tỷ lệ 1:1:1:1.

Ngoài ra, giúp tiện lợi cho nhà vườn và đầy đủ dinh dưỡng cho cây. Đất sạch hữu cơ SFARM chuyên dùng cho hoa – kiểng là loại đất thích hợp nhất cho việc chăm sóc mai sau Tết. Đất gồm các thành phần hữu cơ như phân trùn, phân gà, bột neem, hệ VSV… Được phối trộn với tỷ lệ thích hợp. Giúp kích thích hệ rễ phát triển khỏe mạnh, hạn chế các bệnh về rễ, lá cho cây.

4/ Hướng dẫn chọn loại chậu phù hợp với cây mai

Kích thước chậu sẽ tùy thuộc độ lớn của cây. Hiện nay trên thị trường chậu được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như nhựa cứng, xi măng, đất nung, chậu sành… với nhiều kích cỡ và kiểu dáng khác nhau.

Đặc biệt người dân trong đô thị thường chọn loại bằng nhựa cứng do giá cả hợp lý, dễ vận chuyển, lắp đặt, thời gian sử dụng lâu dài.

Chậu để trồng lại mai sau Tết

Lưu ý: trước khi đổ đất vào chậu nên lót 1 lớp đất nung/ sỏi nhẹ Sfarm dưới đáy chậu nhằm tăng khả năng thoát nước.

5/ Hướng dẫn thay đất cho cây mai sau Tết

Bước 1: Bốc cả bộ rễ lẫn thân mai ra khỏi chậu cũ, tiến hành bốc lớp đất cũ đi một cách nhẹ nhàng.

Bốc rễ ra khỏi chậu nhẹ nhàng

Lưu ý: chỉ bốc 1 ít lớp đất dễ bốc ở bên ngoài bộ rễ, không bốc hết lớp đất của cây, tránh làm ảnh hưởng tới bộ rễ.

Bước 2: Rải một lớp nền viên đất nung/ sỏi nhẹ vào đáy chậu để giúp cây thông thoáng, thoát nước tốt.

Bước 3: Cho 50% hỗn hợp đất trồng mai vào chậu, sau đó trồng lại cây mai vào.

Bước 4: Lắp hỗn hợp đất còn lại ngập rễ cây mai hoặc phù hợp với chậu. Không đè nén đất, cứ để tự nhiên.

Bước 5: Tưới nước và để trong mát khoảng 1-2 ngày. Để cây hồi phục sau quá trình thay đất, bón phân, thay chậu.

Bước 6: Do mai là cây trồng ưa nắng. Nên sau quá trình trên hãy chọn chỗ nắng và đưa cây ra để cây phát triển tốt hơn.

chúng tôi

4.2

/

5

(

18

bình chọn

)

Phục Hồi Cây Sầu Riêng Sau Thu Hoạch

31/12/2019 02:00

Sầu riêng là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao nên trong quá trình trồng và chăm sóc cần phải có những yêu cầu về kỹ thuật để giúp cây phát triển tốt và mang lại hiệu quả cao.

Cây sầu riêng cho rất nhiều hoa, đặc biệt hoa sầu riêng mọc ra từ thân nên sau khi thu hoạch cần phải có phương pháp tỉa cành, bón phân hợp lý để giúp cây phục hồi và cho năng suất cao trong mùa vụ tiếp theo.

Theo kinh nghiệm của Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Long – Viện cây ăn quả miền Nam thì:

1. Sau khi thu hoạch, nhà vườn nên tiến hành vệ sinh vườn, cắt tỉa cành, chồi non, cuống quả còn sót trên cây. Nên tỉa bớt trái, tỉa cành tạo tán, tiêu hủy cành mang mầm bệnh, tỉa bỏ cành mọc dày, đan vào nhau, cành thấp hơn mặt đất từ 70cm cũng nên cắt bỏ. Việc này tạo sự thông thoáng cho vườn cây, tránh cạnh tranh về dinh dưỡng cũng như hạn chế sâu bệnh phát triển.

2. Bón phân: Cần thiết để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Nên bón kết hợp phân hữu cơ và phân vô cơ nhằm kịp thời bổ sung dinh dưỡng và vi sinh vật cho cây.

Phân hữu cơ: Có thể sử dụng phân hữu cơ truyền thống và phân hữu cơ vi sinh. Tùy vào sản lượng của cây ở mùa vụ trước cũng như tuổi của cây mà tính toán hàm lượng phân bón cho phù hợp. Đối với phân hữu cơ ủ hoai, có thể bón từ 20 – 30kg/cây. Đối với phân hữu cơ vi sinh, sẽ bón với hàm lượng từ 3 – 5kg/cây.

Sau khi bón phân hữu cơ xong, tiến hành bón phân vô cơ để cây ra đọt. Giai đoạn này, lưu ý tăng cường lượng phân đạm cũng như bổ sung một số phân trung vi lượng để cây sinh trưởng và hấp thu dinh dưỡng tốt. Lân và kali ở mức độ vừa phải. Có thể bón phân NPK theo công thức 30:10:10, 20:10:10 hoặc 16:16:8 với hàm lượng từ 1 – 2 kg/cây.

Ngoài ra, cần bón vôi để cải tạo đất. Tuy nhiên, tùy vào độ pH của đất mà bón với liều lượng thích hợp. Nếu đất có độ pH trên 6.5 thì không cần phải bón vôi.

Bên cạnh đó, nhà vườn có thể dùng chế phẩm kích thích ra rễ, phun hoặc tưới phân bón lá cho cây để tán lá ra đồng loạt.

3. Quản lý sâu bệnh: Khi cây ra chồi non, cần phun thuốc bảo vệ thực vật kịp thời khi phát hiện sâu bệnh hại.

Đây là một số lưu ý của Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Long – Viện Cây ăn quả miền Nam giúp nhà vườn chăm sóc tốt vườn sầu riêng sau thu hoạch để cây sớm hồi phục và cho năng suất cao vào mùa vụ tiếp theo.

Theo H.T/voh.com.vn

Link báo gốc: https://voh.com.vn/ky-nang-nha-nong/phuc-hoi-cay-sau-rieng-sau-thu-hoach-269735.html

Cập nhật thông tin chi tiết về 3 Bước Phục Hồi Cây Mai Sau Tết Hiệu Quả trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!