Bạn đang xem bài viết #1 Dưa Lưới Nhật Taki Melon được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
MP Fruit cam kết 100% nói không với chất bảo quản & trái cây Trung Quốc!
1. Dưa Lưới là gì? Nguồn gốc xuất xứ của Dưa Lưới
– Dưa lưới hay còn gọi là Cantaloup có tên khoa học là Cucumis Melo thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae), nguồn gốc xuất xứ từ Ấn Độ hoặc Ba Tư cổ đại. Dưa lưới thường có hình tròn (đối với giống Nhật và các nước Châu Âu) hoặc dài, da màu xanh, khi chín thì ngả vàng và có các đường gân trắng đan xen. Thịt quả dưa lưới màu vàng da cam hoặc nghiêng vàng đỏ như đu đủ trông rất hấp dẫn, ăn giòn, mát và thơm ngọt.
– Quả dưa lưới có trọng lượng trung bình từ 1.5 kg đến 3.5 kg. Người Ai Cập là người đầu tiên trồng giống cây này, ban đầu dưa lưới nhỏ và ít ngọt, sau thời gian nó không ngừng phát triển cho đến nay trở thành loại trái to và ngọt. Dưa lưới sinh trưởng khỏe, khả năng phân nhánh nhiều và thích nghi tốt với điều kiện nhiệt đới như ở Việt Nam. Thời gian từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch tùy theo giống dưa từ 55 -80 ngày
– Dưa lưới hiện nay đang được trồng phổ biến rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Mỹ, Ý, Thái Lan…Ở Việt Nam dưa lưới mới được trồng một số năm gần đây tại các khu có áp dụng công nghệ cao như TP HCM, Bình Dương, Bình Thuận tuy nhiên chất lượng đặc biệt là độ ngọt vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu người dùng. Các giống dưa lưới hiện đang trồng tại Việt Nam là: Taki Nhật Bản, Ichiba Melon Nhật Bản, Fuji Melon Nhật Bản, Saito Blue Melon Nhật Bản, Dưa Hoàng Kim, Dưa lưới AB, Giống Thái, Dưa lưới Bảo Khuê …
– Dưa Lưới TaKi Nhật Bản được FreFarm nhập khẩu giống từ các đối tác uy tín tại Nhật Bản. Dưa Lưới Nhật Taki được các chuyên gia và người tiêu dùng đánh giá rất tốt bởi chất lượng thơm ngon, độ ngọt và giòn đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Dưa Lưới Taki cũng là loại dưa được đa số các nông trại chọn lựa để xuất khẩu đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Đông…Có thể nói đây là loại dưa lưới ngon nhất hiện nay.
– Đặc tính giống Dưa Lưới Taki:
+ Cây sinh trưởng tương đối mạnh, cung cấp sự hình thành hoa cái ổn định, đậu quả tốt. Trọng lượng trái từ 1,5 kg đến 1,8 kg.
+ Dưa lưới taki có hình dánh đồng nhất, tròn đều. Lưới dày đặc và đồng đều, lưới lên đều, kể cả mùa mưa ít nắng.
+ Hàm lượng đường cao, độ ngọt (Brix) từ 14 -16. Thịt màu cam đậm, nhiều nước
+ Ngày chín rơi vào khoảng 57 -60 ngày trồng. Ăn ngon nhất vào khoảng 3-5 ngày sau khi thu hoạch (bảo quản trong điều kiện mát mẻ) . Giữ trái nơi khô ráo và sạch sẽ, tránh xa nơi ẩm.
3. Dưa Lưới Taki được trồng theo kỹ thuật công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn GLOBAL GAP
– Dưa Lưới Nhật Taki Melon được quy hoạch trồng hơn 25 hecta tại FreFarm, được trồng trong nhà màng theo công nghệ Israel, mỗi nhà 2000 m2 có lưới ngăn côn trùng, mái thưng bằng vải nhựa chuyên dùng có khả năng che mưa, gió. Cây được trồng trong các giá thể (bầu) lớn, và được lót bạt cao su nên cây không trực tiếp tiếp đất.
– Dưa Lưới Taki được trồng bằng hệ thống tưới nước nhỏ giọt, nước được dẫn qua hệ thống ống từ máy tưới đến tận gốc dưa theo đúng mức độ yêu cầu, phân bổ số lần tưới trong ngày theo tuổi cây, theo điều kiện thời tiết. Việc bón phân gồm các chủng loại phân, liều dùng, được pha vào hệ thống nước, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, các nguyên tố vi lượng cho cây phát triển tốt nhất.
– Các sản phẩm Dưa Lưới Taki tại FreFarm trước khi tung ra thị trường đều được kiểm định chất lượng kỹ lưỡng, đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt nhất khi đến tay người tiêu dùng. Cam kết đủ 5 tiêu chí TƯƠI – SẠCH – NGON – AN TOÀN – BỖ DƯỠNG.
4. Mua Dưa Lưới Taki ở đâu tại chúng tôi ?
– Quý khách nên tới các cửa hàng chuẩn VietGap GlobalGap Organic … tại chúng tôi uy tín để tránh mua phải hàng kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hoa Quả Nhập Khẩu, Minh Phương Fruit là đơn vị uy tín lâu năm trong ngành thực phẩm chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách những sản phẩm tươi ngon đúng chất lượng như cam kết và có bảo hành sản phẩm. Trái Cây Đặc Sản Việt Nam
13 Trần Hưng Đạo, P.Nguyễn Thái Bình, Quận 1
028 38 222 855 – 0834 70 11 55
: chúng tôi
http://traicayminhphuong.com
Trồng Rau, Dưa Lưới Với Công Nghệ Nhật Bản
Khi thực trạng đất sản xuất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, thì mô hình nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) đang được xem là hướng phát triển phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với canh tác truyền thống…
Chúng tôi tìm đến mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng công nghệ cao ở cách trung tâm chúng tôi không xa của nông dân trẻ Phạm Trần Vương (Sinh năm 1986, ở số 35/4, Bùi Xương Trạch, phường Long Trừng, Q.9) được đầu tư bài bản và hiện đại.
Dẫn chúng tôi vào tham quan vườn dưa lưới đang thời điểm ra bông, anh Vương hào hứng khoe: “Trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao, tuy vốn đầu tư khá lớn nhưng được cái đầu ra không phải lo vì có công ty ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm nên khỏe re. Với giá bán luôn được ổn định và cao như hiện nay thì chỉ cần sau 5 đến 6 vụ dưa là mình có thể thu hồi vốn đầu tư!”.
Theo anh Vương, toàn bộ 3.000 m2 vườn dưa lưới trồng trong nhà màng đều được lắp đặt hệ thống điều khiển tự động từ công đoạn tưới nước, bón phân, điều hòa nhiệt độ…Sau khi được công ty ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm và chuyển giao kỹ thuật công nghệ cao, cộng thêm sự mày mò học hỏi tham khảo mô hình của các hộ đi trước càng giúp anh tự tin. “Tôi vẫn tự nhủ rằng, mình không làm thì sao biết thành công hay thất bại được, mà có thất bại mới đi tới được thành công chứ, thế nên tôi mạnh dạn bắt tay vào triển khai mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao này”, anh Vương tâm sự.
Trước kia gia đình anh Vương trồng cà phê trên vùng đất Cao Nguyên, nhưng hiệu quả kinh tế kém, thậm chí có thời điểm nắng nóng đất cằn khô, cà phê thiếu nước tưới không phát triển được nên đành bỏ hoang. Sau khi cùng gia đình chuyển xuống TP.Hồ Chí Minh sinh sống, sẵn có tâm huyết với nghề nông, anh quyết tâm tìm hiểu và đầu tư mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng theo công nghệ cao.
Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng
Mặc dù là “tay ngang” trồng dưa lưới, chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng thuận lợi bước đầu khi anh được một công ty ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, chuyển giao kỹ thuật, thiết kế, thi công và lắp đặt hệ thống nhà màng công nghệ cao công nghệ Nhật Bản. Chi phí đầu tư khoảng 400 triệu đồng/1.000m², bao gồm hệ thống nhà màng, thiết bị, giá thể, nhân công hệ thống tưới nước bón phân nhỏ giọt tự động, giàn treo…Anh bắt đầu trồng dưa lưới từ tháng 4 đến tháng 7/2018 quả đã đạt trọng lượng trung bình từ 1,5 – 2,5 kg. Ngay trong vụ thu hoạch đầu tiên anh đã thu được hơn 3 tấn trái, bán cho công ty thu mua với giá sỉ tại vườn từ 35-40.000 đồng/kg để phân phối vào siêu thị, tính ra vụ đầu cho anh thu được khoảng gần 100 triệu đồng.
Qua thực tế áp dụng công nghệ nhà màng sử dụng công nghệ Nhật Bản vào sản xuất dưa lưới, theo anh Vương thấy có nhiều ưu điểm vượt trội và độ bền cao hơn so với một số màng film khác, tối ưu hóa ánh sáng trong nhà màng giúp cây trồng quang hợp và phát triển tốt; thiết kế nhà màng có độ thông thoáng cao giúp không khí lưu thông tốt bên trong nhà màng. Việc ứng dụng CNC vào hệ thống quản lý sản xuất cũng là yếu tố giúp anh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nhờ đó nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế ổn định.
Mô hình nông nghiệp công nghệ cao cho người dân thu nhập cao
Hiện anh Vương đang tập trung đầu tư chăm sóc cho vụ dưa thứ 2 nhằm kịp phục vụ thị trường tết năm nay và anh hy vọng sẽ lại thêm một mùa thu hoạch dưa lưới thắng lợi…
Trồng rau “5 không”
Tiếp chuyện chúng tôi, chị Dương Thị Ngọc Giao (Chủ cơ sở rau, củ, quả sạch Ngọc Thảo, ở Khu phố Tân Phú 1, phương Tân Bình, TX.Dĩ An, Bình Dương) vui vẻ chia sẻ, gia đình chị đầu tư mô hình trồng rau ứng dụng CNC với diện tích 4.500m2. Đây được xem là vườn rau sạch kiểu mẫu ở địa phương chuyên sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ tự nhiên.
Theo chị Giao, cách làm truyền thống của nông dân ta rất lạc hậu không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nguyên nhân là do bà con ta phần lớn không có kiến thức làm nông nghiệp sạch, sử dụng các loại phân bón, thuốc hóa học một cách vô tội vạ gây hại cho đất, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng và giá trị sản phẩm thấp. Từ sự hiểu biết đó kết hợp với sự tìm tòi về cách làm nông nghiệp của các nước phát triển, chị ấp ủ suy nghĩ thực hiện mô hình trồng rau sạch công nghệ cao trong nhà kính.
Năm 2015 chị bắt đầu trồng khoảng chục loại rau, như cải ngọt, rau muống, cà chua, dưa leo, nay chị còn đang trồng thử cả dưa lưới…Đồng thời, áp dụng theo tiêu chuẩn hữu cơ tự nhiên “5 không” (gồm không phân hóa học, không chất bảo quản, không chất biến đổi gen, không sử dụng thuốc diệt cỏ, không sử dụng thuốc BVTV) nên sản phẩm rau an toàn được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Các sản phẩm rau sạch của gia đình chị chủ yếu bán sỉ, có khi không kịp đưa ra chợ người dân đã chạy vào tận vườn mua. Thậm chí có nhiều người còn đặt cọc mua trước mấy líp rau và nhờ chăm sóc, đến cuối tuần họ ghé vườn tự tay thu hoạch rau sạch về ăn.
Mô hình trồng rau công nghệ cao “5 không”
“Nhiều năm qua vườn của gia đình tôi sử dụng các loại màng film nội địa, thấy nhanh xuống cấp, chỉ được một vài năm đã phải đầu tư thay mới nên rất tốn kém mà không hiệu quả. Do vậy, khi tôi được giới thiệu công nghệ Nhật Bản tốt nên tôi muốn ứng dụng thử nghiệm cho vườn nhà mình”, chị Giao hào hứng chia sẻ.
Theo chị Giao, trên diện tích 4.500 m2 vườn rau nhà mình, chị chia đôi vườn, một nửa vẫn sử dụng màng film nội địa, phần còn lại sử dụng màng film nhập khẩu để làm đối chứng. Thực tế cho thấy so với màng film nội địa thì màng film nhập khẩu có nhiều tính năng vượt trội hơn về độ dẻo, trong và cho ánh sáng nhiều hơn.
Thực tế quan sát, sự khác biệt rất rõ khi trên mặt vườn có màng film nhập khẩu cho ánh sáng tốt hơn so với bên mặt vườn đối chứng. “Với kinh nghiệm trồng vườn lâu năm, tôi thấy nếu sử dụng màng film nhập khẩu này cho trồng rau sẽ rất có lợi, giúp cây quang hợp được ánh sáng nhiều hơn trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, không bị hiện tượng nhỏ giọt làm lây lan bệnh dịch trong nhà màng”, chị Giao khẳng định.
Hiện tại, mỗi tháng chị thu hoạch 3 lứa rau, bán ra chợ cho các mối với giá cả ổn định 20.000 đồng/kg, trong khi giá rau của nông dân sản xuất theo cách truyền thống chỉ có 5- 7.000 đồng/kg. Theo tính toán của chị với thu nhập như hiện tại khoảng 60 triệu đồng/tháng sau khi trừ các khoản chi phí chăm sóc thì sau vài năm sẽ thu hồi vốn đầu tư nhà kính.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Trạm trưởng Trạm BVTV TX.Dĩ An (Bình Dương): “Trong điều kiện đô thị phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc lựa chọn phát triển mô hình nông nghiệp đô thị hay nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi tất yếu. Có thể thấy, TX.Dĩ An, Bình Dương đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nhưng với định hướng phát triển đúng đắn cùng sự năng động, sáng tạo của người nông dân, bà con vẫn tìm được nhiều cơ hội để gắn bó và vươn lên từ nghề nông”.
Hạt Giống Dưa Lưới Ruột Cam Siêu Ngọt Nhật Bản
Mấy nay mở mạng toàn thấy thông tin giá vàng toàn 55,56 các bác ạ. Vừa ngồi đếm hạt vừa nghĩ giá cái chỗ hạt giống dưa lưới này của mình nó biến thành các hạt vàng thì được mấy trăm chỉ, mấy ngàn cây nhỉ.😄😄😄 Mà đùa cho vui vậy thôi chứ riêng cái móngiống dưa lưới của Thanh nga lượng review với nhận xét tốt nó đổ bộ về quý hơn vàng ấy. Cây với chỉ nhằm nhò gì.😁😁. Muốn coi tại sao em nói như vậy các bác chịu khó đọc nha vì khá dài đấy ạ. Mà suy cho cùng mấy bác muốn làm kinh tế với loại này thì bỏ chút thời gian ra xem phân tích của em kĩ rồi quyết định chọn giống cũng chưa muộn mà.
Bài viết này chỉ là link dẫn quý vị vào trang web , quý khách vui lòng xem hình ảnh và đặt cụ thể các loại tại trang chủ của hatgiongthanhnga bằng cách bấm vào ĐẶT HÀNG TẠI ĐÂY .
ảnh mình đi thăm farm quen làm Kim Long hè vừa rồi nè, show luôn cái mặt ra đấy để quý anh chị tiện xưng hô luôn, rõ em là người thật 100% nhá.
Hình dưới là giống Sweet 655 kinh điển của em
Thông tin tham khảo. Đối với dưa lưới bón truyền thống- bón gốc. Lưu ý quý khách đây là thông tin tham khảo về lý thuyết. Tùy điều kiện thực tế mùa vụ và hình thức trồng cũng như đặc điểm từng loại mà chúng ta thay đổi cụ thể.
Lượng dinh dưỡng tiêu hao kg/ha
Bón lót: ước tính cung cấp 40%NK,100%P
Lượng phân bón cần dùng cho bón lót
AN= AmmoniumNitrate(34%N)
SSP:Simple super phosphate
MAP:Monoammonium Phosphate(12%N và 38%K)
Trong trường hợp thiếu Ca, có thể thay AN = Calcium nitrate.
Dưa lưới có thể trồng ở nhà màng hoặc ngoài trời.Trồng ngoài trời chỉ trồng mùa khô không trồng mùa mưa. KĨ THUẬT TRỒNG DƯA LƯỚI TẠI NHÀ Lưu ý cơ bản
Các nhà vườn trồng thương mại để bán thường rất ưu tiên chọn các giống khỏe, quả đều, chất lượng ngàn quả như một để dễ tiêu thụ vào siêu thị hay cửa hàng. Quý vị có thể thấy ở đây mối quan hệ giữa Thanh nga và các chủ vườn rất tốt nên thường xuyên được họ gửi ảnh chia sẻ . Hàng chất lượng là phải làm được câu :KHÁCH NHỚ NHÀ HÀNG chứ không phải chào bán cho xong một lần khiến khách chạy mất dép. Điều này đã làm nên thương hiệu của hạt giống Thanh Nga so với rất nhiều nơi khác.
– Chọn giống là khâu quan trọng, như tôi đã nói ở trên, nếu mua giống hàng chợ rẻ tiền, 1 điều chắc chắn là bạn sẽ phí công vì hàng chợ thường là hàng tự để giống hoặc giống Trung quốc, chất lượng kém. Nên chọn các giống có tên thương mại rõ ràng,có nhiều đơn vị lớn đã trồng rồi. Tôi thấy có anh khách nói mua 1 quả dưa từ Nhật về giá tiền triệu bổ ra ăn lấy hạt phơi ra để trồng bán mà giật cả mình cho cái tư duy ấu trĩ đó. Cách làm đó có thể thử nhưng chỉ mang tính chất trồng chơi ở nhà, nếu để bán chắc chắn chất lượng không ổn định, không thể bán nổi cho ai . Các bạn cần lưu ý, các loại hạt giống nhập thường giá cao, do ở bên nước ngoài họ xử lý chiếu xạ vào từng hạt một để nước khác không lấy được giống của họ và vẫn phải tiếp tục quay lại mua của họ vụ sau. Đẻ ra các công ty hạt giống làm gì nếu chúng ta tự để giống dễ dàng như thế. Phương pháp tự để giống năm này qua năm khác từ xa xôi của bà con ta thường chỉ là các giống thuần, năng suất thấp và bị thoái hóa, không đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đặc biệt lưu ý riêng việc ủ nảy mầm cho hạt giống dưa lưới Kim Long: Đối với hạt Kim Long, các bạn nên ngâm qua đêm tầm 8 giờ sau đó ủ trong khăn ẩm chừng 12 giờ, khi mở ra thấy hạt sẽ mềm và hơi nở to ra thì tiến hành lấy tay bóp nhẹ hạt ở đầu bị lẹm cho hạt mở miệng hết. 1 số người ngại bóp thì họ lấy đầu kéo nhọn kẹp ngang cho hạt hơi hé miệng ra. Sở dĩ phải làm kiểu này bởi vì Kim long là loại bị bên nước ngoài xử lý rất kĩ để nước mình không lấy được giống của họ , nếu chúng ta không can thiệp thì hạt lên hạt trước hạt sau rất không đồng đều, tỷ lệ nảy mầm sẽ không đạt. Sau khi làm hạt mở miệng rồi tiếp tục gói vào khăn ẩm ủ tiếp 1 ngày đến 2 ngày nữa sẽ nứt nanh phần lớn. Phần còn lại chưa nứt gói vào ủ tiếp.
– Đối với các bạn cần biết cách trồng dưa lưới trên sân thượng trên sân thượng , nhớ là giá thể gieo hạt dễ kiếm nhất thường là ĐẤT THỊT đã xử lý kĩ, đập nát cho tơi xốp , PHÂN HỮU CƠ( trùn quế hoặc phân chuồng ) đã được xử lý bằng tricoderma và TRO TRẤU phối trộn theo tỷ lệ đất -phân -tro trấu tương ứng là 70- 20-10. Làm đất là khâu quan trọng thứ 2 sau giống tốt, Ngoài ra cần xử lý đất bằng cách rắc vôi bột, phơi nắng và tricodema trước 10 ngày để ngừa nấm trong đất ngay từ đầu và phun phòng ngừa định kì về sau. Nhiều trường hợp cây đang phát triển tốt tự nhiên sun ngọn rồi dừng phát triển luôn, ngoài bị CÔn trùng chích hút còn là do các anh chị không khử nấm sạch trong đất ngay từ đầu. Cho nên trồng dưa để tránh bị sun ngọn – bệnh khó nhất thì chúng ta nên lưu ý khâu này ngay từ đầu.
– Việc bẻ các nhánh con cạnh thân chính: Nhánh con ra dưới nách lá thứ 5 cần ngắt bỏ, khi cắt nhánh nhớ cắt chừa khoảng cách từ thân chính ra 5cm rồi bôi vôi nóng đã tôi vào vết cắt hoặc bôi vôi ăn trầu vào để khử trùng vết cắt, tránh bị nấm làm thối thân cây, nếu không dùng vôi thì có thể dùng ridomin gốc mancozeb . NHƯNG NHỚ để cây lớn hãy cắt tỉa, nếu cây non mà cắt tỉa sẽ làm mất sức cây.
– Côn trùng gây hại là bọ trĩ, bọ phấn phổ biến nhất đối với dưa, gây bệnh Khảm.Chúng thường chích hút đọt non làm suy kiệt sự sống của cây. Phòng ngừa cái này đơn giản bởi với 1 số giống dưa lưới trâu bò thì nó có khả năng chống chịu tốt, tuy nhiên phòng vẫn tốt hơn chữa, nếu trồng ít ở nhà cần quan sát thường xuyên, nếu có bắt di chết bằng tay. Còn trồng nhà vườn thường sử dụng các loại bẫy dính để bắt côn trùng hoặc xông lá bạch đàn hàng tuần. Thường là họ căng nilon màu vàng tươi, màu của hoa để dẫn dụ chúng.Sau đó bôi mỡ bò loại dùng cho máy xe. bọn côn trùng sẽ đeo bám vào đó( do côn trùng không có não nên bắt mồi bằng tia UV phản xạ vào mắt sẽ đeo bám vào). Dùng mỡ bò vì nắng không tan lạnh không đông cứng
– Dinh dưỡng cho dưa. Dưa đòi hỏi lượng dinh dưỡng cao. Nếu trồng đất các bạn có thể dùng phân hạt( NPK) để tưới. còn trồng giá thể tưới nhỏ giọt thì nên dùng phân tan. Nhiều khách hàng của tôi rất thông minh, họ có sáng kiến ủ phân cá, phân trùn, phân hữu cơ để bón, vừa chất lượng an toàn vừa không tốn kém. Dùng phân hạt pha vào nước ngâm lâu ngày rồi tưới dần kết hợp bổ sung trùn quế và vi lượng là phương pháp được nhiều người sử dụng nhất
Dưa lưới F1 gieo hạt tuân thủ đúng kĩ thuật, hạt lên rất cao. 2. Chăm sóc khi cây ra hoa( ở đây các bạn sẽ có câu trả lời tại sao dưa của tôi ra hoa mà không đậu quả, sao dưa đậu trái rất nhiều mà không thu hoạch được quả nào…)
Lưu ý: ở gia đình trồng thùng xốp nên trộn lót nhiều loại phân hữu cơ hoặc trùn quế , ở tỉnh xa có phân chuồng phân gà ủ hoai các bạn có thể lót dưới hố trồng cây. Lưu ý phân phải được ủ thật hoai nếu không sẽ gây bệnh tuyến trùng hại rễ.Môt lưu ý nữa là việc bón lót quá nhiều phân chuồng hoai mà không bổ sung lân giai đoạn cây sắp ra hoa sẽ làm cây bị tốt lá mà không ra trái . Giai đoạn cây 25 đến 28 ngày bắt buộc phải giảm đạm tăng lân.
Nếu các bạn trồng sân thượng thì nhớ Dưa ưa nước nên chỉ nên đục ít lỗ phía trên thùng xốp để giữ nước cho cây phát triển mà không trôi hết phân bón, không nên đục phía đáy thùng
Dưa cũng như bầu bí mướp, cây lưỡng tính, có hoa đực và hoa cái. Do vậy bạn cần thụ phấn bổ sung cho cây trong trường hợp trồng ở nhà, trên sân thượng, không có ong bướm. Hoa cái là hoa có bầu phình ra ở dưới còn hoa đực sẽ không có. Việc thụ phấn bổ sung chỉ được diễn ra vào ngày nắng. Bạn cần lấy bông tăm nhẹ nhàng chấm lên nhụy bông hoa đực quệt nhẹ nhàng vào nhụy hoa cái. Thế là xong. Chỉ vài ngày sau đó hoa cái đậu quả và lớn lên từng ngày, bằng mắt thường có thể cảm nhận được còn nếu nó cứ teo đi là do thụ chưa đạt. Tuy nhiên 1 cây dưa không nên để nhiều quả, nếu để nhiều cây không đủ sức nuôi hết cả đàn con, quả sẽ đèo đụt không lớn được, thường các nhà vườn chuyên nghiệp họ chỉ để 1,2 trái để chất lượng quả được tốt nhất. Tối ưu nhất là chỉ để 1. Với 1 số giống khỏe thì có thể để 2.
Lưu ý: nếu 2 trái thụ phấn liên tiếp dưới nách lá thứ 10 thì chúng ta vẫn để 2 trái trên cây được. ví dụ lá 5,6 hoặc 7,8. tuy nhiên lý tưởng nhất là 1 trái. nếu bạn trồng đất bò như dưa hấu thì có thể để nhiều hơn
3. Ngắt lá và bấm ngọn:
Sau khi cây đậu quả, giai đoạn này dinh dưỡng nuôi quả rất quan trọng, cách vài ngày bạn nhớ bổ sung thủy canh hoặc phân hữu cơ, trùn quế thích hợp để tăng sức cho cây, đặc biệt là phân kali có vai trò rất lớn để tạo độ ngọt cho trái. Sau thụ phấn nên bổ sung Cano3 và kali để trái giòn và ngọt hơn.
ở nông thôn nếu sẵn lượng phân gà hoặc chuối các bạn có thể ủ thật hoai để bón cho dưa. Phân gà cần phải ủ thật hoai nếu không sẽ gây bệnh tuyến trùng hại rễ. Trong phân gà có hàm lượng kali cao do vậy nó có vai trò tạo độ đường cho dưa . Còn phân bò thì chỉ có nhiều đạm.
Sau khi cây đậu trái. Theo tiêu chuẩn mỗi cây chỉ nên để 1 trái. Tuy nhiên bạn có thể để 2 trái nếu đậu liên tiếp từ nách lá thứ 5 đến nách lá thứ 10. Các bạn đếm từ trái lên ngọn khoảng 22 lá là đủ quang hợp cho cây nuôi quả, ta tiến hành bấm ngọn và tỉa nhánh.Các lá dưới trái thì cắt bỏ.
Không ngắt ngọn, ngắt lá cũng không sao nhưng lượng dinh dưỡng lúc ấy cần phải đủ để nuôi cả lá và quả.
4.Bọc và treo quả: đối với các bạn trồng ngoài trời ,một điều lưu ý là sau khi thụ phấn thành công và quả đã phình, cần tiến hành bẫy ruồi vàng tránh bị chích quả, bọc quả bằng túi vải nông nghiệp. Nhớ chừa khoảng cho quả to tiếp.Quả to dần đồng nghĩa với trọng lượng tăng dần. Lúc này, bạn phải dùng dây hoặc móc đỡ quả tránh bị gẫy cuống.
chúng tôi hoạch
Đa số các giống bên Thanh nga thu hoạch sau khoảng 40,45 ngày Sau Thụ Phấn.
– Bạn để lại tin nhắn trên cửa sổ facebook bên tay trái màn hình – Bạn cũng có thể điền chính xác hòm thư email của mình và nhập yêu cầu vào cửa sổ yêu cầu hỗ trợ trực tuyến phía tay phải màn hinh để chúng tôi liên lạc. Thao tác này yêu cầu bạn cần nhập đúng hòm thư email của mình, và khi chúng tôi hồi đáp, bạn nhớ mở cả hòm thư ra vì có thể tin nhắn của chúng tôi sẽ rơi vào mục Thư Khác
CÁCH MUA HÀNG: Bạn có thể lựa chọn các cách sau
– Bạn hãy điền thông tin tại GIỎ HÀNG trên đầu tiêu đề mỗi sản phẩm. ấn vào đó sau đó 3 giây nhìn lên góc trái điện thoại .
Kỹ Thuật Trồng Dưa Lưới Trong Nhà Lưới
Loại dưa lưới vàng có nguồn gốc từ Ấn Độ và Châu Phi, người Ai Cập là nhửng người đầu tiên trồng dưa lưới. Sau đó người Hy Lạp và người La mã mới học tập theo.
Cây dưa vàng được lần đầu tiên được Crictoforo Colombo đưa đến Bắc mỹ trên hành trình thứ 2 của ông đến tân thế giới năm 1494.
Như vậy, đây không phải là giống dưa “nội địa” của Việt Nam; tuy nhiên khí hậu và môi trường ở nước ta cũng khá phù hợp với môi trường sinh trưởng của “melon”.
Trong dưa lưới có chứa polypenol là chất chống ô xi hóa hãm được các gốc tự do trong cơ thể; chất này còn tăng hệ thống miễn dịch và có lợi cho sức khỏe; có khả năng hỗ trợ phòng chống ung thư.v.v. và nhiều công dụng khác.
Chúng ta hảy cùng tìm hiểu kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà lưới:
Chọn hình thức trồng dưa lưới trong nhà lưới đúng kỹ thuật: Nếu có nguồn xuất sang những thị trường như tiêu chuẩn cao như EROGAP thì phải dùng nhà lưới tốt, hạn chế triệt dể côn trùng. Nếu thị trường dễ chịu hơn thì nên dùng nhà lưới giá mềm, giá rẻ ngoài ra còn chú ý các vấn đề:
Do diện tích chiếm chỗ của dưa lưới quá lớn, so sánh sản lượng và giá trị trên thị trường nên dùng mô hình nhà lưới giá mềm hoặc nhà lưới giá rẻ.
Dưa lưới dùng tua như dưa leo bám vào các thanh xên để leo theo chiều cao theo thời gian phát triển;
Chú ý khung giàn phải chịu lực tốt chuẩn bị tải trọng cho những trái dưa lưới.
Chọn và chuẩn bị hệ thống kỹ thuật tưới đã trình bày cho kỹ thuật nhà lưới.
Dưa “melon” rất nhiều loại giống, tùy theo ý thích để chọn: ruột vàng, trắng, xanh .v.v.
Chuẩn bị rò gieo ươm riêng.
Có thể gieo ươm cây con trong những túi nhỏ trước khi trồng vào luống (Tiết kiệm thời gian, tăng tần suất canh tác).
Xử lý đất, chuẩn bị đất đai trồng trọt tơi xốp.
Phủ nhựa chống cỏ, gim nhựa, tạo lỗ cách khoảng hợp lý.
Trồng cây con giống vào ô đã chừa sẵn.
Tỉa thưa quả chỉ chừa tối đa 2 quả/ cây nếu canh tác tốt.
Chú ý cuống dưa sẽ không chịu lực nổi khi dưa lớn nhanh do đó cần có phần đỡ nhằm “mắt võng” cho trái dưa khi thấy trọng lượng dưa đã lớn khoảng 1/2 so với trưởng thành
Phim mô tả kỹ thuật xây dựng nhà trồng dưa lưới
BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ BIẾT VỀ GIÁ THIẾT KẾ, THI CÔNG NHÀ LƯỚI NHÀ KÍNH
www.dailyrecord.co.uk.
Wikipedia.org.
Cucumis melo (TSN 22362) tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS). Truy cập ngày September 3 năm 2002.
Ensminger, Audrey H (1995). The Concise Encyclopedia of Foods & Nutrition. CRC Press: ISBN 0849344557.
Melons and Watermelons in the Classical Era, Alfred C. Andrews, Osiris, Vol. 12, (1956), pp. 368-375
http://www.experiencefestival.com/a/Cantaloupe_-_Origin/id/62238hi
Cập nhật thông tin chi tiết về #1 Dưa Lưới Nhật Taki Melon trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!